27 tháng 10, 2015

Trang nhất báo Thanh niên Bắc Kinh đăng bài: “Nên giải thể tổ chức Đảng”

Bài viết này được đăng vào ngày 22/10 và nhanh chóng được loan đi trên mạng xã hội, ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng.
Ngày 22/10 vừa qua, trên trang nhất báo Thanh niên Bắc Kinh đăng bài viết có tiêu đề lớn “Tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thì phải giải thể”. Thông tin này bị nhiều người xem là nói ám chỉ nên giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: internet)
Gần đây Trung Nam Hải cho sửa đổi Điều lệ kỷ luật của ĐCS Trung Quốc và tuyên bố sẽ thắt chặt kỷ luật Đảng. Theo đó, báo Thanh niên Bắc Kinh xuất bản ngày 22/10 vừa qua đã cho đăng trên trang nhất bài viết có dòng tiêu đề lớn “Tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thì nên giải thể”. Bài báo được xem là ám chỉ giải thể ĐCS Trung Quốc. Trên mạng, người dân lên tiếng khen ngợi, ai nấy đều đồng tình hưởng ứng kêu gọi ĐCS Trung Quốc nên “tự giác hạ cánh cho nhẹ nhàng”. Do tính nhạy cảm của bài báo, hình ảnh trên báo giấy cùng những bàn luận liên quan chia sẻ trên trang Weibo bị nghiêm cấm.
Bản Điều lệ kỷ luật Đảng mới được ban hành trước đó một ngày (ngày 21/10), sau đó báo chí sôi nổi cho đăng thông tin. Ngày 22/10, trên trang đầu báo Thanh niên Bắc Kinh, cùng với hình ảnh về chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình lại xuất hiện dòng tiêu đề lớn “Tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thì nên giải thể”, dưới phần tiêu đề lớn viết chú thích nhỏ “xem kỹ bản A4”. Toàn nội dung của bản A4 nói về Điều lệ xử phạt kỷ luật Đảng, tiêu đề là “Trong một năm mà bị xử phạt cảnh cáo trong Đảng sẽ không được thăng chức”.
Đến ngày 23/10, hình ảnh này được phát tán trên mạng xã hội và được nhiều người hưởng ứng, ai nấy đều khen hay: “Hoan ngênh giải tán!” “Khuyến khích giải tán! Tự giác hạ đài!”, “Nói rất hay, nên giải tán!”. Có người dân Bắc Kinh giơ ngón tay cái lên nói: “Tờ báo có lương tri, dám nói lên sự thật”. Một người dân khác nói: “Hãy học từ bài học của Ceausescu (Tổng bí thư Romania đã bị hạ bệ) mà nên hạ cánh nhẹ nhàng”.
Trước thông tin này, nhiều người dân Đại lục lên tiếng đặt câu hỏi: Hiện nay liệu có bao nhiêu Đảng viên không phạm kỷ luật? Câu hỏi được vị Tổng giám đốc một doanh nghiệp khẳng định: “Nói rất chính xác, chưa tới một phần trăm!”. Có thể thấy, người dân Trung Quốc hiện ai cũng thừa nhận ĐCS Trung Quốc đã đến lúc nên giải thể.
Do cư dân mạng hưởng ứng quá mạnh mẽ, hình ảnh của trang báo giấy đã bị cấm chia sẻ trên Weibo và đều phải gỡ bỏ.
Phó giáo sư Đại học Bắc Kinh Tiêu Quốc Tiêu khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên đã cho biết: “Ở đây có hai cách lý giải: một là ám chỉ cả tổ chức ĐCS Trung Quốc; hai là chỉ nhằm xác thực thông tin trong Điều lệ kỷ luật Đảng, theo đó một chi bộ Đảng nào đó nếu có nhiều vấn đề liên quan đến Đảng viên thì nên dừng hoạt động chi bộ này. Nếu vấn đề nằm ở ý đầu thì đây là một sự kiện của truyền thông, nếu ở ý sau thì là do sự đùa giỡn của cư dân mạng. Về cơ bản hiện nay điều này đang gây phản ứng rộng rãi làm cư mạng hăng hái hùa theo, chính quyền không muốn cư dân mạng tiếp tục tập trung chú ý vào vấn đề này rồi sinh chuyện lớn”.
Một tuần trước đó, Bộ Văn hóa ĐCS Trung Quốc mở trang trên Weibo và đã bị đông đảo cư dân mạng tập trung tấn công, chửi rủa. Có thể thấy người dân hiện giờ đã không còn sợ và dám công khai lên tiếng phản đối. Bây giờ, trong dân chúng người ta gọi ĐCS Trung Quốc là “Đảng thông dâm”.
Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Ông Tập Cận Bình đang thăm dò “giải thể tổ chức Đảng”?

Trang nhất báo Thanh niên Bắc Kinh (22/10) có dòng tiêu đề lớn:
“Nên giải tán những tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật”, 
tiếp theo dòng tiêu đề ở dưới là “Dò đường trong cơn mưa” 
theo hình ảnh của ông Tập Cận Bình.
Ngày 22/10, trang nhất Báo Thanh Niên Bắc Kinh có dòng tiêu đề “Nên giải tán những tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật” làm sôi nổi dư luận. Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc phân tích cho rằng, ở đây không loại trừ việc ông Tập Cận Bình phát tín hiệu “giải thể tổ chức Đảng” để thử phản ứng của dư luận.
Ngày 21/10, Điều lệ xử phạt kỷ luật Đảng của ĐCSTQ có bản mới hiệu đính với tiêu chí tăng thêm Điều lệ xử lý tổ chức Đảng, với những tổ chức vi phạm kỷ luật nghiêm trọng phải cải tổ hoặc giải tán. Vậy là ngay hôm sau, Báo Thanh Niên Bắc Kinh có dòng tiêu đề lớn trên trang nhất “Nên giải tán những tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật”. Nhưng ở phần dưới là cảnh ông Tập Cận Bình tham quan Viện Đại học Luân Đôn trong mưa với tiêu đề “Dò đường trong cơn mưa”.
Ở đây có thể thấy hai dòng tiêu đề này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
Giáo sư Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang/孙文广) thuộc Đại học Sơn Đông cho biết, tiêu đề “Nên giải thể tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật” có thể hiểu theo hai nghĩa: một là giải tán mang tính cục bộ, hai là giải tán toàn thể. Cách đặt tiêu đề như thế thường là có người ở trên bày kế ra.
Kể từ sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền và thực hiện kế sách “đánh hổ già” đã vạch ra thực trạng nghiêm trọng của nhiều Đảng viên hủ bại, dường như vượt quá giới hạn chấp nhận của người dân, sự hủ bại trong Đảng trớ trêu thay giờ lại là chuyện thường tình.
Ông Quý Đạt (Ji Da/季达), một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc phân tích cho rằng, ở Trung Quốc việc bài trí bố cục các tiêu đề trong báo chí rất được chú ý, nó cũng là những tín hiệu về chính trị. Mọi người thường cũng hay chú ý đến những bố trí này trên báo chí, truyền hình để giải thích xu hướng chính trị, điều này đã thành một thói quen trong ‘quan trường’ Trung Quốc. Báo Thanh Niên Bắc Kinh là cơ quan của Đoàn Thanh niên thành phố Bắc Kinh, thuộc phe của ông Hồ Cẩm Đào.
Sau sự kiện chính biến ngày 19/3/2012 ở Bắc Kinh, quyền lực của ông Chu Vĩnh Khang ở Bắc Kinh không còn. Đến ngày 23/4, trang nhất báo Đô thị Sở Thiên của Hồ Bắc đưa tin ông Chu Vĩnh Khang đi khảo sát ở Hồ Bắc, phía dưới có tấm hình người đi trên dây. Khi đó có phân tích hình dung về số phận tàn lụi của ông Chu Vĩnh Khang. Ngày 11/6 năm nay, ông Chu Vĩnh Khang bị xử tù vô thời hạn.
