20 tháng 10, 2018

Mỹ chuẩn bị cho dự án tẩy độc Chất Da cam lớn nhất ở VN Email This BlogThis! Share to Twitter Share to Facebook Share to Pinterest

17/10/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (thứ hai, bên phải) thăm căn cứ Biên Hòa airbase, 17/10/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 17/10 đến thăm Căn cứ Không quân Biên Hòa, trước đây từng là một căn cứ không quân của Mỹ ở miền nam Việt Nam.
Nơi này sẽ sớm trở thành dự án tẩy độc lớn nhất của Mỹ để khắc phục hậu quả ô nhiễm Chất Da cam do Chiến tranh Việt Nam để lại.
"Tôi đến để thể hiện sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho dự án này và chứng minh rằng Hoa Kỳ làm đúng lời hứa của mình", ông Mattis nói với người đồng nhiệm Việt Nam tại một cuộc họp riêng sau đó ở thành phố Hồ Chí Minh, gần Biên Hòa.
Hoạt động tẩy độc dự kiến sẽ bắt đầu được tiến hành vào đầu năm tới.
Quân đội Mỹ đã rải Chất Da cam trong Chiến tranh Việt Nam để phát quang các vùng rừng rậm. Nhưng chất này đã góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, có thể bao gồm cả bệnh Parkinson, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu tế bào B mãn tính.
Trong số 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm Chất Da cam, khoảng 3 triệu người vẫn đang phải chịu khổ vì những ảnh hưởng của nó, bao gồm các trẻ em bị khuyết tật nặng hoặc các vấn đề sức khỏe khác nhiều năm sau khi cha mẹ các em bị phơi nhiễm, theo Hội Nạn nhân Chất độc Da cam đặt tại Hà Nội.
Các quan chức Hoa Kỳ, trong đó có ông Mattis - người hiện đang thăm Việt Nam lần thứ hai trong chỉ riêng trong năm nay - hy vọng rằng việc giải quyết các di chứng chiến tranh của Mỹ, như Chất Da cam, có thể trở thành một phương tiện để tăng cường hơn nữa quan hệ vào lúc cả hai nước đều quan ngại về Trung Quốc.
Hoa Kỳ vừa hoàn thành chương trình kéo dài 5 năm trị giá 110 triệu đô la để làm sạch đất bị ô nhiễm Chất Da cam tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, một trong những căn cứ không quân chính từng được sử dụng để phục vụ việc cất trữ và phun rải chất gây rụng lá này từ năm 1961 đến năm 1971.
Nhưng các quan chức của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cơ quan giám sát dự án này, cho biết địa điểm ở Biên Hòa sẽ lớn gấp 4 lần Đà Nẵng, dự án lớn này dự kiến tốn 390 triệu đô la, theo một tờ thông tin của họ được phát cho các phóng viên.

Báo Tuổi Trẻ trước 'Đêm trước Đổi mới lần hai'

Mỹ Hằng BBC, Bangkok
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
Dư luận đặt vấn đề với Tuổi Trẻ Online là sau ba tháng đình bản, thông tin còn trung thành với lẽ phải và sự thật như đã từng hay không.
Hôm 17/10, trang online của báo Tuổi Trẻ chính thức hoạt động trở lại sau ba tháng bị đình bản.
"Cái khó nhất của TTO khi trở lại sau ba tháng bị đình bản là khả năng có dám mở ra một diễn đàn thực sự, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, trí thức đầu đàn, tinh hoa của xã hội hay không?" ông Huỳnh Sơn Phước, nguyên phó Tổng biên tập và là nhà bình luận chính trị của báo Tuổi Trẻ những năm 1980, nói với BBC hôm 17/10.
Trong thư gửi bạn đọc đăng hôm 17/10, Ban biên tập của TTO cho hay "sẽ phải tự soi rọi mình" để có thể tiến bước xa hơn.
Nhà báo Huỳnh Sơn Phước
"Giá trị của một tờ báo được tạo dựng không chỉ bằng những cây bút dấn thân, chính trực, mà bằng sự thấu hiểu sâu sắc niềm vui, nỗi đau và niềm hy vọng của công chúng," TTO viết.
"Phải cạnh tranh với báo chí tự do"
Bình luận về nội dung các bài viết trên báo in Tuổi Trẻ trong thời gian qua, khi TTO bị đình bản, ông Phước cho hay 'không thể nói là ông hài lòng."
"Không thể nói là hài lòng vì tôi sống với những dòng thông tin hàng ngày khám phá, điều tra, phát hiện, phản biện hùng hồn đa dạng. Làm sao có thể bằng lòng với một Tuổi Trẻ phải sống trong điều kiện không có tự do."
"Tôi chỉ hài lòng với những việc cụ thể như những bài viết về Thủ Thiêm, hay về mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất… cho thấy tín hiệu là nó [Tuổi Trẻ] muốn điều gì đó khác hơn, vì sự phát triển của xã hội, vì tương lai của thế hệ trẻ."
Ông Phước cũng nhắc lại thời kỳ những năm 1980, khi chỉ có khoảng 700 cơ quan báo chí được phép xuất bản tại Việt Nam."
Báo Tuổi trẻ đứng trước Đêm trước Đổi mới lần hai, theo nhà báo Huỳnh Sơn Phước
"Lúc đó, nếu 700 cơ quan kia là một nền báo chí chính thống, nằm trong khuôn khổ, thì Tuổi Trẻ có sự khác biệt."
"Và chính vì sự khác biệt, cái riêng đó mà bạn đọc tìm thấy một Tuổi Trẻ gần với lẽ phải, với sự thật hơn. Lúc đó Tuổi Trẻ là tờ báo có nhiều người đọc nhất Việt Nam."
Nhưng ông Phước cho rằng thời đại nay đã khác. Tuổi Trẻ đang sống trong một môi trường truyền thông đa phương tiện, với nền báo chí tự do - báo chí của công dân trên Facebook.
"Vậy thì báo chí có thể làm được gì khi mà anh không được tự do làm báo?" nhà báo Huỳnh Sơn Phước đặt câu hỏi, trong bối cảnh "một trang Facebook có thể lắng nghe và phản ánh trung thực nguyện vọng, ý chí, chờ đợi, khát vọng của cả một lớp trẻ trong thời kỳ công nghệ, phát triển, văn minh?"
"Đêm trước Đổi Mới lần hai"
"Tuổi Trẻ Online (TTO) giao diện mới được thực hiện trên nền tảng công nghệ mới nhất, phù hợp với sự phát triển của báo điện tử lúc này," ông Phước nói về trang online của báo Tuổi Trẻ mới xuất hiện lại.
"Với sự phát triển như vậy, TTO không còn là một phiên bản của báo viết nữa mà thực sự là một tờ báo điện tử đa ngôn ngữ, đa phương tiện, thân thiện với người đọc."
"Quan trọng là TTO có cơ hội để sánh ngang với các phương tiện truyền thông đa chiều, đa ý kiến khác."
"Nhưng cái chính không phải nền tảng công nghệ, mà là nội dung. Nó có hướng về bạn đọc, trung thành với lẽ phải, với sự thật hay không."
Nhắc lại thời kỳ đầu thành lập, ông Phước nói "Tuổi Trẻ từng có một quá khứ, vốn liếng lịch sử xuất sắc."
"Ra đời năm 1975, Tuổi Trẻ khi đó tập hợp tất cả những người không được làm báo tự do ở giữa Sài Gòn trước 1975."
"Tuổi Trẻ lúc đó đã có nhiều đóng góp trong nền kinh tế chuyển đổi. Có thể nói Tuổi Trẻ lúc đó là một diễn đàn rất dũng cảm."
"Nó là người tiên phong đặt lên trang báo bài học của những người từng trải qua nền kinh tế thị trường. Nó đòi hỏi phải chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, quan liêu, quay lưng với khoa học, lẽ phải, với sáng kiến, sáng tạo của con người, sang nền kinh tế thị trường. Đó là những điều Tuổi Trẻ làm được vào "Đêm trước Đổi Mới."
"Bây giờ tôi lại hi vọng Tuổi trẻ lại làm được những điều đó tốt hơn, 'xanh hơn', thực sự là tờ báo của Đêm trước Đổi Mới lần hai, trung thành với sự thật và lẽ phải," nhà báo từ Sài Gòn nói với BBC.
Từ vụ đình bản TTO
Báo Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng và nộp phạt gần 10.000 đô la sau khi đăng bài viết hôm 19/6 về phát ngôn của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng cần có luật biểu tình.
Nhìn nhận quanh vụ việc báo TTO bị đình bản, trang Asia Times thời điểm đó nhận định:
"Trong khi Việt Nam còn chưa viện đến những chính sách kiểm duyệt hà khắc mà Trung Quốc đã áp dụng, việc đình bản báo Tuổi Trẻ làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng người Việt Nam vốn quen với môi trường internet tương đối tự do và cởi mở như được quy định trong điều 25 Hiến pháp, cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin"
"Người dân lo ngại rằng Hà Nội sẽ sử dụng lý do 'bất ổn xã hội gia tăng' để làm cái cớ kiểm duyệt thêm các ấn bản khác, đồng thời sử dụng các biện pháp cực đoan mà Trung Quốc đang dùng để tăng cường kiểm soát truyền thông."
Chính sách kiểm duyệt cực đoan của Trung Quốc mà Asia Times nhắc tới là việc chính phủ nước này khóa toàn bộ Wikipedia, Facebook, Twitter, YouTube, và một số dịch vụ của Google.
Truyền thông Việt Nam thời điểm đó cho hay Tuổi Trẻ bị phạt do "đăng thông tin sai sự thật", rằng "chủ tịch nước Trần Đại Quang không phát biểu như nội dung thông tin mà báo đăng tải nội dung nêu trên".
Tuy nhiên lỗi này chỉ phải nộp phạt 50 triệu VNĐ và đính chính, xin lỗi.
Lý do chính khiến Tuổi Trẻ bị nộp thêm tiền và bị đình bản là "đăng thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây?" đăng ngày 26/5/2017", theo Vietnamnet.
Về tự do báo chí ở Việt Nam, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn từng khẳng định "Việt Nam không có chế độ kiểm duyệt báo chí", theo VnExpress.
Tuy nhiên ông Tuấn nói Ban Tuyên giáo Trung ương "thực hiện công tác định hướng báo chí theo điều lệ, nghị quyết của Đảng; theo Hiến pháp và quy định pháp luật liên quan".

