12 tháng 3, 2018

Việt Nam: Khởi tố, bắt tướng công an vì vụ ‘đánh bạc’

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/GETTY IMAGESImage captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh xây dựng lực lượng công an 'trong sạch'
Bộ Công an Việt Nam chính thức xác nhận ngày 11/3/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với tướng công an Nguyễn Thanh Hóa.
GS Nguyễn Phú Trọng là ‘tấm gương sáng của Đảng’
Vì sao TBT Trọng vào Đảng ủy Công an?
TBT Trọng và hai năm 'chỉnh đốn Đảng'
Cùng ngày Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Thanh Hóa.
Ông Hóa, từng là thiếu tướng, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao - C50, Bộ Công an, bị khởi tố về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trước đó trong ngày 11/3, một số báo ở Việt Nam, chẳng hạn Thanh Niên, Tiền Phong, Infonet hay Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, đưa tin trái ngược nhau liên tiếp về khởi tố hay không với, ông Nguyễn Thanh Hóa.
Thông cáo Bộ Công an cho biết ông Hóa, sinh năm 1958, bị khởi tố và bắt giữ liên quan vụ án Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.
Câu hỏi cho Hội nghị Trung ương 7?
'Ưu, khuyết' công an VN được nêu tại hội nghị toàn quốc
Vì sao Tướng Tô Lâm lên tiếng với truyền thông quốc tế?
Trong một ngày Chủ nhật 11/3 nhiều diễn biến, ban đầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư ngay trong Chủ nhật 11/3 để nghe báo cáo kết quả điều tra vụ án: "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền".
Thông cáo phát đi sau cuộc họp nói đây là vụ án "có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an".
Có tin nói đường dây đánh bạc được điều hành bởi con rể, đã bị bắt, của cựu ủy viên Bộ Chính trị, Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Thông cáo chính thức của Ban Bí thư không đề cập tin đồn này, mà nói rằng công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố, điều tra vụ án và báo cáo kết quả bước đầu với Ban Bí thư.
Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các cơ quan khác tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ trách nhiệm các đối tượng liên quan.
Ban Bí thư nói vụ án sẽ được "xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước".
Hồi đầu năm, dự Hội nghị Công an toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi "tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh".
Trước đó, tại buổi họp báo của Bộ Công an ngày 15/1, có người đã hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng một nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng.
Đại diện Bộ Công an khi đó chỉ nói thông tin trên mạng xã hội trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.
BBC

KHÔNG DÂN NÀO NUÔI NỔI BỘ MÁY CÁI TRỊ NHƯ NƯỚC TA!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT RÕ ĐIỀU NÀYNước Mỹ, quốc gia gần 325 triệu dân, Chính phủ gồm có: 1 Tổng thống, 1 Phó Tổng thống, 15 Bộ trưởng, 14 Thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có Thứ trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Nhật Bản, quốc gia khoảng 127 triệu dân, Chính phủ gồm có: 1 Thủ tướng, không có Phó Thủ tướng, 16 Bộ trưởng, 16 Thứ trưởng. Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Việt Nam, quốc gia gần 93,5 triệu dân, Chính phủ gồm: 1 Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao là Phó Thủ tướng), hơn 130 Thứ trưởng. Một đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo Chính phủ (qua Ban cán sự đảng) và sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Kết quả:
- Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người (GDP per capita) của Mỹ: 53.041,98 USD/năm.
- Của Nhật: 38.633,71 USD/năm.
- Của Việt Nam: 2.200 USD/năm.

9 tháng 3, 2018

LÁ THƯ CỦA ÔNG BẢY NHỊ

Nguyễn Mạnh Nhị
Kết quả hình ảnh cho ôNG bẢY nHỊ

TNc: Được sự đồng ý của TS Tô Văn Trường, trang nhà đưa thư của ông Bảy Nhị lên trang. Đó cũng là những điều tâm huyết của nhiều người...
K/C tiếp tâm sự trao đổi tâm huyết của Anh Bẩy Nhị (nguyên Chủ tịch Tỉnh An Giang) gửi cho tôi và Anh Vũ Ngọc Hoàng nguyên Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương để hai bạn in ra gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Anh Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban bí thư) tham khảo, cùng ngẫm suy về vận nước và trách nhiệm của chúng ta.
Tô Văn Trường
Thân gởi TS Tô Văn Trường.
Đọc Email của Anh gởi bạn bè: "BRAVO Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biết lắng nghe ý kiến của công luận để chỉ đạo việc rà soát lại chất lượng và các khuất tất của việc phong học hàm giáo sư-phó giáo sư vừa qua".Tôi như được gợi ý bộc bạch tâm tình:
Từ ngày tôi về hưu chánh thức ngày 01-01-2006 đến nay, lần đầu tiên, nhiệm kỳ nầy, Chánh phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi được trong tôi niềm tin khả dĩ về "Chánh phủ kiến tạo". Sở dĩ nói "khả dĩ" là vì chỉ mới "lóe lên" bằng hành động, đi sau lời nói, tuy có khoảng cách nhưng có đi thật! không như tệ nạn "nói không làm", "nói một đường làm một ngả", "nói vậy không phải vậy"..., hay "trên bảo dưới không nghe"...dần dần thành văn hóa-chánh trị của nhà nước và của cả xã hội!
Tôi nói thế không hồ đồ đâu, đọc báo Đảng, báo đoàn thể, bào ngành - nghề...hàng ngày đã và sẽ thấy gần hết còn gì? Điển hình là Báo NLĐ sáng nay (8-3-18): Câu chuyện phụ huynh ở Long An (28-2) bắt cô giáo quỳ gối 40 phút vì dám phạt con họ quỳ gối. Chưa hết, ngày 2-3 (sau Long An có 2 ngày) ở Bến Tre, một nam sinh lớp 8 bóp cổ cô giáo để bênh vực bạn gái cùng lớp bị cô không cho làm việc riêng trong giờ cô giảng bài. Hôm qua, 7-3 Tài xế taxi tấn công nhân viên an ninh sân bay Vinh vì không cho đổ xe trái chỗ. Mới có một ngày nghe "mệt mấy trăm năm"!
Lùi lại thời gian Tết Nguyên đán và Rằm tháng giêng vừa rồi, cán bộ công chức bỏ nhiệm sở đi chùa bị điểm mặt mấy anh "bị lộ" mới thấy cái mảng văn hóa nầy "quá tối" và cũng quá lâu rồi. Anh có thể tưởng tượng trong không gian chừng 20/63 tỉnh thành lại tồn tại đến 7.966 cái lễ hội, bình quân có 22 lễ hội/ ngày (Báo Lao động đính kèm). Đây là nguồn gốc bảo thủ về tư tưởng, trì trệ về kinh tế, lạc hậu với thời đại nói chung, vì cứ mang cái "đặc thù văn hóa", đặc điểm "lúa nước" làm "bệ đỡ" cho mọi sự trì trệ, thậm chí còn là hủ tục.
Tôi rất thông cảm với Thủ tướng NXP và nội các của ông, gồm nhiều người trẻ, sung sức, có học bài bản...nhưng giữa "bể trầm luân" lịch sử để lại và một hiện tại ngổn ngang, làm được thế cũng là nhiều. Ngay chuyện tinh giản biên chế-bộ máy và chuyện khắc phục cái sai của các BOT giao thông, sự ùn tắc ở cảng hàng không TSN... cả hệ thống chánh trị chắc gì làm được như đã nói mà đặt hy vọng nhiều hơn vào Thủ tướng?!
Nguyên nhân có thể ai cũng thấy ít nhiều nhưng ít ai dám nói và càng không đủ "uy lực" để sửa. Đó là từ sau nước nhà thống nhất, ta giải quyết mối quan hệ giữa Cách mạng và khoa học - là bản chất của Nhà nước ta, mà ta luôn thiên về tính cách mạng - tả khuynh; giữa giai cấp và dân tộc là quan hệ biện chứng của đường lối cách mạng, mà ta thường thiên về giai cấp: 10 năm bao cấp (76-86) là vì giai cấp nghèo khổ với tên gọi công-nông, theo mô hình kinh tế Xô-viết, từ hơn 10 năm nay (từ 2006) là thiên về giai cấp tư sản - mại bản - kinh tế FDI. Hệ quả của sự "chệch choạc" nầy thì là sự lệ thuộc, phụ thuộc không Nga thì Tàu hoặc Mỹ. Có bao giờ ta thật sự độc lập đường lối và hành động chưa? Ai lệ thuộc đường lối và hành động vào ba anh khổng lồ nầy đều từ chết tới bị thương, ngay như Philippine nước nông nghiệp có Viện Lúa Quốc tế IRRI và 1 viện Lúa Quốc gia qui mô không kém, theo chế độ chánh trị "Tam quyền" - Mỹ mà còn làm lúa không đủ gạo ăn, không giữ được hải đảo gần bờ. để cho VNCH và Trung Cộng lấy v.v...
Làm lại đường lối chắc ta phải học lại bài KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO của Bác Hồ! Muốn độc lập phải biết TỰ CHỦ - TỰ LỰC CÁNH SINH như tinh thần "Chủ thể" của Kim Nhật Thành mà Bác Hồ từng dạy hồi 9 năm Kháng chiên chống thực dân Pháp!
Anh có kiến thức uyên bác về kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung (phần tự học) ngoài khoa học Thủy lợi- Thủy văn- môi trường, hiếm ai có được TỰ HỌC như vậy. Anh nên tiếp tục góp phần cùng Chánh Phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc .
Thân thiết,
Nguyễn Minh Nhị


