31 tháng 12, 2013

9 thực phẩm chống lão hóa mạnh mẽ

Một số thực phẩm có chức năng ngăn chặn quá trình lão hóa đã được các nhà khoa học chứng minh như trà, các loại hạt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh hút thuốc lá.

Sau đây là 9 loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng chống lại thời gian cần bổ sung vào chế độ ăn của bạn.
Trà xanh
Trà xanh là một trong những thực phẩm chống ô xy hóa mạnh mẽ
Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, những người uống trên 3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ sống lâu hơn. Các loại trà xanh có chứa một lượng EGCG, là một chất chống ô xy hóa mạnh mẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh tim, bệnh Alzheimer, và nhiều loại ung thư. Catechin, có trong trà xanh là một hợp chất chống ô xy hóa bảo vệ lão hóa mắt và các bệnh tăng nhãn áp.
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa một lượng axit béo omega3 chống lại các bệnh lão hóabao gồm cả bệnh tim mạch. Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn 2 lần/tuần.
Các loại ngũ cốc: Một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn các loại ngũ cốc sẽ giảm được 60% các cơn đau tim so với những người ăn ngũ cốc ít hơn 1 lần một tháng. Các loại hạt giúp sản xuất elastin, collagen và các hợp chất giữ cho làn da luôn tươi trẻ.
Sô cô la
Nghiên cứu cho thấy sô cô làm tăng chức năng của não và làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng một lượng nhỏ sô cô la hàng ngày có thể làm giảm ngu cư đau tim và đột quỵ gần 40%.
Cà phê
Giàu chất chống ôxy, một nghiên cứu cho thấy 3-5 tách cà phê mỗi ngày làm giảm nguy cơ mất trí nhớ lên đến 65%. Các nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy chất chống lão hóa như bệnh tim, bệnh gút, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột và bệnh tiểu đường 2 trong cà phê.
Rượu
Một lượng rượu vang vừa phải mỗi ngày có thể bảo vệ các loại bệnh lão hóa như đau tim, Alzheimer, tiểu đường, béo phì, sâu răng, và một số dạng ung thư. Hai ly rượu vang mỗi ngày có thể bảo vệ làn da, giảm số lượng các tác động dẫn đến ung thư da.
Các loại quả
Các loại ngũ cốc giúp sản xuất các hợp chất luôn tươi trẻ
Quả mâm xôi, việt quất và các loại quả mọng nước cá màu sẫm làm chậm quá trình lão hóa. Mỗi ngày một cốc quả tươi làm giảm tình trạng viêm da dẫn đến lão hóa.
Cà chua
Lycopene, là một chất chống ô xy hóa có trong cà chua giữ cho làn da trẻ, giảm nguy cơ bệnh tim và một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông ăn 10 khẩu phần ăn có cà chua mỗi tuần có thể giảm 45% ung thư tuyến tiền liệt.
Bông cải xanh

Bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Bông cải xanh chứa các vitamin và khoáng chất như crom làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng não. Các sulforaphane có trong cải xanh làm giảm nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ. Một số chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 phần rau cải xanh mỗi ngày.
                                                                                                                      Hoàng Anh

CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ 2014


Giáp Ngọ mùa xuân năm mới sang
Mừng xuân chúc tết khắp thôn làng
Lộc phát,giàu sang bình an mãi
Hạnh phúc tràn đầy đón Xuân sang.
                               Xuân Giáp Ngọ,2014

Mừng Phan Hữu sáu mươi tuổi

Chúc mừng anh tuổi sáu mươi tròn
Trở lại cái thời vợ chồng son
Hành sự lúc nào theo sở thích
Chẳng còn sợ lộ với các con
Phụng dưỡng Mẹ già tròn chữ hiếu
Tự hào hãnh diện đạo làm con
Hai nửa yêu thương trên dưới thuận
Tình chồng nghĩa vợ một lòng son
Chúc toàn gia tộc sang năm mới
Thịnh vượng -An khang mãi trường tồn.
                                                  Xuân, 2014

                                                                       PHAN CƯƠNG

30 tháng 12, 2013

13 điều nên làm trước khi năm 2013 khép lại

Một năm mới đang đến rất nhanh, đừng chần chừ làm những điều sau đây trước khi vẫy chào năm cũ.

- Gửi một lá thư viết tay cho những đứa bạn thân, các thành viên trong gia đình hoặc người yêu của bạn chỉ để nói rằng bạn yêu họ.

- Lên một buổi hẹn bất ngờ với nửa kia của bạn. Nếu như bạn vẫn còn lẻ bóng thì cũng đừng buồn bã vì bạn có thể tạo ra những buổi “hẹn hò” đặc biệt với người quan trọng nhất của mình như mẹ hoặc đứa bạn thân nhất.

- Gọi điện cho một người quen đã rất lâu không gặp chỉ để nói “xin chào” và ôn lại những kỷ niệm đã qua.

- Làm gì đó với ngôi nhà của mình. Có thể đơn giản là dọn dẹp tủ quần áo hoặc to tát hơn là sơn lại tường nhà, sắp xếp lại tầng gác mái.

- Làm vài điều tốt cho những người lạ.

- Tạm rời xa các thiết bị công nghệ trong suốt 24 giờ để được sống đơn giản và yên bình hơn.

- Đọc một cuốn sách hay do những người thú vị giới thiệu.

- Sáng sớm chạy bộ cùng một người bạn.

- Quyên góp cho một tổ chức từ thiện ở địa phương.

- Thử nấu vài món ăn mới lạ cho những người bạn yêu quý.

- Nói với những người đã có ảnh hưởng đến cuộc đời bạn rằng đối với bạn họ quan trọng đến nhường nào. Đừng quên nói cảm ơn vì đã giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo cảm hứng cho bạn. Đó có thể là một ông sếp nghiêm nghị, cô giáo cũ, một người thân hoặc thậm chí là một người xa lạ bạn chỉ biết mặt qua facebook nhưng đã có tác động sâu sắc khiến bạn trở thành bạn ngày hôm nay.

- Thể hiện vài cử chỉ quan tâm đến những người hàng xóm. Chẳng hạn lấy hộ quần áo lúc trời mưa, mời họ đến nhà ăn cơm tối, như vậy môi trường bạn sống trở nên thân thiện hơn.

- Tận hưởng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng giữa tiết trời mùa đông, đi dạo quanh thành phố hoặc đi picnic ở ngoại ô, làm một vòng quanh công viên để ngắm nhìn hàng cây trút lá hay tìm đến những nơi có tuyết để cảm nhận mùa đông.

                                                                                                                    Theo Dantri.com

Bao nhiêu thì lấy được chồng?

Cùng xem vấn đề rắc rối của phụ nữ khi chọn chồng trong từng độ tuổi khó đến như thế nào!
Ảnh minh họa: Internet

1. Lúc phụ nữ 16 tuổi, nhất định không được lấy chồng vì lấy ai kẻ đó sẽ vào tù.

2. Lúc 17 tuổi, phụ nữ đừng lo lấy chồng mà nên lo tìm trâu để bẻ gãy sừng, mặc dù sừng bẻ xong chả biết dùng làm gì.

3. Lúc 18 tuổi, phụ nữ được gọi là teen. Teen phải nhanh chóng trở thành hot girl chứ chớ dại hot chồng.

4. Lúc19 tuổi, phụ nữ thường xem phim truyền hình Hàn Quốc và phát hiện ra những ông chồng sau này đều bị ung thư. Vậy lấy làm chi cho mệt.

5. Lúc 20 tuổi, không xem phim Hàn Quốc nữa mà xem phim Mỹ. Phát hiện ra chồng phần lớn là tội phạm. Lấy sẽ ra tòa.

6. Lúc 21 tuổi chả xem phim Hàn, chả xem phim Mỹ mà xem phim Việt Nam. Bàng hoàng khi phát hiện ra lấy chồng nghĩa là sẽ có mẹ chồng. Mà mẹ chồng luôn luôn gian ác.

7. Lúc 22 tuổi, băn khoăn giữa chồng dễ thương và chồng đẹp trai. Cuối cùng không lấy ai cả.

8. Lúc 23 tuổi mê một chàng trai hát hay. Lúc sắp cưới mới ngã ngửa người khi biết phần lớn chàng hát nhép. Thế là hủy bỏ hôn nhân.

9. Lúc 24 tuổi yêu một chàng trai thông minh. Sắp cưới thì dừng lại, tự hỏi tại sao thông minh mà nghèo.

10. Lúc 25 tuổi yêu một chàng trai là con ông lớn. Sắp cưới thì tạm hoãn khi biết bạn mình yêu được một anh con ông lớn hơn.

11. Lúc 26 tuổi chả quen ai cả. Ngồi nhớ lại những mối tình học trò. Tự an ủi là tình học trò chả bao giờ thành công.

12. Lúc 26 tuổi rưỡi ngồi nhớ lại những mối tình sinh viên. Toát mồ hôi vì hồi đó suýt nữa sống thử

13. Lúc 27 tuổi quen một anh hiền lành, gia giáo, con nhà tử tế. Định cưới thì ngần ngừ vì anh ấy không có nhà. Đó là chưa kể mấy lần đi phụ dâu cho đứa bạn, thấy cô dâu sau đám cưới đếm phong bì thường khóc.

14. Lúc 28 tuổi cương quyết lấy chồng. Nhưng đi đâu cũng gặp những đàn ông cương quyết không lấy vợ.

15. Lúc 29 tuổi gặp anh này thì chê già quá, gặp anh kia thì kêu trẻ quá. Những anh chấp nhận được thì có vợ rồi.

16. Lúc 30 tuổi quyết tâm gặp ai cũng lấy. Nhưng ai cũng bảo chỉ muốn làm bạn thôi, đừng vội vàng tiến xa hơn.

17. Lúc 31 tuổi tuyên bố hạnh phúc khi độc thân, sung sướng khi thấy bạn bè ly dị. Cười nhếch mép khi gặp những bạn trai gầy ốm ngày xưa.