MẤT TRỘM MỚI RÀO GIẬU

Phạm Trần
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nhận thêm chức Chủ tịch nước từ chiều ngày 23/10/2018, sau cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội nhưng liệu tam đầu chế gồm ông, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 14 Ủy viên Bộ Chính trị có dám công bố bản kê khai tài sản cho dân kiểm tra để làm gương, hay vì, như lời ông nói : “khó, nhạy cảm và phức tạp” nên cứ im đi cho đẹp lòng nhau ?
Thắc mắc này đã có từ lâu nhưng không ai, kể cả lớp đàn anh của ông Trọng trong đảng, dám công khai nêu lên, dù nhiều người khen ông đã có quyết tâm chống tham nhũng và coi ông là người có đủ điều kiện và xứng đáng được giữ luôn chức Chủ tịch nước cho tiện việc quốc gia và ngoại giao quốc tế.
Ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng thuận “giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV”, bắt đầu từ ngày 22/10/2018. Nhưng không biết ai đã có sáng kiến nhập hai chức danh Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước làm một, hay thủ tục nào đã được Trung ương đảng áp dụng tại phiên họp ngày 03/10/2018, để cử ông Trọng.
Việc gì ở Việt Nam cũng do Bộ Chính trị quyết định cả, mà ông Trọng lại đứng đầu cơ chế này, trong khi Quốc hội chỉ đóng vai “đóng dấu cho xong” nên thủ tục pháp chế theo tiêu chuẩn ở các nước tự do và dân chủ không bao giờ được coi là phải có.
VIỆC MỚI - CHUYỆN CŨ
Bên cạnh chuyện ông Trọng một mình ngồi 2 ghế, sau 5 ngày họp của Trung ương 8 (từ 02-06/10/2018) Trung ương còn đồng ý ban hành “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng”.
Nhưng theo lời ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Bồi dưỡng và Đào tạo, Ban Tổ chức trung ương nói với báo chí tại Hà Nội thì : “Đã có 148 lượt ý kiến của các ủy viên Trung ương khi thảo luận về dự thảo Quy định….Khi xây dựng dự thảo này, Tổng Bí thư đã đánh giá đây là vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp nên Ban Tổ chức Trung ương và chúng tôi trong nhóm soạn thảo đã rất thận trọng. Trong quá trình nghiên cứu đã báo cáo Ban Bí thư một lần, Bộ Chính trị hai lần và phát phiếu xin ý kiến các ủy viên Trung ương… Kết quả thảo luận ở Trung ương 8 thì nhất trí cao ban hành quy định này nhưng yêu cầu Bộ Chính trị chỉ đạo hoàn thiện tiếp và một vòng lấy ý kiến các ủy viên Trung ương nữa, rồi mới ký ban hành” 
Như vậy là chưa suôn sẻ. Tại sao chỉ có 148 trên tổng số 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết cho ý kiến ? Còn lại 40 Ủy viên không có ý kiến đối với Quy định phải làm gương, hay họ không muốn tham gia thảo luận một Quy định liên quan đền cá nhân mình ?
Vì vậy việc “phải hoàn thiện tiếp bản Quy định và cần thêm một vòng lấy ý kiến” các ủy viên Trung ương sẽ kéo dài bao lâu chưa ai biết.
Nhưng nội dung Quy định làm gương mới có gì khác với hàng hà sa số những Nghị quyết và Quy định đã được ban hành từ khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thứ đảng Khóa XI năm 2011 ?
Nhìn chung không có gì bất thường và đặc biệt , ngoại trừ mục đích đặt trọng tâm vào những người đứng đầu guồng máy cai trị, trong số này quan trọng nhất là các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng.
Tại sao đến bây giờ sau gần 8 năm cầm quyền mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn phải tơi tả và mất ăn mất ngủ với những tính hư tật xấu và sự bất tuân lệnh trên của đội ngũ cán bộ, nhất là những kẻ có chức có quyền đã và đang làm cho đất nước suy thoái và dân ngày một nghèo thêm ?
Nếu duyệt qua những “Quy định 101, ngày 07/06/2012 của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” ; Quy định 47 ngày 01/11/2011 “về những điều đảng viên không được làm” gồm 19 điều; Quy định 55 của Bộ Chính trị ngày 19/12/2016 về “một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; và sau cùng là Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 “về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm” của Bộ Chính trị thì sẽ thấy dự thảo Quy định làm gương cũng chỉ lập lại những việc đã thất bại.
Nếu đáng chú ý chăng là 2 điểm của Dự thảo yêu cầu : 
(1) “Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.”
(2) “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật...”
LIỆU LÀM ĐƯỢC KHÔNG ?
Hai đòi hỏi của Quy định làm gương nếu chỉ viết để coi chơi thì được chứ thi hành có kết quả thì khó đấy, nếu đảng vẫn tiếp tục che mắt nhân dân những bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên nhất là các cấp lãnh đạo và các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Chỉ có cách duy nhất có thể lấy lại lòng tin cho nhân dân và làm gương cho cả đảng là trước tiên ông Nguyễn Phú Trọng, trong 2 vai vừa Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hãy cùng với Chủ tịch Quốc hội (bà Nguyễn Thị Kim Ngân); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tam đầu chế của chế độ, và 14 Ủy viên còn lại của Bộ Chính trị bạch hóa cho toàn dân thấy tờ khai tài sản của mình có gì.
Sau đó, đến lượt tất cả các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương xuống đến lãnh đạo địa phương và các Tổ chức, đoàn thể của đảng và của Mặt trận Tổ quốc cũng làm như thế như một phong trào làm gương thì may ra mới chu toàn được chủ trương “nói đi đôi với làm”.
Nhưng trước khi muốn xâm mình liều mạng thì cả đảng hãy lắng nghe ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam).
VOV viết:” Để thanh lọc, đấu tranh với nạn tham nhũng, dù khi đó mới chỉ là tham nhũng vặt, ông Hương không khỏi day dứt khi chứng kiến tình trạng tham nhũng hiện nay đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, con số mất mát lên tới hàng nghìn tỷ đồng và điều đau xót hơn cả, theo ông Hương chính là chúng ta đều biết đồng chí mình, cán bộ mình bắt tay nhau để ăn cắp của đất nước.”
“Liên hệ đến những vụ đại án gần đây thiệt hại hàng nghìn tỷ”, VOV viết tiếp, “ông Hương trầm ngâm “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. (VOV, ngày 06/07/2018)
Như vậy thì hy vọng gì ở lời kêu gọi của dự thảo Quy định làm gương của “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức” khi không làm tròn nhiệm vụ ?
Nhất là khi đã có một số cán bộ từng khai khi không chứng minh được nguồn gốc khối lượng tài sản khổng lồ của họ :“khối tài sản đó có được là từ bán chổi hay nuôi gà, heo” !
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ
Để biết thêm dự thảo Làm gương viết gì, dưới đây là thông tin đã được lan rộng trong nước, dù đảng cố gắng giấu :
Dự thảo được xây dựng ngắn gọn với 4 điều. Trong đó, 
Điều 1: “quy định tất cả cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu chấp hành cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Đồng thời nghiêm túc thực hiện quy định về: "Những điều đảng viên không được làm", "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp", "Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên".
Minh bạch kê khai tài sản, thu nhập”
Một trong những nội dung quan trọng, nổi bật là quy định 
ở Điều 2: “nêu gương trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương.
Theo đó, các Ủy viên phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hy sinh lợi ích cá nhân, lấy sự hài lòng, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Quyết đoán, quyết liệt giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; xử lý nhanh, hiệu quả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ.
Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương đề cao nhân cách, đạo đức trong lãnh đạo, quản lý; thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm…
Cán bộ thuộc diện này phải gương mẫu thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận và người thay thế mình; khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài.
Đáng chú ý, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tích cực thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. 
Đồng thời nghiêm túc, công tâm, khách quan, cầu thị trong tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. Dũng cảm nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi; không định kiến, trù dập người góp ý, phê bình. Không lợi dụng phê bình để xu nịnh, lấy lòng, thổi phồng thành tích hoặc bôi nhọ, cường điệu khuyết điểm, hạ thấp uy tín của nhau.
Bên cạnh đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật...”
Điều 3: “quy định từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; công tác cán bộ; tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “lợi ích nhóm”; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi… đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.”
Điều 4 : “quy định trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; BCH Trung ương phải xác định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định.
"Không loại trừ ai, bất kỳ vị trí nào"
"Dự thảo quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống".
Trong số này có những yêu cầu :
1)”Không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, "tư duy nhiệm kỳ", công thần, tự cao, tự đại, háo danh, phô trương, "đánh bóng" tên tuổi...”
2) Chống đoàn kết xuôi chiều, cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, cơ hội, thực dụng, nịnh trên, nọt dưới; quan liêu, xa dân, gây phiên hà, hách dịch với nhân dân; lợi dụng tập thể để trốn tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện ý đồ cá nhân.
3) Chống lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách để trục lợi; lợi ích cục bộ, thông đồng, thỏa hiệp, tạo cơ chế "xin - cho", "duyệt - cấp".
4) Chống việc can thiệp không đúng thẩm quyền vào công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…”
5) Chống lợi dụng Doanh nghiệp hoặc để Doanh nghiệp lợi dụng; liên kết lập "sân sau ”, "lợi lch nhóm"; dung túng, bao che, móc ngoặc, thông đồng với Doanh nghiệp trục lợi. Việc sử dụng tiền, tài sản của DN, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi như mua đất, xây nhà, cho người thân du học, đi công tác, du lịch nước ngoài, chơi golf, tiêu dùng xa xỉ... cũng phải kiên quyết chống.
6) Chống để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chi phối, thao túng các công việc cùa địa phương, cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp như công tác cán bộ, xin dự án, cấp đất, đấu thầu, mua cổ phần...
7) Chống sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn, coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội; 
8) Chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm…”
9) Chống can thiệp, gây áp lực trong công tác cán bộ, nhất là lợi dụng quy trình để bổ nhiệm, bố trí người nhà, “cánh hẩu” vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý và nơi có nhiều lợi ích.
(Tổng hợp từ Zing.VN và VietnamNet)
Nhìn chung, những quy định trên đây đã có những tiến bộ, nhưng riêng điều cấm đầu tư hay mua bất động sản ở nước ngoài là những việc làm khó thực hiện vì bấy lâu nay, có vô số căn nhà đắt tiền triệu hay các cửa hàng, công ty buôn bán hàng chục triệu Dollars đã được bí mật sang tên cho người Việt Nam khác đứng tên ở Mỹ, đặc biệt ở California, nhưng không ai biết chủ nhân thật của chúng là ai.
Ngoài ra từ năm 2015, chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt đã có lần tiết lộ con số 33 Tỷ dollars đã ra khỏi Việt Nam bằng nhiều ngõ ngách, kể cả “nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng”.
Ông Việt viết trê báo Đất Việt ngày 26/01/2015:” Con số 33 tỷ USD của Việt Nam chảy ra nước ngoài không hợp pháp từ năm 2008 đến năm 2013 là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài.”
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng đã từng nói với báo Đất Việt trong nước (03/01/2015) rằng:”Khi ở California tôi đã chứng kiến nhiều người Việt chồng cả vali tiền mặt (có khi lên tới hàng trăm ngàn USD) để mua nhà, mua biệt thự ở đây. Câu hỏi đặt ra là tiền mặt ở đâu mà lớn thế?”
Ông còn cho biết thêm:”Rất nhiều phương tiện truyền thông đã nói tới những hình thức rửa tiền nhằm hợp thức hóa lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là một trong những cách đó.”
Như vậy thì có phải đảng CSVN đã mất trộm rồi mới rào giậu phải không ? -/-