VNTB- Vượng diệt ruồi, Trọng diệt hổ?

Phạm Chí Dũng
Vietnam – Cali Today news – Với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, ông Trần Quốc Vượng sẽ không còn cần đến động tác Ủy ban Kiểm tra trung ương làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư mỗi khi muốn đề xuất kỷ luật quan chức nào như trước đây, mà trong một số trường hợp và có thể nhận được sự cho phép của Tổng bí thư Trọng, ông Vượng – trong vai trò Thường trực Ban bí thư và trên tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, sẽ “quyết luôn”.
Đó cũng là một phương thức thức đơn giản hóa thủ tục hành chính của đảng cầm quyền.
Trước đây, thông thường Ủy ban Kiểm tra trung ương phải kiểm tra đối tượng quan chức – đảng viên vi phạm, sau đó hoàn thành kết luận kiểm tra rồi làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư xin ý kiến chỉ đạo, không chỉ với đối tượng thuộc loại “có máu mặt” tức vào hàng ủy viên trung ương hay bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban ngang cấp bộ không phải ủy viên trung ương, mà kể cả đối với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy; thành ủy và tỉnh ủy viên lẫn thành ủy viên.
Nhưng gần đây và ngay trước ngày 5/3/2018 là thời điểm Bộ Chính trị công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban Bí thư, đã xuất hiện thông tin chính thức về việc trong năm 2018, Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Vượng sẽ tiến hành những cuộc kiểm tra đến tận cấp quận, huyện, thay vì chỉ kiểm tra đến cấp tỉnh, thành như trước đây. Theo đó, khối lượng công việc của cơ quan Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ tăng vọt so với trước, kéo theo một danh sách rất dài các quan chức – đảng viên dự kiến sẽ bị kỷ luật và bị cho “nhập kho”.
Hẳn là ông Nguyễn Phú Trọng đã dự liệu khả năng và sức khỏe của ông ta không cho phép “ôm” hết, nếu cứ mỗi cái tên trong bản danh sách dự kiến kỷ luật trên lại kèm theo hai tờ trình – một của Ủy ban Kiểm tra trung ương và một của Thường trực Ban bí thư – xin ý kiến tổng bí thư, cùng một hồ sơ dày cộm mà chỉ riêng việc đọc lướt qua cũng hoa cả mắt. Nếu quy trình xử lý cán bộ vẫn giữ như cũ, ông Trọng sẽ ngập đầu trong đống giấy tờ xử lý cán bộ mà không còn thời gian đâu để lo toan những việc khác hay làm thơ về “sử xanh lưu truyền” cho khách sạn Mường Thanh của đại gia Lê Thanh Thản.
Có lẽ đó là một trong những nguồn cơn chính yếu mà đã khiến Tổng bí thư Trọng quyết định phân quyền cho Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng. Thậm chí, có thể hình dung một cơ chế cởi nới và thông thoáng đến mức là Ban bí thư sẽ được “quyết” xử lý kỷ luật không chỉ đối với các quan chức cấp tỉnh, thành mà còn có thể ra thông báo kỷ luật luôn cấp ủy viên trung ương đảng mà không cần xin ý kiến tổng bí thư, hoặc chỉ cần thông báo cho tổng bí thư về vụ việc kỷ luật đó.
Trong thực tế, với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Trần Quốc Vượng đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ “số 2 trong đảng” mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy “đảng và nhà nước ta”, chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cũng có thể nhìn rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành “Vương Kỳ Sơn Việt Nam” để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc được xem là “chống tham nhũng’ của ông Trọng.
Vương Kỳ Sơn là ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương. Từ khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước vào năm 2013, Vương Kỳ Sơn đã chính thức trở thành cánh tay mặt của Tập trên mặt trận “đả hổ diệt ruồi”, trở thành nỗi sợ hãi đến mất ngủ của rất nhiều quan chức tham nhũng. Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, chỉ sau Tập Cận Bình. Nhưng Vương Kỳ Sơn còn qua mặt Tập bằng vào kỷ lục số lần bị ám sát hụt.
Vào tháng Tám năm 2017, khi Trần Quốc Vượng được bổ nhiệm làm “thành viên Thường trực Ban bí thư”, ông Vượng và Ủy ban Kiểm tra trung ương đã được Tổng bí thư Trọng khen “làm việc gì ra việc nấy”.
Vào buổi sáng ngày 8/12/2017, có một cuộc họp được xem là rất quan trọng tại trụ sở Văn phòng trung ương đảng, do Tổng bí thư Trọng chủ trì về “cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Cuộc họp này có mặt hầu hết ủy viên bộ chính trị, trừ… Trần Quốc Vượng.
Ảnh: YouTube
Đến chiều muộn ngày 8/12/2018, cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất thần bị khởi tố và bị tống giam.
Nhiều nhà quan sát đã cho rằng ông Trần Quốc Vượng, bằng vào sự vắng mặt của trong buổi sáng 8/12, đã có một vai trò như “bộ trưởng công an” trong vụ bắt Đinh La Thăng.
Vào ngày 5/3/2018, trùng với thời điểm ông Trọng đi nước cờ đầu tiên trong năm âm lịch 29018 về quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban bí thư, đã xuất hiện vài tin tức đáng chú ý về “lò” của ông Trọng. Theo đó, “người đốt lò vĩ đại” – một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vừa dành tặng cho Nguyễn Phú Trọng – sẽ chỉ đạo công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG vào tháng Ba này – một vụ việc thậm chí còn có thể lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh. Có khoảng 10 đối tượng sẽ bị khởi tố và bắt giam…
Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bị cho là “chủ mưu” trong vụ Mobifone mua AVG…
Tin xấu đối với các đối thủ chính trị và đối tượng tham nhũng của ông Trọng là vào năm 2018, có lẽ bản “danh sách tử thần” của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc cơ quan “làm việc gì ra việc nấy” phải hoạt động hết công suất và Trần Quốc Vượng – dù muốn hay không – cũng phải trở thành “Vương Kỳ Sơn Việt Nam”.

USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng: Những điều đáng chú ý

Hà Tường Cát
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu trên vịnh Đà Nẵng. (Hình: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội)
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Trưa Thứ Hai, giờ Việt Nam, hải đội Hàng Không Mẫu Hạm Tấn Công số 1 (Carrier Strike Group 1) của Hải Quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm Carl Vinson (CVN-70), tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer (DDG 108) đã vào vịnh Đà Nẵng khởi đầu chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.
Các chiến hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm chủ lực của Hải Quân Mỹ vào bến Việt Nam.
Tháng Năm, năm 1964, ba tháng trước khi xảy ra biến cố Vịnh Bắc Bộ mở đầu các chiến dịch oanh tạc của máy bay Mỹ ở Việt Nam, chiếc hàng không mẫu hạm nhỏ USS Card (CVE-11) chỉ được dùng như một tàu vận tải đã vào cảng Sài Gòn chở máy bay và trực thăng đến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bị người nhái Việt Cộng đặt chất nổ đánh chìm xuống sông Sài Gòn, tàu Card được trục lên kéo qua Philippines và Nhật sửa chữa để sử dụng trở lại.
Từ 1964 đến 1975, hơn 20 hàng không mẫu hạm được luân phiên điều phái đến thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam chỉ hoạt động ngoài khơi cách bở biển khoảng 100 hải lý, tại hai khu vực Yankee Station ngang Đồng Hới và Dixie Station ngang Bình Thuận, không bao giờ vào cảng.
Hơn 40 năm sau, hàng không mẫu hạm Carl Vinson bây giờ đến Việt Nam bằng một chuyến thăm viếng hữu nghị, tuy nhiên không đơn giản là một chuyến thăm viếng ngoại giao bình thường của chiến hạm hải quân đến các cảng nước ngoài.
Điểm đáng chú ý ở chỗ Mỹ và Cộng Sản Việt Nam đã là cựu thù, đến nay mau chóng trở thành đối tác do có những lợi ích và mối quan tâm chung trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc.
Cọng Sản Việt Nam chưa thể là đồng minh của Mỹ theo đúng nghĩa, không phải vì hận thù quá khứ mà vì vị thế địa lý chính trị của mình. Nằm sát bên một nước có uy lực kinh tế và sức mạnh quân sự quá lớn, Việt Nam phải tìm cách tránh tổn hại chắc chắn do xung đột, trong khi cố bảo vệ được chủ quyền và độc lập của mình bằng đường lối ngoại giao khôn ngoan cân xứng với tất cả các nước.
Dù cho hải đội mẫu hạm Carl Vinson có sức mạnh lớn lao thế nào, chuyến thăm viếng Đà Nẵng không nhắm mục tiêu quân sự và không hề có ý nghĩa là sự hiện diện quân lực quy mô nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ 1975.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink diễn tả được giá trị chính xác của sự kiện: “Chuyến thăm là cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai quốc gia chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.”
Nếu thực tế quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh luôn luôn là rất phức tạp thì mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng cường đều đặn. Người ta nhận thấy Tổng Thống Trump tìm cách thay đổi hay xóa bỏ hầu hết các chính sách và thành quả của chính quyền tiền nhiệm nhưng điều ấy không xảy ra với trường hợp Việt Nam. Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được mời đến tòa Bạch Ốc cuối Tháng Năm năm ngoái và chuyến thăm viếng đúng thời điểm thuận lợi ấy dễ dàng góp phần hiệu quả vào việc thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác toàn diện đã được xác lập năm 2013 dưới thời chính quyền Obama.
Một nữ thủy thủ trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson chụp hình vịnh Đà Nẵng. (Hình: Getty Images)
Ý kiến đưa một hàng không mẫu hạm Mỹ vào thăm Việt Nam được đề ra từ ngày đó và được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong tuyên bố chung Việt Mỹ Tháng Mười Một năm ngoái khi Tổng Thống Donald Trump gặp Chủ Tịch Trần Đại Quang ở Hà Nội. Sau này Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis chỉ thỏa thuận lại các chi tiết để công bố chính thức trong chuyến đến Việt Nam hồi Tháng Giêng năm 2018. Nhưng chính quyền Việt Nam đã biết chắc chắn việc này từ lâu. VNExpress dẫn lời bà Lê Thị Thu Hạnh, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Đà Nẵng: “Suốt 6 tháng qua, các cơ quan trung ương cũng như địa phương đã phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch chi tiết đón tiếp đoàn Hải Quân Mỹ hơn 5,000 người của ba chiến hạm.”
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực.”
Mọi người đều thấy việc hải đội Carl Vinson đến Đà Nẵng là một phần trong nỗ lực chung của hai nước nhằm ngăn chặn bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông và có thể Bắc Kinh khó chịu với hành động này. Nhưng AP dẫn nhận định của ông Lê Hồng Hiệp thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore thì Bắc Kinh sẽ không coi chuyện này là quá trầm trọng: “Trung Quốc hiểu rất rõ chiến lược xích gần giữa Mỹ và Việt Nam là do thái độ quyết đoán quá đáng của họ ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc cũng hiểu rằng khó có thể Việt Nam dám hợp tác quân sự với Mỹ để chống họ.”
Theo ông Hiệp: “Mặc dù chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson đa phần có ý nghĩa tượng trưng và không đủ để làm Trung Quốc thay đổi thái độ, nhưng vẫn là cần thiết để chuyền đi tín hiệu rằng Mỹ vẫn còn có mặt tại Biển Đông.”
Quan điểm này đã được Giáo Sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam đã từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc nêu ra trong môt cuộc phòng vấn của BBC.
Giáo Sư Thayer tóm tắt hai ý nghĩa chính trong chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm USS Carl Vinson: “Thứ nhất, Mỹ đang chứng tỏ sự hiện diện của Hải Quân trong khu vực để trấn an các quốc gia trong vùng rằng nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Trump không tách rời khu vực. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, miễn là sự hiện diện đó góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói cách khác, có sự đồng thuận về lợi ích chiến lược của hai bên trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.”
Greg Poling thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS đồng ý kiến với dự doán của Giáo Sư Thayer cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố sự kiểm soát của họ trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ông Poling cảnh báo rằng Mỹ sẽ bị “đứng ngoài cuộc chơi” ở Biển Đông nếu không có gì hơn việc thực hiện các chuyến hải hành bảo đảm tự do hàng hải (FONOP). Chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson như vậy phần nào thể hiện hành động tích cực hơn.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết một đoàn cán bộ liên ngành gồm 15 người thuộc Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng và chính quyền thành phố Đà Nẵng, theo lời mời của Tòa Đại Sứ Mỹ, đã lên thăm tàu. Xuất phát từ sân bay Đà Nẵng đoàn đã xuống thăm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong hai ngày 3 và 4 Tháng Ba khi đang ở hải phận quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa ngoài vùng biển Đà Nẵng.
Trong những ngày lưu lại Đà Nẵng, hải đội Carl Vinson có nhiều hoạt động cộng đồng, tham dự các trận đá banh, bóng chuyền và trình diễn âm nhạc tại Cầu Rồng và công viên Biển Đông. Hai chiến hạm hộ tống, tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer cặp bến cảng Tiên Sa nhưng hàng không mẫu hạm USDS Carl Vinson bỏ neo ngoài vịnh cách bờ khoảng 1km. Báo giới và một số cán bộ, công chức cùng dân chúng sẽ được mời lên thăm các tàu.
Trong buổi trình diễn trước dân chúng thành phố Đà Nẵng tập trung đông đảo tại Cầu Rồng tối Thứ Hai, cô thủy thủ Evinly Kershan, nữ ca sĩ chính của ban nhạc hải quân Hạm Đội 7 đã hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cô Kershan sau đó cho biết đã mất hai tuần lễ tập dượt cùng ban nhạc và đã chọn lời của phiên bản thứ nhất để mọi người có thể cùng hát theo.
Nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, Tổng Thống Barack Obama cũng đã dẫn lời bản “Nối Vòng Tay Lớn” khi nói chuyện ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng như vậy được đánh giá là một bước chuyển mạnh trên nhiều mặt trong quan hệ Mỹ-Việt.
Thiếu Tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên phó viện trưởng Viện Chiến Lược Quốc Phòng trả lời phỏng vấn của VNExpress cho biết trong hơn nửa thế kỷ qua tình thế đã hoàn toàn biến chuyển. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và chiến tranh kéo dài đến 1973. Năm 1995 Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Tháng Giêng năm 2003 chiến hạm Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam sau 1975 và từ đó đến nay duy trì đầu đặn ít nhất mỗi năm một lần. Theo ông Quân chuyến thăm của Carl Vinson, ghé Philippines rồi đến Việt Nam chứng tỏ Mỹ không quay lưng với ASEAN.
Ông Quân cho rằng quan hệ đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các nước lớn, bao gồm Mỹ và Trung Quốc, sẽ càng ngày càng nhộn nhịp hơn “nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ nhất quán của ta.” Ông cũng hy vọng là các nước ASEAN đều đón nhận sự kiện Đà Nẵng và đừng nghĩ mình không được Mỹ coi trọng bằng Việt Nam.
Hãng tin Nga RT phán đoán sự kiện hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng nặng nề hơn, cho rằng Mỹ có ý muốn đưa Việt Nam vào trong một khối chống Trung Quốc đã sẵn sàng có Nhật, Úc, Ấn Độ. Theo RT Mỹ khó có khả năng thu nạp Hà Nội nhưng ít nhất cũng khích động thêm tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt. 

