26 tháng 4, 2019

TƯƠNG LAI NGUYỄN PHÚ TRỌNG MẬP MỜ

Phạm Trần 
Bất cứ Lãnh đạo nào ở Việt Nam nói Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không bị bệnh hiểm nghèo là nói dối, bịp dân và đánh lừa giới Ngoại giao tại Hà Nội.
Bằng chứng ông Trọng, người đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã không xuất hiện trước đám đông, dù trong đảng hay ngoài xã hội, kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị “đột quỵ” (stroke) trong lúc đang chỉ đạo các cấp lãnh đạo đảng bộ Tỉnh Kiên Giang. 
Ban Tuyên giáo đảng, được nói, đã ra lệnh cho báo đài nhà nước phải tuyệt đối không loan tin về ông Trọng sau khi rời Kiên Giang nhưng cũng không lên tiếng cải chính tin của các mạng xã hội nói ông Trọng đã được cứu sống ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn) để đưa về Hà Nội chữa tiếp từ chiều ngày 16/04/2019.
Tuy nhiên Ban Bảo vệ sức khoẻ lãnh đạo chủ chốt của đảng và chính phủ đã không đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng sức khỏe của ông Trọng. 
Lý do Ban Tuyên giáo che kín thông tin sức khỏe của ông Trọng vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngày 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khoẻ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”
BẰNG CHỨNG VẮNG MẶT
Bằng chứng ông Nguyễn Phú Trọng, 75 tuổi đã không làm 2 vệc từng được lên kế hoạch từ trước: 
Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.
Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình. 
Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.
Trước khi ngả bệnh bất ngờ, ông Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị trong chuyến đi sẽ có cuộc gặp riêng với ông Tập để trao đổi về tình hình hai nước ; tình hình Biển Đông ; triển vọng hợp tác song phương giữa sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Cũng qua lần họp này, nếu thuận lợi, ông Trọng sẽ đề cập đến chuyến đi thăm Mỹ sắp tới của ông theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng cũng vắng mặt ở một số Hội nghị của Tổ chức và Đảng địa phương như ông đã làm tại Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019. 
Trong số này có Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội Nhà báo năm 2018, tổ chức tại TP Cần Thơ Ngày 19-4-2019. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc đã thay ông Trọng chỉ đạo Hội nghị. 
Ông Trọng cũng không thể đi dự Hội nghị kiểm điểm nhiệm kỳ 2015-2020 của đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh ngày 24/04/2019. Đây là công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, nằm trong khuôn khổ chọn nhân sự cho các đoàn Đại biểu tham dự Đại hội đảng thứ XIII, dự trù diễn ra đầu tháng 01/2021.
Thứ bốn, trong Lịch tiếp xúc Cử tri Hà Nội trước Kỳ họp 7 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 20/05/2019, không thấy ghi buổi gặp cử tri của Đoàn đơn vị I, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Không có lý do được đưa ra, nhưng theo thông báo phổ biến ngày 02/04/2019 của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội thì “ Lịch TXCT tại đơn vị số 01, số 02 sẽ có thông báo sau.”
Tuy nhiên cho tới ngày 24/04 (2019), vẫn chưa có Thông báo mới.
Những chỉ dấu trên cho thấy chưa bao giờ ông Trọng đã vắng mặt, hay không có việc gì làm trong thời gian dài như thế. Ít nhất là trên 10 ngày, kể từ khi có tin ông bị “đột qụy” (stroke) ở Kiên Giang trưa 14/04 (2019), không có bất cứ tin nào về ông Trọng được lộ ra khỏi Hà Nội.
VIỄN ẢNH KHÔNG CÓ TRỌNG
Với tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, kể từ khi ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng khóa XI năm 2011, sau đó kiêm luôn chức Chủ tịch nước từ ngày 23/10/2018, ông Trọng là người năng động và rất tích cực trong chiến dịch chống tham nhũng; chống chạy chức, chạy quyền và từng hô hào chống “tham nhũng quyền lực” trong đảng.
Đã có lần ông nói:”Khi lò đã nóng, không ai có thể đứng ngoài cuộc….Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm. Muốn thế thì lòng dân phải thuận, tất cả đồng lòng, lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc".
Đề cập đến vai trò của luật pháp, ông Trọng văn hoa : ” Đây là công cụ bảo đảm để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng. Không thể kêu gọi suông, giáo dục suông mà phải bằng luật pháp, phải nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật, phải có đòn roi để làm sao cho anh không dám làm, không muốn làm, nhúng tay vào rồi thì phải sửa.”
(Theo Pháp Luật. Net, Tiếp xúc cử trị Dơn vị I, ngày 29/11/2917)
Tuy nhiên, ông lại là người nắm giữ nhiều chức hơn bất cứ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiền nhiệm nào. Ngoài hai chức đầu đảng, đầu nước, ông Trọng còn là Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Việt Nam; Trường Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đảng CSVN.
Riêng trong công tác chuẩn bị cho Đại hội đảng XIII, tổ chức vào tháng Giêng năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã một mình nắm 2 chức quan trọng nhất là Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng, và Trưởng Tiểu ban Nhân sự. Tiếng nói của ông sẽ ảnh hưởng rất “nặng ký” đến đường đi nước bước của đảng CSVN trong nhiều năm tới. 
Đồng thời, với chức Trưởng Tiểu ban nhân sự, ông cũng có quyền sinh sát đối với việc chọn các Ủy viên Trung ương đảng, và đặc biệt là Bộ Chính trị, trong đó có hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước dành cho một người như ông bây giờ.