“Nhân tai” và tư duy xơ cứng- vật cản sự phát triển

Tác giả: Tô Văn Trường

Chủ thuyết phát triển và thể chế vận hành đất nước ở ta đã lạc hậu từ lâu, chậm điều chỉnh, ngày càng tỏ ra bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đất nước. Đây là nguyên nhân sâu xa, có tính gốc rễ của mọi nguyên nhân mà khắc phục nó cần có 1 lãnh tụ đúng nghĩa và bản lĩnh.
Thể chế nào thì cán bộ đó. Do nhận thức lệch lạc nên không đủ năng lực để làm chức trách của mình trong công tác quản lý điều hành đất nước, dẫn tới khủng hoảng niềm tin trong dân. Đó là cái mất lớn nhất và cũng là nỗi lo lớn nhất của bất kỳ một thể chế nào…..Nhà hiền triết xưa (Thánh Anthony) đã nói lên nỗi lo lắng lớn nhất của mình “Khổ nhất là khi ta định hướng sai” (Tô Văn Trường)
KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi bài viết thấu đáo, cặn kẽ, đầy trách nhiệm về một chủ đề quan trọng: “Nhân sự cấp chiến lược”.
Xin đăng toàn văn bài viết. Title bài, chủ Blog xin đặt lại
————– 
Tiền nhân cũng như các bậc tinh hoa của nhân loại đã có những ngôn từ thật sâu sắc “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”; ” Cán bộ quyết định hết thảy!”; ” Con ngưòi là vốn quý nhất!”. Rõ ràng việc chọn hiền tài, chọn cán bộ, chọn con người mà lại là hiền tài, cán bộ và con người cấp chiến lược, cấp cao nhất là việc vô cùng hệ trọng, có thể nói là quan trọng nhất liên quan đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của Quốc gia.
Băn khoăn lớn nhất
Trong lịch sử Giáo hội Thánh Anthony (1195-1231) là người nổi tiếng về nhân đức, phép lạ và những tư tưởng tiến bộ có câu trả lời một người mù: “Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?`. Ngài chỉ thọ 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị Thánh nổi tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời “Khổ nhất là khi ta định hướng sai”.
Có thể thấy rằng ngay cả một vị Thánh dù có phép màu nhiệm đến mấy cũng sợ nhất chuyện định hướng sai, huống hồ người trần mắt thịt. Với những người ở vị trí lãnh đạo, vận mệnh của cả đất nước, của gần trăm triệu con người, của hàng mấy thế hệ tương lai chung quy cũng chỉ phụ thuộc vào vỏn vẹn hai chữ “định hướng” vậy thôi.
Ở thời đại ngày nay, xã hội không thể còn chờ và tin vào phép lạ mà quan trọng nhất cho sự phát triển của một cộng đồng hay một nhà nước cho sự phát triển là có được nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển có các giải pháp đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan chung của nhân loại tiến bộ. Nhân có chuyện Trung ương Đảng cuối năm nay sẽ có hội nghị bàn về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược mà nhiều người cảm thấy băn khoăn: liệu đây có phải vấn đề cần thiết và nghiêm túc? Nếu thực sự là nghiêm túc thì Đảng cần làm gì và có thể làm được gì cụ thể tránh tình trạng chủ trương và lời nói không đi đôi với hành động thực sự khiến nhân dân thất vọng như nhiều đề xuất trước đây?
Trước hết, mọi người đều nhất trí là nội dung này rất cần và thiết thực bởi hàng loạt vấn đề thực tế bức xúc mà cơ chế hiện nay đang có nguy cơ bất lực, mà nguyên nhân chủ yếu không phải do các nguyên nhân chủ quan, khách quan của xã hội, quốc tế, dân trí v.v.. như chúng ta vẫn quen nói và quen nghe.
Có lẽ Đảng và Nhà nước cũng đã nhận thức được rằng cái “gốc” của chế độ là cán bộ, và trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của chúng ta hiện đang bộc lộ quá nhiều vấn đề: 1) Thực tế cán bộ ở nhiều cấp, nhiều nơi không đủ trình độ và phẩm chất – nhân cách cho thực hiện nhiệm vụ quản lý; 2) Nhận thức lạc hậu và cơ sở pháp lý kém hiệu lực trong quản lý giám sát cán bộ; 3) Bộ máy chính quyền không có khả năng thậm chí không có nhu cầu tuyển dụng, sử dụng và giữ chân người có năng lực thực sự; 4) Đội ngũ lãnh đạo tại nhiều cấp, nhất là cấp hoạch định chiến lược chính sách còn khá yếu do tư duy chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, thiếu lửa và ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng bởi lợi ích nhóm.
Vậy để tập hợp được đội ngũ lãnh đạo chiến lược đủ khả năng phát triển đất nước Việt Nam cường thịnh, xứng với tiềm năng, và mong đợi của nhân dân, Đảng cần phải sớm xây dựng và kiên quyết thực hiện có hệ thống một lộ trình đổi mới quy hoạch nhân sự: (i) Đánh giá một cách khách quan chủ thuyết hiện trạng cán bộ và quản lý xã hội ở thể chế nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (ii) Nghiên cứu cơ sở khoa học, nhận thức mới và hoàn thiện pháp lý về tổ chức, quản lý cán bộ trong nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường; (iii) Quán triệt trong hệ thống của Đảng và Nhà nước về các yêu cầu, tiêu chuẩn của bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ trong tình hình mới; (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện trong điều kiện hiện nay ở VN.
Thực trạng cán bộ và bất cập trong quản lý kinh tế – xã hội
Chỉ tính từ trước Đại hội XII của Đảng CSVN đến nay tình hình hệ thống chính trị bộc lộ công khai nhiều vấn đề rất nghiêm trọng: từ vụ án gây xốc với nguyên ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đứng trước vành móng ngựa, việc buộc phải cách chức hàng loạt đại biểu Quốc hội, đến luận tội hàng loạt tướng công an và quân đội, vấn đề Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta trên Biển Đông,… là những biểu hiện bất cập rõ và lớn nhất về thực trạng yếu kém, suy thoái nghiêm trọng khó chối cãi của bộ máy lãnh đạo các cấp hiện nay.
Nếu như chỉ có 1 vài cán bộ hư hỏng thì có thể vấn đề chính nằm ở cá nhân con người đó, nhưng việc hàng loạt cán bộ cấp cao có khuyết điểm từ “nghiêm trọng” đến rất nghiêm trọng lại chỉ ra một vấn đề lớn hơn nhiều là lý luận nào, hệ thống nhân sự nào, môi trường công tác nào… đã tuyển chọn, dung dưỡng, cất nhắc những cán bộ hư hỏng này đến mức độ ấy. Còn biết bao nhiêu cán bộ khác đang trên “đường các anh đang đi, sao lại hướng nhà tù” hay thành củi đưa vào lò?. Liệu có còn cơ hội nào cho những người thanh liêm, chính trực thực sự có thể tồn tại và phát triển trong hệ thống công chức hiện nay?
Tham nhũng, bất công khủng khiếp
Tham nhũng bất công khủng khiếp dẫn đến tiêu cực từ “tham nhũng vặt như ngứa ghẻ” đến những “đại án tham nhũng” ngàn tỷ nở như nấm sau mưa, không chỉ làm rỗng ngân sách quốc gia mà còn như một đại dịch phá hoại hệ miễn dịch hệ thống chính trị cũng như của nền tảng đạo đức của toàn xã hội. Quan to ăn to, quan bé ăn bé – dân thấp cổ bé họng không chỉ chịu thiệt thòi phận mình mà còn ôm một mối hận ngày càng sâu sắc về sự bất công và băng hoại của xã hội.
Cha đẻ của tham nhũng là ai? Là gì? – cần được chỉ mặt, đặt tên cho rõ thì mới chữa trị được. Làm thế nào để tăng tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực đặc biệt trong đầu tư công và quản lý đất đai, môi trường.? Dân cứ nghe vụ án trăm tỷ, nghìn tỷ, trăm nghìn tỷ thì tài sản quốc gia còn gì nữa. Tham nhũng ăn rỗng ruột rồi.
Sự giả dối lên ngôi
Thực tế, chưa bao giờ người Việt mất niềm tin vào nhau nhiều như thời nay. Đặc biệt là giả dối trong xây dựng con người: bằng cấp giả, thi cử giả, thành tích giả tràn lan. Ta sẽ có nhiều thế hệ sinh ra và sống trong giả dối. Đồng tiền ngự trị công tác cán bộ như trong thời kỳ tư bản hoang dã nhất. Nhiều thế hệ cán bộ được tuyển dụng, sử dụng, cất nhắc bằng sự mua bán, đổi chác. Các thứ giả khác như hàng giả, chất lượng giả, hàng gây ngộ độc, đến cả “bao cao su” cũng giả nốt… làm sao có thể kiểm soát được để người dân còn dám ăn, dám uống, yên tâm cho con đến trường, dám tin vào những điều tử tế….
Quan hệ với Trung Quốc thiếu bình đẳng đến bạc nhược
Trong quan hệ với Trung Quốc phải học các cụ ngày xưa về bản lĩnh và sự mềm dẻo. Nước ta tuy nhỏ, phải chịu chung sống với anh láng giềng khổng lồ, gian tham, xaỏ quyệt, Quan trọng nhất là giữ được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất và biển (ít nhất không để mất thêm nữa), tuy cần mềm dẻo, khéo léo song phải có bản lĩnh mạnh mẽ, phải giữ được thể diện quốc gia và thấu hiểu lòng dân.
Ai lại để họ vào thuyết giáo giữa phiên họp của Quốc hội nghênh ngang chẳng khác gì Sài Thung khi xưa. Ai lại ở cấp nào cũng cứ phải liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, trong khi họ chèn ép ta đủ điều đặc biệt là ở biển Đông. Ai lại cứ phải gửi các đoàn cán bộ chủ chốt đi Trung Quốc để “học tập” (?). Ai lại để cho chuyên gia Trung Quốc cố vấn để ra luật về các đặc khu kinh tế, thật chẳng khác nào nối giáo cho giặc, gây bất an và sự chia rẽ khủng khiếp trong lòng dân tộc.