Vụ ‘Mobifone mua AVG’: ‘Dính’ cả con gái cựu TT Nguyễn Tấn Dũng?

Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today News – Vào ngày 5/3/2018, trùng với thời điểm ông Trọng đi nước cờ đầu tiên trong năm âm lịch 2018 về quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban bí thư, đã xuất hiện vài tin tức đáng chú ý, nhưng chưa được kiểm chứng, về “lò” của ông Trọng. Theo đó, “người đốt lò vĩ đại” – một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) vừa dành tặng cho Nguyễn Phú Trọng – sẽ chỉ đạo công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG vào tháng Ba này – một vụ việc thậm chí còn có thể lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh. Có khoảng 10 đối tượng sẽ bị khởi tố và bắt giam…
Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bị cho là “chủ mưu” trong vụ Mobifone mua AVG…
Bà Nguyễn Thanh Phượng (trái) và giáo sư Ngô Bảo Châu.
Ảnh mang tính minh họa của Ba Sàm.
Tác giả của thông tin trên lấy bút danh là Công Lý. Trước đây, Công Lý đã viết một ít bài về vụ “Mobifone mua AVG”, không phải trên báo nhà nước mà trên mạng xã hội, mang màu sắc “tin nội bộ” và với một giọng văn có nét quen thuộc trong giới blogger ở Việt Nam.
Theo tác giả Công Lý, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…
Một chi tiết đáng chú ý là thông tin trên của tác giả Công Lý xuất hiện ngay sau khi có tin tức về Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/3/2018.
Trong vụ “Mobifone mua AVG” mà bị dư luận tố cáo có nhiều dấu hiệu thất thoát đến 8000 tỷ đồng của nhà nước, ông Ngô Văn Khánh bị tố cáo đã cố ý chây ì không báo cáo sự thật về con số chênh lệch khủng khiếp này và cố tình chậm công bố kết luận thanh tra đến hơn một năm đối với vụ việc này. Ông Khánh cũng là nhân vật đã và đang bị một số báo nhà nước, mạng xã hội phanh phui khối tài sản rất nhiều tỷ đồng “từ trên trời rơi xuống” của ông ta.
Vào cuối năm 2017, lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đề cập đến vụ “Mobifone mua AVG” như một trọng án.
Vào tháng 12/2017, “cây bút tín hiệu” Huy Đức đã “gọi tên” Nguyễn Bắc Son – cựu bộ trưởng thông tin truyền thông và Cao Duy Hải – nhân vật khi đó đã “thôi chức” Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone để “đi chữa bệnh”:
“Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ” mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này…”.
Mặc dù trước đây báo chí nhà nước hết sức dè dặt khi đề cập vụ “Mobifone mua AVG”, nhưng cùng thời điểm xuất hiện bài viết của Huy Đức vào trung tuần tháng 12/2017, một số tờ báo nhà nước bắt đầu ẩn dụ “Điểm trùng hợp trên đường công danh 2 ông Lê Nam Trà – Cao Duy Hải” theo cách “bổ nhiệm cùng ngày” và “chuyển công tác, đi chữa bệnh cùng năm”, chẳng hạn như “Ngày 21.4.2015, khi ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV thì ông Cao Duy Hải được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty MobiFone thay ông Trà. Chỉ hơn 2 năm sau, sau khi ông Lê Nam Trà chuyển công tác khỏi MobiFone, tới lượt ông Cao Duy Hải xin phép nghỉ ốm để chữa bệnh”.
Vụ “Mobifone mua AVG” đã được một tác giả có bút danh là Nguyễn Văn Tung tung lên mạng xã hội từ năm 2015 và cho tới nay đã có đến khoảng 30 bài. Ngoài việc đặc tả những nhân vật của Mobifone, tác giả này đặc biệt nhắm đến Thanh tra chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra vụ “Mobifone mua AVG”, cụ thể là Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh.
Từ khoảng giữa năm 2017, trên mạng xã hội bắt đầu rộ lên những thông tin về vụ “Mobifone mua AVG”, nhưng không chỉ quy kết “trách nhiệm hình sự” đối với bộ trưởng thông tin và truyền thông thời những năm trước là Nguyễn Bắc Son, mà còn “bắn ý” đến trường hợp ông Trương Minh Tuấn – khi đó là thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Theo đó, khi còn là thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông, ông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định phê duyệt để ông Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG.
Một khả năng có thể xảy ra là trong thời gian tới, các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Nhật Vũ bị công an khởi tố và tống giam. Vụ việc này có thể tạo nên một chấn động khá lớn trong thương trường và chính trường ở Việt Nam.
Còn số phận của bà Nguyễn Thanh Phượng thì sao?
Vào năm 2015 và ngay trước đại hôi 12 của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một bản giải trình 12 điểm được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng – khi đó còn là thủ tướng – gửi Tổng bí thư và Bộ Chính trị, trong đó có nội dung giải trình về tài sản của “cháu Nguyễn Thanh Phượng” và việc bà Phượng lấy chồng là con trai của một quan chức thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Gần đây, xuất hiện nhiều dư luận về việc ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị “biện pháp ngăn chặn đặc biệt”…