Ngày 23/4, trang nhất báo Đô thị Sở Thiên của Hồ Bắc đưa tin 
ông Chu Vĩnh Khang đi thăm Hồ Bắc, nhưng phía dưới có tấm hình người đi trên dây
Chuyên gia Quý Đạt tiếp tục phân tích cho rằng, cái tiêu đề lần này không ngoài tính toán của ông Tập Cận Bình. Vì phần bên dưới cái tiêu đề lớn “Nên giải tán những tổ chức Đảng có nhiều Đảng viên vi phạm kỷ luật” không có nội dung cụ thể, tiếp theo lại là cảnh “Dò đường trong cơn mưa” của ông Tập Cận Bình, ngụ ý ở đây là ông Tập Cận Bình đang “thăm dò”…
Trong hành trình thăm nước Anh ngày 21/10 thì chuyến thăm Viện Đại học Luân Đôn trong mưa của ông Tập Cận Bình là hoạt động không đáng kể, trong ngày hôm đó ông Tập Cận Bình đã ký kết nhiều thỏa thuận với Thủ tướng Anh Cameron trị giá 40 tỷ bảng Anh ngay Phủ Thủ tướng. Thế nhưng Báo Thanh Niên Bắc Kinh lại chọn hình ảnh từ một hoạt động nhỏ tham quan trong mưa đăng ở hàng thứ hai trang nhất, mục đích rõ ràng là muốn dùng tiêu đề “Dò đường trong cơn mưa” để ăn khớp với “giải thể tổ chức Đảng”, đây chính là ý của ông Tập Cận Bình.
Chuyên gia Lý Đạt nói: “Hàng loạt những hành động lấy pháp luật trị nước kể từ sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền cho thấy một trong những mục đích quan trọng của ông Tập Cận Bình là làm yếu hóa Đảng trị, mạnh hóa Pháp trị.”
Tại một Hội nghị Bộ Chính trị vào trung tuần tháng 6/2015, một phần bản Báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra 6 nguy cơ Cộng sản Trung Quốc “xóa Đảng”. Tại Hội nghị, ông Tập Cận Bình đã phát biểu cho rằng “hiện nay chúng ta đang đối diện thực trạng Đảng thoái hóa biến chất và ngày càng gần với nguy cơ mất Đảng”.
Tiếp theo vào ngày 1/7, tại Hội nghị lần thứ 15 của Ủy ban Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc đã biểu quyết thông qua “Làm theo lời tuyên thệ trong Hiến pháp” (Bản thảo), trong lời tuyên thệ của Bản thảo có “Trung với tổ quốc, trung với nhân dân”, chứ không có “trung với Đảng”.
Cuối cùng ông Quý Đạt nói, hiện đã có gần 220 triệu người “tam thoái” (thoái Đảng, Đoàn, Đội), vì thế việc giải tán tổ chức Đảng Cộng sản là theo ý của dân chứ không phải nói suông.
/Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch/(Đại Kỷ Nguyên VN)/

'Cuộc chiến truyền thông' trước hội nghị 13

TS. Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ cần tới một hai hội nghị trung ương nữa để thống nhất vấn đề các ghế lãnh đạo 'tứ trụ', theo tác giả. 
Sau Hội nghị trung ương lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, rất có thể mọi việc vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương quan lực lượng vẫn đang là 50/50.
Nếu hội nghị trung ương 13 chứa đựng nội dung bỏ phiếu cho ‘tứ trụ’, ai giành phiếu cao hơn sẽ là câu hỏi sống chết.
Khác hoàn toàn với hình ảnh mặt hồ không gợn sóng tại hội nghị trung ương 11 vào giữa năm 2015, Hội nghị trung ương 12 của Đảng CSVN khai tỏa vào tháng 10/2015 đã đạt tới tiêu chí tiêu biểu của thông tin nhiễu loạn.
Trước, trong và sau hội nghị này, các ‘fan hâm mộ’ của Thủ tướng chính phủ lẫn phe đảng liên tiếp 'dội bom' vào nhau khiến dư luận không biết đâu mà lần.
Hai bờ đối nghịch
Một bài viết được cho là xuất phát từ bên đảng đã đánh giá thực lực của Thủ tướng Dũng trong Ban chấp hành trung ương hiện thời chỉ còn 3 phần, so với 7 phần trước đây; và hiện có tới 13 người trong Bộ chính trị dưới cờ ông TrọngTS. Phạm Chí Dũng
Có lẽ khó ai có thể hình dung được nhân vật được quan tâm nhất trong chính trường Việt Nam - ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng - sẽ tiếp tục đường danh nghiệp của mình như thế nào – tổng bí thư, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, hoặc sẽ trở thành một ‘thái thượng hòa’ buông rèm nhiếp chính theo một nghĩa nào đấy.
Tuy nhiên, chi tiết khá rõ cho tới giờ là Hội nghị trung ương 12 đã chưa thể ‘gút’ được các nhân sự cao cấp nằm trong ‘bộ tứ’. Vì thế, đảng cầm quyền còn cần đến hội nghị 13, có thể diễn ra vào tháng Mười Hai tới, thậm chí cần cả hội nghị 14 - được coi là ‘đại hội trù bị’ ngay trước đại hội chính thức lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm 2016.
Tuy vấn đề nhân sự cao cấp chưa giải quyết được, nhưng ngay sau Hội nghị 12 đã xuất hiện vài bài viết được tung lên mạng xã hội, cho rằng có 3 phương án nhân sự cho ‘tứ trụ’ đã được Bộ chính trị phổ biến để lấy ý kiến các ủy viên trung ương đảng. Trong đó có đến hai phương án mà ông Nguyễn Tấn Dũng được xếp vào vị trí tổng bí thư.
Nhưng một số tin tức lại cho rằng tại hội nghị 12, các ủy viên trung ương đảng chỉ được tổ chức lấy ý kiến thăm dò về nhân sự các thành viên (cũ và mới) trong Bộ chính trị và chủ yếu là thông qua tiêu chí ‘đặc biệt’ về nhân sự cao cấp mà tác giả là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứ chưa có cuộc bỏ phiếu nào về ‘tứ trụ’.
Một bài viết được cho là xuất phát từ bên đảng đã đánh giá thực lực của Thủ tướng Dũng trong Ban chấp hành trung ương hiện thời chỉ còn 3 phần, so với 7 phần trước đây; và hiện có tới 13 người trong Bộ chính trị dưới cờ ông Trọng - hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của phe ủng hộ thủ tướng khi cho rằng ông Dũng vẫn đang ở thế ‘thượng phong’.
Chủ đề nhân sự lãnh đạo Đảng và nhà nước sau Đại hội Đảng lần thứ 12 vẫn nằm ở trung tâm sự quan tâm của dư luận Việt Nam hiện nay. 
Cuộc đấu truyền thông cũng bởi thế đang ngày càng căng thẳng và khốc liệt. Tuy nhiên cho tới nay và vẫn theo ‘truyền thống’, cuộc chiến này chỉ diễn ra trên mặt trận duy nhất là mạng xã hội, hay còn được gọi là ‘lề trái’, trong khi toàn bộ 800 tờ báo nhà nước im thin thít.
Với phần lớn tổng biên tập chịu sự chi phối và can thiệp trực tiếp từ Ban Tuyên giáo trung ương lẫn các ban tuyên giáo cấp tỉnh thành, tâm tư dễ hiểu nhưng khó được cảm thông là đa số tổng biên tập đều quyến luyến cái ghế của mình khi đại hội đảng lần thứ 12 cùng công tác tổ chức đang đến rất gần.
Cán cân 50/50?
Thời đại bùng nổ Internet đã tiếp thêm sinh lực cho cuộc đấu đạt đến tiêu chí không khoan nhượng trong nội bộ đảng. Hiển nhiên bên nào mạnh hơn về truyền thông, bên đó sẽ nắm ưu thế tạo ra tác động chi phối về tâm lý đối với người bỏ phiếu.
Việc tổng hợp các thông tin cho thấy sau Hội nghị trung ương 12, rất có thể mọi việc vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương quan lực lượng vẫn đang là 50/50TS. Phạm Chí Dũng
Trong lúc bên đảng vẫn lúng túng chậm lụt trước mạng xã hội mà chỉ biết trông chờ vào những ‘cơ quan ngôn luận’ như báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, những người ủng hộ Thủ tướng Dũng lại nhanh nhạy và sáng tạo hơn hẳn với hàng loạt bài viết ca ngợi ông Dũng không tiếc lời.
Những bài viết này lại được gửi đến những trang mạng xã hội có số đông người truy cập như Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày, Ba Sàm, Dân Làm Báo…, cùng vài blog cá nhân khác như một ý thức muốn ‘vận dụng linh hoạt’ mạng xã hội như một công cụ để loan tải ý đồ tranh đấu nội bộ, cho dù những trang này đã và vẫn đang bị chính quyền, công an Việt Nam lên án hoặc ‘thế lực thù địch’ hoặc ‘phản động’.