18. Lúc 32 tuổi đi du lịch, học ngoại ngữ, xách cặp da. Nói tới nhân loại, đến thế giới, đến cải cách xã hội. Không nói tới chồng.

19. Lúc 33 tuổi lên chức trưởng phòng. Nhìn đàn ông nghiêm khắc. Cáu gắt với mùi thuốc lá, mùi rượu. Thích kem dưỡng da. Thích nghe nhạc Trịnh. Không thích đàn ông.

20. Lúc 34 tuổi. Ngồi bar một mình. Hút thuốc. Tự trả tiền rượu. Gặp đàn ông cười khẩy. Khuyên bạn bè ly dị chứ đừng chịu đựng.

21. Lúc 35 tuổi. Đi thẩm mỹ viện. Đẹp như hồi 18 tuổi. Yêu các chàng trai tuổi teen.
                                                                                                                    Theo Guu

Những bầy sâu

Khuất Đẩu
Theo Dân Luận
Nói đến sâu ai cũng sợ, nhất là quý cô quý bà. Con sâu cải với màu xanh của cải non, trông hiền là thế, nhưng nhỡ rơi vào nồi canh, thì dù có ngon đến mấy cũng phải đem đi đổ.
 Con sâu làm rầu nồi canh là vậy.
Đến con sâu róm thì thực là kinh hãi. Bộ lông dựng ngược của nó cứ như một con nhím. Lỡ chạm vào, ngứa gãi đến tuột da.

Nhưng đó là sâu local. Sâu ngoại còn kinh khiếp hơn nữa. Những năm đầu 50 thế kỷ trước, sau những chiến dịch quân sự không thành, thực dân Pháp liền mở mặt trận kinh tế. Chúng đem hàng tấn sâu, nghe nói từ những hoang mạc châu Phi xa xôi, thả xuống những ruộng đồng bốn tỉnh Nam-Ngãi-Binh-Phú.
Những con sâu xanh đỏ, tím vàng, rằn rịt, mặt như mặt quỷ, có sừng có mỏ. Chỉ trong một đêm, bao nhiêu cây lúa tốt tươi bị chúng cắn xé tận ruột gan trở nên vàng úa, nằm chết rũ.
Hồi đó không có thuốc trừ sâu, nên dân làng chỉ có mỗi một cách là lội xuống ruộng, vạch từng bụi lúa ra mà bắt. Sâu nhiều đến nỗi, mỗi sáng “thu hoạch” đến cả trăm ký. Người ta đào những cái hố, đổ chúng xuống, phủ trấu lên, đốt.
Mùi tanh theo khói bay lên, nồng nặc đến tận giời.
Vì ăn lúa non nên con nào cũng béo trục béo tròn, lớn nhanh như thổi. Chỉ mới nở dăm hôm, đã biết quấn lấy nhau rồi sinh con đẻ cái.
Có mấy tay cốt cán thấm nhuần cách mạng lý luận rằng: sâu ăn lúa chớ có ăn cứt đâu. Nó ăn lúa của ta thì ta ăn lại nó. Vừa no cái bụng, vừa thể hiện lòng căm thù giặc. Thế là, bọn họ hào hứng bắc ngay cái nồi to tổ chảng lên bếp, đổ cả chục ký sâu vào luộc, ăn như ăn gỏi.
Có lẽ vì ăn quá nhiều, mà cũng có thể vì lũ sâu quỷ quái ấy rất độc, nên chẳng mấy chốc cả bọn nằm lăn quay, phùi bọt mép xanh lè.
Cả làng phát hoảng, chẳng ai dám xuống ruộng bắt sâu nữa.
Từ đó, sâu nhung nhúc bò đi khắp hang cùng ngõ hẽm. Sâu vào từng nhà, leo lên giường, chui vào tận giấc mơ. Vì vậy những đứa bé thiếu ăn không mơ thấy gặp bác Hồ mà chỉ thấy lổn nhổn toàn sâu là sâu!
May sao, năm đó Trời hành cơn lụt sớm, mà lại lụt rất to, nên bao nhiêu sâu đều bị cuốn trôi ra biển.
Giờ, cả nước hòa bình, lúa khoai tràn bờ, nhưng dân chúng vẫn đói khổ hoang mang, vì xuất hiện một loại sâu mới.
Chúng không rằn rịt xanh đỏ, không trần truồng bò tới bò lui với hai hàng chân nhiều như chân rết. Mà Trời ạ, chúng chỉ có hai chân, lúc nào cũng diện đồ veste, đi xe đời mới và ngự trong những cái tổ xinh đẹp có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Chủ tịch nước bảo không chỉ có một con tên X hay tên Y nào đó, mà cả bầy. Ngài bảo dân phải chỉ mặt điểm tên, mỗi người phải xắn tay vào, như trước kia đã từng xuống ruộng bắt sâu của thực dân Pháp.
Ngài bảo vậy là nghe vậy, chứ cho kẹo dân đen cũng không dám.
Bên phủ chính trị rất bực mình, bảo nói mà không làm thì ai nghe. Người ta liền lập ra những đội quân diệt trừ sâu bọ có tên rất kêu, từ trung ương đến địa phương. Rồi trống giong cờ mở, bảo kiếm tuốt trần, tưởng chừng một con kiến cũng không trốn thoát.
Nhưng những con sâu thời hiện đại, chẳng những không lo sợ, mà còn hí hửng kéo nhau ra tận phi trường chào đón. Bởi vì, hồ hỡi quá, đó cũng lại là những bầy lũ từng trốn núp trên rừng Trường Sơn, hay những cháu con của các bậc đại sâu tiền bối.
Cũng có một vài con được đem ra chường mặt trước bàn dân thiên hạ. Cũng có án tử cho oai danh bốn biển. Nhưng thay vì chích thuốc độc lại âm thầm chích thuốc bổ. Đừng có mơ bắn ngay tút xuỵt trước sân tòa như Kim Yong Un bắn dượng ruột của mình.
Vậy nên, chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cả nước tràn ngập lũ sâu hai chân, mỗi ngày một nhiều. Chúng chui vào tận trường học, nhà thương. Chúng không thèm ăn lúa ăn khoai, (bõ bèn gì), chúng ăn rừng ăn biển, ăn dầu khí, ăn than đá, ăn bauxite và ăn cả hài cốt liệt sĩ!
Chúng không chỉ có một bầy mà nhiều bầy, gọi là tập đoàn hay nhóm lợi ích.
Đến nước này thì chỉ có Trời mới diệt được chúng. Nhưng hỡi ôi, ngay cả Trời mà cũng đang thấp thỏm lo sợ. Nghe đâu chúng thò thụt định bán cả cái ông Trời nghèo và nhỏ này cho ông Trời giàu và to hơn bên cạnh, mà không thèm mời Thiên Lôi kia đấy!
Vậy thì, chỉ còn có nước botay.com thôi!