6 tháng 3, 2018

Xã hội làm 'nô lệ' cho thánh thần và dấu hiệu 'mạt vận' của văn hoá

Nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà tại đền Trần (Ảnh: Zing)
(VTC News) - Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần là con đường tắt dẫn văn hóa đến ngày "mạt".
Một xã hội khói hương
Nói ra thì bảo báng bổ, nhưng cứ thử nhìn mà xem, tháng Giêng năm nào, người ta cũng thấy rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cái sự mê tín đến khủng khiếp của người Việt.
Một xã hội “khói hương”, với hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người chen chân mang vác thủ lợn, gà luộc, vàng mã, đủ thứ lễ lạt cồng kềnh và cầu kỳ khắp các chùa chiền, miếu, phủ; từ nơi xa xôi hẻo lánh đến thị thành nhộn nhịp; từ đầu tuần tới cuối tuần, dai dẳng hết cả tháng Giêng, tháng Hai, có nơi còn vắt sang tháng Ba.
Đâu đâu cũng thấy những người là người, nghi ngút khói hương, sì sụp khấn vái, cầu ước.
Xa xôi gì đâu, mới cách đây mấy ngày, dư luận khiếp đảm chứng kiến một cuộc hỗn chiến dã man bằng nắm đấm, gây gộc, hung hăng và máu để cướp cho bằng được quả “phết”, tại Phú Thọ. Vì tương truyền, có quả ấy trong nhà, cả năm sẽ may mắn, ăn nên làm ra, rồi cả …đẻ con trai.
Tối hôm sau, hàng chục nghìn người xếp hàng dài cả cây số, tràn khắp các con đường, ngay trục giao thông trung tâm của Thủ đô, vái vọng xa tít tắp vào ngôi chùa Phúc Khánh vì đặt niềm tin vào sự linh thiêng của nơi này.
Biển người chen chân đi lễ đầu năm ở chùa Phúc Khánh.
Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.
Cũng đêm đó, ở đền Trần Nam Định, hơn vạn người chen lấn, giẫm đạp, nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà. Lộc ấy, dù được cướp theo cách báng bổ nhất, cũng được nâng niu như thứ bùa hộ mệnh cho lòng tin mãnh liệt vào đường công danh, thăng quan tiến chức.
Rồi các phủ, các đền, chùa, miếu mạo…cứ sau Tết là tấp nập người ra kẻ vào, khổ sở chen lấn, sớ cầu xin nào cũng dài dằng dặc ti tỉ ước mong.
Thôi thì, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, an vui trong ngày đầu xuân năm mới vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt bao đời. Những địa danh tâm linh ấy, cũng được dựng lên từ ý nghĩa văn hóa và lịch sử đầy nhân văn của cha ông.
Nhưng thử hỏi, bao nhiêu người trong số các khách thập phương xa gần kia, mang cái tâm hướng thiện và cầu bình an thực sự đến với những nơi linh thiêng. Hay nhiều hơn thế, những kẻ đang hùng hổ cướp lộc và len lén mua khói bán nhang, mua thần bán thánh đến cầu khấn những điều biểu lộ sự tham lam vô độ của lòng người.

Nhảy bổ lên cả lư đồng, bàn thờ để cướp bằng được một chút lộc mang về nhà tại đền Trần (Ảnh: Zing)
Mùi của khói hương là mùi của bình an, của tĩnh tại, của thời khắc thiêng liêng, của ước vọng tốt đẹp và hướng thiện. Thứ mùi ấy, nhất định không thể tồn tại giữa xô bồ và toan tính.
Từ bao giờ, niềm tin của con người được “gá” vào thánh thần chứ không phải giữa con người với con người, giữa con người với ngay chính xã hội mà chúng ta đang sống, đang tồn tại hiển nhiên như vậy?
Cả một xã hội khấn vái, ước ao, một xã hội biến mình thành nô lệ của hương khói và thánh thần.
Dấu hiệu “mạt vận” của văn hóa
Văn hóa, chắc rồi cũng đến hồi “mạt vận”, khó mà ngóc đầu lên được, khi thay vì ngẩng cao đầu mà dũng khí, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi “xin” giàu có, vinh hiển, con cái, công danh sự nghiệp… từ các vị thánh thần. Quỳ lạy xong nhảy bổ lên đầu người khác, lên cả bàn thờ để cướp hương hoa vàng lộc, “mạt” ở đấy chứ đâu.
Không “mạt vận” sao được, khi sự mê tín cực đoan đã đẩy con người vào sự ngu muội và làm trỗi dậy tính dã man nhất, ác độc nhất, hình thành cả một thế hệ hung bạo.
Vung gậy đánh gục cái người đang là anh, em, chú, bác gần gũi đó để mang bằng được cái may, cái lộc về nhà là cầu an hay là biểu hiện của sự phi nhân tính đến lạnh sống lưng?
Sự hung hăng dã man tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (Ảnh: Việt Linh)
Rồi từ sự hung hăng bạo ngược được “tôi rèn” ở nơi làng xã ấy, sẽ chẳng còn lạ khi người ta ra ngoài kia, lạnh lùng chém chết cả một gia đình vì mấy đồng bạc lẻ, xuống tay đâm chết một mạng người ngay trên bàn nhậu dễ dàng đến kinh sợ.
Xã hội khói hương dẫn văn hóa đi tắt đến ngày “mạt”, ngắn ngủi lắm.
An Yên