Trong lúc một số bài viết luôn khẳng định ưu thế vượt trội của một trong hai bên, thậm chí còn có tin đồn về việc TBT Trọng giới thiệu Thủ tướng Dũng làm tổng bí thư khóa 12 tới, việc phân tích và đối sánh các bài viết này với nhau lại là một trò chơi giải phương trình toán học không kém thú vị.
Ngày 20/10/2015, trên trang BBC xuất hiện bài viết của tác giả khá quen thuộc Nguyễn An Dân – người từng có nhiều bài viết được cho là công khai ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – với câu kết ‘mong là lần này Ban Chấp hành Trung ương có quyết định sáng suốt và đúng đắn, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và dân tộc trong khúc ngoặt quan trọng này’.
Việc tổng hợp các thông tin cho thấy sau Hội nghị trung ương 12, rất có thể mọi việc vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương quan lực lượng vẫn đang là 50/50.
Câu hỏi sống chết
Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, theo dự kiến sẽ tới thăm chính thức Việt Nam trong tháng 11/2015. 
Một khi vẫn chưa có gì chứng tỏ một bên nào đó vượt hẳn so với bên kia, tình trạng giằng co này lại phụ thuộc một phần vào các chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tập Cận Bình và Obama.
Nhưng phương trình đối ngoại của đảng Cộng sản Việt Nam giờ đây lại trở nên ‘đồng chí’ hơn là hai khuynh hướng tách bạch ‘hướng Mỹ’ và ‘hướng Trung’ trước đây. Nếu sau vụ việc giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vỗ mặt giới lãnh đạo Hà Nội vào giữa năm 2014 mà đã tạo nguồn cơn cho chủ thuyết ‘dần thoát Trung’ trong phần lớn nội bộ đảng cho đến giờ này, người ta có thể hình dung rằng giữa hai ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ tổng bí thư đại hội 12 là TBT Trọng và Thủ tướng Dũng ít nhất cũng không quá cách biệt: điểm đến xứ Cờ Hoa.
Nếu xét từ biểu hiện bề nổi ấy, chẳng có quá nhiều lý do để lo ngại rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình sẽ khiến đảo lộn chính trường Việt trước đại hội 12, mà ngay trước mắt là Hội nghị trung ương 13. Chỉ còn ẩn số về chuyến thăm của Obama sẽ có lợi cho ai…?TS. Phạm Chí Dũng
Một năm sau vụ Giàn khoan HD-981, Tổng bí thư Trọng đi Washington và đã được đón tiếp bằng cờ và hoa đúng nghĩa. Hai món quà của ông Trọng đáp lễ cũng ý nghĩa không kém: chính thể độc tài Việt Nam chấp nhận định chế Công đoàn độc lập và sau đó chấp nhận cả thực tồn của Xã hội dân sự, dù mới chỉ trên phương diện nguyên tắc.
Tiếp tới, người Hà Nội ngó sang dinh thủ tướng xem ông sẽ ‘cải cách thể chế’ ra sao như đã hứa hẹn quá nhiều lần nhưng vẫn chưa có manh mối gì xác minh.
Những ngày gần đây, ở Hà Nội cũng đang nổi lên dư luận về tình trạng ‘thất sủng’ của những quan chức Việt tốt nghiệp từ Trung Quốc, trong khi giới chức đồng bào nhưng tu nghiệp ở Hoa Kỳ lại có cơ hội được ngẩng mặt hơn.
Nếu xét từ biểu hiện bề nổi ấy, chẳng có quá nhiều lý do để lo ngại rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình sẽ khiến đảo lộn chính trường Việt trước đại hội 12, mà ngay trước mắt là Hội nghị trung ương 13.
Chỉ còn ẩn số về chuyến thăm của Obama sẽ có lợi cho ai…?
Công tác giải phương trình nhiều ẩn số, về cơ bản sẽ thuộc về giới chính khách Việt và các nhóm lợi ích trong nước.
Nếu hội nghị 13 chứa đựng nội dung bỏ phiếu cho ‘tứ trụ’, ai giành phiếu cao hơn sẽ là câu hỏi sống chết.
Nguồn: Theo BBC

Ông Cao Sỹ Kiêm: “Cán bộ đảng viên suy thoái, nói thì dễ sao chỉ ra lại khó?”

Tác giả: Ngọc Quang
KD: Cơ chế quản lý u u minh minh, không minh bạch thì chỉ ra làm sao được bộ phận tha hóa. Có lẽ vì thế mà cơ chế này rất được bộ phận không nhỏ …trân quý
————
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất”, đấy là nói chung chung, nếu không chỉ ra cụ thể thì không xử lý được.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình nhận định, có quá nhiều tồn tại kéo tụt lùi sự phát triển của đất nước, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu đó là đổi mới về chính trị, thể chế chậm; năng lực cán bộ không theo kịp được yêu cầu.
Nhìn lại diễn biến của nền kinh tế đất nước suốt 5 năm qua, ông nhận thấy những vấn đề gì còn tồn tại?
TS.Cao Sỹ Kiêm: Tôi thấy có 5 vấn đề còn tồn tại, cần sớm được đưa ra phân tích.
Vấn đề thứ nhất: 5 năm qua, kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, nhưng đổi mới về mặt chính trị, thể chế, tổ chức bộ máy, con người thì chưa theo kịp, cho nên đã làm hạn chế tốc độ phát triển và khả năng khai thác của nền kinh tế.
Vấn đề thứ hai: Thể chế của chúng ta nói chung định hướng thì tốt, nhưng triển khai thì chậm. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp rất nhiều thời điểm chưa có được sự đồng bộ, cho nên chúng ta dễ nhận thấy từ nghị quyết tới thực tiễn là một khoảng cách xa. Chính điều đó khiến cho những người thực hiện thiếu động lực, hoặc mất niềm tin, nhưng vẫn giả vờ tin.
TS.Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình. ảnh: Ngọc Quang.
Vấn đề thứ ba: Chúng ta chuẩn bị cho bộ máy con người chưa kịp với yêu cầu phát triển của đất nước. Đường lối chủ trương và những yêu cầu đặt ra thì rất cao, nhưng con người (cán bộ) xét ở nhiều mặt như tư duy, hành động, phương pháp, trách nhiệm, đạo đức… thì có một bộ phận chưa đảm bảo, cho nên cản trở đường lối phát triển.
Vấn đề thứ tư: Công tác quản lý cả về kinh tế, xã hội, con người chưa chặt chẽ, biểu hiện thì có nhiều chỗ còn trầm trọng hơn. Tôi lấy thí dụ về an ninh chính trị thì trước mắt đã được đảm bảo, nhưng an toàn trật tự xã hội thì có nhiều biểu hiện rất đáng lo.
Ngay cả ở nông thôn bây giờ trật tự, an toàn xã hội cũng không còn được tốt như trước nữa. Tình trạnh trộm cắp, giết người xảy ra quá nhiều.
Đặc biệt là những năm gần đây đã xảy ra quá nhiều vụ giết người hàng loạt, quá nhiều vụ giết người dã man, trong số nạn nhân có cả các cháu bé. Vậy thì tại sao lại dẫn tới tình trạng này, đó là vấn đề cần phải làm rõ và tìm ra giải pháp hiệu quả, nếu không thì rồi đây sẽ có thể xảy ra nhiều chuyện đau lòng hơn.
Hay là vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường cũng rất đáng lo ngại, chẳng riêng gì thành phố mà ở nông thôn cũng vậy. Môi trường thì ô nhiễm, ngay ở trung tâm Hà Nội mà không khí cũng bị ô nhiễm thì nói gì tới các nơi khác. Thực phẩm thì bẩn, mất vệ sinh, sử dụng các loại thuốc… bằng mọi cách để kiếm tiền nhanh mà trà đạp lên cả đạo đức, coi thường tính mạng của cộng đồng.
Vấn đề thứ năm: Tham nhũng và lãng phí quá lớn. Chúng ta cứ nói ra rả về chống tham ô, lãng phí, nhưng thực tế thì lãng phí xảy ra ngày càng nhiều. Tôi nói đơn giản ngay ở Quảng Ninh, Hải Phòng có những nhà máy 7 – 10 nghìn tỷ “đắp chiếu”.
Ngay trước mắt chúng ta đây, tòa nhà số 8b phố Lê Trực xây vượt tầng sai phép cũng cho thấy công tác quản lý rất kém, kể từ cấp phường, quận cho tới cấp cao hơn. Sai phạm ấy đâu có phải chỉ diễn ra trong một lúc mà có cả một quá trình đấy chứ, tại sao lại không ngăn chặn được, lại để diễn ra như vậy.