Một danh sách 200 ứng viên cho các “cán bộ cấp chiến lược” đang nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng ông vẫn nói trước khi lâm bệnh là “chưa chốt” mà còn phài xét thêm các trường hợp khác để gạn lọc.
Nhưng trước khi bị đột quỵ, ông Trọng từng tự cao “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay”. Ông cũng nói trực tuyến vào sáng ngày 28/12/2018 tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương rằng:”2019 là năm chuẩn bị kết thúc của nhiệm kỳ 5 năm, năm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng.”
Ông Trọng kêu gọi:” Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, ưu ái tuyển dụng người thân không đủ tiêu chuẩn… Cũng dè chừng dần những tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Chuẩn bị Đại hội lại vận động, tìm mọi cách.”
Ông nói:”Phải cảnh báo vấn đề này. Đó chính là xây dựng Đảng, liên quan đến vấn đề con người. Cần gì phải "chạy", Tôi đã nói rồi, "chạy" là không dùng, cái gì đến tự sẽ đến, “hữu xạ tự nhiên hương”.
(Trích VOV (Voice of Vietnam), phát biểu ngày 21/3-2019, tại trụ sở Trung ương Đảng)
AI CÓ CƠ MAY KẾ VỊ ?
Vậy bây giờ, sau khi ngã bệnh có dấu hiệu không nhẹ thì viễn ảnh một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đang mờ nhạt dần sẽ tạo cơ hội cho ai trong số 15 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại có cơ hội thay ông ?
Nếu căn cứ vào “thâm niên đảng viên” và vị trí trong Bộ Chính trị khóa đảng XII thì người ấy có thể là ông Trần Quốc Vượng, hiện giữ chức Thường trực Bí thư, đứng hàng thứ hai sau ông Nguyễn Phú Trọng.
Ưu điểm của ông Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Tỉnh Thái Bình, miền bắc là ông được nhận vào đảng ngày 10/08/1979. Trong khi ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, sinh ngày 10/12/1958 tại Thanh Hóa, Trung tướng Công an 61 tuổi, mãi đến ngày 25/12/1986 mới được vào đảng.
Ngoài ra, ông Chính còn bị “dính liền” với sự án Đặc khu Kinh tế Vân Đồn khi ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ 08/08/2011 đến 01/04/2015. Tuy nhiên cuộc “biểu tình nổi loạn” của hàng trăm ngàn người dân ngày 10/06/2018 trên khắp Việt Nam đã dập tan kế hoạch biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc thành các “trung tâm Kinh tế của Trung Cộng”.
Vì vậy, mỗi khi tên ông Chính xuất hiện là người ta lại nghĩ ngay đến “vấn nạn” Vân Đồn.
Người thứ 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20/07/1954 tại Quảng Nam, tới ngày 12/05/1982 mới được nhận vào đảng. Tuy ông Phúc là Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa đảng XI, trước hai ông Vượng và Chính đến 5 năm, nhưng ông lại bị eo xèo là có nhiều “tham vọng quyền lực” và “lợi ích nhóm” địa phương.
Ủy viên Bộ chính trị khác là ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố p Hồ Chí Minh, sinh ngày 12/06/1953 tại Cà Mau, nhưng quê gốc là Trà Vinh. Ông được nhận vào đảng năm 1980, leo lên Ủy viên Bộ Chính trị từ ngày 11/05/2013 nhưng ông là một chuyên gia Giáo dục hơn là một chính trị gia.
Người cuối cùng, ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội sinh ngày 27/09/1959 tại Thái Bình, lại chỉ mới vào đảng từ ngày 20/11/1990. Việc ông được cất nhắc vào Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XI và và sau đó vào Bộ Chính trị năm 2016 cũng bị eo xèo vì có tin ông có gốc gác người Hoa và nói tiếng Hoa như tiếng Việt.
Nhiều mạng xã hội nói ông Hoàng Trung Hải cũng là một trong số Ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ nhiệt thành kế hoạch “đặc khu”.
TRẦN QUỐC VƯỢNG-TẬP CẬN BÌNH 
Như vậy, sau bóng mờ Nguyễn Phú Trọng sẽ là ai, hay chẳng có ai được nổi lên cho đền khi cuộc cờ phải phân thắng bại giữa Hà Nội và Bắc Kinh ?
Có điều đáng quan tâm là trong cuộc họp được gọi là “‘vun đắp’ cho mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh” ngày 21/08/2018 tại Bắc Kinh giữa ông Trần Quốc Vượng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo họ Tập đã cho ông Vượng biết rằng “hiện đang diễn ra những thay đổi phức tạp và sâu sắc liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực.” (VOA Tiếng Việt, 21/08/2018)
VOA viết tiếp:”Ngoài ra, cũng theo Tân Hoa Xã, ông Tập còn phát biểu rằng giữa ông và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã “đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng về việc tăng cường quan hệ giữa hai bên và hai nước.”
“Ông Tập còn nói thêm rằng Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Hà Nội về các cuộc hội thoại chuyên sâu bàn về các vấn đề tổng thể và chiến lược, cũng như “tăng cường các hướng dẫn chính trị về quan hệ song phương” để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai bên.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc không nêu rõ các “hướng dẫn chính trị” mà hai bên có kế hoạch bàn thảo là gì.”
Vế phần mình, VOA đưa tin tiếp theo rằng :”Ông Vượng đề nghị hai bên “tăng cường và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển, giữ vững đà phát triển của quan hệ hai nước.”
Trước việc đảng và nhà nước CSVN tiếp tục giấu tin ông Trọng thì liệu chuyến đi Trung Cộng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con dường” lần 2 từ ngày 25 đến 27/04 (2019) có cơ may mở ra đường thoát Trung nào cho Việt Nam hay sẽ chỉ bóp lại bé hơn qua hình ảnh của cuộc họp bất ngờ năm 2018 giữa Tập Cận Bình và Trần Quốc Vượng ? -/-