BI HÀI CHUYỆN MẸ CHỒNG HỒI XUÂN

Ai rồi cũng phải qua cái tuổi “hồi xuân” nhưng xung quanh chuyện “hồi xuân” quá lố nhiều phụ nữ đã làm chồng cũng như các con các cháu phải đỏ mặt vì xấu hổ.
Mẹ chồng bỗng nhiên thích diện, sành công nghệ
Thường ngày, chị Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn đến cơ quan “rót nước pha trà” cho mọi người từ sớm nhưng dạo này thấy chị hôm nào cũng đến muộn. Mọi người mới hỏi lí do. Chị thở dài ngao ngán “Gớm, nhà mình có “gái mới lớn” 51 tuổi mệt quá cơ. Chả chiều được cái tính khí nửa “teen” nửa già của gái. Dạo này hình như gái hồi xuân hay sao ấy. Ăn mặc thay đổi gu từ A đến Z luôn. Mà sành điệu cực, mấy hôm trước gái lớn vào phòng mình tỉ tê bảo mình lấy cho mượn đầm, mượn boot rồi cả croptop mới mua nữa. Mình tưởng mượn cho cô út nhưng…Mọi người biết mẹ chồng mình mượn làm gì không?” Cả phòng đoán già đoán non, chị uống cốc nước cho trôi rồi cho hay mẹ chồng mượn mặc đi phố.
Cả nhà vô cùng sửng sốt thấy vợ, thấy mẹ mình “cưa sừng làm nghé” như thế. Chị Huệ phận là dâu con nên không dám ý kiến gì còn bố chồng chị và các con ra sức khuyên mà bà không nghe.
mẹ chồng, hồi xuân, đỏ mặt
Ảnh minh họa
Còn mẹ chồng chị Huyền (Hoàng Mai, Hà Nội) lại “hồi xuân” theo kiểu khác. Chị kể “Mẹ chồng tớ nhá, sành điệu công nghệ cực luôn. Hễ cứ thấy chồng mua gì mới cho mình là đòi mua mới y hệt ngay. Hôm nọ đòi con trai mua cho Ipad, Iphone. 55 tuổi mà thành thạo lướt “web” siêu cực luôn. Sốc hơn nữa là bà còn lập facebook và online thường xuyên. Hôm nọ, vừa vào face bạn bè mình đã nhao nhao trêu mình có mẹ chồng “xì ten”. Mình chưa kịp nói gì thì chúng nó đã gửi cho đường link đến hình ảnh trong face của bà. Mình giật thót người trước hình ảnh quá “teen” của bà. Cũng trợn mắt to, chu miệng y như mấy em “hót gơn”. Đó là chưa kể, mẹ chồng mình còn đòi đi du lịch Châu Âu cho bằng bạn bằng bè. Nghiễm nhiên, vợ chồng mình lại phải bỏ ra gần trăm triệu cho ông bà đi một chuyến sang đó cho êm chuyện.
Đỏ mặt vì “mẹ chồng”
Mẹ chồng các chị Hoa, Huệ “hồi xuân” là thay đổi quần áo, trang phục còn mẹ chồng chị Bích (Vinh, Nghệ An) lại hồi xuân theo kiểu rất riêng của bà. Dường như, đến tuổi này, mọi “ham muốn” cũng cao hơn trước. “Hai phòng của mình và của bố mẹ chồng liền kề. Lắm hôm hai vợ chồng bụp miệng không dám cười vì mẹ chồng mình cũng giận dỗi, cũng “vòi vĩnh” như ai. Khổ nỗi bố chồng mình cũng đã 65 tuổi rồi. Sức khỏe ông cũng kém nữa nên chẳng thể làm “hài lòng” mẹ chồng được”.
“Đã vậy bà còn bắt con trai cho tiền đi học thể dục thẩm mỹ, học trang điểm và đam mê môn thể thao bơi lội nữa” – chị Bích thở dài.
Chỉ khổ nỗi, chồng chị cũng chiều mẹ, nộp tiền đăng kí cho bà tham gia các lớp đó. Thế rồi một lần đi bơi cùng bạn bè chị Bách tá hỏa khi gặp bà âu yếm thầy giáo dạy bơi trẻ tuổi đẹp trai. Rồi, không chỉ xưng hô “anh-em” ngon sớt với anh ta, mẹ chồng chị thỉnh thoảng còn ghì sát và trao anh ta những nụ hôn say đắm khiến chị xấu hổ với bạn bè.
Có lẽ mẹ chồng đang trong tuổi “hồi xuân” dễ chịu nhất là mẹ chồng chị Bình ở Hải Phòng. Bình thường chị và mẹ chồng chẳng bao giờ tâm sự cùng nhau bao giờ, nhưng gần đây, nhờ cái “hồi xuân” của mẹ mà chị và bà trở nên thân thiết như hai người bạn cùng trang lứa.
Chị tâm sự “Tôi và mẹ chồng dạo này hay đi mua sắm cùng nhau. 2 mẹ con tư vấn cho nhau về gu ăn mặc và thẩm mỹ. Bà biết tuổi bà đang “hồi xuân” nên có nhiều “thay đổi”. Bà mong tôi góp ý cho bà để bà trở nên đẹp hơn , quý phái hơn chứ không kệch cỡm, lố lăng. Có lẽ, làm dâu bà hơn 10 năm rồi, tôi với bà mới thân thiết như thế. Kể cả chuyện tế nhị chăn gối của ông bà, bà cũng nói với tôi”.
Vì thế, trước đây thấy nhiều người cảnh báo rằng mẹ chồng đến giai đoạn “hồi xuân” thì chị cứ tha hồ mà hứng chịu nhưng ngược lại chị lại thấy rất thích bà ở thời điểm này. Bởi nhờ có nó mà mẹ chồng chị trở nên dịu dàng, dễ gần hơn. Đồng thời mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của chị trở nên thân thiết hơn. Nhìn vào có lẽ ai cũng ghen tỵ mà lầm tưởng chị và bà là mẹ và con gái ruột.

                                                                                                                                    Minh Anh

29 tháng 12, 2013

PHỎNG VẤN MIỆNG QUAN ( THAM)

Mở ngoặc đóng ngoặc chữ (tham) cho chắc ăn, lỡ quan tốt tổn thương, tội...
Cuộc phỏng vấn xin phép được bắt...bắt...bắt...đầu:
-Khép lại chút, đã biết tôi là ai mà há lên nhanh thế, đúng là miệng quan tham, cứ thấy dân là chực đòi ăn...
-Phản xạ thôi.
-Nghe có mùi nhỉ?
-Lại định nói: miệng quan trôn trẻ hả?
-Cũng có thể.
-Phỏng vấn đi...há lâu,mỏi hàm quá...
-Miệng bác nói, ăn, kiểu gì cũng bị thiên hạ chửi mắng, sao thế? Nói đúng, nói thật, nói chân thành chút xem nào, nghe tiếng vỗ tay đồng tình chút đi...
-Ông bà nói,mồm miệng đỡ chân tay, tay tớ ký, tay tớ nhận tiền, nhận quà, bắt tay đối tác làm ăn, mà nói thật nhá, tớ toàn nhận, toàn bắt những thứ thuộc phạm trù " quan tham" , tay không nói được thì phải nhờ miệng chứ, phải leo lẻo chứ,phải liến, phải thoắng, phải vênh, phải cãi, phải thanh, phải minh cho dân tình nó quên chuyện tay tớ đang vớ, cầm, dúi, cướp...Hiểu chửa?
-Liếng láu, trở mặt, lừa lọc như cái miệng của bác chắc bộ cơ phải dẽo lắm nhỉ?
-Chuyện...Cậu quá khen...Bộ cơ phải được rèn giũa thường xuyên đấy. Miệng tớ phải biết nói cái thứ mà người khác ngượng không dám nói, phải phát ngôn những câu mà người đời thấy nhục không phát ngôn, phải hò hét những câu mà người đời thấy tởm không dám hò hét...Hiểu chửa?
-Thế nên thiên hạ nói miệng quan tham...
-Có gang có thép?
-Không. Họ nói miệng quan tham dùng để liếm, để xực, để húp, để ngoạp, để nhét, để tống đủ thứ lấy được từ dân mà vẫn không đầy, vẫn không thỏa, vẫn thèm...
-Thế à, quý hóa quá, họ khen ngợi hơi quá nhỉ?
-Nhưng có lúc, khi gặp sự cố, khi bị bắt quả tang, khi sa vào lưới pháp luật, cái miệng quan tham như bác cứng ngắc, nhấp nháy, ú ớ, ọ ọe như cá ăn phải bùn...
-Cũng không tới mức đó.Khi bị lộ, cái miệng tớ nó điên, nó đảo, nó gằm, nó ghè, nó hô, nó gào chán chê đã chứ. Rồi lợi dụng lúc người ta mất cảnh giác, nó nôn, nó ói, nó ọe ra vài thứ kèm với những lời xin lỗi trách nhiệm rồi nó há, nó ngỏa rộng vành, nó xin lỗi, nó hứa hẹn, nó thề thốt chán chê, tới khi không còn cách nào nữa để thoát thì nó ngậm, ngậm, ngậm, khép kín, không khai...
-Nếu có được điều ước cho cái miệng quan tham, bác ước gì?
-Ước rộng hàm hơn, ước hoạt khẩu hơn, ước nói thêm nhiều điều trơ trẽn hơn, ước có thêm khả năng chối, khả năng ngụy, khả năng mếu máo để tiếp tục được húp, được ăn, được ngoạp nhiều hơn…Ước thế cũng khiêm tốn nhỉ, chưa nhiều nhỉ?
-Thế như thế nào gọi là nhiều?
-Là nhiều ấy hả? Hỏi khó bỏ mẹ…Là khi đất ngoạp hết còn vũng, tiền ngoạp hết còn két dân rỗng không, là khi thế gian còn mỗi mình ta, tha hồ công khai, tha hồ ngoạp mà không phải đối phó, che giấu, không sợ bị lộ…
-Đúng là miệng quan tham…
-Có gang có thép hả?
-Không. Có mùi…

THÁO ĐẠN ĐỨNG DẬY.

Hồi chiến tranh ấy cô Dụng dạy cấp 1. Cô ấy có chồng bộ đội. Cô Dụng ở trọ trong nhà dân. Hôm đó chồng cô ấy từ chiến trường ra, về thăm cô được một buổi chiều và tới nửa đêm thì đi. Bà con nghe chồng cô giáo ở chiến trường ra thì vui lắm, tới thăm ùn ùn.
Thấy vãn hết người tới, cô Dụng kéo chồng vào buồng.
Nhớ nhớ nhớ, em nhớ anh lắm. Nhanh lên anh.
Chồng cô vừa tuột được cái quần dài xuống thì ngoài nhà nghe tiếng chào to:
-Chú đâu rồi, cô Dụng đâu rồi, nghe chú mới ở chiến trường ra, quý hóa quá.
Chồng cô kéo quần chạy ra, dạ cháu chào bác, dạ mời bác ngồi chơi, dạ mời bác hút điếu thuốc.
Lúc sau vãn khách.
Cô Dụng kéo chồng vào buồng.
Nhớ nhớ nhớ, em nhớ anh lắm. Nhanh lên anh.
Chồng cô vừa tuột được cái quần dài xuống thì ngoài nhà nghe tiếng chào to:
-Chú đâu rồi, cô Dụng đâu rồi, nghe chú mới ở chiến trường ra, quý hóa quá.
Chồng cô kéo quần chạy ra, dạ cháu chào bác, dạ mời bác ngồi chơi, dạ mời bác hút điếu thuốc.
Lúc sau vãn khách.
Cô Dụng kéo chồng vào buồng.
Nhớ nhớ nhớ, em nhớ anh lắm. Nhanh lên anh.
Chồng cô vừa tuột được cái quần dài xuống thì ngoài nhà nghe tiếng chào to:
-Chú đâu rồi, cô Dụng đâu rồi, nghe chú mới ở chiến trường ra, quý hóa quá.
Chồng cô kéo quần chạy ra, dạ cháu chào bác, dạ mời bác ngồi chơi, dạ mời bác hút điếu thuốc.
Còn 3 tiếng nữa phải đi. Đêm tối, vợ chồng cô Dụng chui cửa sau, chạy ào ào tới kho thóc hợp tác xã.
Đang lúc cao điểm thì ba bốn khẩu súng nòng chỉa ra đen ngòm trước hai người:
-Anh chị ngoại tình đã bị bắt. Chấp hành lệnh xã đội, tháo đạn đứng dậy.
Ánh đèn pin loang loáng quét.
Dân quân nhận ra cô giáo Dụng. Họ lao tới bắt tay chồng cô Dụng:
-Ôi trời ơi, chào đồng chí, quý hóa quá, chúng tôi mới biết tin đồng chí vừa ở chiến trường ra chưa kịp tới thăm.
Chòng cô Dụng nhẹ nhàng:
-Các chú tắt đèn pin cho anh mang quần cái....sắp tới giờ hành quân rồi...