Và cũng không phải chỉ có nhà số 8b phố Lê Trực xây dựng vượt tầng trái phép đâu mà còn rất nhiều các tòa nhà khác ở Hà Nội cũng đã làm như vậy và rất lạ là chính quyền địa phương không thể ngăn chặn được.
Chúng ta đã quá quen với những câu nói “Lãng phí là cục bộ, là nhóm lợi ích…” hay là “Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất”. Nhưng đấy là nói chung chung, còn bây giờ chỉ ra cụ thể là ai, ở chỗ nào thì lại không chỉ ra được. Mà không chỉ ra được thì không thể xử lý được. Đó là những tồn tại rất cần phải chú ý.
Vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mục tiêu là năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, nhưng bây giờ chúng ta đã thừa nhận mục tiêu không thể đạt được.
Vậy thì bây giờ phải phân tích, làm rõ xem nguyên nhân nào khiến chúng ta không đạt được mục tiêu ấy? Phải làm rõ để rút kinh nghiệm, phải chỉ rõ được yếu kém ở đâu, do tư duy hay do đường lối quan điểm, hay là do cách chỉ đạo, hay do chất lượng cán bộ không đảm bảo?
Chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ sống còn của đất nước.
Thưa ông, lâu nay chúng ta đã quen với cụm từ “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Với định hướng này, chúng ta có gặp khó khăn gì khi hội nhập với thế giới không, thưa ông?
TS.Cao Sỹ Kiêm: Vấn đề đầu tiên là chúng ta đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Cái này thì chúng ta đã có nội dung rồi, đã có mô hình rồi, nhưng cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chưa được làm rõ.
Bây giờ mà hỏi định hướng ấy trong chỉ đạo điều hành, trong chính sách, trong tổ chức bộ máy, con người là thế nào thì không mấy ai nói ra được, mà nói cũng không thuyết phục. Đây là vấn đề rất cần làm rõ để tạo sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân cả nước.
Đối với hội nhập thì điểm tích cực là mấy năm qua chúng ta hội nhập rất nhanh, đi theo kinh tế thị trường tốt, nhưng điều kiện chuẩn bị của chúng ta cũng chưa được đảm bảo, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng ta ký song phương, đa phương nhiều, đặc biệt là cuối năm 2016 thì ASEAN là một thị trường, 2 năm nữa TPP (Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương) đã thành hiện thực, nhưng sự chuẩn bị cho khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân thì chưa tốt.
Vấn đề đặt ra bây giờ là phải gấp rút có những bước chuẩn bị cho khối kinh tế tư nhân hiểu rõ về những điểm thuận lợi cũng như khó khăn, nhà nước sẽ hỗ trợ được những gì và những gì họ phải làm thì chưa rõ.
Tôi lấy thí dụ nhiều người biết rằng khi TPP chính thức có hiệu lực thì Việt Nam được hưởng lợi vì sẽ là nước có nhiều lao động, tăng được thu nhập với nhiều ngành như: Thủy sản, dệt may, dày da… Nhưng lại không biết thách thức là thế nào?
Nói đơn giản nhất là ngay năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của chúng ta so với các nước thì vẫn còn một khoảng cách rất xa. Chúng ta muốn có được thị trường tốt thì chất lượng sản phẩm phải được nâng lên, muốn vậy thì trình độ tay nghề phải tốt, phải có công nghệ cao, kết hợp tác phong công nghiệp hiện đại thì mới tạo ra năng suất tốt được.
Toàn bộ những vấn đề ấy thể hiện trên đường lối chính sách, chỉ đạo và cả đào tạo của chúng ta, tồn tại quá nhiều vấn đề ngổn ngang chưa thực hiện được. Đấy là những vấn đề rất lớn mà tôi mong rằng Đại hội XII này, Đảng phải phân tích, đánh giá đúng tình hình và thảo luận một cách thực sự dân chủ để chọn được hướng đi phù hợp cho sự triển của đất nước.
Trân trọng cảm ơn ông!

“Hạnh phúc cho dân tộc” của bà Quyết Tâm?

 * Gs. NGUYỄN VĂN TUẤN
Những người ở vị trí lãnh đạo ở Việt Namthường có những phát biểu làm tôi thấy … khó lọt tai. Chẳng hạn như bà Quyết Tâm, Phó bí thư thành uỷ HCM, khi được hỏi về việc bổ nhiệm các “thái tử đảng” (chữ này có gốc Tàu) vào vị trí lãnh đạo, bà nói rằng“Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại” (1). Câu nói này, sau câu phát biểu của Phùng đại tướng, làm thế giới mạng dậy sóng.
Tôi muốn nhìn câu phát biểu này dưới lăng kính … khoa học. Và, khi đã nhìn dưới cái nhìn khoa học, các bạn sẽ thấy đây là một câu nguỵ biện. Trong khoa học, làm sao chúng ta biết một can thiệp hay một loại thuốc có hiệu quả? Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cho một nhóm bệnh nhân dùng thuốc đó một thời gian, rồi quan sát hiệu quả ra sao. Cách này thoạt đầu nhìn qua thì chẳng có gì sai, nhưng thật ra là có nhiều cái sai, nhưng hai cái sai hiển nhiên là như sau:
Cái sai thứ nhất là thiếu nhóm chứng (control), tức là nhóm bệnh nhân không dùng thuốc. Nếu không có nhóm chứng thì chúng ta không biết những gì mình quan sát trong nhóm điều trị là do thuốc hay do lí do gì khác. Chỉ có những người ngây thơ mới tin những dữ liệu từ một nhóm, vì những người am hiểu phải dùng dữ liệu của hai nhóm để so sánh rồi mới suy luận về nguyên nhân – hệ quả được.
Cái sai thứ hai là bias, trong trường hợp này là chủ quan. Nếu bạn để cho bác sĩ giải phẫu đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân do chính bác sĩ đó điều trị thì sẽ xảy ra tình trạng bias. Bias là vì bác sĩ cũng chịu chi phối bởi yếu tố cảm tính và chủ quan, họ muốn tin những gì họ tin. Và vì thế những gì họ đánh giá là không chính xác và cũng chẳng có độ tin cậy cao. Người có kinh nghiệm phải để cho người khác độc lập đánh giá.
Quay lại với việc bổ nhiệm thái tử đảng mà bà Quyết Tâm cho rằng là “quá hạnh phúc cho dân tộc” cũng có hai cái sai hiển nhiên. Cái sai thứ nhất là nếu thay vì bổ nhiệm các thái tử đảng, chúng ta bổ nhiệm người NGOÀI đảng xem sao. Nếu không có nhóm ngoài đảng (tức “nhóm chứng”) thì làm sao có thể biết được các thái tử đảng có tài hay bất tài. Hiện nay, bà ấy nói rằng các thái tử đảng là có tài, nhưng người ngoài đảng cũng có rất rất nhiều người có tài, và không cho họ cơ hội để thi thố tài năng & đóng góp cho đất nước phải xem là một cái tội đối với dân tộc.
Cái sai thứ hai là bias về đánh giá. Nếu đảng bổ nhiệm thái tử đảng, rồi đảng tự đánh giá, thì chẳng khác gì bác sĩ tự đánh giá hiệu quả điều trị của họ. Kiểu như vừa đá bóng vừa thổi còi, thì sao mà đáng tin cậy được. Nếu có cơ chế để người dân đánh giá thì mới biết việc bổ nhiệm thái tử đảng vào vị trí lãnh đạo có làm cho dân tộc hạnh phúc hay không. Không có đánh giá độc lập của dân thì không thể nói như bà phó bí thư được.
Người làm nghiên cứu khoa học mà làm thí nghiệm thiếu nhóm chứng và bias bị đánh giá là nhà khoa học tồi, dở, chẳng có uy tín gì. Tương tự, làm thí nghiệm xã hội như kiểu bổ nhiệm thái tử đảng mà không có nhóm so sánh (ngoài đảng) và chủ quan thì phải bị xem là [thôi nói bằng tiếng Anh cho nhẹ :-)] incompetent. Tôi chợt nghĩ hay là người phát biểu thấy người Bắc Hàn hạnh phúc với chế độ cha truyền con nối. Chẳng lẽ Việt Nam theo mô hình của Bắc Hàn?