Cái quan định luận

Tác giả: theo FB Son Kieu Mai 

Cụ nằm xuống với mọi phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; nhưng cụ Lê Đức Anh cũng sẽ là đề tài bàn luận của dư luận xã hội từ nhiều chiều. Có như vậy mới biết câu răn của người xưa: Cái quan định luận. Đậy nắp quan tài rồi mới bàn luận về công tội của các đấng bậc cầm quyền. (SKM). 
KD: Từ hôm qua đến nay, mình chứng kiến hai hiện tượng trái ngược hoàn toàn: Báo chính thống nhà nước liên tục đưa bài ca ngợi ông LĐA, ngược lại mạng XH cũng không ít lời “ca ngợi … ngược” kinh hoàng 
Nghĩ cho kỹ, đó cũng là điều bình thường tuy hơi đáng buồn khi mà lòng dân không hề giống với lòng dạ “báo chí”. Đánh giá một nhân vật lịch sử cực khó, công, tội ra sao không chỉ là chuyện đời nay mà còn là cả chuyện đời sau, với góc nhìn lấy lợi ích Dân tộc làm trọng. Nhất là trong một Đất nước, một XH đầy phân ly, phân hóa và đầy chia rẽ, cộng với sự rối loạn giá trị, như dải đất S đau thương này. 
Cũng bởi chính trị XH nước Việt này rất thiếu minh bạch, nhưng lại thừa tù mù 
Xin trích một cái comm trên FB của mình của một cô giáo: “Em thấy trên trang ông con trai có stt thông báo ông bố chết mà 1,8k người vào để icon mặt cười ( ). Choáng quá. Phần nữa ông con làm chính trị mà viết cái stt rất không nên. Có gì ngạo mạn, hung hăng.Thiếu gì cách đề cao ông bố mà phải viết kiểu ấy” 
Có lẽ không chịu nổi thái độ và phản ứng của cư dân mạng, người con trai ông LĐA đã phải bóc stt đó 
Vì sự nhạy cảm, xin không đưa stt này lên FB. Nhưng có điều phải sòng phẳng, đó là người dân, dư luận XH từ lâu họ không còn tin những điều không có thật. Sư thiếu minh bạch của một XH chỉ là mảnh đất mỡ màu cho những điều “lợi bất cập hại” 
———— 
Cụ Lê Đức Anh qua đời ở tuổi 99 (tuổi Tây), 100 (tuổi ta), cũng là quy luật của đất trời, không ai sống mãi được. Cụ ở vào hàng đại thọ của bậc tứ trụ. Tính đến nay, mới có 3 cụ hàng tứ trụ thọ tới tuổi 100 mới chịu ra đi. Đó là cụ Võ Chí Công (100 tuổi), cụ Đỗ Mười (102 tuổi) và cụ Lê Đức Anh (100 tuổi). 
Cụ Lê Đức Anh gần như là được tất cả những chức vụ cao nhất, vinh quang tột đỉnh của nước Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng – Chủ tịch nước – Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao. 
Cụ Lê Đức Anh cũng là người cuối cùng của nhiều sự kiện lịch sử: Tư lệnh cuối cùng của Đoàn 232 đơn vị tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975); vị chỉ huy cuối cùng trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) với chức vụ Phó Tư lệnh; vị Cố vấn cuối cùng của BCH Trung ương Đảng; người cuối cùng trong câu ca sau Đại hội Đảng VI (1986): Hùng – Linh – Mười – Kiệt – Công – Anh – Thọ (Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ đều từ trong tay áo ông Lê Đức Thọ). 
Sinh thời, cụ Lê Đức Anh cũng để lại nhiều tai tiếng. 
Những năm gần đây, khi nhắc đến sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (14/3/1988), người ta lại nhắc tới bài nói chuyện của Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương khẳng định: Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1988 đã ra lệnh cho Đô đốc Giáp Văn Cương (1921-1990) không được nổ súng khi quân Trung Quốc xâm lược. 
Điều này là một nghi án lịch sử cần phải làm rõ. Đáng tiếc là Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân sau nhiều năm đều lặng thinh. Còn thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh, đại tá Khuất Biên Hoà thì phản ứng, nhưng không chứng minh bằng tư liệu mà lại đi nói về tư cách cá nhân của Thiếu tướng Lê Mã Lương. Tôi nghĩ rằng, cần phải bạch hoá tư liệu và làm rõ chuyện này. Đời nay không làm thì hậu thế sẽ làm. Không ai xoá được lịch sử! 
Còn một sự việc khác đó là hồ sơ Đảng của cụ Lê Đức Anh. Khi cụ Lê Đức Anh được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, những đồng chí của cụ thấy trong hồ sơ cụ khai tham gia hoạt động cách mạng năm 1937 khi mới 17 tuổi và được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938 khi 18 tuổi. Lập tức các cụ Phạm Văn Xô (Hai Xô), Đồng Văn Cống (Mười Cống), Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) có đơn gửi Bộ Chính trị tố cáo cụ Lê Đức Anh khai man lý lịch, chui vào Đảng, không phải đảng viên. Có người còn tố cáo từ năm 1940-1945, cụ Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su Phú Riềng. 
Từ đó, từ Bắc chí Nam có câu vè rằng: “Sáu mươi tuổi Đảng tưởng rằng oai/ Nào ngờ lộ mặt tay cai Phú Riềng…”. 
Sau đó vài năm, trên báo An ninh Thế giới (hình như cuối năm 2003, đầu năm 2004, tôi không nhớ chính xác), có đăng 1 bài viết theo lời kể của Anh hùng LLVTND Võ Văn Ngôm kể lại, năm 1950, đồng chí Lê Đức Anh chỉ đạo đánh quân Pháp thì bị đạn bắn trúng vào mắt, hỏng mất một con ngươi. Các cụ lão thành lại có đơn tố cáo và báo ANTG phải đăng bài CÁO LỖI rằng Đại tướng Lê Đức Anh bị bệnh đậu mùa từ bé cho nên chột mất một bên mắt. 
Nhắc đến cụ Lê Đức Anh, dân gian vẫn gọi đùa cụ là ông cai lé, hoặc anh hùng một ngươi là vì vậy. 
Kể cả cuốn sách có thể coi như hồi ký của cụ đó là “Đại tướng Lê Đức Anh” (Nxb Quân đội Nhân dân, 2004) do đại tá Khuất Biên Hoà thể hiện, vừa ra đời cũng bị nhiều cán bộ lão thành, tướng lĩnh quân đội viết đơn tố cáo lên Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương là LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN. Đến năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật in hồi ký “CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG” của Đại tướng Lê Đức Anh đã phải mời thêm người vào sửa chữa và hiệu đính nhiều chi tiết, cũng như thanh minh nhiều chuyện. (Tôi từng định đem so sánh 2 bản in với nhau nhưng rồi chẳng muốn làm vì mất thì giờ, người không trung thực thì dù có cắt dán thế nào vẫn cứ lộ cái việc bịa chuyện). 
Cụ nằm xuống với mọi phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; nhưng cụ Lê Đức Anh cũng sẽ là đề tài bàn luận của dư luận xã hội từ nhiều chiều. Có như vậy mới biết câu răn của người xưa: Cái quan định luận. Đậy nắp quan tài rồi mới bàn luận về công tội của các đấng bậc cầm quyền./.