Muốn tập hợp lòng dân như “Hội nghị Diên Hồng” khi xưa phải biết thực lòng dựa vào dân, phải biết đại đoàn kết toàn dân, cả trong nước và hải ngoại. Muốn đại đoàn kết phải nêu cao được đại nghĩa và phải thật lòng. Phải có lằn ranh đỏ ở tất cả các tuyến quan hệ với ngoại bang, đặc biệt là Trung Quốc. Đến đâu thì phải dừng lại vì anh không thể chà đạp lòng dân tôi thêm nữa. Mình yếu cũng phải biết tận dụng các quan hệ quốc tế khác để làm đối trọng. Không có bạn bè vĩnh viễn cũng như kẻ thù vĩnh viễn. Lợi ích dân tộc là thước đo tối hậu để xác định ai là bạn, ai là thù dù trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào.
Việt Nam bấn loạn về đại vấn đề nợ công, nợ xấu
Nợ công nợ xấu trở thành vấn đề lớn, một phần do không biết tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tức là thấy thiên hạ có gì thì Việt Nam cũng phải có nấy, mà không tính đến quy luật của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, sự phục vụ.
Đã có những cảnh báo về “bẫy nợ” của Trung Quốc, không chỉ lãi suất cao, thời gian trả ngắn và lại phải dùng thầu và hàng nhập từ Trung Quốc. Lãi suất vay từ Trung Quốc rất cao 3% so với lãi suất 0% của Đan Mạch, 0,2% của Tây Ban Nha, 2% của Nhật; 1,04% của Pháp, 0,75% của Đức, 1,75% của Ấn Độ vv… Cho nên, muốn phát triển bền vững không nên phụ thuộc qúa nhiều về kinh tế và là con nợ lớn của Trung Quốc.
Doanh nghiệp nhà nước phần lớn làm ăn thua lỗ.
Hầu hết các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hoặc dùng vốn nhà nước (như các công trình giao thông…) đều lỗ nặng hoặc suất đầu tư cao vọt (như 1 km đường đắt gấp mấy lần công trình cùng loại ở các nước khác). Bóng dáng của tham nhũng và vô trách nhiệm có mặt ở hầu hết các dự án đầu tư công. Kiểu làm ăn này đâu chỉ ở ngành năng lượng và giao thông mà ở hầu hết các ngành mà doanh nghiệp nhà nước mưu chiếm lĩnh đỉnh cao, nhưng thua lỗ kéo dài.
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lớn tài sản của kinh tế nội địa và cả tài nguyên quan trọng nhất của quốc gia, nhất là hầm mỏ, không dành cho dân – dù dân là chủ (cho dù là trên danh nghĩa). Cứ tưởng kinh tế công hữu sẽ có CNXH… nên cố làm bằng mọi giá. Cuối cùng, lại ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngay Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân cũng cố nèo hợp tác xã và kinh tế nhà nước cùng là… nền tảng cuối cùng hóa ra toàn là nền tảng bằng đất sét. Toàn say sưa với câu chữ cho tròn, “sáo rỗng” mà không đi vào thực chất cuộc sống. Nguồn gốc là ở chỗ kinh doanh mà nếu lỗ, đều do nhà nước chịu (tức là tiền thuế của dân) thì tránh sao khỏi tính toán sai, làm ẩu, thậm chí như vậy mới dễ kiếm lợi riêng.
Môi trường sống suy thoái nghiêm trọng
“Rừng đã hết và biển thì đang chết” (lời bài thơ của cô giáo Lam), sông ngòi, ao hồ phần lớn đều đang ngắc ngoải. Quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống còn yếu kém. Xuất phát từ tư duy “ăn xổi ở thì”, tăng trưởng nóng nên ngày nay, đói nghèo vẫn còn tuy không còn là một vấn đề quá lớn nhưng môi trường sống bị đe dọa hủy diệt, là tác hại không gì bù đắp được cho đến hàng trăm năm sau.
Sự cơ cực của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, vùng khó khăn, thiếu các giải pháp căn cơ. Đặc biệt là nạn phá rừng, khai thác tài nguyên vô tội vạ đã hủy diệt môi trường sống và văn hóa của đồng bào thiểu số vv…
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ là chuyện tất nhiên, nhất là đối với những quốc gia có điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Nhưng trong cái khí thế hừng hực của làn sóng đầu tư nước ngoài ấy không ít lần, chúng ta đã bị dội những thùng nước lạnh, những phản đòn đau đớn với những thiệt hại không chỉ tính bằng sức khoẻ hàng trăm ngàn người lao động, hàng chục ngàn tỷ đồng tài sản mà còn là sự suy giảm niềm tin vào những chủ trương chính sách thu hút vốn đầu tư.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là sự yếu kém (cả liều lĩnh nữa) trong quản lý điều hành của nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương và cá nhân có trách nhiệm khi nhắm mắt ký kết nhập những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, mà điển hình là từ ông bạn láng giềng phương Bắc.
Có bao nhiêu quyết định được đưa ra theo kiểu “đốt cả cánh rừng chỉ để châm một điếu thuốc”?. Đó là cái chết được báo trước cho đồng bào mình, vậy tại sao những ông quan ấy không biết sợ? Có phải vì “quan trí” kém không, hay còn vì những lý do khác?
Nghiên cứu và hoàn thiện pháp lý về tổ chức, quản lý cán bộ trong nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường
Vấn đề chủ yếu hiện nay phải có được chủ thuyết phát triển đúng đắn, phải xây dựng các chuẩn mực xã hội của VN hiện đại, có chiến lược phát triển con người phù hợp với chủ thuyết phát triển và cần có quyết tâm chính trị cao nhất để ưu tiên thực hiện được các chiến lược đó.
Hình như đến nay ở các nước XHCN và Việt Nam chưa có sự quan tâm thích đáng tới vấn đề/mối quan hệ giữa chủ thuyết (vĩ mô) và thực tiễn luận (vi mô, cụ thể). Lãnh đạo Đảng CSVN luôn quyết tâm duy trì chủ nghĩa Marx-Lenin trong khi hệ thống nghiên cứu thực hiện chương trình kinh tế xã hội khó giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn không tìm thấy giải pháp từ học thuyết này nhưng chưa có hay phát triển những hạn chế của nó. Ví dụ giai đoạn trước đây nếu không chấp nhận áp dụng lý thuyết kinh tế thị trường thì không thể thoát khỏi khủng hoảng dẫn đến sụp đổ mọi nhà nước XHCN. Như vậy, trong nhiều lĩnh vực quản lý xã hội hiện đại ở thể chế nhà nước Việt Nam nói riêng cần nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp quản lý kinh tế xã hội trong đó có vấn đề con người và cán bộ phải kết hợp được những yêu cầu thực tế sâu rộng hơn học thuyết Marx – Lenin. Từ sự đổi mới sáng tạo tư duy đó sẽ là cơ sở xây dựng các công cụ pháp lý hiện đại đủ sức cho quản lý có hiệu lực cán bộ (công chức, viên chức) trong nhà nước pháp quyền có nền kinh tế thị trường. Đó là điều trước hết cần làm và Đảng CSVN hoàn toàn có thể làm được!
Kinh nghiệm Singapore là định hướng (tầm nhìn), xác định mình đứng ở đâu (thực trạng) và con đường (giải pháp). Nếu định hướng sai, ví dụ mục tiêu là Hải vương tinh thì đi cách gì cũng không tới được trong điều kiện hiện nay. Xác định thực trạng đúng, giải pháp phù hợp, trong đó luật pháp và giáo dục rất quan trọng. Hai lĩnh vực này đều có vấn đề (chất lượng dỏm) nên làm cái gì cũng méo mó. Qui hoạch mà định hướng mù mờ thì cũng như dân (Thơ Bút Tre) đã nói: “hàng đầu không biết đi đâu/đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”. Làm hao tiền tốn của, tốn thời gian trong khi cuộc đua (cạnh tranh) ngày càng gay gắt. Lịch sử cho thấy nước nào chia rẽ, lạc hậu kéo dài thì rốt cuộc mất tên trên bản đồ thế giới.
Điều cốt yếu trong kinh tế hiện nay của đất nước là phụ thuộc quá lớn vào FDI và xuất khẩu để tăng trưởng dưới hình thức gia công là chủ yếu, công nghệ đa phần của nền kinh tế ở mức thứ hạng 4 và 3, và do đó hầu như rất chậm phát triển – cả trên phương diện văn hóa, giáo dục, xã hội, chính trị và quản lý quốc gia.
Thực trạng, khả năng tự vệ và chống đỡ mọi chấn động từ bên ngoài rất hạn chế. Kéo dài mãi tình trạng phát triển theo chiều rộng như thế này, mọi nguồn lực của đất nước ngày càng cạn kiệt. Càng phát triển nặng về tăng trưởng như hiện nay khiến cho quốc gia ngày càng lệ thuộc và phụ thuộc ngày càng nguy hiểm. 32 năm công nghiệp hóa-hiện đại hóa với một nguồn lực huy động được vô cùng lớn không một quốc gia khởi nghiệp nào trong thế giới hôm nay dám mơ tới, nhưng cuối cùng đất nước chỉ có một nền kinh tế gia công là chủ yếu, bán sức lao động, đất đai, môi trường là chính! Càng phát triển như vậy càng nợ nần, và hiện nay khoảng cách tụt hậu đang ngày càng lớn, chỉ có lợi cho gia tăng quan liêu, tham nhũng và bất công. Hệ quả chung cuộc là đất nước tuy hôm nay đạt mức quốc gia có thu nhập trung bình thấp, nhưng chất lượng sống và văn hóa xã hội xuống cấp nghiêm trọng, chế độ chính trị tích tụ ngày càng nhiều vấn đề nóng, nhân dân ngày càng mất lòng tin vào đảng, tính tiền phong chiến đấu của đảng phục vụ đất nước cũng ngày càng sa sút nghiêm trọng – đảng có trên 4 triệu đảng viên nhưng chưa bao giờ đảng yếu kém, tha hóa và bất cập như bây giờ.
Tất cả những thảm họa này, cần phải được nhận thức rõ nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ “nhân tai”. Lịch sử đất nước hàng nghìn năm qua đã chứng minh rằng không kẻ thù nào có thể ngăn cản sự phát triển của đất nước Việt Nam, mà chỉ có chính chúng ta mới có thể là lực cản, là nguyên nhân kìm lớn nhất. Phải chăng “diễn biến hòa bình” chính là đang hiển hiện ngay trong bộ máy nhân sự của thể chế hiện nay?
Giải pháp thực hiện
Để một xã hội phát triển lành mạnh về phía tiến bộ cần có (1) Một học thuyết phát triển đủ tốt và đủ tiên tiến, (2) Một hệ thống luật pháp & thể chế & bộ máy nhà nước & thị trường tổ chức tốt, (3) Những cá nhân, con người tốt, quả cảm, tài năng và đạo đức tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống số (2) và (3) thường đồng thời là sản phẩm của (1) và (2).