Do đó, người dân có lí do để không tin (chứ không chỉ là “nghi ngại”), vào các thái tử đảng. Hạnh phúc thế nào được khi “Con vua thì lại làm vua” còn “Con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Thật vô lí khi một nhóm người do có quan hệ huyết thống với lãnh đạo được ưu tiên hơn những người khác cũng có tài mà đành phải an phận với tình thế của kẻ bị trị. Hạnh phúc sao được trong khi các bậc tiền bối của thái tử đảng để lại cái ngân sách Nhà nước chỉ còn 45000 tỉ đồng, mà một vị bộ trưởng phải chua chát thốt lên rằng: “45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả” (2). Ai cũng thấy, chỉ có vài người trong đảng không thấy (hay không muốn thấy) nên cứ phát ngôn gây sốc.
NVT/BaSam

Chuyện đổi mới “cái đèn cù”?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
… “Tuy nhiên đổi mới phải đúng hướng, đúng quỹ đạo” !
* HẠ ĐÌNH NGUYÊN
Từ ngữ “đổi mới” khá quen thuộc với người Việt Nam, ít nhất từ ba thập kỷ qua. Nó xuất phát từ Đảng Cộng sản Việt Nam, như một khẩu hiệu, như một phương châm, và kêu vang như một mệnh lệnh không thể cưỡng lại. “Đổi mới” có sức hấp dẫn, vì nó mang ý nghĩa là sự từ bỏ cái cũ vì cái cũ không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, tệ hại hơn, nó đang ngự trị hằng ngày, kìm hãm, nhấn chìm hiện tại lún sâu vào quá khứ lạc hậu. Khẩu hiệu đổi mới từng được nêu lên một cách quyết liệt: “đổi mới hay là chết” (vào thập niên 1980). Sau đó, từ ngữ “đổi mới” ấy đã chạy vòng quanh như một thứ khẩu hiệu đơn thuần, qua từng thời kỳ Đại hội Đảng, qua mỗi đời Tổng Bí thư. Từng lúc nó mang tên khác nhau, như có vẻ mới và chi tiết hơn, như đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới hành chánh, đổi mới cán bộ… Người dân nói nhại theo: đổi mới tivi, đổi mới bàn ghế, đổi mới ăn mặc, đổi mới cách nói năng… Dù sao, “đổi mới” cũng đã thành một từ ngữ nổi tiếng rất được ưa dùng. Đã gọi là "đổi mới" phải thay đổi hẳn cái cũ bằng cái mới, hoàn toàn mới, chứ không phải chỉ là 'mông má lại cái cũ'.
Vừa rồi, trong dịp Đại hội Đảng sắp diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã lặp lại và càng nhấn mạnh hơn: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả ‘tư duy, kinh tế, lẫn cán bộ”. Và, một điểm khác biệt quan trọng là cách biểu đạt ý tưởng cũng mới, ấy là: “Đổi mới phải đúng quỹ đạo”. Từ kim khẩu của lãnh đạo nói ra thì đều mới cả.
Có thể nói không sai, đây là một cuộc “trường chinh đổi mới” vì nó đã kéo dài hơn 30 năm và đang được kêu gọi tiếp tục. Trẻ sinh ra từ lúc bắt đầu đổi mới nay đã lập gia đình và có con cái, thanh niên lúc ấy 30, nay là hơn 60 đã về hưu. Và, cuộc đổi mới không hứa hẹn một điểm tạm dừng để thở, lại ngày càng cấp bách, phải tiếp tục, như Tổng Bí thư Đảng đã chỉ đạo.
Lẽ ra, với tinh thần đổi mới thật thà, Việt Nam hôm nay đã là một Việt Nam rất mới, mới toanh. Nhưng thực tế thì ngược lại, càng đổi mới bao nhiêu nó lại cũ bấy nhiêu, mọi mặt hoạt động của xã hội đều xuống dốc, an ninh quốc gia và lãnh thổ bị xâm phạm, đến nỗi tình trạng đất nước đang “tiến lên” một cõi thiên đàng mơ hồ xã hội chủ nghĩa, lại đứng dưới hạng phát triển của Campuchia, Lào, vốn là hai quốc gia nhỏ thân thiết láng giềng, (bản xếp hạng theo một số tiêu chí của Tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc). Dù sao, lãnh đạo Việt Nam vẫn tự hào mình là một đất nước cá biệt, có cách tư duy cá biệt, nên không nhất thiết phải biết ai, hay so sánh với ai. Như lời dân gian “chế” thơ Tố Hữu với lịch sử 4000 năm: “Từ trong hang đá chui ra/Vươn vai đứng dậy rồi ta chui vào”.
Nhưng vì lẽ gì mà sự nghiệp đổi mới ấy đã đem lại một kết quả ảm đạm như hôm nay? Phải chăng, vì nó phải đi theo đúng quỹ đạo đã định? Vâng, quỹ đạo, quy trình, quy định, quy cách… đều đã có sẵn, phải đổi mới trên tấm thảm ấy.
Quỹ đạo là đường di chuyển nhất định của một vật thể trong không gian, không thể đi khác được. Nó không thể lơ lửng bạ đâu bay đó, như hạt bụi theo gió. Ví như một phi thuyền phóng lên không gian phải đi đúng quỹ đạo đã định trước, nếu không, nó biến mất vào vũ trụ và thành rác rưởi ở đâu đó. Nhưng đổi mới phải theo đúng quỹ đạo của ông Tổng Bí thư Trọng nói, là quỹ đạo gì? Nói nôm na là giống như cái đèn cù tự quay xung quanh cái trục của chính mình. Đó là cách đổi mới được xem là an toàn, cho đến khi nào cái trục ở giữa không bất ngờ bị gãy. Phải cố bám giữ cái trục giữa ấy cho vững, các hình vẽ mới về voi giấy, ngựa giấy cứ quay tít chung quanh. Nhanh đến nổi không biết đâu là hình ngựa, đâu là hình voi…
Cũng có cách hình dung khác, đổi mới là từ ngữ mang chức năng gia vị, gồm mọi loại gia vị có thể có, để làm cho thức ăn dễ nuốt hơn với mùi, vị, và màu sắc mới, nhằm che giấu cái mùi nồng nặc bốc lên từ các nguyên liệu quá đát.
Ở đây, Tổng Bí thư không chủ định nói về toán học, vật lý, hay hương liệu thực phẩm, mà nói về chính trị - xã hội, cụ thể hơn, là nói về cái cốt lõi là Đảng ta. Đảng ta lãnh đạo toàn dân ta là đương nhiên như sách Trời đã định, đã được cụ thể hóa vào Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó là “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Đó là sự đánh tráo rất vĩ đại. Cái cốt lõi ấy không thay đổi, nhưng có thể cho mọi thứ chuyển động chung quanh nó. Cái đường chuyển động đó được gọi là quỹ đạo?
Thiết nghĩ, học một câu nói của người xưa là không dễ
Học câu nói của người đời nay càng không hề dễ. Xin cẩn trọng học tập câu nói của người đời nay!
Cứ mặc nhiên xem là đã đổi mới 30 năm rồi – rất “thành tích” nhưng chưa đủ đô – nay phải tiếp tục. Và phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, vì thời gian qua chưa đủ mạnh. Điều đặc biệt khó hiểu ở chỗ, đổi mới là rời bỏ cái cũ, nhưng cái cũ nào cần bỏ thì không nêu lên rõ ràng. Đảng không bao giờ thừa nhận sai, nhưng luôn sửa sai dưới lớp son phấn đổi mới. Nói nhẹ nhàng là, từ ngữ không sòng phẳng. Không nói rõ cái sai, mà chỉ nói cái phải sửa. Chập chùng cái không minh bạch!
Tổng Bí thư chỉ đạo có ba đối tượng bao trùm sự đổi mới: Tư duy -.Kinh tế - Cán bộ, dựa trên một nguyên tắc: đúng quỹ đạo!
1 – Đổi mới Tư duy… đúng quỹ đạo, là gì?
Tư duy, tức là suy nghĩ, mà phải suy nghĩ một cách nghiêm túc và có hệ thống – vốn là đặc điểm nổi trội của loài người so với loài vật. Đổi mới tư duy là cách suy nghĩ mới về các đối tượng của suy nghĩ. Khi đòi hỏi đổi mới, tức xác định cách suy nghĩ đã có và đang có là cũ rồi, không còn phù hợp nữa với hiện thực đang diễn ra, có nghĩa là phải thay đổi nó, rời bỏ nó. Giờ đây nó có tên hình thức là lạc hậu, hủ lậu, giáo điều, không còn lợi ích gì nữa, dẫu không nêu tên cái bản chất cốt lõi của nó. Đòi đổi mới phải đúng quỹ đạo nhưng chính cái quỹ đạo ấy có mới không? Hay nó chính là sản phẩm cũ, sản phẩm tưởng tượng, “không biết đến cuối thế kỷ này đã có hay không?”. Cái đòi hỏi đổi mới tư duy mà phải theo đúng quỹ đạo đó, hóa ra chỉ là một loại hương liệu phụ gia để ướp vào một thứ thực phẩm đã bốc mùi!