Nhiều người bảo đọc xong bài này KHÓC, vì thương dân tộc VN !

Tác giả: Tony (theo Tony Buổi sáng)

Tại sao Việt Nam không mở to mắt mà học tập Hàn Quốc nhỉ? Riêng mình nó nói với mọi người cách đây hơn 10 năm trời: Việt Nam nên tìm kiếm và mua bản quyền bộ sách giáo khoa các môn khoa học tự nhiên của các nước tiên tiến về dịch ra dạy cho học sinh vừa hiệu quả vừa đỡ tốn kém? Chắc các quan Bộ Giáo dục nhà ta sẽ không muốn tí nào vì làm như vậy thì họ ăn gì????? 
Năm 2004 Việt Nam chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” của Hàn Quốc có đoạn Tổng thống Bak Jeong-hi(Park Chung-hee –tại vị từ 17/12/1963 đến 26/10/1979) đã khóc vì thấy dân khổ quá và người đã tuyên bố sau 10 năm nữa nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc và sự thật đã đến với họ trong đó có dân VN. 
Đọc bài này, mình bỗng nhớ tới cái câu của những năm xưa: Rằng những gì của chuyên môn xin để cho chuyên môn quyết định. Mặc dù vậy, tất cả những gì của chuyên môn ở xã hội ta luôn có bóng dáng cao quý của những gì không phải chuyên môn quyết định 
Sự định hướng, theo một cái đẹp không tưởng, dẫu là vẻ đẹp của lá Diêu Bông, đã là cái giá đau đớn phải trả. 
Chắc gì ở đó, con người ta có thể khóc vì lòng yêu nước bị tổn thương như cô bé Hàn Quốc trong bài. Hay người ta sẽ vô cảm “hôi của” của đồng loại như báo chí đã từng đau đớn đưa. 
Nhưng chắc chắn có nhiều người, trong đó có mình, khóc vì những gì nước Việt luôn lẹt đẹt đi sau, nay mai đi sau cả Lào, CPC 
————– 
Kinh nghiệm Hàn Quốc. 
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác. 
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. 
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa. 
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú. 
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy. 
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này? 
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính. 
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Phát biểu của GS Trung Quốc Trịnh Cường khiến người Việt phải suy nghĩ

Tác giả: Trịnh Cường

Dưới đây là 15 quotations trong một bài diễn thuyết về chủ đề “Cải cách giáo dục và Giới trẻ Trung Quốc” của GS. Zheng Qiang (Trịnh Cường), Khoa Kỹ thuật, Đại học Chiết Giang (Zhejiang University), Trung Quốc vào ngày 15/4/2018. 
KD: Nhận được bài viết này của một bạn đọc- một GS, con rể một cố Bộ trưởng Ngoại giao VN khả kính, gửi cho, sau khi ông đọc được. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. 
Đọc thấy sao giống với VN mềnh nhiều thế? 
———— 
Được biết bài diễn thuyết bị ngắt quãng 127 lần bởi những tràng pháo tay: 
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi. 
The Japanese would rather like black people, do not like us, because now there is no spirit of the Chinese people. 
Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói hai ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có hai người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe buýt. 
Everyone is laughing at Russia, but I know Russia will be developed in the future, because people there two days without eating hungry still line up, and we have two individuals have to squeeze their hands full. 
Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí. 
Japanese violations of us, because we have a lot of traitors. Japanese violations of our future, there will not be a traitor? Who will be the future of China’s traitor? A large part of you present here are going to be. Because you laughed Patriots, worship power and money, despicable ideals and ambition. 
Hiện tại ai là Hán gian? Đó là sinh viên Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh. Vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc . 
Who is the traitor now? Peking University, Tsinghua University students, as they learn to use the knowledge to help foreigners to develop new markets, beat our China business. 
Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà. 
We ignore the value of history, always thought that the new buildings as possible, but you go to France to see the city center, there is little new construction, they are proud historical heritage, and we continue to demolition and construction of buildings to toss themselves. 
Bản chất của giáo dục không phải là mưu sinh, mà là thức tỉnh hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng nó quá mức. 
Education is not their own living, but to arouse interest and inspire the spirit. To make a living and developed by education is possible, we have been over-seriously. 
Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh. 
Even if China developed in the future, but you look at those millionaires who drove luxury cars from the car window out spitting, throwing garbage. You know, if there is no education, China again wealthy nor powerful. 
Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm. 
Reading is to take responsibility. But now the education so that women bear too much responsibility, too much responsibility to let the man escape. 
Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những sự bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột, vì bồng bột là đáng yêu. 
The history of mankind is in fact a series of impulses. So do not despise the impulse, because the impulse is cute. 
Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng. 
China’s basketball is not the lack of technology, not lack of money, but they lack a sense of responsibility, even a sense of responsibility to consumers. 
Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt, khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay. 
Singing people pronounce breath, it is not tired. When I saw you speak throat is moving, I knew you was not good enough to sing. 
Trong vòng 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức. Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản, sự tôn trọng tri thức của người Nhật Bản đã lên đến cao độ. Nhưng Trung Quốc ngày nay, thì người có tiền, người có chút uy quyền – dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng. Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự đắc ấy, thật nông cạn biết bao. 
In the next 20 years, Chinese people worship will be knowledge rather than officials. This is something we should learn from the Japanese, the nation’s respect for knowledge, to be added. But now a bit of money in the Chinese people, a little right of the people – even if it is a chief, you can still put a university professor made no dignity. This seemingly clever smart, complacent Babbitt, how superficial ah. 
Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số là ngược lại. 
A man can only give his parents and his wife kneel, can only bow their teacher, definitely not for the elite and the money should bow. But now, most people just reversed. 
Vì sao người Nhật Bản không đi xin lỗi, vì sao nguyên thủ Nhật Bản không đi tạ tội? Vì họ biết lòng tự tôn và lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước châu Á là không có chút trọng lượng nào, nên họ không cần phải để ý. 
Why did the Japanese do not apologize, the president of Japan why not apologize? Because they know the history of Japanese dignity and most importantly, contrary to other Asian dissatisfaction with not too much weight, so they can be ignored. 
Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Kyoto, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách. 
Education should let China know how to self-esteem. But now we see a foreigner on the bow, the girls see foreign garbage men in general want to please. Comrades, how much we have in front of foreigners without dignity. University of Kyoto in Japan, people studying them, I was the only back, but the Japanese but respect me, because I live in the soul, live with moral integrity. 
Giáo Sư Trịnh Cường, ĐH Triết Giang, Trung Quốc