Hệ thống luật pháp và thể chế này (2) vừa sử dụng lại cũng vừa phát triển và giám sát các cá nhân (3) đó, khiến cho họ “không muốn, không dám, và không thể” tham nhũng, rộng hơn là phải đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc. Hệ thống cũng rất sớm phát hiện và đào thải những cá nhân không phù hợp – cả về đạo đức công vụ lẫn năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Một hệ thống yếu kém không thể làm được việc ấy dẫn đến người xấu thì lợi dụng leo được lên cao và trục lợi, người tốt bị loại từ “vòng gửi xe”, không có không gian để tồn tại hoặc bị tha hóa thành người xấu.
Điểm mấu chốt là quyền lực độc lập và kiểm soát lẫn nhau. Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay bị nhiều người dân cho là thất thường, nói dối như cuội, may là Mỹ còn có hệ thống luật pháp độc lập, dù Quốc hội đã bị phe của ông Trump lấn áp.
Chủ thuyết phát triển và thể chế vận hành đất nước ở ta đã lạc hậu từ lâu, chậm điều chỉnh, ngày càng tỏ ra bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đất nước. Đây là nguyên nhân sâu xa, có tính gốc rễ của mọi nguyên nhân mà khắc phục nó cần có 1 lãnh tụ đúng nghĩa và bản lĩnh.
Thể chế nào thì cán bộ đó. Do nhận thức lệch lạc nên không đủ năng lực để làm chức trách của mình trong công tác quản lý điều hành đất nước, dẫn tới khủng hoảng niềm tin trong dân. Đó là cái mất lớn nhất và cũng là nỗi lo lớn nhất của bất kỳ một thể chế nào.
Vì đúng là từ trước tới nay chỉ hô miệng thì rất nhiều rồi. Cụ Hồ cũng đã nói rất rõ: ”việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” nhưng trên thực tế hầu hết lại hoàn toàn ngược lại. Các văn bản chính sách chỉ toàn để có lợi cho cơ quan nhà nước và đẩy cái khó cho dân. Đến khi thực hiện thì cả một đội ngũ công chức cũng lại mang cái tư duy như vậy.
Vậy nên có lẽ đầu tiên là phải xây dựng Luật công vụ thật nghiêm khắc, chặt chẽ. Sau đó, phải tổ chức các đợt giáo dục công chức, rồi tổ chức đánh giá thường xuyên để kiểm soát và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước.
Dân chủ cũng vậy, sẽ khó thực hiện dân chủ theo đúng nghĩa của nó nếu không có ý chí cao và có lộ trình cụ thể để nhanh chóng xây dựng nền dân chủ thực sự được ngay. Vì ta có mặt bằng nhận thức, văn hóa, hiểu biết khá phức tạp và ở trình độ phát triển thấp, nên xây dựng nền dân chủ của nước nhà nhưng phải là cái đích lâu dài để hướng đến và mỗi năm phải có 1 vài bước tiến về hướng đó chứ không thể viện cớ “dân trí thấp” để trì hoãn mãi mà không làm gì.
Sai lầm trong công tác cán bộ giai đoạn 2005- 2011 là rất nghiêm trọng, sinh ra một loạt hậu quả để bây giờ phải xử lý cả về vụ việc và về đường lối ( bỏ tù, cách chức , ra nghị quyết mới vv…).
Về biện pháp thì cần xử lý rốt ráo theo tinh thần “đại phẫu”, cắt bỏ ung nhọt toàn phần để tránh “di căn”. Về định hướng phát triển thì vẫn phải kết hợp chiều rộng và chiều sâu, theo đó lựa chọn mũi nhọn chính xác, phù hợp đặc điểm tình hình trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phải lấy triết lý đạo đức làm “bà đỡ” cho nền kinh tế xã hội, làm trong sạch hoạt động tư pháp vì sự công bằng, công lý.
Cần có thông điệp rõ ràng và những hành động mạnh mẽ, đột phá, hiệu quả để toàn dân nhận thấy mà tin tưởng được là Nhà nước luôn đặt lợi ích dân tộc, đất nước là tối thượng, lợi ích của người dân làm gốc. Từ nay, không phải hô các khẩu hiệu, phải đi đôi với thực hiện, chứ không “đánh trống bỏ dùi” hoặc “đầu voi đuôi chuột” như lâu nay nữa mà là 1 thông điệp sâu sắc và chân thành. Đảng phải nhìn thẳng vào sự thực, nhận rõ sai lầm và sửa sai một số chính sách pháp luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của dân, chấm dứt việc quan tham cấu kết đại gia cướp đất của dân.
Việc quan trọng và cấp thiết hơn, nhất thiết phải làm trước, đó là cần thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi trong đảng và trong cả nước, để đi tới đánh giá thống nhất:
– Có phải thực trạng đất nước đúng như đã trình bầy trên hay không?
– Nguyên nhân cốt yếu của tình trạng đất nước nói trên là 32 năm công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Đảng lãnh đạo đã không xây dựng được một thể chế chính trị và bộ máy vận hành quốc gia mà sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đòi hỏi với mục tiêu chiến lược phải giành lấy là: Giải phóng vốn quý nhất của quốc gia là con người nói riêng và nguồn nhân lực nói chung, trên cơ sở đó và thông qua hội nhập quốc tế tạo ra sự phát triển bền vững chủ yếu dựa trên giải phóng và phát huy nội lực! Có phải như vậy không?
Đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước, do đó có trách nhiệm hàng đầu nêu ra 2 câu hỏi trên, và toàn đảng phải cùng với nhân dân cả nước tìm ra câu trả lời chuẩn xác để quyết định đường đi, nước bước cho đất nước trong thế giới khắc nghiệt hôm nay. Thống nhất được với nhau như vậy về nhận thức, ý chí, và quyết định, chúng ta sẽ có cơ sở vững chắc tin tưởng ở các giải pháp để đưa đất nước ta vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tụt hậu hiện nay.
Trên cơ sở đổi mới tư duy chung rồi mới bàn đến công tác cán bộ là đúng, nhưng đó là đúng về nguyên lý, còn thực tế thì nhiều lúc không đợi bàn xong việc đổi mới tư duy rồi mới bàn đến công tác cán bộ. Hết nhiệm kỳ rồi thì phải giải quyết vấn đề cán bộ. Chưa đổi mới được tư duy chung thì vẫn phải bàn về cán bộ. Mà cán bộ như cũ thì lại không đổi mới được tư duy. Lâu nay, nó cứ bị “luẩn quẩn” như vậy. Bây giờ phải đột phá cách nào để thoát ra? Phải chăng cán bộ chiến lược hay cán bộ nguồn của đất nước phải là những người đầu tiên kiến nghị với Đảng và cả nước ý kiến của mình và những câu trả lời cho 2 câu hỏi nêu trên, đưa ra thảo luận ý kiến trong đảng và trong cả nước, nếu được chấp nhận thì cơ cấu họ vào danh sách để lựa chọn. Ngoài ra, cần có thể chế thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để kiểm xoát và giúp đỡ cán bộ. Có dân chủ ắt sẽ có nhiều nhận tài cho đổi mới và phát triển đất nước.
Lời kết
Thực tế cho thấy công tác quản lý cán bộ nhà nước ở nước ta ở mọi cấp đang có rất nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong mọi hoạt động xã hội và gây thiệt hại về kinh tế nên Đảng và Nhà nước cần có một chương trình nghiên cứu toàn diện bao gồm các nghiên cứu cơ sở khoa học về chủ thuyết và thực tiễn luận nhằm xây dựng khung pháp lý đủ hiệu quả về công tác cán bộ trong thể chế nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó, Đảng với đội ngũ trí thức hiện nay hoàn toàn có khả năng làm được và là sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân. Nếu chỉ chủ trương quy hoạch cán bộ cấp cao với những chủ thuyết thiếu hoàn thiện cơ sở khoa học hiện nay sẽ khó khắc phục được những yếu kém cho quản lý kinh tế xã hội, khó đạt được những mong muốn của nhân dân.
Đối với một đất nước, một dân tộc thì đường lối, chính sách là bậc vĩ mô, “sai một ly sẽ đi cả dặm”. Do đó, các cấp lãnh đạo, giới chức sắc cần nghiêm túc và thật lòng khi thăm dò ý dân, hòa nhã nghiêm túc phải có thái độ cầu thị khi nghe người dân phản biện. Có lẽ chỉ có những người vô tâm mới có thể yên tâm trước thực trạng đất nước ta hiện nay. Mất lòng tin là mất dân. Mất dân là mất nước. Và khi đó học thuyết, thể chế này nọ còn nghĩa lý gì? Đừng quên dân đẻ ra chính quyền, và cả hệ thống chính trị này đều được nhân dân bảo vệ, chở che qua bao cuộc chiến tranh, ngày nay sống được là nhờ tiền thuế của dân.
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi những người lãnh đạo hiện nay và sắp tới (quy hoạch) phải đối mặt, nếu không muốn chính họ trở thành những kẻ có tội với dân tộc, đẩy đất nước vào vòng trầm luân. Vấn đề là phải có cách tiếp cận mới, nhận thức và đường lối chính trị mới để xây dựng đất nước văn minh với con người có tri thức và thể chất tốt cũng giống như một gia đình có truyền thống, có nền nếp, có giáo dục tất sẽ trường tồn và phát triển.
Như đã mở đầu bài viết này, nhà hiền triết xưa (Thánh Anthony) đã nói lên nỗi lo lắng lớn nhất của mình “Khổ nhất là khi ta định hướng sai”. Thiết nghĩ đấy cũng là điều quan trọng nhất của tất cả mọi điều quan trọng đối với người cán bộ cấp chiến lược, là suy nghĩ đầy trách nhiệm với dân, với nước và với đảng cầm quyền mà mỗi cán bộ chiến lược của đảng hôm nay nhất nhất phải mở rộng tầm nhìn ra toàn thế giới, ngày đêm đem hết tâm trí thường xuyên rà xoát con đường phát triển đất nước đang đi, lấy kết quả việc thực hiện những quyền của dân và thành tựu phát triển bền vững của quốc gia làm thước đo duy nhất sự đúng, sai, để từ đó quyết định lẽ sống và hành động của chính mình, đúng với trách nhiệm đặt lên vai người cán bộ cấp chiến lược!