NÊN GIẢI THỂ HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC

PGS. TS Vương Xuân Tình
Phi Lộ: Ý kiến này không có gì lạ, nhất là thời gian qua, do hiệu ứng của “chuyến tàu vét” chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 khiến nhiều người đã lên tiếng như vậy. Tuy nhiên, có thể tác giả còn giữ kẽ, có thể báo chí chính thống khó trình bày điều nhạy cảm nên tôi thấy các ý kiến chưa xuyên vào nguyên nhân cốt lõi.
Tôi đã từng “làm” phó giáo sư cách đây 9 năm với kết quả khá suôn sẻ. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không có bức xúc riêng gì với quý Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (sau đây xin gọi tắt là Hội đồng), thậm chí những ai tôi quen biết đã và đang là thành viên Hội đồng, nay gặp nhau đều tay bắt mặt mừng.
Tôi không có nhu cầu “làm” giáo sư, ngay từ khi “được” phó giáo sư. Điều này vợ con và nhiều người ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp đã biết. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không có cay cú gì bởi không “được” giáo sư.
Tôi không có đồng nghiệp nào “làm” giáo sư hay phó giáo sư để cạnh tranh với tôi. Nói vậy để bạn đọc tin rằng, tôi không phải kẻ ghen ăn tức ở.
Tóm lại, những ý kiến của tôi chỉ mong hướng tới xây dựng một nền giáo dục và khoa học lành mạnh cho đất nước, không hề do ẩn ức. Các dẫn dụ của tôi không phải để khoe mẽ hay công kích cá nhân mà nhằm chứng minh: Hội đồng hiện nay chỉ là nơi bán vé, và các ứng viên là người mua vé.
Bởi vậy, việc giải thể Hội đồng là điều nên làm, càng sớm càng tốt, để tổ chức theo cách khác với hy vọng tốt đẹp hơn.
1. Trước hết, xin bắt đầu từ trải nghiệm cá nhân, chỉ vì chuyện liên quan khó lấy minh chứng của người khác với địa chỉ cụ thể. Khi “làm” phó giáo sư, ở Hội đồng cơ sở, tôi được 100 % phiếu đạt; Hội đồng ngành/liên ngành – bị mất 1 phiếu trong số 12 ủy viên, đạt 91,7 %; Hội đồng cấp nhà nước – đạt 100 %. Ai cũng biết “làm” giáo sư hay phó giáo sư, khó khăn nhất là ở Hội đồng ngành/liên ngành. Ở Hội đồng cơ sở, ít có người trượt, có lẽ do ứng viên và thành viên Hội đồng đều quen biết nhau chăng, và có xu hướng đẩy sự khó cho Hội đồng ngành/liên ngành. Còn ở Hội đồng cấp nhà nước, về cơ bản, việc xem xét, bỏ phiếu chỉ mang tính hình thức. Có thể nói, việc tôi “làm” phó giáo sư với kết quả như vậy cũng là “đẹp”, vì theo quy định, nếu dưới 70 % số phiếu kín – như ở Hội đồng ngành/liên ngành tức là có 4 phiếu không đồng ý mới trượt. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ phân tích của bài viết này, tôi phải thuyết phục bạn đọc lý lẽ của tôi từ 1 phiếu trượt đó.
2. Với tinh thần khiêm tốn, tôi vẫn nói rằng khi “làm” phó giáo sư, tôi rất tự tin mình xứng đáng. Các “phần cứng” của hồ sơ, tôi đều đủ, thậm chí dự kiến điểm công trình khoa học còn có thể “làm” giáo sư. Về ngoại ngữ, tôi không gặp khó khăn khi phải trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh trước Hội đồng, bởi tuy chỉ được đào tạo tiếng Anh không chuyên qua các trung tâm, nhưng tôi còn may mắn được học nhiều “cua” thuộc các dự án và của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN) của Mỹ, do giáo viên bản ngữ giảng dạy; rồi đến thời điểm ấy đã có hàng chục năm tham gia làm việc với các dự án quốc tế; có nhiều dịp trình bày báo cáo bằng tiếng Anh ở trong và ngoài nước; từng vượt qua cuộc phỏng vấn của Hội đồng xét duyệt của Mỹ để đi nghiên cứu hậu tiến sĩ ở nước này; từng đồng chủ trì tiểu ban trong hội thảo quốc tế… Tóm lại, tôi tự tin đến mức còn nói với vài người thân rằng, ai không bỏ phiếu cho tôi thì người đó phải tự xấu hổ (!). Vậy mà vẫn có người không bỏ phiếu. Lại nhớ sau hôm họp Hội đồng cấp cơ sở, có bà chị quý mến tôi gọi điện thoại la mắng đe nẹt: “Mày đừng cậy mày tài mày giỏi ! Người ta không bỏ phiếu cho thì mày cũng chẳng làm gì được đâu !”.
3. Từ chuyện riêng của tôi, kết nối thêm các trường hợp khác mới thấy rùng rợn những lá phiếu ấy. Ở một lớp tôi học năm xưa, có bạn thông minh, học giỏi, sau là chuyên gia của một lĩnh vực chắc cả nước cũng chỉ được mấy người, vậy mà “làm” phó giáo sư trượt chỏng gọng. Có đồng nghiệp được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ rất bài bản ở nước ngoài mà “làm” phó giáo sư ngã lăn quay. Nhưng lại có người sau khi “được” phó giáo sư thì bạn bè cười nhăn nhở: “Thằng này mà phó giáo sư thì cả nước phó giáo sư !”. Rồi cứ mùa giáo sư nào xong cũng có những ầm ĩ về chuyện bỏ phiếu, kèm theo là đàm tiếu, văng tục, chửi thề. Điều đó khiến tôi phải đặt câu hỏi: “Việc bỏ phiếu của Hội đồng được tiến hành như thế nào ? Các quý vị trong Hội đồng có chịu trách nhiệm gì với lá phiếu đó không ? Và có ai giám sát lá phiếu đó không?
4. Nhìn lại cả ba cấp của Hội đồng, về thực chất đều là các hội đồng liên ngành, bởi dẫu là hội đồng ngành, cũng không thành viên nào có đủ kiến thức để là chuyên gia của tất cả các phân ngành, như ngành y chẳng hạn. Điều đó dẫn đến thực tế: trong một hội đồng ít thì có 9 người, nhiều tới hơn 20 người, việc thẩm định hồ sơ, năng lực chuyên môn của ứng viên nào, cũng chỉ cùng lắm có 2 người đọc với tư cách chuyên gia, số thành viên còn lại chỉ xem lớt phớt; và đến buổi họp thì “lắng nghe”, quan sát, bỏ phiếu là chính. Trở lại với những ủy viên thẩm định theo tư cách chuyên gia. Thực sự, để xem xét “phần cứng” của hồ sơ, chẳng khó khăn gì vì đã có quy chuẩn, và công việc này chỉ cần một cán bộ văn phòng với trình độ cử nhân cũng làm được. Các loại văn bằng, số giờ giảng dạy đã có chứng nhận; điểm công trình khoa học có các tạp chí hay nhà xuất bản đảm bảo, chỉ cộng trừ là xong. Lúc ứng viên trình bày báo cáo tổng quan bằng tiếng Việt, các thành viên hội đồng không cùng chuyên môn chắc khó đặt câu hỏi hay thảo luận mang tính chuyên sâu. Khi ứng viên trình bày báo cáo bằng ngoại ngữ, kể từ ngoại ngữ không thông dụng như tiếng Bun, tiếng Hung, tiếng Tiệp, nếu trong Hội đồng có ai biết cũng chỉ một hai người; còn tiếng Anh thì hình như nhiều hội đồng đều phải thuê chuyên gia thẩm định. Như vậy, công việc chính của thành viên Hội đồng là nghe và bỏ phiếu.
5. Đương nhiên trước khi bỏ phiếu, Hội đồng phải thảo luận. Như đã nói, rất ít người bị trượt ở phần hồ sơ, bởi để “làm” giáo sư hay phó giáo sư, họ đã chuẩn bị nhiều năm trước đó. Thiếu giờ giảng thì “lo” cho đủ giờ, thiếu điểm công trình phải lo bài vở để đăng. Vậy nên, nếu có “du di” nào, chủ yếu ở phần trình bày báo cáo bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ.