Người dân, không phải ai cũng có bằng tiến sĩ Mác-Lê, nên việc đổi mới là không khó, vì họ không có cái cốt lõi nào xa xôi đã ăn sâu vào tâm trí cả. Họ chỉ cần làm việc, ăn uống và nghĩ ngợi, thực hiện đầy đủ cái quyền công dân của mình, và đất nước phát triển là được. Họ không bị ghi dấu vết hằn sâu trong tâm, não của mình bởi cái “rực rỡ” hào nhoáng của nỗi đam mê “vẻ vang” nào cả. Nhưng các từ ngữ tuy rỗng rang ấy lại có sức quyến rũ đậm đặc của vật chất và quyền lực. Vì sao nghiện ma túy là một bệnh mãn tính? Khoa học giải thích đó là do dấu ấn “rực rỡ” của chất ma túy đã ghi sâu vào tế bào thần kinh não, không thể phai hoặc rất khó phai. Người nghiện ma túy thường có nhiều sáng kiến táo bạo, rất “đổi mới” để phục vụ cho nhu cầu cốt lõi mê say của mình. Họ có khả năng đổi mới tư duy, nhưng chỉ để ứng phó tình huống, chứ không nhằm thoát ra ngoài quỹ đạo vốn đã được cài đặt. Người nghiện tìm mọi cách để bảo vệ cái trục tư duy cốt lõi của mình và từ chối các phương thức điều trị từ bên ngoài vào. Có hai đặc điểm về tâm lý đối phó ở hai giai đoạn. Một là, người nghiện không thừa nhận là mình nghiện. Hai là, đến lúc quá ê chề về thực tế, phải thừa nhận mình là người nghiện, thì họ khẳng định mình là một người nghiện đặc biệt, không giống bất cứ người nghiện nào khác. Do đó ban đầu, họ phải bị cưỡng bức điều trị một thời gian, sau đó mọi việc sẽ được khai mở dần để đi đến sự hợp tác điều trị. Thông thường, họ chỉ đứng lên được sau khi “rơi tận đáy”.
Chủ nghĩa Cộng sản đã ra đời và tồn tại “rực rỡ” gần một trăm năm để cuối cùng là tàn lụi, và sự lụi tàn đó là do tự nó với sức ép khách quan, và đã gây phấn khích cho thời đại. Chủ nghĩa Mác nay đã hết hạn sử dụng. Nhưng nó đã lưu lại những di chứng kéo dài dưới một số hình dạng khác, như còn đang diễn ra ở vài quốc gia nổi tiếng hiện nay (như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên). Quỹ đạo của nó hẹp dần, lực quay yếu đi, và cái trục giữa cũng di động, không còn đứng vững ở một chỗ, nên quỹ đạo của vòng quay rối loạn, biến thiên vô lượng. Nó trở nên huê dạng với nhiều thứ đổi mới ứng phó rất tạm thời. Một nhân vật ở Đông Âu đã nói: “Chủ nghĩa Cộng sản không thể tự sửa chữa”, cho thấy chủ nghĩa cộng sản khá giống với bệnh nghiện mãn tính. Nó vẫn cứ quay đúng quỹ đạo của nó cho đến một lúc…! Giống như đặc điểm thứ hai của người nghiện, Việt Nam cho mình là trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, không cần so sánh. Và cũng đến một lúc…!
Đổi mới tư duy theo “đúng quỹ đạo (cũ)” là không thể chữa lành bệnh. Để thoát khỏi bệnh, cần phải chuyển sang một quỹ đạo mới, từ thông dụng hiện nay thường gọi là “xoay trực”. Nhưng xoay trục thì không thể giả vờ, bằng cách chỉ thay đổi hình vẽ voi giấy ngựa giấy trên mặt giấy của cái đèn cù. Sống là hy vọng, mà hy vọng là không của riêng ai, nên vẫn mong ông Trọng cùng các Giáo sư Tiến sĩ chiến hữu của mình, cố gắng bước thêm bước nữa, ra khỏi cái đầu (ngõ) đã tan sương!
2 – Đổi mới kinh tế… đúng quỹ đạo, là gì?
Quỹ đạo của vận động kinh tế, tuy cũng trừu tượng, nhưng kết quả thì rất cụ thể, kết quả có thể đo đếm và ghi chép được, khó bàn cãi hay lý luận mông lung. Lấy mức sống của người dân – chứ không phải mức sống của cán bộ – làm chuẩn, sẽ biết nền kinh tế của Quốc gia ra sao. Mới đây, nhà nước đang đi vay 3 tỉ đô la để “đảo nợ”. Tôi có biết đôi chút, thế nào là đảo nợ từ một vài đại gia quen biết. Nó thực sự là không vẻ vang hay rực rỡ chút nào! Vì sự “đổi mới kinh tế… đúng quỹ đạo” của 30 năm lại bị trật quỹ đạo, nên ra nông nổi này, và ai cũng đã rõ. Quỹ đạo đó, cuối cùng tự nó chứng tỏ là không thể chấp nhận ăn gian, như là sự ăn gian kinh tế thị trường có đường cong mềm mại là… “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đã đến lúc người nghiện chấp nhận bệnh tình của mình, dù không công khai minh bạch, nên đã thừa nhận bước 1 (giai đoạn 1 trong tâm lý của người nghiện), là kinh tế thị trường, nhưng vẫn cho rằng mình là trường hợp cá biệt (giai đoạn 2 trong tâm lý của người nghiện) nên đã gượng ép mang theo cái định hướng. Nay cái đường cong cong mềm mại định hướng ấy đang được đào bới, dở bỏ trước áp lực của tình thế không thể đảo ngược. Mong là các vị đại biểu của quỹ đạo Thành Đô, mềm lại đi, để hợp tác điều trị mong đạt được sự thanh thản lúc cuối đời.
3– Đổi mới cán bộ… đúng quỹ đạo, là gì?
Đổi mới cán bộ, tức là nói về đổi mới con người.
Triết gia Friedrich Wilhelm Nietzsche của Đức ở thế kỷ trước, đã từng có hoài bão tốt đẹp là muốn làm mới lại con người; ông cho chủng tộc Đức là giống người nổi trội nhất, cho nên chủ trương chủng tộc Đức phải có vai trò thống trị nhân loại. Sau đó ông qua đời nên không biết ý tưởng lớn của ông đã được Hitler vĩ đại thực hiện như thế nào. Nhưng nhân loại thì đã biết thế nào là đoạn kết của nó. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có hoài bão tương tự, một thời gian khá dài đã bỏ công sức và tiền bạc để đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”. Tôi có một người bạn có tên tuổi nổi tiếng, đã có văn bằng Tiến sĩ về đề tài này. Sau khi mang văn bằng từ Liên Xô về, anh bẽn lẽn chôn sâu nó trong lòng đất, không bao giờ nhắc lại, không muốn ai biết đến, vì anh không muốn đễ mình bị tha hóa. Cái quy hoạch hoành tráng ấy có lẽ bây giờ được thu nhỏ lại, khiêm tốn hơn, chỉ là “đổi mới cán bộ” thôi, tất nhiên là cán bộ xã hội chủ nghĩa, cũng đương nhiên là cán bộ ấy được làm mới rồi. Họ được trui rèn, mài giũa theo hàng loạt tiêu chuẩn phẩm chất, hiểu hiện bằng hàng hàng lớp lớp từ ngữ trên các văn bản, được nêu lên long trọng trong các kỳ Hội nghị chuẩn bị nhân sự của Đảng. Lần lượt, những con người mới này xuất hiện trên các điểm đứng chân, thuộc quỹ đạo đã được thiết kế rất công phu. Cả nước đang lặng ngắm cái gì mới trong cuộc đổi mới nhân sự mạnh mẽ này. Sự chuyển dịch nhiều kịch tính và ngoạn mục đang xuất hiện đó đây ở các Đại hội cấp tỉnh thành, cũng nằm trên nhiều quỹ đạo nhỏ đan xen, nhưng với người dân, thật tình thì khó biết là quỹ đạo nào!
Hy vọng gì ở “đội ngũ lãnh đạo” mới, về cuộc đổi mới theo đúng quỹ đạo?
Số đông trong họ thuộc về thế hệ Thái tử Đảng.