10 tháng 4, 2019

Xâm lược kinh tế- một kiểu xâm lược mới

Tác giả: Tô Văn Trường
Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội. Chẳng nhẽ “chúng ta” không rút ra được những bài học “tiền mất tật mang”, đặc biệt là mất lòng tin của dân chúng?
… Ngẫm suy về dự án đường cao tốc Bắc-Nam ở nước ta nên đi theo “hướng” nào theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng?. Xâm lược kinh tế là cơ sở để Trung Quốc chi phối ta về chính trị, chủ quyền. Đó là một kiểu xâm lược mới. Mở đường cho họ xâm lược về kinh tế là làm Trần Ích Tắc dẫn đường cho giặc vào nhà đấy! (Tô Văn Trường)
KD: Vừa từ Hòa Bình trở về, mình nhận được bài viết này của tác giả Tô Văn Trường. Hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi các QG liên kết với các dự án của các QG khác nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng vì sao, người dân VN luôn lo ngại và phản ứng với các dự án của các nhà thầu Trung Quốc, nhất là thời cuộc này, trong bối cảnh Biển Đông, chuyện quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa, và nay là con đường xương sống “cao tốc Bắc Nam”. Hẳn các vị lãnh đạo cao cấp phải hiểu hơn dân chúng?
Xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ
—————— 
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội. Chẳng nhẽ “chúng ta” không rút ra được những bài học “tiền mất tật mang”, đặc biệt là mất lòng tin của dân chúng?
Nhìn sang nước bạn Malaysia, từ khi ông Mahathir Mohamad quay trở lại làm Thủ tướng đến nay, quốc gia này đã hủy bỏ nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là do Trung Quốc đầu tư vì chi phí cho dự án quá cao, vượt khả năng tài chính của đất nước, thổi phồng chi phí và tham nhũng. 
Ngẫm suy về dự án đường cao tốc Bắc-Nam ở nước ta nên đi theo “hướng” nào theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng?. Xâm lược kinh tế là cơ sở để Trung Quốc chi phối ta về chính trị, chủ quyền. Đó là một kiểu xâm lược mới. Mở đường cho họ xâm lược về kinh tế là làm Trần Ích Tắc dẫn đường cho giặc vào nhà đấy!
Tình hình thực thi các dự án đường cao tốc ở Việt Nam
Theo tôi tìm hiểu được biết như sau:
Trong quý 2 và quý 3 năm nay sẽ khởi công 3 dự án đường cao tốc dùng vốn ngân sách nhà nước.
Quý 3 và quý 4: Hy vọng là đấu thầu có kết quả 2-3 dự án theo hình thức PPP. Hiện tại, vấn đề lớn nhất là quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thì chắc chắn nhà đầu tư NN sẽ thắng mọi cuộc thầu các dự án PPP. Hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường sắt) chắc là không áp dụng khoản 2a!
“Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư.
Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây:
a) Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
b) Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;
c) Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án.
d) Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng.
Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;
b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu ;
c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt;
– Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý;
– Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.”
Nếu đấu thầu quốc tế rộng rãi như Khoản 1, thì khả năng nhà thầu TQ trúng là rất cao về dự án đường cao tốc Bắc Nam.
Giải pháp chung
Tiêu cực từ đại dự án này phải được ngăn chặn và hạn chế ngay từ khâu FS, hồ sơ mời thầu, đấu thầu, chọn thầu, thi công , giám sát vv… Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải phải có chính kiến của mình, thấy bất lợi cho quốc gia thì Bộ trưởng phải báo cáo Thủ tướng xem xét, xử lý kể cả báo cáo Bộ Chính trị và công khai cho cả nước biết vì đó mới là hành động thiết thực của Chính phủ kiến tạo và phát triển.
Riêng đối với nhà thầu Trung Quốc: Bộ Giao thông vận tải phải “vắt óc” nghĩ ra cách xử lý thích hợp. Quốc hội cần nêu cao vai trò giám sát và thấu hiểu nguyện vọng của cử tri cùng với bên Chính phủ xem xét toàn bộ quy hoạch đường cao tốc Bắc Nam hợp lý chưa, có chỗ nào phải điều chỉnh? Vì sao đất nước đang nợ chồng chất lại tiếp tục đi vay vốn của Trung Quốc để làm dự án đường cao tốc Bắc Nam? Chính quyền không nhất thiết cứ vin vào lý do phải hoàn thành đúng thời hạn rồi nhắm mắt hay tạo cớ để cho Trung Quốc nhảy vào. Đến nay, trong cả nươc đã có tới khoảng 80 công trình của Trung Quốc rồi, đất nước ta đã và đang “chết dở” vì cái đống của nợ này!