Trở lại việc thảo luận của Hội đồng: các ý kiến chỉ rõ ràng khi hồ sơ – tức “phần cứng” không đáp ứng, còn lại khó rành mạch; và từ tình thế trong thảo luận đến kết quả bỏ phiếu có khi hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, có ứng viên được ủng hộ khi Hội đồng thảo luận nhưng lúc bỏ phiếu lại trật lấc. Có ứng viên bị chê bai ở ngoài cuộc họp nhưng khi thảo luận lại nhiều tiếng khen, rồi phiếu OK. Tức là có phiếu đen, nói một đằng, làm một nẻo. Tuy nhiên, chưa từng ai được nghe Hội đồng “tự kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm” chuyện ấy bao giờ; chưa từng nghe cấp có trách nhiệm phê bình hội đồng nào bao giờ. Và cái ý nghĩ ai bỏ phiếu trượt cho ứng viên xứng đáng phải thấy xấu hổ mà tôi từng nói, chỉ là sự hão huyền. Tóm lại, điều không may nếu rớt vào ai, người đó phải chịu. Trở lại câu chuyện bạn tôi “làm” phó giáo sư bị trượt, có ông bạn khác chân thành khuyên rằng: “Đừng nên chửi bới kêu ca gì cả, nếu còn làm tiếp !”. Hiện thực ấy gửi đi thông điệp: “Giỏi không cho cũng trượt, dốt được cho cũng qua”. Và thông điệp đó đã khêu gợi, kích hoạt các ứng viên: CHẠY.
6. Một lần tôi trà dư tửu hậu với đám bạn, thế nào lại dính đến chuyện học hàm học vị. Có người tủm tỉm bảo tôi: “Ông thì lạ gì chợ gà vịt ở đầu cầu Long Biên !”. Tôi thật thà tròn mắt: “Mình đã bao giờ vào chợ đó đâu ?”. Bạn tôi cười rũ rượi, giải thích ý nghĩa của câu nói đó. Thì ra dân gian kháo nhau, cứ đến mùa giáo sư là ở Hà Nội, “giới tinh hoa” lại nhộn nhịp như cái chợ ấy. Người tham gia và giá cả mỗi mùa mỗi khác. Tôi thề với các bạn tôi rằng, tôi không đi chợ ấy. Nếu tôi đi, vợ con tôi biết, Hội đồng biết, trời đất quỷ thần biết ! Họ cười ầm lên: “Ông không đi nhưng người khác đi”. Thú thật, trước khi “làm” phó giáo sư, tôi cũng được nghe những chuyện ngụ ý như vậy, song không quan tâm; chỉ khi vô hình trung bị quằng vào chuyện đó mới để ý quan sát và lắng nghe. Hóa ra cái chuyện gọi là “chạy” ấy nó muôn màu muôn vẻ, và nếu tôi là người máu mê tiểu thuyết thì viết được khối trang cười ra nước mắt.
7. Cứ giả định các quý ủy viên Hội đồng đều đức cao vọng trọng, song không thể thoát khỏi những lưới giăng. Bởi để “làm” giáo sư hay phó giáo sư, có thể các ứng viên tiềm năng đã xây dựng chiến lược quan hệ từ nhiều năm trước. Với nhiệm kỳ 5 năm của Hội đồng, họ có đủ thời gian để xây dựng chiến lược đó. Mời tham gia “nghiên cứu”, mời vào hội đồng nghiệm thu đề tài hay chấm luận văn luận án, mời chiêu đãi, tỉ tê trò chuyện khi có dịp, đón rước lúc về công tác ở địa phương hay từ nơi khác đến Hà Nội. Đến mức có chuyện cười, rằng quý ủy viên vào toa lét cũng có người lóc cóc chạy theo. Vậy nên đến mùa giáo sư, nhà riêng các vị, khách sạn nơi các vị ở dù ba lần khóa họ cũng mở được. Còn ai thiếu chiến lược, đã có mối quan hệ khác hỗ trợ. Khi “đến”, người thanh cao cũng phải có quyển sách đề tặng cùng cái xoa tay cầu cạnh. Kém thanh cao hơn thì chai rượu, chút quà quê. Trần tục thì phong bì. Và hình như cái thanh cao ngày càng ít, cái trần tục ngày càng cao; năm sau cao hơn năm trước, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Người ta đang đồn ầm ĩ ở cái chợ gà vịt ấy năm ngoái, “làm” giáo sư mất 500 triệu, phó giáo sư mất 300 triệu. Rồi đó là giá chung, chứ nhiều ngành còn cao hơn nữa !
8. Điều tôi kể trên đây không phải để bỉ bôi, đổ lỗi cho các ứng viên, bởi nếu chả có thông điệp “Giỏi không cho cũng trượt, dốt được cho cũng qua” khêu gợi, kích hoạt thì mấy ai làm vậy, và họ sẽ dùng cái chi phí kia để nâng cao kiến thức và dưỡng liêm. Mặt khác, sự suy thoái của Hội đồng chính là cách bỏ phiếu kín quái gở cùng lối tổ chức theo nhiệm kỳ khiến có người biến chất. Kết quả, là nó tạo ra một đội ngũ giáo sư, phó giáo sư chẳng giống ai. Tôi biết có những giáo sư của khoa học xã hội không sử dụng được ngoại ngữ nào. Giáo sư còn thế thì chấp gì phó giáo sư. Song điều nguy hại hơn: nó làm lộn tùng phèo thật giả, băng hoại nhân cách của những người vẫn được gọi là “nguyên khí quốc gia”. Mang danh kẻ sĩ, dù chỉ cầm quyển sách đề tặng để lấy cớ xoa tay xin xỏ đã nhục lắm, nói chi quà cáp, phong bao nữa. Vậy mà tất cả coi cứ như không, thậm chí còn bao biện đó là “văn hóa”. Kết cục, sau khi ứng viên thành “tân giáo sư, phó giáo sư”, có thể sẽ đẩy họ lao vào những cuộc mua bán, cướp giật khác tàn khốc hơn.
9. Tóm lại, mục đích của tôi viết bài này không phải để công kích, lên án cá nhân ai mà nhằm hướng đến đề xuất: cần giải thể Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước càng sớm càng tốt, và đưa quyền thành lập hội đồng cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Hội đồng mới chỉ tổ chức theo nhu cầu, không theo nhiệm kỳ; mỗi lượt hội đồng cần vài người có uy tín đúng chuyên môn mà không đưa quá đông đội ngũ chỉ ậm è ngồi bốc phong bì. Những cơ sở đào tạo muốn có uy tín, cần xây dựng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới. Các giáo sư, phó giáo sư cũ muốn làm việc tại đây thì mời tuyển dụng lại. Trong tuyển dụng giáo sư, phó giáo sư mới, ngoài nâng cao tiêu chuẩn, cần đảm bảo sự công khai, minh bạch. Khi tuyển dụng, nên đưa CV, công trình khoa học tiêu biểu của ứng viên lên mạng; và ngày tuyển dụng phải truyền hình, lưu hình để trước hết cho cán bộ, sinh viên, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo, nghiên cứu được biết trình độ, đạo đức khoa học của thành viên hội đồng và ứng viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể lập Hội đồng giám sát, cử người đến dự hoạt động nêu trên. Khi tuyển dụng, không cần lối bỏ phiếu kín kỳ quái vì trách nhiệm, danh dự của thành viên Hội đồng đã được ủy thác.
10. Tôi chưa bao giờ tìm nhận đồng hương để vụ lợi, nhưng trong việc này, lại rất mong ý kiến trên đây bằng con đường đồng hương nào đó sớm đến được với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng là một giáo sư ở Đông Anh quê tôi. Thời gian qua, có những người nói rằng ông mang cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà. Tôi cũng tin như vậy. Kẻ sĩ Bắc Hà thì có trí lự, liêm chính và thanh cao. Bởi thế, tôi rất mong ông bằng uy tín và trách nhiệm, sẽ chỉ đạo giải thể càng sớm càng tốt Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hiện nay để tổ chức và xây dựng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới phục vụ đắc lực cho việc canh tân đất nước. Theo đó, ông cũng sẽ từ bỏ chức danh giáo sư, vì trải qua thời gian, cái chức danh ấy đã quá lem nhem, không còn xứng với vị thế, cốt cách của ông. Nếu được như vậy, tôi sẽ nhắn gửi các giáo sư, phó giáo sư đồng hương Đông Anh của tôi theo gương ông từ bỏ chức danh. Riêng tôi, tôi sẽ không tham gia ứng viên của bất kỳ cơ sở đào tạo, nghiên cứu nào để khỏi mang tiếng tranh giành, vả lại cũng không đủ tài đủ sức. Nếu có khó khăn túng thiếu, tôi đã bàn với vợ con anh em cháu chắt, sẽ mua cặp bò về chăn trên triền đê, bờ bãi làng Mơ quê tôi. Mọi người đã đồng tình với kế hoạch ấy.