Họ hít thở trong bầu không khí “gia đình truyền thống”, được trang bị riêng với “nhiều tiện ích” và được đặt ngồi lên bệ phóng. Họ dám bước lên phía trước, hay quay theo lối mòn ưu thế con con? Đó là một thực tế dù muốn hay không, cho nên, là một câu hỏi nghiêm túc.
Đất nước đang ở trong một giai đoạn gay cấn và đầy áp lực, đang kêu gào một sự thoát xác triệt để, đang đòi hỏi một cuộc đột phá thông minh và dũng cảm để thoát khỏi quỹ đạo đã hơn 70 năm được cài đặt và tẩm ướp bằng hương liệu Mác-Lê-Mao.
Quỹ đạo nào mà họ sẽ dấn thân, là câu hỏi không chỉ để dành riêng cho “đội ngũ lãnh đạo” mới. Vì thế, câu trả lời là thuộc về toàn dân, đặc biệt là các thế hệ thanh niên hôm nay.
Nhà báo Kami viết rằng: “[V]iệc triệt tiêu hoàn toàn học thuyết Cộng sản ra khỏi đời sống chính trị ở Việt Nam có lẽ phải mất thời gian khoảng chừng 20 năm nữa. Khi những kẻ ăn bám vào học thuyết Cộng sản đã từ giã khỏi cõi đời này. Lúc đó dân tộc này mới hết nợ”.
Tôi nghe sóng gió Biển Đông đang gào thét, lòng dân cũng tương tự, thời đại không đứng yên, bão bùng cũng đang đe dọa phương Bắc. Cái nhìn của ông Kami có thể là bi quan.
Tôi tin con nghiện có thể hồi phục thành người bình thường. Quỹ đạo đang dịch chuyển khỏi Quỷ đạo.
H.Đ.N (Tác giả gửi BVN).
* HĐN 22-10-2015 (Nhân dịp xem Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh trên TV) : Tổng bí thư”Đổi mới phải đúng quỹ đạo”

Đừng tái diễn "DẤU HIỆU ĐẠI HỌA' trước đây !

BVB - Loạt bài nói về những 'vụ việc' liên quan đến Tổng cục 2 - QĐND, trang RFA và một số trang mạng khác đã đăng từ 8-2009. Nay trang Tin tức hàng ngày tóm lược và đăng Chủ Nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2015. Trong bối cảnh chính trị-xã hội và nhu cầu đổi mới đất nước hiện nay, 'Ổn định chính trị' trong mọi tình huống là rất quan trọng, BVB xin copypost bài này để bạn đọc tham khảo, có sự nhìn nhận tỉnh táo, khách quan với tin thần trách nhiệm, xây dựng chung theo hướng có lợi cho sự phát triển đang đặt ra những cấp bách nhằm vươn tới sự bền vững cho Việt Nam.1.
“Tổng cục 2” là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và kể từ năm 2004 đến nay, ba từ “Tổng cục 2” nhắc nhiều người nhớ đến một scandal, tuy ầm ĩ nhưng vẫn chưa có hồi kết. Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp – một nhân vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lặp lại một yêu cầu từng được ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân vật cao cấp trong Đảng và chính quyền đương nhiệm, cần giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng.
Scandal “Tổng cục 2”
Đã và đang có những dấu hiệu cho thấy “Tổng cục 2” không còn đơn thuần là một scandal về những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực.
Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia.
Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2.
Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.
Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”.
Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN ViệtNam”.
Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội.
Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào.
Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Siêu quyền lực
Tổng cục 2 đã hoạt động ra sao và đã làm những gì khiến các công thần, những trụ cột của chế độ phẫn nộ đến như vậy?
Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa.
Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ: “Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó. Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười, để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.”
Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp: “Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA. Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,..Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh. Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.”
Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005.
Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp
2.
Trong buổi phát thanh trước, Trân Văn đã tóm tắt về sự hình thành Cục Tình báo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Cục Quân báo, hay gọi tắt là Cục 2 và vì sao, năm 1995, Bộ Tổng Tham mưu đồng ý cho Cục 2 tách ra để nâng lên thành Tổng cục Tình báo Quốc phòng, quen được gọi là Tổng cục 2, trước khi Pháp lệnh Tình báo được ban hành vào cuối năm 1996, cũng như một số nguyên nhân khiến cơ quan này bị hàng loạt công thần, trụ cột của chế độ lên tiếng đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.
Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.
Phá hoại Đảng một cách có hệ thống
Sau lá thư đề ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó ông yêu cầu, Hội nghị Trung ương 9, khoá 9 xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh một tổ chức mà ông nhận định là “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”, ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004 – một trong những tài liệu được nhận định là quan trọng nhất đối với vụ Tổng cục 2 - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, một trong những người được Bộ Chính trị phân công theo dõi việc bảo vệ chính trị nội bộ, cho biết: Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam...
Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.
Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
“Thất trảm sớ”
Những ý kiến như thế của tướng Nguyễn Nam Khánh, của ông Phạm Văn Xô, một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi của hàng chục vị tướng và nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhiều sĩ quan cấp tá đã được tiếp nhận thế nào? Việc xem xét, xử lý các sai phạm ra sao?
Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.
“Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.
“Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có”.
Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: “Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa”.
Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.
3.
Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao?
Trong hai bài trước, Trân Văn đã tổng hợp và tường trình về những nội dung có liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tổng cục 2, cũng như lối xử lý hết sức khó hiểu của lãnh đạo Đảng CSVN đối với Tổng cục 2.
Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 4.
Chờ đợi cho đến chết
Đến nay, hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đến năm 2005 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.
Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết: Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa... Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện... Đây ông nghe...
Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn:
- Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ?
- Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ.
- Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi thăm thêm về những nội dung trong thư không?
- Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ!
- Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ?
- Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng!
Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2.
Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự.
Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích: Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ! Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi... nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ...
Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi... Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm.
Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định: Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng, Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh do nhờ hai ông này mà có được.
Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
Vẫn đòi làm rõ
Thực tế cho thấy, điều ông Nguyễn Văn Thi khẳng định hoàn toàn chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí, đang làm việc tại Tổng cục 2 đã gửi một lá thư dài 13.000 chữ, khẳng định, Tổng cục 2 hiện làm cho “quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên”, cơ quan này hiện “khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng…”.
Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh.
Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng.
Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên.
Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính.
Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4.
5.
Trong ba buổi phát thanh trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về một số vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 mà nhiều công thần của Đảng CSVN, cũng như hàng chục tướng lĩnh của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam lẫn Công an Nhân dân Việt Nam cùng nhận định là “sai phạm siêu nghiêm trọng”, cần xử lý triệt để, song cuối cùng vẫn bị lãnh đạo Đảng CSVN làm ngơ.
Quý vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục 2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ Tổng cục 2.
Bây giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung tá này...
Hồi đầu tháng này, các diễn đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí.
Lề lối lãnh đạo
Ở thư đầu, ghi ngày 8 tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”.
Sang thư sau, ghi ngày 10 tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.
Lũng đoạn, phá hoại
Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải lên tiếng cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”?
Trong thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ.”
Cũng theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải (TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)...
Dù Tổng cục 2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục 2”.
Cũng vì vậy, Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục 2 hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không?... Hoàn toàn không nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,... dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Trách nhiệm, dũng cảm
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008:
- Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2 và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông, theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ?
- Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu được không ạ?
- Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài câu.
- Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ...
- Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục 2?
- Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ tôi, ông ạ!
- Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà ông đã làm là việc làm của một người có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi...
- Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ!
Vì sao Tổng cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe
5.
Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,...
Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).
Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này...
Ai đứng phía sau?
Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như: Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung... vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có).
Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí “bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,...
Vai trò Lê Đức Anh
Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh.
Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.
Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết nội bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo” để tiêu tiền, thậm chí tạo ra “cơ sở đặc tình” không có thật để tiêu tiền.
Man trá lý lịch
Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”.
Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp... Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982.
Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.
Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.
Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.
6.
Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng.
Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2
Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này...
Trong nhiều thư, đơn tố cáo, yêu cầu giải quyết những sai phạm nghiêm trọng tại Tổng cục 2 suốt từ thập niên 1990 đến nay, tên ông Lê Đức Anh được lập đi, lập lại khá nhiều lần.
Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2.
Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”: Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể:
Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”.
Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: "Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.
Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt - Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.
Một thái độ ươn hèn, yếu đuối
Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!...
Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định: Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc.
Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức.
Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này.
Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2.
Sự lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động”
Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94.
Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”.
“Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng.