Cuộc chạy đua vào chức thủ tướng và câu chuyện tương lai.

Người Buôn Gió
Theo Yêu quê hương Việt Nam
NQL: Cái ông Buôn Gió này được xem như một hiện tượng của văn bút nước nhà, trước đây chỉ chém gió viết văn đã làm thiên hạ mê tít, nay chuyển sang nghề bình luận cũng chẳng kém gì các tay anh chị già đời. Giỏi!
Chưa có một phó thủ tướng nào trẻ mà được báo giới liên tục nhắc tới như Vũ Đức Đam. Tin trên báo chí tràn ngập về Đam. Đam rê bóng qua các danh thủ, hình tượng Đam mạnh mẽ như kiểu Pu tin của Nga, Đam làm MC với giới trẻ, Đam bàn về đổi mới giáo dục, Đam chỉ đạo công an tăng cường khoa học công nghệ...và hơn hết là Đam nhắc tới vấn đề chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh của Đam khiến các phó thủ tướng khác trở nên mờ nhạt, bởi một Vũ Đức Đam năng động, xông xáo, mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Một tầm vóc thể chất và trí tuệ đủ để vượt trội hơn các ứng cử viên khác vốn dĩ mờ nhạt và âm thầm.
Người đàn anh đi trước của Đam là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phúc hơn Đam ở chỗ là UVBCT, nhưng Phúc đang phải đối đầu giải quyết với nhiều việc gay cấn, nặng nề, lắm điều tiếng hơn Đam. Như việc 230 kg ma túy, việc xả lũ thủy điện, việc buôn lậu.
Hồ Thu Hồng, tức blog Beo phát ngôn nhận xét Vũ Đức Đam là nhân vật yêu mến nhất của năm 2013. Xưa nay Beo vẫn bênh vực phe chính phủ và nhận xét nặng nề về phe Đảng, trong nhận xét này của mình, Beo cũng chê TBT Nguyễn Phú Trọng rất thảm hại '' nhân vật tồi tệ ''. Lời nhận xét của Beo về lãnh đạo Đảng thậm chí còn gây gắt hơn cả Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...thế nhưng Beo vẫn bình chân như vại cầm thẻ xanh đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như chơi hội.
Bỗng nhiên Đam được đôn lên nổi bật, Đam được chọn làm những việc lành như thế, bảo sao không được yêu mến như Hồ Thu Hồng phán.
Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội và hội nghị trung ương trước đó. Uy tín của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chao đảo. Nhưng nhờ bản lãnh của một anh ba Nam Bộ từng sống và làm việc trong rừng rú, bưng biền, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trụ được qua đợt sóng gió liên tiếp. Một phần nữa các nguồn kinh tế chủ đạo đang do thủ tướng trực tiếp kiểm soát như ngân hàng, dầu khí. Chính vì hai nguồn kinh tế chủ đạo này mà Bộ Công An dưới sự chỉ đạo quyết liệt của BCT là TBT Nguyễn Phú Trọng và trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh đã kiên quyết tấn công vào pháo đài ngân hàng. Tiếc rằng loạt đạn đầu tiên kẻ hứng là bọn Kiên tóc bạc , Xuân Giá ...đến đó là thôi.
Bỗng nhiên Bộ Công An trình thẳng lên BCT và quốc hội thông qua cho BCA được trang bị phi cơ, tàu chiến..với lý do là chống khủng bố, chống tổ chức có vũ trang. Khủng bố ở Việt Nam chắc vài chục năm nữa không qua mặt nổi mấy thằng giang hồ đầu xanh, đầu đỏ, đầu trọc xăm trổ đầy mình đang muốn lấy số má ở các đầu đường thành phố Sài Gòn, Hà Nội.
Còn tổ chức tội phạm có vũ trang nào mà lớn đến mức độ BCA cần phải trang bị vậy.? Chả có tổ chức dân sự nào ở Việt Nam có vũ trang, ngoại trừ Petrovietnam mới đây tập trập trong Nam là một tổ chức dân sự kinh doanh duy nhất từ xưa đến nay tập trận có vũ trang. Nhưng giờ thì chưa ai nói Petrovietnam là tổ chức tội phạm cả.? Hãy cứ biết lúc này là vậy.
Cần phải nói thêm quyền điều động tàu thủy, phi cơ của cảnh sát và quyền được nổ súng thuộc về bộ trưởng CA Trần Đại Quang, sau khi đã loại được sự chèo níu muốn có quyền của bên quốc phòng. Quốc hội đã khẳng định quyền nổ súng thuộc về thẩm quyền của Bộ trưởng CA.
Trước đây vài tháng, người ta băn khoăn về chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thế nào.? Có khả năng ở lại nhiệm kỳ nữa hay không. Liệu ông Dũng có thể về trong một tình trạng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đang hừng hực khí thế chống tham nhũng, khi trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh lớn tiếng hô hào '' bắt hết, bắt hết, xử hết ''.
Giờ thì câu trả lời rõ ràng. Ông Dũng chuẩn bị rời chức và tìm người kế nhiệm cho mình. Một sự lựa chọn như Yeslsin đã làm với Putin. Người đang được lựa chọn là phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đang được đánh bóng để chuẩn bị kế nhiệm chức thủ tướng.
Nếu vậy chính trường Việt Nam tới đây sẽ thật đặc biệt. Nó có một thể chế giống Nga bây giờ do phe an ninh, kinh tế lãnh đạo .Vừa có một thể chế Đảng cộng sản lãnh đạo truyền thống như Trung Quốc.
Sau một hồi sóng gió, cuối cùng những chính khách Việt Nam đã tạm dàn xếp xong nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Một nhiệm kỳ mang sắc thái rõ nét về hai chế độ trong một nước, song hành, nhuần nhuyễn điều hành đất nước. Đây quả là sự sáng tạo mà khó có nhà bình luận chính trị nào trên thế giới đoán trước được ( riêng Buôn Gió đéo học hành gì, chả uy tín mẹ gì , nên chém gió thoải mái, đúng thì đúng không đúng thì thôi ). Tuy nhiên lựa chọn đó lại là hợp lý cho bối cảnh Việt Nam hiện nay và cũng là của cả người dân Việt Nam niềm tin cũng nửa thế này, nửa thế nọ.
Khi mọi sự đã được an bài, các vị lãnh đạo khác giờ có thể yên tâm cất nhắc con cái mình vào những vị trí có đà để nắm những vị trí chủ chốt hơn sau này.
Sự đổ vỡ kinh tế, ngân hàng, bất động sản là tiềm ẩn lớn nhất có thể khiến toan tính trên bị trở ngại. Để đảm bảo việc dàn xếp như dự tính, việc trước hết là kiểm soát ngăn chặn được sự đổ vỡ bất động sản dẫn đến ngân hàng. Có thể suy đoán nhiệm vụ cuối cùng của nhiệm kỳ chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là giải quyết được vấn đề bất động sản, nợ xấu, ngân hàng...
Một loạt chính sách đã được ban bố. Bán nhà cho Việt Kiều mà visa chỉ 3 tháng, bán nhà cho người nước ngoài, tăng giá điện, xăng, ga...và tới đây là kiểm soát độc quyền kinh doanh vàng. Những giải pháp này được hy vọng là sẽ mang lợi một nguốn vốn để giải quyết các khó khăn cấp bách đe dọa sự toan tính đã được sắp đặt về một nhiệm kỳ mới.
Nước Việt Nam lại trở nên thái hòa, ổn định chính trị bậc nhất thế giới. Bởi những người lãnh đạo tài ba, mềm dẻo luôn có những nước đi tinh tế không giống ai. Một đất nước sẽ có hai thể chế cùng tồn tại.
Sẽ có người đặt câu hỏi, nhân dân sẽ đứng lên, lực lượng dân chủ sẽ trỗi dậy thì sao ?
Xin thưa. Đó là một câu hỏi rất hay và có từ rất lâu. Phải những người tài và có tâm như các nhà dân chủ đang xuất hiện sẽ trả lời chính xác hơn người viết bài này.
Một thằng ma ca bông, rách việc, chém gió, cơ hội, lợi dụng , thiếu đạo đức... không đủ tư cách nhận xét về những nhà đấu tranh dân chủ và tương lai của họ. Xin nhường câu trả lời cho các vị khác uyên thâm hơn.