Formosa "chết lâm sàng", Vũng Áng buồn hiu hắt

Hà Vũ – Đặng Sơn
Hình ảnh về không khí nhộn nhịp, sầm uất tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) nay đã không còn nữa mà thay vào đó là cảnh đìu hiu, vắng lặng...
“Ngắc ngoải” chờ chết
Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế.
Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm.
Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.
Lối dẫn vào cổng chính Formosa rất ít phương tiện qua lại, khác hẳn với thời gian trước đây luôn đông nghẹt công nhân, các phương tiện, máy móc.
Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra.
Có mặt tại Khu kinh tế Vũng Áng vào những ngày cuối tháng 2 sau nhiều biến cố, PVInfonet, chứng kiến cảnh hàng loạt các dịch vụ như: Nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, của hàng tạp hóa … đều vắng khách.
Thời điểm này, hầu như vắng bóng công nhân làm việc. Chị Trần Thanh Thúy bán nước ngay cổng chính dẫn vào công ty Formosa than thở: “Thời gian trước có vài vạn công nhân làm việc, không khí sôi sục lắm. Thế nhưng, vào dịp này chẳng còn nhiều công nhân vào chỗ tôi uống nước nữa.”
PV Infonet đi khảo sát một vòng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí thì đều chung tình trạng ế ẩm, lượng khách đến đặt phòng, ăn uống giảm mạnh.
Vườn bia Phú Sơn hầu như vắng bóng khách
Anh Trần Thái Sơn – Chủ loạt nhà hàng, khách sạn, quán cà phê mang tên “Phú Sơn” (tại P. Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Formosa hoạt động không sôi động như trước nữa nên hoạt động kinh doanh, buôn bán của tôi ảnh hưởng hết sức nặng nề.
Nếu như trước đó, mỗi tháng doanh thu của tôi có thể đạt 3 tỉ đồng nay cố gắng lắm cũng chỉ là 500 đến 600 triệu đồng/ tháng.
Doanh thu giảm nên buộc tôi phải cho các nhân viên nghỉ việc. Nếu sắp tới tình hình không khả quan có thể tôi sẽ tìm một địa chỉ khác để đầu tư.” – Anh Sơn cho biết.
Chị Nguyệt – người quản lý nhà nghỉ, khách sạn Anh Bảo (đóng tại phường Kỳ Liên, T.X Kỳ Anh) cho rằng, các năm từ 2011 đến 2013, khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Ông chủ khách sạn là người Đài Loan đã cùng gia đình về từ trước Tết nhưng đến nay chưa thấy sang lại”.
“Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở. Hy vọng, trong thời gian tới, nếu Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 2 thì tình trạng ế ẩm may ra mới hết.” – bà Nguyệt nói.
Doanh thu giảm 70%
Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh được đầu tư với số vốn 300 tỉ đồng cũng đang trong tình trạng èo uột. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ được 30%
Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh (đóng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng tương tự. Thời gian trước, đây là địa chỉ cho các đoàn khách cao cấp trong nước và quốc tế đến làm việc và nghỉ ngơi nhưng nay đã vắng bóng hẳn.
Ông Lưu Hải Đằng, Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh cho hay, khách sạn được đầu tư 300 tỉ đồng với tổng 246 phòng, sau sự cố môi trường hồi năm 2016, công suất phòng và doanh thu của khách sạn giảm ghê gớm. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ gắng gượng được có 30%. Doanh thu bây giờ chỉ khoảng 2 tỉ đồng/ tháng trong khi trước đó là 8 tỉ đồng.
“Kể từ sau sự cố môi trường vào tháng 4/2016, tình hình có vẻ đã khá hơn, đã có lúc có những hợp đồng định chạy công suất phòng lên khoảng 70 – 80% nhưng lại bị sự cố như mấy hôm vừa rồi (tin đồn video formosa xả thải ra nước màu đỏ - NV) thế là các đoàn khách của Nhật với khách nước ngoài người ta lại rút lại hợp đồng.” – ông Đăng nói.
Bà Đoàn Thị Mỹ - Trưởng phòng Văn hóa thị xã Kỳ Anh thông tin: “Hiện tại, toàn thị xã Kỳ Anh và Khu kinh tế có 63 nhà nghỉ và khách sạn.
Sau những sự cố về môi trường và những tin đồn thất thiệt liên quan đến môi trường thì tất cả các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đều vắng khách, doanh thu giảm đến 70%.”
“Sau Tết, tình hình có khá hơn khi sự cố môi trường đã phần nào khắc phục, các doanh nghiệp đang quay trở lại đây để đầu tư tiếp nên sẽ kích cầu được các dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi” – Bà Mỹ cho biết.
Một số hình ảnh PV ghi lại cảnh vắng vẻ, èo uột tại KKT Vũng Áng những ngày cuối tháng 2:
Chuỗi nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của anh Sơn trước kia được ví như một khu Ma Cao thu nhỏ, lượng người đổ về đây tấp nập nhưng đến nay việc kinh doanh, buôn bán đình trệ hoàn toàn.
Do lượng khách mua sắm giảm nên rất nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa nghỉ hoặc chờ chuyển nhượng.
Các phòng trọ được xây cho công nhân hoặc lao động tự do thuê đều không còn người thuê nữa, khác hẵn trước đây, 1 phòng có thể có vài người ở.
Một số cửa hàng mới mở cố gắng cầm cự cho qua những ngày tháng khó khăn
Trung tâm Tân Khang Phú với các chuỗi nhà hàng, khách sạn, karaoke, văn phòng cho thuê cũng vắng lặng
Chị Nguyễn Thị Ý, chủ nhà hàng Hoành Sơn cho biết, quán chị trước kia có rất nhiều khách nước ngoài đến ăn. Thế nhưng, sau khi sự cố môi trường thì lượng khách đến ăn ít hẳn, nhà hàng giờ một ngày chỉ vài bàn ăn, thậm chí có những ngày không một người nào đến đặt bàn.
Nhà hàng này do không còn duy trì được lượng khách đến ăn uống nên đã đóng cửa từ lâu. Chủ quán người Đài Loan đã về nước chờ cho tình hình khả quan trở lại thì mới mở cửa.
Các năm từ 2011 đến 2013 khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Hôm nay, có một công ty trong Formosa ra, họ mới làm hợp đồng thuê 12 phòng ở.
Khu kinh tế Vũng Áng (KKT VA) có diện tích 22.781ha, là một trong năm khu kinh tế ven biển trọng điểm được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015; được Chính phủ quy hoạch phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lược quốc gia bao gồm: Khu liên hợp luyện gang thép công suất 22 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện 6.300MW; Cảng nước sâu công suất 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm vào năm 2020; Trung tâm lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm; tổng kho ga xăng dầu và khí hóa lỏng phục vụ khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và nước CHDCND Lào.
Cảng nước sâu cảng Vũng Áng - Sơn Dương được xây dựng cho tàu có trọng tải 300.000 tấn cập cảng; quy hoạch của cảng gồm có 59 cầu cảng đã triển khai xây dựng 18 cầu cảng đã bắt đầu đi vào khai thác.
Từ cảng Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới.

Trang