Trân Văn (Phóng viên RFA)
--------------
Nguồn:
(RFA)/TTHN
----------
Thư kiến nghị của 38 tướng, tá 
liên quan tới Tổng cục II
LTS: Sự việc Tổng Cục II được dư luận “lề trái” nhắc tới từ vài năm nay. Liên quan tới Tổng cục Tình báo Quân đội này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết thư gửi tới lãnh đạo Đảng và nhà nước, nhưng rồi vụ việc cũng bị chìm xuống. Người gần đây lên tiếng về vụ việc này là Trung tá Vũ Minh Trí và sau đó vài tháng, ông đã nhận án kỷ luật, bị tước quân tịch, khai trừ đảng, cho ra khỏi quân ngũ.v.v..
Ông Trí đã có một bài tường thuật về việc này. Nay chúng tôi xin giới thiệu bức thư kiến nghị liên quan tới việc kỷ luật Trung tá Vũ Minh Trí do 38 tướng tá và cán bộ ký tên.
Bức thư cũng hé mở thêm những điều có thể chưa được biết tới liên quan tới nhân vật chính của TC II, Nguyễn Chí Vịnh mà dư luận Hà Nội đồn rằng là con của Nguyễn Chí Thanh và là em của Nguyễn Tấn Dũng.
————————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2010
Kính gửi:
- ĐỒNG CHÍ NÔNG ĐỨC MẠNH TỔNG THƯ KIÊM BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN MINH TRIẾT CHỦ TỊCH NƯỚC
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ TW
- ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG PHÓ THỦ TƯỚNG, PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN CHI CHỦ NHIỆM UBKT.TRUNG ƯƠNG
- ĐỒNG CHÍ PHÙNG QUANG THANH PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG-BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
- ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN DŨNG CHỦ NHIỆM T.C.C.T
Cùng với dư luận rộng rãi, chính đáng của cán bộ, Đảng viên nhân dân, cựu chiến binh trong cả nước, chúng tôi những tướng lĩnh sĩ quan cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam hết sức bất bình trước việc Bộ quốc phòng kỷ luật tước quân hàm sĩ quan trung tá Vũ Minh Trí, Đảng ủy Tổng cục II khai trừ Đảng tịch Vũ Minh Trí về tội tố cáo Tổng cục II và cá nhân Nguyễn Chí Vịnh.
Đây là một việc làm khuất tất, lẫn lộn công tội. Người có công đem ra trị tội, ngược lại kẻ có tội lại được tâng công: Tặng thưởng huân chương, thăng hàm trung tướng, đề bạt lên Thứ trưởng quốc phòng.
Vì công lý, vì danh dự và sự trong sạch của Quân đội Việt Nam anh hùng và của hàng ngũ tướng lĩnh quân đội, chúng tôi khẩn thiết trình lên các đồng chí, những người có trách nhiệm cao nhất 2 kiến nghị dưới đây:
1. Trên cơ sở những hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nam Khánh cùng một số tướng lĩnh đã phát hiện những sai lầm, tiêu cực của Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh cùng với những phát hiện gần đây của Trung tá Vũ Minh Trí (người trong cuộc) những ý kiến đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh.
Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt đễ các vụ tiêu cực đã và đang xẩy ra ở Tổng cục II, không để kéo dài sang nhiệm kỳ đại hội lần thứ 11
2. Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, Người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II. Ngoài ra Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5: Biệt thự Cống Chèm; nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The-Garden-Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chân Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu): 3000m2 đất Viên Chân (Mua 500.000USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam.
Những sai phạm nói trên cùng với Bản lý lịch bất hảo những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường sĩ quan thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu sài, nhậu nhẹt trai gái, bị nhà trường đuổi học.
Rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh Không đủ tư cách là một đảng viên, không xứng đáng là một sĩ quan cấp úy huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong ba chiếc ghế cao nhất của Bộ quốc phòng.
Không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngày hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng và làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh Quân đội.
Với Nguyễn Chí Vịnh trước mắt đề nghị đình chỉ công tác.
- Không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11
- Không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo.
Xin chân thành cám ơn và chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí.
Mong sao đừng để ung nhọt nói trên tiếp tục là một thách thức lớn đối với dư luận rộng rãi và chính đáng trong Đảng trong nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân ViệtNam.
Các tướng lĩnh sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng đồng ký tên.


DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA KIẾN NGHỊ
1- Thượng tướng: Nguyễn Nam Khánh nguyên UVT.W. Đ, nguyên Phó Chủ nhiệm T.C.C.T.
2- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên UVT.W. Đ, nguyên tư lệnh Q.K.4, nguyên Phó Chủ tịch Hội CCB T.W.
3- Thiếu tướng Nguyền Trọng Vĩnh, lão thành cm, nguyên RVN.W. Đ, nguyên Chính ủy QK4, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
4- Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên phó tư lệnh Q.K; nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ T.T.M.
5- Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, lão thành cách mạng nguyên Chính ủy PK-KQ; nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự T.W.
6- Trung tướng Nguyễn Huân, nguyên Phó Chánh án Tòa án T.W, kiêm Chánh án Toàn án quân sự T.W.
7- Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Lão thành cách mạng, nguyên thứ trưởng LĐ-TB XH; nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào
8- Thiếu tướng Trần Kinh Chi, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởg an ninh TCCT, nguyên tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
9- Thiếu tướng Vũ Thắng, cán bộ tiền khởi, nguyên Phó Cục trưởng Cục trình báo -Bộ TTM.
10-Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng.
11- Thiếu tướng Trần Minh Đức, cán bộ tiền khởi, nguyên phó Tư lệnh quân khu Trị-Thiên, Phó Viện trưởng Học viện Hậu cần.
12- Thiếu tướng Tô Thuận, cán bộ tiền khởi, nguyên Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng pháo binh.
13- Thiếu tướng Nguyễn Đình Yên, cán bộ tiền khởi, nguyên Tư lệnh binh chủng công binh.
14- Thiếu tuớng Nguyễn Mạnh Thoa
15- Thiếu tướng Nguyễn Xuyên, huy hiệu 63 tuổi Đảng, 85 tuổi đờị
16- Thiếu tướng Bùi Quý, nguyên Phó Tư lệnh Tăng thiết giáp.
17- Mai Vy, lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, 74 năm hoạt động cách mạng, 72 năm tuổi Đảng.
18- Vũ Thuần, 85 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, lão thành cách mạng, Huân chương Độc lập hạng 3
19- Đại tá Trần Bá, CCB, 85 tuổi đời, 64 năm tuổi Đảng, 46 năm tuổi quân
20- Đại tá Lê Hoa, Văn phòng Bộ Quốc phòng.
21- Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Cục phó Cục Quân huấn Bô> T.T.M.
22- Đại tá Phạm Văn Hiện, lão thành cách mạng.
23- Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi.
24- Đại tá Trần Nguyên, cán bộ tiền khởi.
25- Đại tá Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân.
26- Đại tá Ngọc Tất, 85 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng.
27- Đại tá Lê Văn Trọng, chiến sĩ bị tù đầy.
28- Lê Mai Anh, C.C.B, luật gia.
29- Đại tá Tạ Cao Sơn.
30- Đại tá Trần Thế Dương.
31- Đại tá Lương Sĩ Pháp, nguyên phó tư lệnh Bộ tư lệnh thông tin, 80 năm tuổi đời, 63 năm tuổi Đảng.
32- Hồ Sĩ Bằng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, cán bộ tiền khởi, 85 năm tuổi đời, 63 năm tuổi Đảng.
33- Nguyễn Văn Bé, 86 năm tuổi đời, lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, tiền bối CA Khánh Hòa, chiến sĩ 23-10 mặt trận Nha Trang.
34- Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi Đảng, tư lệnh chiến dịch Tây Bắc.
35- Nguyễn Thị Cương, Cán bộ tiền khởi nghĩa, Huân chương Độc lập hạng Ba, 64 năm tuổi Đảng
36- Trần Đức Quế, Chuyên viên vận tải, đã nghỉ hưu, tham gia làm giao liên thời chống Pháp tại vùng địch chiến Hà Nội, Huân chương kháng chiến hạng nhất.
37- Tạ Phan, đảng viên 50 năm tuổi đảng, nguyên phó Cục trưởng Cục xuất bản Bộ giáo dục, chiến sỹ quyết tử 60 ngày đêm Hà Nội, Trung đội trưởng Pháo binh C2, D6, thương binh 3/4 chống Pháp.
38- Nguyễn Ngọc Nam – Cựu thanh niên cứu quốc – cựu đảng viên Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh, cựu cán bộ các ban đảng CP38, BNNTW, BKTTW…. nhiều huân chương huy chương kỷ niệm chống Pháp, chống Mỹ, Đảng nhân dân cách mạng Lào- Địa chỉ 160-D2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.

Trang