Kỷ vật của người bị chết oan



 MINH DIỆN
Ngôi từ đường họ Mai làng An Hạ vừa được sửa lại sau bao năm bị trưng dụng làm kho chứa phân hóa học của hợp tác xã. Trong buổi dâng hương khánh thành, mọi người vui mừng đón một người của dòng họ gần năm chục năm mới trở về. Người đó là Mai Hiếu. Ngày ông bỏ làng đi, mới mười ba tuổi, nay đã bước sang tuổi sáu ba, mái tóc đã bạc trắng…Nghe tin ông Hiếu về, người họ Mai đến mừng. Nhiều người làng An Hạ cũng tò mò đến. Họ được biết ông Mai Hiếu là con của ông Mai Trung - người bị xử bắn oan ức năm chục năm trước. Ông Hiếu bỏ làng ra đi trong tâm trạng đớn đau, nỗi lòng chất chứa biết bao trắc ẩn, có mang theo kỷ vật của ông cha.
Lúc chuẩn bị tế vong linh tổ tiên, ông bà và cô bác… dòng họ Mai, ông Trưởng họ Mai nói với ông Mai Hiếu:
- Từ ngày chú đi, ở nhà bà con trong họ, giỗ Tết vẫn thờ cúng ông bà thân sinh chú. Hiềm nỗi không có tấm hình nào của ông, nên bài vị đành để trống. Nghe nói chú còn giữ được hình và kỷ vật của ông?
Ông Mai Hiếu gật đầu,mở va li, lấy ra một chiếc hộp gỗ nhỏ. Trong chiếc hộp ấy, có tấm hình ông Mai Trung, và một lá cờ đỏ búa liềm lớn bằng một vuông khăn có bốn chữ viết bằng máu:“Đảng ơi, cứu con!”
Ông Mai Hiếu rưng rưng kể:
- Thưa bác cả với bà con trong họ, đây chính là kỷ vật mà bố tôi để lại. Hơn nửa thế kỷ rồi, tôi vẫn ôm hận trong lòng!...
Ông Hiếu không nói được hết lời, ôm mặt khóc.
Mọi người lặng lẽ nhìn tấm hình ông Mai Trung và những chữ ông viết bằng máu trên lá cờ, rồi òa khóc theo ông Mai Hiếu…
Hơn nửa thế kỷ trước…
Một buổi trưa tháng sáu. Tiếng kẻng khua gắt gỏng, mọi người vội vã buông đũa bát xuống mâm cơm chưa kịp ăn, lập cập ra đình làng. Con đường đất gan gà nóng bỏng, người nọ nhìn người kia, dò xét, rồi cắm cúi bước đi trong bộ quần áo nâu bạc phếch, vá chằng vá đụp, đội chiếc mê nón không vành te tua trên đầu… Từ ngày cải cách ruộng đất, những cuộc tập trung đấu tố địa chủ cứ liên miên. Nghe kẻng là dân làng phải tập trung, bất kể sớm, trưa, mưa, nắng. Dân làng dần dần quen chịu nhẫn nhục vì luật lệ hà khắc của đội cải cách ruộng đất. Nhiều người phải dùng cả mánh lới ăn cơm độn, cháo loãng, mặc rách rưới để hòa vào tầng lớp cố nông.
Buổi trưa ấy, Đội cải cách ruộng đất mở phiên tòa đấu tố ông Mai Trung - con cụ Mai Phúc, giàu nổi tiếng làng An Hạ. Gia đình ông có tới bốn chục mẫu “thượng đẳng điền”, mấy chục gian nhà ngói, vài chục con trâu.
Cụ Mai Phúc là nhà nho, tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng của ông Nguyễn Thái Học, bị thực dân Pháp bắt đi đày tận Angieri. Ông Mai Trung, giác ngộ Cách mạng vào Đảng Cộng sản, làm Bí thư Đảng ủy kiêm xã đội trưởng hồi chín năm kháng chiến, em trai ông đi thoát ly làm tới chức Vụ trưởng ở Bộ Công an…
Nhưng khi cải cách ruộng đất, gia đình ông vẫn bị qui là địa chủ. Đợt một, ông Trung là “địa chủ kháng chiến”. Đợt hai, họ moi ra ba đời trước, rồi qui lên “Địa chủ cường hào gian ác”.
Cả nhà ông Trung đều bị quản thúc, mỗi người một nơi, không cho gặp nhau. Ông Trung bị giam lỏng để lấy cung.
Cách đấy mấy ngày, ông Trung trốn sang nhà tôi được một lúc. Bố tôi nói với ông:
- Năm nay chú bốn chín, cẩn thận kẻo nguy!
Ông Trung nhếch mép, cay đắng:
- Chín năm vào sinh ra tử không chết, chả nhẽ giờ chết dưới tay Đội Cam?
Bố tôi nói:
- Chó dữ cắn càn! Chú phải cảnh giác!
- Chả nhẽ lại đào bem như chín năm? - Ông Trung nói xong nhếch mép cười, rồi than hai đầu gối bị mưng mủ đau nhức quá!...
Bố tôi nhìn hai đầu gối ông Trung, hỏi:
- Sao thế chú?
Ông Trung đáp:
- Nó bắt quỳ lên đống mảnh chai!...
Ông Trung lắc đầu thở dài, đắn đo một lúc, rồi lấy ra lá cờ Đảng đang giấu trong người… Ông nói với bố tôi:
- Tôi đã báo với Đảng tình hình nguy cấp ở ta hiện nay. Đội cải cách lộng hành quá! Nhiều oan ức quá rồi!... Tôi đã viết mấy lá thư mà chưa có ai trả lời. Nay đành lấy máu viết lên cờ Đảng kêu oan vậy. Chú tìm cháu Hiếu, bảo nó lên Hà Nội gấp, gặp chú Dũng giúp tôi…
Bố tôi gật.
Ông Trung đưa lá cờ Đảng cho bố tôi, nói như trăn trối:
- Anh em mình cùng lăn lộn với nhau suốt chín năm, giờ mỗi người một ngả!...
Bố tôi tìm được Mai Hiếu đang bị cách ly ở xóm Trại, ông đưa lá cờ Đảng cho Mai Hiếu. Giấu lá cờ vào cặp sách Hiếu trốn lên Hà Nội ngay đêm ấy.
Sáng sớm hôm sau, đội quân cốt cán bắt trói ông Trung mang đi. Và trưa nay mang ra xử.
Dưới cái nắng như đổ lửa, mấy trăm người làng An Hạ ngồi bệt xuống cái sân gạch, dự phiên đấu tố ông Trung.
Tiếng trống ếch thập thình… Rồi tiếng hô khẩu hiệu: “Đả đảo bọn địa chủ cường hào gian ác” rõ dần…
Lúc sau, một đoàn thiếu nhi nhễ nhãi mồ hôi mang băng cờ, rước Đội cải cách ruộng đất đến sân đình.
Đi đầu là Đội trưởng Lê Cam.
Năm ấy, Lê Cam mới ba mươi tuổi, người bé loắt choắt, khuôn mặt lầm lầm, dữ tợn. Cam đi bộ đội được mấy tháng thì hòa bình lập lại, nhờ lý lịch ba đời nghèo khổ, phải làm mõ, nên được chọn làm cán bộ cải cách ruộng đất. Từ khi về làng, Lê Cam tổ chức đấu tố liên miên, bắt hết người này đến người khác.
Lê Cam vốn rất mặc cảm vì mình sinh ra trong một gia đình làm mõ. Ngay từ hồi bé, Lê Cam đã oán ghét người không cùng cảnh với mình. Sự oán ghét ấy lớn lên, đóng vảy trong trái tim bệnh hoạn của Lê Cam biến thành hận thù. Nên bây giờ có quyền trong tay, Lê Cam trả thù một cách hả hê…
Đi sau Cam là Làn, con gái lão Tơn, cũng từng làm mõ.
Làn vừa được kết nạp Đảng, là cốt cán của đội cải cách, ngày đêm họp hành, ăn ở với Cam. Nhìn cái bụng lùm lùm của ả, mấy bà nguýt:
- Chửa đã bốn năm tháng rồi đấy!
Kế đến là Tập “nghễnh ngãng”, là Dựa “chột mắt” và Rính “đẹn”… Tất cả họ đều là thành phần cố nông, vừa mới được chia quả thực hạng A, nhà cửa, giường chiếu, mâm đồng, bát nhang, chủi cùn rế rách… tịch thu của các địa chủ.
Đội Cam và ban chỉ huy bước lên khán đài làm bằng tre, quây cót chung quanh.
Cam ngồi chính giữa cái khẩu hiệu đỏ chói: “Thẳng tay trừng trị bọn địa chủ cường hào gian ác!”
Phía sau khán đài có cây đa cổ thụ. Trước kia bọn trẻ hay leo trèo lên lấy nhựa đa nhai như kẹo mạch nha, và hái những quả đa chín mọng. Từ ngày cải cách ruộng đất, gốc đa trở thành chỗ xử bắn địa chủ, cường hào. Thân cây đa lỗ chỗ những vết đạn…
Đội Cam đưa cặp mắt ti hí đảo xuống sân, thấy đã kín kín người, mới phẩy tay ra lệnh:
- Cho tên Mai Trung vào!
- Rõ!
Năm du kích: ba nam, hai nữ khoác súng, kéo lê ông Mai Trung từ gốc đa vào… Người ông quắt lại nhỏ thó, mái tóc bạc trắng. Ông bị trói quặt hai cánh tay lại sau lưng, quần áo rách bươm, chìa mảng sườn bầm tím và hai đầu gối sưng mọng…
- Quỳ xuống! - Một du kích ra lệnh.
Ông Trung nói:
- Đầu gối tôi đau quá! Không quỳ được nữa!...
Tay du kích lấy mũi súng chọc vào sườn ông:
- Ngoan cố hả? - Rồi y ấn ông Trung xuống.
Đội Cam cầm mảnh giấy ghi danh sách tố khổ, gọi:
- Phạm Thị Xắng?
- Dạ! Có tôi!
Sau tiếng nói như hét lanh lảnh ở giữa sân ấy, mụ Xắng đứng phắt dậy, giật chiếc khăn vuông đội đầu cho mái tóc sổ tung, rồi te te chạy lên…
Mụ Xăng kéo cao cạp quần, chìa hai bắp chân nần nẫn, xỉa xỉa tay vào tận mặt ông Trung, gầm gừ:
- Mày có nhớ đã hãm hiếp bà bao nhiêu lần không?
Dân làng An Hạ, chẳng lạ gì mụ Xắng? Mới hai bảy, hai tám tuổi mụ đã ba đời chồng, nổi tiếng dâm đãng, lăng loàn. Thế mà đấu tố ai, Đội Cam cũng gọi mụ Xắng lên, để mụ vu cho tội hãm hiếp.
Vì muốn được chia quả thực, mụ Xắng trơ trẽn không còn biết nhục nhã, đê tiện là gì…
Sau mụ Xăng là Phới - một thanh niên chưa đầy hai mươi tuổi. Phới kể tội ông Trung bắt mình ngủ với trâu suốt đời.
Phới vừa ngừng lời, Đội Cam gọi tiếp: “Dựa chuột”, “Rính đẹn” lên.
Những người dân này vốn hiền lành, chất phác, giỡ bỗng trở nên điêu ngoa, dữ dằn. Họ xỉa tay vào mặt ông Trung, tru tréo, bảo chính ông trộn cơm vào cát bắt họ ăn…
Lão tập tai bị nghễnh ngãng từ bé, nhảy lên đấm vào mặt ông Trung mấy cái liền, rồi hỏi:
- Mày có biết tại sao tao bị điếc không?
Ông Trung trả lời:
- Ông bị điếc từ bé!...
Lão Tập hét:
- Láo! Tao điếc vì mày! Chính mày đã lấy chiếc dùi nung đỏ xuyên qua hai lỗ tai tao…
Mặt trời xiêu xiêu về hướng Tây, đất và không khí càng rát bỏng hơn. Mấy người ngồi dưới sân say nắng ngã lăn quay.
Ông Trung quắt queo như tàu lá héo.
Mấy du kích dựng ông dậy, kẹp chặt hai bên cho khỏi đổ xuống sân.
Đội Cam gọi một hơi hết danh sách hai chục người lên vạch tội ông Mai Trung, mà không cho ông Trung nói lời nào. Sau đó Cam đứng lên đọc một bản luận tội, vỏn vẹn hai phút. Rồi nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên án xử tử hình ông Mai Trung.
Đội Cam nghênh ngang hỏi dân làng:
- Ai đồng ý giơ tay?
Không biết có bao nhiêu cánh tay đồng tình hoặc miễn cưỡng giơ lên giữa bầu không khí hừng hực, nhoáng nhoàng, quay quắt, loa lóa nắng hè.
Ông Trung hét lên:
- Bà con ơi! Tôi không có tội! Tôi bị oan!...
Dường như chẳng ai nghe thấy tiếng ông Trung. Hàng trăm con người kẻ say nắng, kẻ oán thù, kẻ khinh sợ, hỗn độn sà quần như đàn kiến trong chiếc chảo nóng hừng hực.
Nhưng ông Trung vẫn cố lấy hết sức giãy dụa, quằn quại trong cơn tuyệt vọng để kêu cứu:“Đảng ơi, cứu con! Đảng ơi!...”
Nghe ông Trung nhắc đến Đảng, Đội Cam càng sôi máu vì cảm thấy bị xúc phạm. Bởi từ khi về làng, Cam đã khai trừ ông Trung ra khỏi Đảng rồi.
Đội Cam nhảy phắt từ khán đài xuống, thét du kích:
- Bịt miệng nó lại!
Lão Tập sấn tới chộp lấy cổ ông Mai Trung bóp chặt. Ông lão nghẹn thở há miệng… Một tay du kích lấy thanh tre thọc qua hai hàm răng ông Trung như đóng hàm thiếc ngựa.
Xong, họ lấy chiếc đòn càn, khiêng ông ra, trói vào gốc đa.
Đội Cam lạnh lùng hô:
- Bắn!
“Đoàng! Đoàng! Đoàng!...”
Năm du kích bắn, chỉ có ba viên đạn nổ.
Đội Cam sấn tới, giằng khẩu súng không nổ trong tay cô nữ du kích, lên đạn rồi tiến đến sát ông Trung, nghiến răng bóp cò. “Đoàng!” Viên đạn xuyên vào ngực ông Trung, máu phun cả vào mặt Cam…
Nhưng ông Trung vẫn chưa chết hẳn, ông giãy giụa, chiếc hàm thiếc bị bung ra… ông rướn người hô:
- Đảng ơi!... Cứu con!...
Đội Cam trở ngược cây súng, dọng liên tiếp những báng súng vào đầu nạn nhân!... Máu và óc ông bết vào báng súng…
Ông Trung gục xuống, chết hẳn.
Lúc đó, có một chiếc xe môtô ba bánh cũ kỹ, từ hướng Hà Nội chạy về tới ngã ba đầu làng… Nghe tiếng súng nổ, người đàn ông mặc bộ quân phục công an giật mình, nhảy xuống, hỏi bà cụ Phối bán nước chè:
- Họ vừa bắn ai đấy bà?
Bà Phối đáp:
- Họ bắn cái nhà bác Trung ở xóm đình đấy ông ạ! Gớm! Sao mà họ ác thế không biết!?
Người đàn ông mặc quân phục thất sắc, bảo người lái xe:
- Muộn rồi! Quay lại thôi, đồng chí ơi!...
Đó là ông Mai Dũng em ruột ông Mai Trung. Thì ra Mai Hiếu trốn lên Hà Nội tìm gặp ông Dũng để đưa lá cờ Đảng viết bốn chữ bằng máu kêu oan của ông Trung. Nhờ lá cờ thấm máu ấy, và những lá thư kêu oan trước, ông Dũng đã xin được một lệnh khẩn hoãn xét xử ông Trung. Ông Dũng hộc tốc về làng, nhưng đã muộn!...
Tấm ảnh ông Trung đã bị mờ, nhưng mọi người vẫn nhận ra khuôn mặt phúc hậu.
Những người cùng thời với ông còn sống, kể lại ông Trung đã phát canh, nhưng không thụ tô gần hết ruộng đất tổ tiên để lại, và đã góp vào “tuần lễ vàng” hàng trăm thùng thóc.
Thời kỳ kháng chiến chín năm, ông là một xã đội trưởng gan góc, có lần tên quan ba ở bốt Vũ Hạ đã treo giải đầu ông với giá 50 lượng vàng.
Khi còn sống, bố tôi cũng hay nhắc đến ông Mai Phúc, rồi nói: “Cụ Phúc là nhà nho nên đặt tên con kỹ lắm, Trung là người trung hậu!”
Các vị đầu ngành trong họ Mai họp bàn tìm cách giải quyết kỷ vật ông Trung để lại. Có người nêu ý kiến đóng khung kính lá cờ có bốn chữ ông Mai Trung viết bằng máu để bên hình ông. Nhưng rồi mọi người nhất trí nên hóa vàng cho hương hồn ông Trung thanh thản siêu thoát, và con cháu sau này khỏi phải thấy hình ảnh đau lòng!...
Bữa tiệc dâng hương đang vui, bỗng có tiếng xôn xao ngoài ngõ. Mấy cháu thanh niên nhìn ra, cười nói hô hô:
- Ồ! Lão Cam đến kìa!...
Lão Cam đến thật. Đầu tiên là cái đầu trọc lóc nhô lên, rồi đến cái thân hình loắt choắt lách qua cổng…
Mấy năm nay, hễ nghe chỗ nào có động đũa động bát là lão mò tới. Mưa bão chết cò lão cũng chống gậy đi. Lão vẫn diện chiếc quần kaki màu phân ngựa, chiếc áo bốn túi cài đủ khuy… Tám mươi tuổi, lão đã lẩm cẩm lắm rồi, nhưng vẫn cứ khinh người, nói năng bỗ bã:
- Ông Việt kiều Mỹ mới về đâu rồi!... Cỗ to quá nhỉ! Hì… hì…
- Rồi lão chả thèm đợi ai mời, lách mình vào giữa chiếu ngồi chén tự nhiên.
Không ai thèm chấp lão. Lão già rồi. Vả lại con lão - cái đứa năm mươi năm trước mới lùm lùm trong bụng mụ Làn - giờ chỉ làm cái anh trưởng thôn thôi, mà cũng hách lắm! /.