Còn lâu mới phá được nhà trái phép của Mỹ Linh ở Sóc Sơn

Tác giả: Phạm Ngọc Dương
Là phóng viên từng có thời gian dài lăn lộn tìm hiểu thực trạng xây nhà trái phép ở rừng phòng hộ Sóc Sơn, tôi cho rằng việc phá dỡ nhà ca sỹ Mỹ Linh, dù vi phạm rõ ràng, vẫn khó như đi lên trời.
KD: Vụ việc nhà ca sĩ Mỹ Linh không phải là mới. Cách đây vài năm đã rất ồn áo. Báo chí vào cuộc, bản thân mình cũng viết một bài trên Tuần VN, rồi lắng xuống im lặng là… tiền bạc. Giờ lại nổi lên. Nhưng không chỉ có biệt thự của gia đình cô ca sĩ này, mà còn cả ngàn toà lâu đài ở khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Sóc Sơn. Phá được không đây?
Có lẽ chả có đất nước nào đâu đâu cũng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” như đất nước này, nhưng thực chất lại là “Sống và làm việc theo sự dắt mũi của Kim tiền”.
Diện mạo, thanh danh Quốc gia và người dân chính trực luôn bị tổn thương vì bị đồng tiền… cười mũi. Vụ việc này là một sự nhạo báng và thách thức Chính quyền Hà Nội. Hãy xem họ sẽ làm gì?
—————–
Vì đưa ra quan điểm vụ nhà hát Thủ Thiêm mà vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh gặp sóng gió lớn. Nguy cơ lớn nhất là có thể mất ngôi nhà dưới sức ép của dư luận.
Khuôn viên nhà vườn của ca sĩ Mỹ Linh (Ảnh: Zing)
Nếu bình tĩnh suy xét, thì thấy rằng khu đất vợ chồng Mỹ Linh ở đã có 600m2 thổ cư. Như vậy, vi phạm cũng không lớn lắm. Có thể không bị phá hết. Mấu chốt là 600m2 đất thổ cư của gia đình ca sĩ Mỹ Linh có trước hay sau khi Mỹ Linh mua, tức là nó có sẵn hay sau này được chuyển đổi?
Theo luật đất đai, chính quyền địa phương không được phép chuyển đổi đất rừng phòng hộ thành đất thổ cư. Vì vậy, nếu muốn phá dỡ nhà Mỹ Linh, thì phải xử lý chính quyền địa phương cấp sổ đỏ thổ cư bừa bãi, trái luật.
Tuy nhiên, việc phá nhà Mỹ Linh là điều rất khó, bởi nếu muốn phá nhà ca sĩ này, thì phải phá cả ngàn toà lâu đài ở khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Sóc Sơn. Mà, những lâu đài biệt phủ ở đó, theo lời người dân toàn quan chức, đại gia, không dễ gì phá được. Thậm chí, ai dám khẳng định quan chức thành phố Hà Nội không có biệt thự trong rừng Sóc Sơn?
Việc phá nhà (vi phạm) Mỹ Linh là điều rất khó, bởi nếu muốn phá nhà ca sĩ này, thì phải phá cả ngàn toà lâu đài ở khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Sóc Sơn.
Nhà báo Phạm Ngọc Dương
Năm 2004, khi công tác ở báo An ninh thế giới, tôi mất nhiều ngày lăn lộn ở xã Minh Phú và Minh Trí, hai điểm nóng xẻ rừng xây biệt thự, làm loạt bài điều tra dài kỳ về việc dân xẻ rừng Sóc Sơn bán, quan chức đại gia xây nhà trong rừng, đã gây dư luận rất lớn. Sau đó, tất cả báo chí, truyền hình vào cuộc. Hàng loạt quan chức địa phương đi tù vì tiếp tay cho việc xẻ thịt đất rừng.
Quá trình điều tra, người dân kể kể, chỉ trỏ lâu đài này, biệt thự kia của ông này, bà nọ, mà thấy lạnh người, không dễ gì đăng báo được. Thậm chí, thời điểm đó có thể nguy hiểm tính mạng, sự nghiệp.
Đang lớ ngớ không biết chụp cái biệt thự nào, thì thấy có cái như cung điện châu Âu ẩn hiện trong rừng, có cả khỉ với vượn trong vườn. Hỏi dân, họ đều không biết là nhà ai. Thi thoảng, thấy có xe bóng loáng chở chủ nhân về cuối tuần, cửa rả đóng kín. Đầu tuần chiếc xe bóng lộn lại lăn bánh ra, đi mất hút.
Nghĩ không phải quan lớn, nên tôi bấm mấy kiểu ảnh, đăng lên báo, chú thích chung chung rằng “những biệt thự như thế này có nhiều ở rừng phòng hộ Sóc Sơn”.
Báo đăng xong, ngay sáng, lãnh đạo gọi xuống phòng. Thấy một ông trán hói thấp bé ngồi trong phòng.
Lãnh đạo hỏi:
– Cậu biết ai đây không?
– Em không biết anh ạ!
– Cậu biết nhà ai đây không? – vị lãnh đạo chìa tờ báo có cái ảnh lâu đài trong rừng.
– Em cũng không biết nhà ai. Thấy to thì chụp thôi ạ.
Vị lãnh đạo báo liền quay sang người đàn ông hói đầu ngồi đối diện bảo: “Đấy! Phóng viên không biết đây là nhà ông. Tôi cũng không biết”.
Lúc đó mới biết, lâu đài mình chụp là nhà một ông quan chức cấp vụ.
Ngôi nhà của ông quan chức cấp vụ thôi, cũng không ai dám động vào. Còn nhà vi phạm của quan chức, đại gia lớn hơn thì phá sao đây?
Có lẽ, lúc này cũng cần xem lại cái gọi là đất rừng phòng hộ Sóc Sơn. Nó thực sự là thứ đất chó ăn đá gà ăn sỏi, trồng toàn bạch đàn với keo, không có giá trị kinh tế. Người dân Sóc Sơn sống lay lắt, vì xây nhà không được, bán không xong. Họ làm chủ mảnh đất mà lại không được làm gì.
Dân xây nhà thì chính quyền phá ngay tắp lự. Dân bán cho đại gia quan chức thì rẻ như bèo, bởi giá đất rừng. Quan chức, đại gia thì xây được vì một là chính quyền nể sợ nó hai là có tiêu cực mà mắt nhắm mắt mở. Xây biệt phủ với lâu đài ở địa phương không thể có chuyện không biết, không thấy, xây vụng trộm được.
Nếu như, những phần đất đá sỏi gan trâu, dân đã sống lâu đời ấy chuyển đổi được, thì dân xẻ ra bán có giá trị, mà người mua xây nhà cũng đường đường chính chính, nhà nước lại thu được nhiều tiền thuế cho ngân sách.
Vì cái đất rừng ở Sóc Sơn chỉ còn là rừng trên giấy, nên dân thì vẫn nghèo, quan chức, đại gia vẫn chiếm dụng được để xây biệt phủ, chính quyền địa phương thì có thể bảo kê kiếm lợi, mà ngân sách thất thu quá lớn.
Từ câu chuyện ngôi nhà của ca sĩ Mỹ Linh, cần phải có sự vào cuộc, bàn bạc nghiêm túc để có hướng giải quyết. Nếu không, luật đất đai chỉ là trò đùa, là thứ trói chân người dân, nhưng là miếng mỡ để nhóm lợi ích xâu xé.
———– 
Đọc tiếp:
Hà Nội:
Biệt thự nguy nga mọc trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn
Tác giả: Đoàn Bổng
Hàng chục nghìn m2 đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị san ủi xây dựng biệt thự, khu nghỉ dưỡng sinh thái. UBND TP Hà Nội yêu cầu thanh tra toàn diện.
Huyện Sóc Sơn đang giải quyết vi phạm trật tự xây dựng tại các xã Phú Minh, Phú Cường, Phù Lỗ, Minh Phú và Minh Trí. Trong đó, có 45 công trình xây dựng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ tại xã Minh Trí và Minh Phú.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn có hơn 650 hộ xây dựng với diện tích hơn 11ha. Các công trình chủ yếu là khu nghỉ dưỡng sinh thái, biệt thự, villa, nhà hàng…
Biệt thự nguy nga xây trên đất rừng ở xã Minh Trí
Khảo sát tại 2 xã Minh Trí và Minh Phú ngày 17/10 cho thấy, nhiều công trình được xây dựng trên đất rừng phòng hộ. 
Tại xã Minh Trí, dọc hai bên bờ hồ Đồng Đò là dãy các công trình kiên cố, có địa thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ. Nổi bật lên giữa bạt ngàn rừng núi là các tòa biệt thự nguy nga đang được gấp rút hoàn thiện.
Người dân cho biết, chủ của các công trình đã mua lại một phần diện tích đất rừng để xây dựng các hạng mục gồm dãy biệt thự, kè núi, thảm cỏ…. Công nhân vẫn đang tiếp tục hoàn thiện những công đoạn cuối, kè núi chống sạt lở phía sau biệt thự đã hoàn tất. 
Không chỉ lấn đất rừng, một số gia đình còn san ủi, lấn ra giữa lòng hồ Đồng Đò để xây dựng các công trình kiên cố. 
Lấp hồ Đồng Đò để xây dựng công trình kiên cố 
Còn tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, tình trạng các công trình nhà ở, khu nghỉ dưỡng mọc trên đất rừng diễn ra tràn lan. 
Yêu cầu xã đình chỉ thi công
Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 16/10, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương nằm trong danh sách các công trình vi phạm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về đất rừng Sóc Sơn giai đoạn 2006-2008. 
Ngoài hai công trình trên, tại xã Minh Phú còn có quần thể công trình thuộc khu nghỉ dưỡng sinh thái với nhiều hạng mục kiên cố như khu vui chơi giải trí, vila, homestay, bể bơi… 
Trước tình trạng nhiều công trình mọc trên đất rừng, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo thiết lập hồ sơ vi phạm, yêu cầu UBND các xã đình chỉ thi công. Huyện chỉ đạo các xã xử lý xong công trình vi phạm trong tháng 11.
UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Thanh tra TP tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí và Minh Phú. 
Tòa biệt thự nguy nga, sặc sỡ mọc trên đất rừng thuộc xã Minh Trí
Các công nhân vẫn đang hoàn thiện các hạng mục công trình xây trên đất rừng
Một tòa biệt thự rộng lớn mọc sừng sững ven hồ Đồng Đò
Theo người dân, công trình được xây dựng từ năm 2017 
Kè núi chống sạt lở phía sau biệt thự ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí đã hoàn thiện 
Một công trình đồ sộ lưng tựa vào núi, mặt hướng ra hồ đang từng bước hoàn thiện ở xã Minh Trí
Công nhân làm việc dưới công trình xây dựng ven hồ Đồng Đò
Lấn hồ Đồng Đò xây dựng công trình kiên cố 
Nhiều công trình kiên cố mọc lên ven hồ Đồng Đò 
Một công trình đã hoàn thiện xây trên đất rừng thuộc xã Minh Trí 
Cổng vào một khu nghỉ dưỡng thuộc xã Minh Phú
Homestay xây dựng trong khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú
Vé vào cửa một khu du lịch sinh thái thuộc xã Minh Phú
Một số công trình vẫn đang được gấp rút hoàn thiện tại xã Minh Phú
Nhạc sĩ Anh Quân (chồng ca sĩ Mỹ Linh) cho biết, biệt thự của gia đình ở Sóc Sơn được cấp sổ đỏ và xây dựng trên đất thổ cư.
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn khẳng định biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trên địa bàn là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước.
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Sóc Sơn phối hợp với cơ quan ban ngành làm rõ đúng, sai việc gia đình ca sỹ Mỹ Linh “xây nhà trên đất rừng” tại huyện này.
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná nằm trên đất rừng đặc dụng.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi toàn bộ đất trồng mía giao cho công ty Kim Long, gồm cả phần đất có 7 ngôi biệt thự xây trái phép.
————