Đất nước ta còn nhiều khó khăn về kinh tế, phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Không nên đi vay nợ nhất là của Tầu để đầu tư ngay vào dự án đường cao tốc Bắc Nam mà thay vào đó là đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, ví dụ như Chính phủ vừa mới họp ngày 5/4 tại Cần Thơ cam kết phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long là hướng đi đúng đắn, đột phá, hợp lòng dân. Sức dân còn lớn lắm, vấn đề là nhà cầm quyền phải công khai minh bạch và dân chủ, biết khơi dậy lòng yêu nước và lấy lại niềm tin của dân chúng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài. 
Kiến nghị cụ thể
Có thể phải đặt mức giá sàn?. Giá thành chỉ là tiêu chí phụ sau các tiêu chí công nghệ, chất lượng. Rất vô lý là lấy giá thành thấp làm tiêu chí, mà không có ràng buộc trách nhiệm. Phải tính giá sàn cho từng hạng mục cụ thể, không phải chỉ giá sàn tổng cho cả gói thầu. Việc này nếu chưa có quy định, thì cần xin cơ chế đặc biệt.
Nên đặt tiêu chuẩn theo G7, đặc biệt là American Association of State Highway and Transportation Officials (AASHTO) nếu thiếu tiêu chuẩn VN hoặc tiêu chuẩn VN quá thấp. Về việc này thì chỉ tư vấn nước ngoài mới biết rõ.
3.Tương tự, cần nêu yêu cầu cao về tiêu chuẩn vật liệu. Ví dụ như ASTM, bởi vì kinh nghiệm qua các dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm ở TP. Hồ Chí Minh thì tiêu chuẩn VN chưa đủ.
Phải chấm thật kỹ năng lực tài chính của nhà thầu. Cần có chuyên gia nhiều hiểu biết về giới thầu quốc tế.
Nêu rõ những điều kiện ràng buộc 2 bên, như đến cột mốc nào phải đạt % tiến độ bao nhiêu. Nếu chậm tiến độ thì mỗi lần chậm xử lý thế nào; nếu đội vốn thì nhà thầu phải chịu v.v…
Ràng buộc nhà thầu về việc sử dụng thiết bị, tránh dùng loại yếu kém, thiết bị quan trọng phải có đăng kiểm quốc tế. Ví dụ: Dự án Metro yêu cầu cần cẩu không được quá 18 tuổi, dù pháp quy VN không yêu cầu việc này.
Từ những điều kiện trên, nên thuê tư vấn độc lập nước ngoài để soạn hồ sơ mời thầu và có thể cùng tham gia chấm thầu kể cả kiểm tra năng lực nhà thầu.
Cũng ràng buộc phía VN về lịch bàn giao mặt bằng, vấn đề nhức nhối muôn thuở làm chậm tiến độ và đội giá. Có ràng buộc như thế mới có thể thúc đẩy và chế tài các đơn vị, ban ngành. Cũng để tránh nhà thầu viện cớ bàn giao mặt bằng muộn mà đội giá.
Cũng có thể tách việc đền bù giải tỏa thành dự án đi riêng song song.
Ràng buộc nhà thầu về việc sử dụng nhân lực VN, tránh việc họ mang nhân công tay nghề thấp vào VN.
Quy định yêu cầu trọng tài quốc tế khi có tranh chấp. Chi phí tranh tụng tốn kém hơn nhưng bù lại VN được bảo vệ tốt hơn nếu bên VN làm tốt trách nhiệm của mình.
Qua các tin tức về chất lượng thi công, có vẻ như tư vấn giám sát có vấn đề trong khi họ là tư vấn quốc tế? Phải giám sát chặt chẽ từ khâu khảo sát, lấy mẫu & thử nghiệm vật liệu, rồi đo đạc hạng mục đã thi công… Trong các khâu này, khi việc gì không đạt thì không ký, và tư vấn giám sát không phải sợ ai cả, trừ khi đã bị mua chuộc.
Hợp đồng cũng nên ràng buộc trách nhiệm và chế tài đối với tư vấn giám sát. Các công ty quốc tế rất sợ bị nước sở tại chế tài vì tội tham nhũng mà quốc gia của họ sẽ không bao che. Đã có công ty Mỹ và Canada bị phạt nặng cho dù tham nhũng ở nước ngoài. Lúc đó, công ty sẽ khó sống vì không nhận được hợp đồng trong nước họ vốn cho doanh thu lớn gấp nhiều lần hợp đồng quốc tế.
Thay cho lời kết
Trong chiến lược phát triển của Trung Quốc để thành bá chủ ở Châu Á, sau đó hất cẳng Mỹ làm bá chủ thế giới. Việt Nam phải nhận thức rõ nguy cơ này, có chính sách bảo vệ chủ quyền của mình, góp phần bảo vệ hòa bình, hợp tác trong khu vực.
Những điều nêu ở trên liên quan đến dự án đường cao tốc Bắc-Nam là nhằm đảm bảo ăn chắc, mặc bền. Ngày xưa Pháp rồi Mỹ vào xây đường mấy chục năm vẫn chưa hư hỏng, vật liệu và kỹ thuật chẳng có gì đặc biệt. Ngày nay, ta vừa xây xong đã hỏng, tham nhũng, lãng phí tràn lan, lại viện cớ tào lao như nền đất yếu, trời mưa…
Công khai minh bạch, dân chủ và lợi ích quốc gia là trên hết nhưng cả 3 tiêu chí này hiện vẫn là thứ xa xỉ. Chúng ta phải phấn đấu cật lực bằng hành động cụ thể trước mắt và lâu dài để tiếp cận được với những tiêu chí nói trên vì sự phát triển vững bền của đất nước.
Thực tế cuộc sống và người dân yêu cầu các vị lãnh đạo từ Trung ương đến các địa phương tỉnh táo, nhìn lại mình cho rõ hơn, biết vượt lên chính mình, không đặt “quyết tâm chính trị” hay bất cứ lợi ích nào khác lên trên quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Quan chức ta có năng lực gì?