M.D
CÁC NHẬN XÉT VÀ LỜI BÌNH CỦA ĐỘC GIẢ
1-Cải cách ruộng đất ở miền Bắc là làm theo mệnh lệnh của Trung Quốc, rất nhiều người bị chết oan . Lúc đó tôi chưa sinh nhưng sau này nghe cha mẹ kể lại cũng không khác mấy về chuyện của Minh Diện viết trên đây. Việc đội cải cách về làng sâu chuỗi bắt rế. Tạo ra một đội du kích du côn làm tay sai, bắn giết bắt bớ tù đày những nông dân. Nói là địa chủ nhưng trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá (Toàn bộ gia sản tương đương với 2 chỉ vàng). Mẹ tôi được ông bà ngoại cho nửa chỉ vàng (Nửa đồng cân vàng) theo cách gọi thời đó, nhà hết gạo đói quá giấu trong vành quần đem đi bán lấy tiền mua gạo. Đội cải cách khám người thấy đã tịch thu mất. Cha tôi đau dạ dày (do thừa a xít) thừa dịch vị do thời đó không có Nabica Cacbonnat (thuốc muối) phải lấy vỏ con hầu (Hào) người ta ăn ruột còn vỏ đổ ra hố rác, lâu ngày vỏ hầu hóa vôi trắng như cục vôi sống. Cha tôi đi đào vỏ hào về bỏ vào bếp than nướng cho bở ra như vôi, xong tán nhỏ trộn với muối ăn Coruanatri mỗi khi đau uống vào 1 thìa canh để trung hòa a xít làm đỡ đau. Đội cải cách khám nhà bắt ông bỏ tù và vu cho là Việt gian chuyên đi bỏ thuốc độc (đầu độc) Vì họ cố quy kết cho bố tôi là địa chủ nhưng không đủ yếu tố (nhà tranh vách đất. Có 4 sào ruộng và 1 con trâu. Vì vậy cha tôi bị quy là mầm mống địa chủ là Việt gian. Lại nói về gia đình bà nội. Ông nội chết lúc còn trẻ chưa có cải cách, bác cả lấy vợ sinh được 2 anh con tra thì bị bệnh chết lúc 22 tuổi gia đình sa sút ...vì mất đi 2 trụ cột. Bà nội và bác dâu cả ở chung nhà. Lúc đội cải cách đến đã vận động bác dâu cả làm cốt cán rồi bắt bà nội đem bêu giữa sân đình cho nông dân đấu tố. Không ai nỡ lòng nào đấu bà nội tôi. Vì thực tế bà chưa từng ác độc với ai trong làng xóm và đến khi cải cách gia đình đã sa sút chả còn gì đáng giá cho đội cải cách tịch biên, Bác dâu cả liền thay dân đấu bà nội gọi tên cúng cơm của bà ra mà đấu rồi đập cả váy máu hành kinh vào mặt bà tố bà là độc ác là tham lam bắt mụ làm không cho ăn...vân vân. Cậu tôi là em ( con cô ruột của mẹ) là Bí thư huyện ủy ở một huyện vùng cao. Lâu ngày về thăm nhà bị đội cải cách trói gô đang định đem đi xử bắn thì các đ/c của ông đến kịp giải thoát đưa đi. và bao nhiêu chuyện đau lòng khác bị bắn oan đập chết giữa chợ không kể hết.
Đến khi minh oan (Sửa sai) nhiều người đã thành ma.
2-Phải công nhận chủ trương NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG của đảng cộng sản có tác dụng nên cuộc kháng chiến thắng lợi. Nhưng khi giành chiến thắng rồi, người nghèo thì đông, địa chủ thì ít nên đảng phải dùng chiêu cải cách ruộng đất để lấy ruộng chia cho người nghèo.Địa chủ ít thì phải đưa cả người mới thoát nghèo thành địa chủ mới có ruộng để chia cho người nghèo.Nhiều người ngày nay cứ đổ cho ĐỘI CẢI CÁCH nhưng không biết đó là chủ trương bất thành văn. Chính vì thế bất kể ai bị tố đều xem là ĐỊA CHỦ, trong tình hình như vậy nếu dùng người hiểu biết, có học, có văn hóa ...thì không thể làm được! Như bây giờ, hiện tại nếu để Bùi Văn Bồng và Minh Diện làm cảnh sát giao thông, làm dân phòng có được không ?Chưa kể Bồng hay Diện ngay con em các vị cũng không làm được! Vậy thì NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ là thượng sách.Nhân đây nói chuyện chống tham nhũng. Một cơ chế mà MÈO LỚN BẮT CHUỘT LỚN,MÈO BÉ BẮT CHUỘT BÉ chả lẽ mang đá ghè chân mình sao? Có người đặt câu hỏi: thế vụ Huyền Như, Dương Chí Dũng đó là gì? Xin thưa một số vụ nó quá lộ liễu, quá thối rồi, hơn nữa dân đang chờ xem ra sao. Đây là miếng cơm nguội bé nhỏ tặng cho nhân dân đang đói.Tôi không bất mãn gì đâu nhưng nước mình cứ cái loại từ giám đốc sở trở lên bắt tù 20 năm và tịch thu toàn bộ gia sản xem ra không oan sai đâu .Cho nên nói như Hùng hói là đúng đấy: kỷ luật hết lấy ai làm việc.Nói không ngoa, những người cộng sản kỷ luật sắt lắm, đôi khi họ còn tàn bạo, tàn nhẫn kể cả với đồng đội chứ chả chơi, vậy thì chống tham nhũng thật hay không chỉ họ mới biết được./.
3-Nỗi đau vùi lấp toàn Dân tộc
Sinh sát trong tay một lũ giòi!