13 tháng 10, 2018

Về quy mô quần thể lăng mộ ông Trần Đại Quang

Tác giả: Đỗ Nam Trung (theo Blog Tễu)
KD: Từ mấy hôm nay, cư dân mạng bàn bạc xôn xao về vụ lăng mộ của ông Chủ tịch nước tại quê nhà.
Có một cái còm của một vị CCB thế này, xin đăng nguyên văn: “Cụ Nguyễn Công Trứ phải ôm mặt mà khóc khi mấy ha đất mà cụ cùng nhân dân khai phá lấn biển bao đời giờ bị san ủi để làm nghĩa trang”. Còn một bạn khác dẫn chứng cả ảnh đền thờ Nguyễn Công Trứ và còm như sau: “Đền thờ Nguyễn Công Trứ cũng ở xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình. Về mặt diện tích đất, so với kẻ hậu sinh TĐQ thua xa lắc…”
Đúng là chết mà chưa hết chuyện. Đã thấy mọi người bàn, nay mai, còn mấy cụ đang sống đời thực vật, nếu cũng cứ về quê, lấy mấy ha đất kiểu này dựng đền thờ để tự… “thờ mình”, thì dân chúng chỉ nên chuyển đổi sản xuất, làm nghề vàng mã. Và ngành du lịch nước Việt nên phát huy thế mạnh du lịch “lăng mộ”. 
—————– 
Đây là toàn cảnh khu vực quê quán ông Trần Đại Quang tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh1)
Các bạn để ý khu vực bên trái góc ngã tư đường nhựa sẽ thấy nhà thờ tổ của Chủ tịch Trần Đại Quang mới được xây cất mấy năm trước. Nhưng phía trước lại đề biển “Đền Quang Thiện thờ những người có công với đất nước”. 
Bố cục khu vực đền thờ này nhìn từ trên cao xuống như một cái mặt cười (ảnh 2). Phía bên này chính là đất của cha ông ngày trước.
Còn khu đất vuông vắn hình chữ nhật bên phải ngã tư vốn dĩ là đất nông nghiệp, trước đây toàn trồng lúa. Sau thì nó thành đất thổ cư. Người ta đổ tiền về kè sông xây cầu, quy hoạch lại cho khang trang. 
Cũng cùng thời gian này huyện Kim Sơn được mở một con đường tránh mới tinh bắt đầu từ ngã ba Quy Hậu đi ngang qua khu đất đã quy hoạch. Theo như mình phỏng đoán chắc định xây biệt phủ để làm nơi dưỡng già. 
Nghĩa trang Mai Dịch rộng 5,9ha, là nơi an táng của 394 lãnh đạo cấp cao cộng sản & 1228 mộ liệt sỹ. Ông Trần Đại Quang về quê nằm, cả khu đất rộng 6 ha thoải mái thênh thang. Với con đường quan lộ đầy may mắn của mình, ông Trần Đại Quang đã làm vẻ vang cho dòng họ Trần và chuẩn bị hậu sự cho mình, mua lại một mảnh đất ruộng rộng 100m, dài 640m, diện tích 64000m2. Sau đó biến nó từ đất nông nghiệp thành đất thổ cư rồi xây dựng lại cho khang trang, sạch sẽ. 
Chưa hết. Vì trước đây khu đất này nằm giữa nơi đồng không mông quạnh, chỉ có mỗi con đường rải đá cấp phối bé tí đi qua, giao thông vô cùng tệ. Bỗng dưng huyện Kim Sơn mọc ra con đường tránh Hùng Tiến: rộng 12m, dài khoảng 11km, 3 cầu lớn, 17 cầu nhỏ chạy ngay qua trước mặt mảnh đất này.
Cảm ơn anh Hai Le đã cung cấp tư liệu!
———————————
Hoàng Văn DũngNGHĨA ĐỊA NHÀ LÀM
64,000m2 đất đang trồng lúa, bằng gần 18 mẫu bắc bộ (1 mẫu 10 sào, mỗi sào 360m2). Mỗi năm sẽ đem lại khoảng hơn 100 tấn thóc cho nông dân.
Nhưng nó thành nghĩa địa nhà làm, không hoá chất, không độc hại.
Ảnh: Bên trái giữa 2015, bên phải là hiện nay. Stt có sử dụng hình ảnh
và nội dung của một số đồng nghiệp.

Sự thật và Dối trá

Tác giả: theo FB Lhs Bulgaria Bay Sau
Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi.
Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.
KD: Bạn bè gửi cho ngụ ngôn này. Hay tuyệt. Xin đăng lên để bạn đọc… thưởng thức  
Và hình như Dối trá khoác áo Sự thật rồi ghé lại một xứ sở… hơi lâu  
———– 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật và ngoài trời
Bức tranh “Sự thật ra khỏi giếng” của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1896.)
Truyền thuyết từ thế kỷ 19 kể rằng sự thật và dối trá có lần gặp nhau. Dối trá chào sự thật và nói “hôm nay là ngày đẹp trời”. Sự thật ngó nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời, và thực sự là ngày đẹp trời.
Họ đi cùng nhau một lúc cho đến khi tới bên một giếng to đầy nước. Dối trá thò tay xuống nước và quay sang nói với sự thật:
“Nước sạch và ấm, nếu bạn muốn thì chúng ta cùng nhau bơi?” – Sự thật lại thấy nghi ngờ bèn nhúng tay vào nước và thấy nước thật sự dễ chịu. Cả hai cùng bơi một lúc đến khi đột nhiên dối trá chạy lên khỏi giếng, lấy quần áo của sự thật và biến mất
Sự thật tức giận trèo lên khỏi giếng trần truồng, chạy khắp nơi tìm kiếm dối trá để lấy lại quần áo của mình. Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi.
Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.
——
Легенда от 19-ти век казва, че истината и лъжата са се срещали веднъж. Лъжата поздравила истината казвайки и “хубав ден днес”. Истината се огледала наоколо, погледнала и небето и наистина денят бил хубав.
Вървели известно време заедно, докато не пристигнали до голям кладенец с вода. Лъжата потопила ръката си във водата и се обърнала към истината. 
– Хубава и топла вода- казала тя, ако искате да поплуваме заедно ? Истината отново била подозрителна. Потопила ръката си във водата и водатата наистина била приятна и двете влезли да плуват известно време, когато изведнъж лъжата излязла от кладенеца, носеща дрехите на истината и изчезнала.
Истината ядосана излязла гола, бягайки навсякъде, търсейки лъжата, за да си вземе дрехите. Светът, който я видял гола, обърнал погледа си в страни от срам или гняв. Горката истина, засрамена, се обърнала към кладенеца и пропълзяла там завинаги.
От тогава лъжата обикаля по света, облечена като истина, като задоволява световните нужди и по никакъв начин не иска да види голата истина.
(Картината “Истината излиза от кладенеца” е на френския художник Жан-Леон Жером, 1896 г.)