Tác giả: Chu Mộng Long
Vợ bĩu môi:
– Lãnh đạo to nhất thì xem một đoàn tàu có nhiều đầu tàu chạy như ngũ mã phanh thây. Lãnh đạo công thương thì bảo tăng giá xăng, tăng giá điện không ảnh hưởng đến người nghèo. Lãnh đạo giao thông muốn cấm xe máy ra đường để nhường đường cho ô tô thì một đại diện tuyên bố xanh rờn, rằng nghèo thì nên ở nhà. Đến lãnh đạo y tế thì khẳng định sán heo có thể ăn được, đến mức tuyên bố a xít cũng có thể ăn được
KD: Cứ như bài viết này, đó là năng lực… uốn ba tấc lưỡi
——————–
Vợ lướt phây một hồi rồi ngẩng mặt lên hỏi:
– Đố anh biết, lãnh đạo ta có năng lực gì?
Tôi bấm trán suy nghĩ một hồi và trả lời đúng theo đường lối:
– Hiển nhiên họ được giáo dục và đào tạo toàn diện. Khi bổ nhiệm theo quy trình, lãnh đạo phải là người có phẩm chất và năng lực hoàn hảo nên gì cũng giỏi.
Vợ bĩu môi:
– Lãnh đạo to nhất thì xem một đoàn tàu có nhiều đầu tàu chạy như ngũ mã phanh thây. Lãnh đạo công thương thì bảo tăng giá xăng, tăng giá điện không ảnh hưởng đến người nghèo. Lãnh đạo giao thông muốn cấm xe máy ra đường để nhường đường cho ô tô thì một đại diện tuyên bố xanh rờn, rằng nghèo thì nên ở nhà. Đến lãnh đạo y tế thì khẳng định sán heo có thể ăn được, đến mức tuyên bố a xít cũng có thể ăn được.
Nhiều vô kể những phát ngôn gây sốc. Chẳng hạn, kẻ dâm tặc sờ mông phụ nữ thì bên công an bảo mông không phải là bộ phận nhạy cảm, đến mức clip ghi rõ kẻ dâm tặc trên thì miệng khóa miệng, tay thì thò xuống tận dưới váy trẻ em mà còn biện bạch chưa rõ ấu dâm. Có lẽ rồi họ sẽ kết luận như anh nói, rằng đó là mới chỉ sờ vật giống bướm. Giống như trước đó, cảnh sát giao thông nhận tiền hối lộ thì bảo chỉ là cầm vật giống tiền…
Tôi cười:
– Rõ ràng là họ giỏi từ hành động đến ngôn ngữ chứ còn gì nữa?
Vợ trề môi thêm mấy tấc:
– Anh nói gọn xem đó là năng lực gì?
Tôi dứt khoát:
– Đó là năng lực chọc dân chửi. Vậy là quá giỏi! Họ cứ hồn nhiên chọc dân chửi. Dân tức lên chửi đến một lúc nào đó trào máu họng ra mà chết hết chứ không cần trấn áp. Vậy là không còn ai thù địch chống phá nữa. Hiểu chưa?
Vợ cười toe cả mồm:
– Tôi hiểu rồi. Cứ đà này đất nước hơn 90 triệu dân đen sẽ chết hết, chỉ còn lại 4 triệu con đỏ sống với nhau?
Hôm nay tôi phải khen vợ thông minh vì khả năng nghe hiểu tốt. Tôi nói thêm: “Đó, em thấy chưa, bất luận lãnh đạo nói thế nào anh cũng chỉ cười, chả dại bức xúc cho tổn thọ“

Việt Nam 2019: Có thể làm gì và không nên làm gì

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Việt Nam đã cải cách thể chế (vòng một) từ năm 1986, tạo ra động lực đổi mới và phát triển khá ấn tượng. Nhưng đến nay, những động lực đó đã hết đà, đang gây ách tắc (như “trên bảo dưới không nghe” hoặc “trên nóng, dưới lạnh”). Để phát triển bền vững trong thời đại kỹ thuật số, “chính phủ kiến tạo” cần cải cách thể chế toàn diện (vòng hai) để tháo gỡ ách tắc (về cả kinh tế/chính trị và văn hóa/giáo dục) nhằm tạo động lực mới để phát triển. 
… Đến nay Việt Nam vẫn chưa bắt đầu triển khai cải cách thể chế với ba trụ cột: (1) Thịnh vượng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường; (2) Công bằng và hòa nhập xã hội; (3) Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Vì vậy, thành quả kinh tế đang bị triệt tiêu, Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước láng giềng, với năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực (NQD)
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi bài viết này. Một bức tranh tổng thể về VN, cả đối ngoại, đối nội. Nhưng cái gốc mà Việt Nam cần gỡ – cải cách thể chế (lần 2) với ba trụ cột- mới chính là chiếc chìa mở khóa tụt hậu
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————— 