28 tháng 12, 2013

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và câu chuyện cảm động từ 2 bộ quần áo ngày nhập học

Hai giờ đồng hồ đối thoại của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với 650 đại biểu dự Đại hội sinh viên toàn quốc lần 9 chiều nay, 28.12 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô khép lại trong tiếc nuối của nhiều sinh viên chưa có cơ hội được đặt thêm câu hỏi.
 phó thủ tướng vũ đức đam
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi đối thoại với sinh viên chiều nay - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó thủ tướng mở đầu buổi giao lưu bằng câu chuyện giản dị: “Bác học ở nhà quê thôi, thi ĐH xong thì gọi đi du học trời Tây, mang theo 2 bộ quần áo thì chỉ một bộ lành. Sang đấy 3 tháng đầu, tăng gần 20 kg, bác thấy nước mình còn nghèo quá. Từ tháng thứ 3 trở đi, lúc nào bác cũng khát khao tự hỏi, bao giờ bố mẹ mới được sướng như thế này”.
Ông chia sẻ tâm huyết với 650 sinh viên: "Nước mình nhất định phải giàu hơn, không thể nói mình anh hùng, dân mình thông minh mà lại nghèo được. Đây chính là lúc sinh viên thể hiện đức, tài, trí của mình".
Bạch Kim, sinh viên ĐH Nha Trang đặt câu hỏi, theo Phó thủ tướng, sinh viên có thể và cần phải làm gì để bảo vệ, phát triển biển đảo Việt Nam. Phó thủ tướng cho rằng là công dân Việt Nam, ai cũng phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước mình, muốn vậy thì chủ quyền là điều rất thiêng liêng, bảo vệ vững chắc rồi thì phải làm cho mình giàu mạnh lên.
“Cái chung nhất là sinh viên phải học thật giỏi, không chỉ kiến thức mà phải là ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm… Còn bảo vệ đất nước có nhiều cách bằng ngoại giao, bằng kinh tế... nhưng trên hết là phải dựa trên tinh thần chủ quyền là thiêng liêng, không dùng vũ lực, không đe dọa mà phải dựa trên luật pháp quốc tế...”, Phó thủ tướng nói.
phó thủ tướng vũ đức đam
Sinh viên đặt câu hỏi với Phó thủ tướng - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó thủ tướng cũng đặt lại câu hỏi với các sinh viên có biết DOC, công ước quốc tế về luật biển không? Phó thủ tướng cho rằng với sinh viên trước hết phải học giỏi, thứ nhì là muốn làm gì phải hiểu biết về nó. Phải hiểu khái niệm thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, luật pháp quốc tế về biển đảo, các vấn đề tranh chấp… Hiểu đúng vấn đề, sau mới vận dụng, ứng xử đúng. Ứng xử đúng thì quyền lợi quốc gia được bảo đảm hơn.
Phó thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm nhất có thể, nếu được trong hôm nay, xin nhà xuất bản đưa bản mềm quyển sách “100 câu hỏi về biển đảo dành cho lớp trẻ” lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để các sinh viên có thể đọc, nhớ và nói cho mọi người cùng biết. 
                                                                Phan Hậu - Thúy Hằng - Minh Hoàng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đào tạo Đại học đang có vấn đề


“Ngay về số lượng nhân lực chúng ta chưa đạt vậy mà theo số liệu báo cáo hiện nay có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không xin được việc, điều đó có nghĩa chất lượng đào tạo của chúng ta thực sự có vấn đề”.
Đó là những chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết TW 8 khóa 11 và Tổng kết năm học 2012-2013 các trường ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng nay 28/12. 

Sự cấp bách của việc đổi mới 
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Khi làm Nghị quyết thì lãnh đạo nhà nước cũng tính xem từ căn bản, toàn diện là như thế nào? Chúng ta xác định, không phải chúng ta xóa tất cả những cái cũ đi để mình làm lại nhưng rõ ràng phải có chữ căn bản và toàn diện, nghĩa là xem những cái gì đến bây giờ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển mới. 
Giáo dục liên quan đến tất cả mọi người dân, một sự thay đổi nhỏ không phù hợp sẽ liên quan đến tương lai của một đời người và cộng lại là nhiều năm đối với tương lai của một dân tộc. Chính vì thế, chúng ta phải quyết liệt nhưng phải làm hết sức trí tuệ và bình tĩnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị quán triệt Nghị quyết TW 8 khóa 11 và Tổng kết năm học 2012-2013 các trường ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 28/12/2013.