Ông lớn nào đang chống lưng?

Hàng loạt báo, tạp chí viết về Tập đoàn FLC
Thanh Xuân 
Dự án FLC Sầm Sơn Golf Links vẫn tổ chức thi công dù chưa có giấy phép hạng mục kỹ thuật sân Golf và hạng mục khu resort
Nhiều sai phạm ở dự án nghìn tỷ của FLC
Hàng chục công trình tại 2 dự án của Tập đoàn FLC đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa được nghiệm thu chất lượng. 
(GDVN) - Nhiều báo đăng tải vi phạm của Tập đoàn FLC xảy ra trong thời gian dài, chưa được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời, gây bức xúc trong dư luận.
Báo Nhân Dân:
Thời gian qua, Báo Nhân Dân nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về những vi phạm của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) liên quan công tác xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trật tự xây dựng thuộc các dự án ở hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Định.
Những vi phạm của Tập đoàn FLC xảy ra trong thời gian dài, nhưng không được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời, gây bức xúc trong dư luận.
Ðề nghị các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bình Ðịnh cần xử lý nghiêm những vi phạm nêu trên của Tập đoàn FLC, truy trách nhiệm, xử lý các cá nhân, tập thể liên quan các sai phạm để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. [1]
Ảnh chụp màn hình bài viết về FLC trên báo Nhân dân điện tử.
Thời báo Tài chính Việt Nam:
‘Bán chui’ cổ phiếu FLC, tỷ phú Trịnh Văn Quyết dính ‘án phạt’
Ngày 10/11/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1039/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết (địa chỉ: B30 - BT6 khu đô thị Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Nguyên nhân Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC bị phạt là do bán “chui” cổ phiếu FLC. [2]
Báo Zing.vn
Sai phạm hàng loạt tại các dự án nghìn tỷ của đại gia Trịnh Văn Quyết
3 dự án có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) bị cơ quan thanh tra phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng. [3]
Báo Vnexpress.net
Nhiều sai phạm ở dự án nghìn tỷ của FLC
Hàng chục công trình tại 2 dự án của Tập đoàn FLC đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa được nghiệm thu chất lượng. [4]
Báo Nhân đạo và Đời sống
Vì sao chưa xử lý hàng loạt sai phạm tại dự án nghìn tỷ FLC Sầm Sơn?
Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án nghìn tỷ FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhưng suốt thời gian dài vừa qua, những sai phạm này vẫn “án binh bất động”, không được khắc phục, xử lý. [5] 
Chuyên trang Đầu tư tài chính Việt Nam (Tạp chí Nhà đầu tư)
Người dân quây trụ sở Tập đoàn FLC, tố sai phạm tại dự án FLC Garden City Đại Mỗ
Hàng chục người dân tụ tập, giăng băng rôn trước trụ sở của Tập đoàn FLC, yêu cầu gặp lãnh đạo cao nhất để giải quyết những vướng mắc liên quan đến sai phạm hợp đồng tại dự án FLC Garden City Đại Mỗ. [7]
Tạp chí điện tử Thương trường
FLC sai phạm từ Bắc vào Nam.
Đầu năm 2017 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng còn yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh dừng ngay việc thi công dự án Dự án FLC Halong bay Golf Club & Luxury Resort (FLC Hạ Long) thuộc địa bàn Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, báo chí đã phản ánh dự án này thi công rầm rộ khi chưa được phê duyệt ĐTM theo quy định. [8]
Tạp chí Pháp lý - cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam
Ai “chống lưng” cho Tập đoàn FLC xây dựng không phép?
Với liên tiếp những vi phạm trật tự xây dựng như vậy, dư luận có quyền đặt dấu hỏi, phải chăng Tập đoàn FLC đang có ai “tai to, mặt lớn” “chống lưng” nên mới dám làm càn liên tục như vậy?
Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự có “hệ thống” của tập đoàn này, tránh gây bức xúc trong dư luận. [9]
Thời báo kinh doanh
Chủ tịch Bình Định lên tiếng về sai phạm tại FLC Quy Nhơn
Dự án FLC Quy Nhơn có quy mô vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng là dự án lớn nhất tại Bình Định, đã được tỉnh này phê duyệt đầu tư, duyệt thi công xây dựng nhiều công trình khi chưa có đầy đủ thủ tục, giấy phép… [10]
Báo Lao động
Bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ đã mất vì FLC?
Trên thực địa, Tập đoàn FLC đã thi công các công trình trải dài ven biển, không còn một mét vuông nào bỏ trống. Vậy hàng chục hécta đất rừng phòng hộ chưa giao nhưng FLC đã thi công? [11]
Báo Vnexpress.net
Dự án hơn 1.200 ha gây nhiều lo ngại ở vùng biển Quảng Ngãi
Dự án của FLC triển khai ở vùng biển Bình Châu - Lý Sơn khiến các nhà khoa học và người dân lo ngại chồng lấn di sản và mất sinh kế.
Chỉ tính đất liền, giai đoạn 1 của dự án, hơn 1.200 ha đất thuộc các xã Bình Hòa, Bình Phú, Bình Hải (huyện Bình Sơn) phải thu hồi, giải phóng mặt bằng; hơn 1.100 hộ phải di dời, tái định cư.
Trong đó, hơn 184 ha đất trồng lúa, hơn 55 ha đất rừng phòng hộ và một ha đất quốc phòng theo quy định phải xin ý kiến của Chính phủ trước khi chuyển đổi. [12]
Báo Nông nghiệp Việt Nam
'Vùng nguy hiểm' dưới chân Dự án FLC Hạ Long
Hãy khoan nói chuyện tập đoàn này phớt lờ hàng loạt quy định của pháp luật, sau hơn một năm, những hệ lụy từ dự án đang tra tấn người dân vùng phụ cận.
Có xem lại những clip người dân cung cấp mới thấy hết sự kinh hoàng. Nước mưa cuốn đất đá, cát sỏi từ dự án của FLC tạo thành dòng lớn, hung dữ, đỏ quạch không khác gì lũ quét.
Cánh đồng trước nhà ông Huynh vốn là vườn chuối cao khoảng 1,5m, sau trận mưa đêm 19/5 vừa rồi, lũ bùn, đất cát lấp đến tận ngọn. Đường sá, nhà dân, hệ thống mương thoát nước đều đất cát phủ trùm. [13]
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam
FLC xây dựng nhà 18 tầng không phép tại dự án The Garden City
Hiện các cơ quan chức năng của Thành phố đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Thực tế, đã nhiều lần các cơ quan chức năng của Thành phố lập biên bản vi phạm nhưng tập đoàn FLC thực hiện không nghiêm túc. [14]
Báo Thương hiệu và Công luận
FLC xây dựng chui, bán nhà không có giấy chứng nhận sở hữu?
liên quan đến dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng, chủ đầu tư FLC còn bị cáo buộc việc mở bán chính thức dự án này vào thời điểm 28/3 khi chưa hoàn thiện phần móng trái với các quy định tại Nghị định 71 ngày 23/6/2010 của Chính phủ:
“Dự án muốn mở bán căn hộ phải xây dựng xong phần móng, trước khi mở bán chính thức phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng trước ít nhất 15 ngày”. [15]
Tài liệu tham khảo:
[1]http://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/33841302-can-xu-ly-nghiem-nhung-vi-pham-tai-cac-du-an-cua-tap-doan-flc-o-thanh-hoa-va-binh-dinh.html
[2]http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2017-11-11/ban-chui-co-phieu-flc-ty-phu-trinh-van-quyet-dinh-an-phat-50250.aspx
[3]https://news.zing.vn/sai-pham-hang-loat-tai-cac-du-an-nghin-ty-cua-dai-gia-trinh-van-quyet-post765222.html
[4]https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/nhieu-sai-pham-o-du-an-nghin-ty-cua-flc-3616186.html
[5]http://baonhandao.vn/ban-doc/vi-sao-chua-xu-ly-hang-loat-sai-pham-tai-du-an-nghin-ty-flc-sam-son-12989 
[7]http://vietnamfinance.vn/nguoi-dan-quay-tru-so-tap-doan-flc-to-sai-pham-tai-du-an-flc-garden-city-dai-mo-20180504224212053.htm
[8]http://thuongtruong.com.vn/tin-tuc/trong-nuoc/flc-sai-pham-tu-bac-vao-nam-3995.html
[9]http://phaply.net.vn/dieu-tra-ban-doc/dieu-tra/ai-chong-lung-cho-tap-doan-flc-xay-dung-khong-phep.html
[10]https://thoibaokinhdoanh.vn/du-an/chu-tich-binh-dinh-len-tieng-ve-sai-pham-tai-flc-quy-nhon-1027621.html
[11]https://laodong.vn/kinh-te/bao-nhieu-hecta-dat-rung-phong-ho-da-mat-vi-flc-359534.bld
[12]https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/du-an-hon-1-200-ha-gay-nhieu-lo-ngai-o-vung-bien-quang-ngai-3742694.html
[13]https://nongnghiep.vn/vung-nguy-hiem-duoi-chan-du-an-flc-ha-long-post195172.html
[14]https://vov.vn/xa-hoi/flc-xay-dung-nha-18-tang-khong-phep-tai-du-an-the-garden-city-620758.vov
[15]http://thuonghieucongluan.com.vn/flc-xay-dung-chui-ban-nha-khong-co-giay-chung-nhan-so-huu-a23797.html
Thanh Xuân

Trang