“Chúng ta không “câu giờ”, không câu dầm để kéo lui nhưng phải hết sức khoa học và bình tĩnh. Ngay như cả việc thi tuyển vào ĐH cũng cần phải xem xét một cách cẩn trọng” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đất nước chúng ta đang hội nhập, phát triển trong những năm qua rất tốt, dư luận xã hội cũng còn nhiều vấn đề nhưng nhìn chung với cục diện của thế giới thì việc giữ được mức tăng trưởng như vừa qua, ổn định chính trị xã hội đã là một thành tựu rất lớn. Nói đi là như vậy, và chúng ta rất mừng, thậm chí là rất tự hào. 
Trong những diễn đàn quốc tế vừa qua, vị thế của chúng ta được nâng lên, không đơn thuần là một bài phát biểu hay, cử chỉ ngoại giao tốt đúng lúc, đúng chỗ mà quan trọng là đằng sau đó là thế và lực thật của đất nước đã được nâng lên. 
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận, khoảng cách của chúng ta với các nước trong ASEAN vẫn chưa thu hẹp được. Ngay ở các nước trong Đông Nam Á có một số quốc gia bị chững lại nhiều nhưng chúng ta vẫn chưa thể bắt kịp. Cả nước nói chung nhất định phải đổi mới thật mạnh mẽ. Chính phủ đã bàn luận một cách sôi nổi và đều thấy rằng, chúng ta đã đổi mới, chúng ta có nhiều quyết sách rất quan trọng để tạo động lực chuyển từ thời bao cấp sang. Bây giờ, dường như chúng ta đang đứng trước một thách thức, một đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới một cách sâu rộng để vươn lên một tầng lớp mới. Điều này hiển hiện ngay trước mắt rồi, nếu không làm chúng ta nhất định sẽ thua. 
“Trước đây khi chúng ta gia nhập ASEAN, APEC, WTO, một số hiệp định tự do thì gần như thời cuộc buộc chúng ta cuốn theo phải làm nhưng bây giờ tham gia đàm phán Hiệp định TPP là chúng ta chủ động tham gia vào ngay từ đầu. Như vậy ở tầm vĩ mô thì Đảng và Nhà nước cũng nhận ra rằng, cạnh tranh toàn cầu là gay gắt vô cùng. Nếu mỗi quốc gia không tìm được lợi thế của mình, không chủ động thì nhất định sẽ thua. Ngày xưa thua mất 10 năm thì bây giờ chỉ cần 1 năm thôi thì hậu quả đã bằng 10 năm về trước, vì thế không cách nào khác là chúng ta phải dấn lên và chắc chắn giáo dục đào tạo phải rất thận trọng bởi nó liên quan đến mọi người dân nhưng phải quyết liệt và phải đi trước một bước” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảnh báo. 
"Chất lượng đào tạo của chúng ta thực sự có vấn đề” 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, giáo dục ĐH cũng đã quen với tự chủ và sát với đầu ra của xã hội nhất, suy cho cùng mục đích cuối cùng của nền giáo dục ĐH là cung cấp nguồn nhân lực. Nói thì đao to búa lớn, thực ra giáo dục ĐH, CĐ là đào tạo ra tiến sỹ thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Nó thể hiện ở chỗ có xin được việc không, có việc làm ngay không… 
“Chúng ta phải nói là đi vào chất lượng thì rất đúng nhưng thực tế số lượng cũng chưa đủ. Nếu tính tỷ lệ lao động được đào tạo của chúng ta hiện nay chưa được 50%, trong đó tỷ lệ ĐH, CĐ chưa đến 10%. Ngay về số lượng, chúng ta chưa đạt vậy mà theo số liệu báo cáo hiện nay có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không xin được việc, điều đó có nghĩa chất lượng đào tạo của chúng ta thực sự có vấn đề” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

SV khối Ngân hàng nô nức tìm cơ hội tại các “ông lớn”

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, theo số liệu báo cáo, hiện nay có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không xin được việc, điều đó có nghĩa chất lượng đào tạo của chúng ta thực sự có vấn đề.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, không có cách nào khác là chúng ta phải đổi mới, phải thay đổi thực sự căn bản. Chúng ta có Nghị quyết TW, Luật Giáo dục ĐH, Quy chế mẫu trường ĐH, Quyết định của Thủ tướng và việc thành lập, chia tách, đình chỉ các trường ĐH và còn nhiều nghị định khác nhưng dường như bị vướng mắc ở chỗ nào đó. 
“Bộ GD-ĐT đề ra bây giờ thi cử là khâu đột phá, nhận thức này rất là đúng. Tuy nhiên không nghĩa chúng ta chỉ làm một khâu mà phải làm đồng thời ở tất cả các lĩnh vực. Sở dĩ chọn thi cử là khâu đột phá bởi chắc là do nó bức xúc và làm ngay được, có tác dụng lan tỏa đến các khâu khác. Trên hết, tất cả chúng ta phải thống nhất một điều, chúng ta phải làm sao để sản phẩm của giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng phải tạo ra được một đội ngũ lao động có đủ năng lực cả về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn lẫn cả kỹ năng sống để trước hết thành một công dân tốt” - Phó Thủ tướng phân tích. 
Phó Thủ tướng cũng khẳng định, chúng ta đang hội nhập nên ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục ĐH cũng phải trên một tinh thần hội nhập, theo đầy đủ mọi ý nghĩa của nó. Đây là vai trò của Bộ, của Hiệp hội, tất cả phải đi vào chuẩn theo hướng quốc tế, đương nhiên phải có lộ trình nhưng chúng ta phải hướng tới nó, với một tinh thần quyết liệt, nhanh nhất có thể. Chậm không có nghĩa là chắc chắn, khẩn trương không có nghĩa là đã ẩu. 
“Nếu chúng ta xách một xô nước mà đi từng bước một đã khó, nhưng xách một xô nước mà phải chạy nhanh để đuổi kịp người khác thì khó hơn nhưng vẫn phải cố mà làm” - Phó Thủ tướng bày tỏ quan điểm. 
Hiến kế giải quyết bất cập giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị đánh giá hiện trạng hiện nay của đào tạo ĐH là như thế nào? Giáo dục ĐH đang ở đâu? Cái gì mình thực sự mạnh, cái gì còn yếu?… 
Minh chứng cho một bất cập rất nhỏ nhưng lại để lại hậu quả lớn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xoáy sâu vào tên gọi quốc tế của các trường ĐH Việt Nam hiện nay. 
“Không có nước nào đạt tên trường như ở Việt Nam, cái gì cũng đều dùng là University. Ngay tên gọi chẳng đâu vào đâu thì làm sao hội nhập, làm sao để sinh viên tốt nghiệp trường ở Việt Nam sang học tiếp ở các trường quốc tế. Hiện nay, phần lớn trường của chúng ta đang còn xếp hạng khá thấp nên phải rất nghiêm khắc để nhìn lại những cái này. Có những việc tuy rằng rất bé nhưng chúng ta bỏ qua sẽ hình thành nếp suy nghĩ để lại hậu quả rất lớn. Mình vì những sức ép quá nhiều trước mắt mà quên đi những thứ rất căn bản” - Phó Thủ tướng bày tỏ những trăn trở. 
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tình trạng cơ sở vật chất thì khó lắm rồi nhưng không phải là quyết định tất cả. Cái khó hơn nữa chính là giáo viên. Chưa nói về chất lượng thật mà chỉ tính tỷ lệ giáo sư/giảng viên, giảng viên/sinh viên đã thấy một sự bất cập rất lớn. Ngay giáo sư được chúng ta phong bây giờ có bao nhiêu công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học nổi tiếng của thế giới, có bao nhiêu người nói chuyện bằng ngoại ngữ của các nước… Đây là những vấn đề chúng ta phải nhìn nhận thực sự một cách rất là cầu thị nhưng cũng phải nghiêm khắc. Nếu không nhìn vào những cái chính này thì giải pháp đưa ra sẽ không triệt để được. 
Bộ GD-ĐT phải tiên phong trong đổi mới quản lý giáo dục 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ thêm, ở các nước có nền giáo dục phát triển kết hợp với kinh tế phát triển sẽ hướng tới tất cả mọi người có quyền lựa chọn loại trường, loại hình giáo dục cho mình thì việc thi đầu vào không còn quan trọng. Có cái đó rồi, vào trong trường nếu thầy đúng là thầy, trò đúng là trò, giáo sư có đúng cả về trình độ lẫn phẩm cách đáng được tôn trọng nhất trong xã hội thì cũng không cần đặt việc thi đầu vào, bởi vào không học được, ắt hẳn anh sẽ bị loại ra. 
Hiện nay chúng ta, ai đó vào trường nhưng học có khi rất là kém nhưng bằng cách này cách nọ vẫn tốt nghiệp được. Nếu ra ngoài xã hội anh không cần bằng cấp gì, anh có trình độ thật sẽ được trọng dụng thì mọi người sẽ bớt chạy theo. Tất cả những cái này đồng ý là liên quan với nhau, đồng ý không phải chỉ có ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm và phải làm được nhưng dù sao ngành giáo dục vẫn là người có trách nhiệm chính. 
“Nếu muốn có một khâu đột phá thì trước hết cùng với đổi mới thi cử là phải thay đổi quản lý giáo dục. Tôi đề nghị cần đổi mới ngay công tác này tại Bộ GD-ĐT đầu tiên. Bây giờ làm cái này rất thuận lợi vì chúng ta đã có Nghị quyết, có Luật có các Nghị đinh đang được hoàn thiện. Xã hội đang trông chờ Bộ đổi mới cái này. Bộ mà đổi mới theo đúng nghĩa của nó thì một số trường ĐH cũng sẽ bị đụng chạm rất lớn, Bộ phải sẵn sàng chấp nhận điều đó” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quán triệt.

Thí sinh cùng bạn tranh luận lại đề thi (Ảnh: Doãn Hòa)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: "Hiện nay có cảm giác học phổ thông rất căng thẳng để vào ĐH, CĐ. Nhưng khi vào học rồi thì thấy quyết tâm nhẹ đi". Trong ảnh: Thí sinh dự thi đại học năm 2013.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ: Chúng tôi mong làm sao nhiều sinh viên khi vào trường ĐH sẽ được trang bị đầy đủ hành trang. Hiện nay có cảm giác học phổ thông rất căng thẳng để vào ĐH, CĐ. Nhưng khi vào học rồi thì thấy quyết tâm nhẹ đi. Chính vì thế cần đảm sao cho các bạn sinh viên tiếp cận những thứ cần phải học, đáng để học. Chúng ta không thể giấu diếm được những điều này nên cần phải bàn thảo kỹ lưỡng kết hợp với tham gia góp ý của xã hội. Nếu chúng ta thấy đúng, có cơ sở thì công khai sau đó đặt ra tiêu chuẩn, tiêu chí để thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc. 
“Dài hơi là như vậy nhưng ngay trước mắt là vấn đề tuyển sinh. Cần phải bàn sau đó tuyên truyền rộng. Chúng ta đổi mới nhưng không làm các thí sinh, sinh viên phải chịu thiệt thòi do đổi mới. Những người xứng đáng có cơ hội hơn phải được lựa chọn vào các cơ sở tốt” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chốt lại vấn đề. 
                                                                                                                                                                                                                                            Nguyễn Hùng

Trang