Năm 2019 tuy tiếp nối nhưng khác năm 2018. Không phải vì năm con heo khác con chó, mà trật tự thế giới thay đổi quá nhanh. Điều đó ai cũng biết, nhưng còn chưa biết rõ là năm 2019 khác cái gì, thế nào và tại sao. Bài này chỉ đề cập đến vài điểm chính (như nguyên lý Pareto). Thứ nhất (về đối ngoại) Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ thành đối tác chiến lược. Thứ hai (về đối nội) Việt Nam có thể cải cách thể chế toàn diện (vòng hai). Thứ ba, Việt Nam không nên làm dự án đường cao tốc Bắc Nam vào lúc này vì yếu tố Trung Quốc. 
Đối tác chiến lược
Việt Nam và Mỹ tuy trước đây là cựu thù, nhưng nay lại chia sẻ “lợi ích chiến lược song trùng” (tại khu vực Indo-Pacific). Trong 2-3 năm qua, điều này ngày càng rõ. Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam (23-25/5/2016), đã quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương, tiếp theo quyết định xoay trục sang châu Á (Asia Pivot) và thúc đẩy hiệp định TPP. Hơn một năm sau, tổng thống Trump đến thăm Việt Nam (10/11/2017) đã tuyên bố tầm nhìn Indo-Pacific với chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới (coi Trung Quốc là “đối thủ”).
Nếu chuyến thăm Mỹ lần trước của TBT Nguyễn Phú Trọng (6-10/7/2015) có ý nghĩa tượng trưng là chính (được tổng thống Obama tiếp chính thức tại phòng bầu dục), thì chuyến thăm Mỹ sắp tới của CTN/TBT Nguyễn Phú Trọng mang ý nghĩa thực chất, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược (cũng như kinh tế). Nay vấn đề cần bàn không phải lễ tân (gặp ở đâu/thế nào) mà đã đến lúc hai nước cần nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược.
Hai năm qua cũng là quá trình “xây dựng lòng tin” (confidence building) giữa Washington và Hà Nội. Năm 2019 là thời điểm chín muồi để hai nước nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược vì Mỹ-Trung đang tiến hành cuộc chiến tranh thương mại (tuy vừa đánh vừa đàm). Có mấy tiền đề hậu thuẫn cho quyết định này. Đầu năm nay, Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà nội (27-28/2/2019). Nhân dịp này, tổng thống Trump đã chính thức mời CTN/TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ (như một cách cám ơn).
Các quan chức ngoại giao và quốc phòng của hai nước (cấp thứ trưởng) đã tham dự hội thảo “Việt-Mỹ: Hướng đến hợp tác chiến lược” do CSIS tổ chức tại Washington (3/4/2019). Ông Randall Schriver (trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách khu vực Indo-Pacific) tham dự hội thảo đã nhấn mạnh: “Quan hệ quốc phòng của chúng tôi rất chặt chẽ và là một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương trên nhiều phương diện”.
Có thể nói, đó là một bước chuẩn bị (homework) để nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Sắp tới, CTN/TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ là dịp tốt để hai nước chính thức quyết định nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Theo thông lệ, một ủy viên Bộ Chính trị (có thể là bộ trưởng Công An Tô Lâm) sẽ thăm Mỹ để chuẩn bị (như “tiền trạm”). Lần trước (năm 2015) Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang cũng đi thăm Mỹ để chuẩn bị. 
Về nội dung hợp tác chiến lược, hai nước cần tập trung vào các hoạt động: (1) Tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh (MIA, rà phá bom mìn, khử độc); (2) Triển khai hợp tác dầu khí tại Biển Đông (dự án Cá Voi Xanh); (3) Tăng cường giao lưu hải quân (tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Đà Nẵng); (4) Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực tuần tra biển (bàn giao tầu tuần dương “cutter” thứ hai); (5) Việt Nam tham gia tập trận (như RimPac 2018) và cùng tuần tra biển Đông (với Mỹ và các đối tác khác); (6) Hợp tác cứu hộ, quân y, đào tạo, tình báo; (7) Mỹ lập kho hậu cần (tại Đà Nẵng); (8) Việt Nam tăng cường mua vũ khí Mỹ…
Đường cao tốc Bắc-Nam
Theo báo cáo của Bộ GTVT (10/2018), dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông là dự án trọng điểm quốc gia. Trước mắt, đầu tư 11 dự án hợp phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh, với tổng mức đầu tư 118.716 tỉ VNĐ. Sau khi lãnh đạo Bộ GTVT tiếp đại diện tập doàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) để trao đổi về khả năng tham gia dự án, dù bỏ tiền ra để làm toàn tuyến (theo đề nghị của họ) hay chia ra để đấu thầu làm từng phần (như dự kiến của Bộ GTVT), thì rủi ro đều rất cao, nên dư luận phản đối.
Nếu nhà thầu Trung Quốc được Bộ GTVT chọn làm dự án chiến lược này (dù theo phương án làm toàn tuyến hay làm từng phần) đều có thể dẫn đến tai họa quốc gia. Thứ nhất, người Việt Nam yêu nước nhất định sẽ phản đối còn quyết liệt hơn so với chủ trương định làm “Ba đặc khu”. Thứ hai, nếu Bộ GTVT chọn nhà thầu Trung Quốc làm dự án này, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước nhân dân về hệ lụy của quyết định đó.
Thứ nhất, đây là dự án trọng điểm như xương sống của cả nước, do vị trí chiến lược về giao thông và an ninh quốc phòng. Nếu giao cho nhà thầu Trung Quốc làm cũng như “gửi trứng cho ác”. Thứ hai, nếu Bộ GTVT định vay vốn Trung Quốc để làm dự án này, chắc chắn Việt Nam sẽ sa vào “bẫy nợ” của “Nhất đới Nhất lộ”, trong khi một số nước khác như Malaysia đã tỉnh ngộ và tìm cách “thoát Trung”. Thứ ba, Mỹ vừa lập ra IDFC (International Development Finance Corporaqtion) với ngân sách ban đầu là 60 tỷ USD để (cùng với Nhật và Úc) hỗ trợ các nước khu vực làm các dự án hạ tầng chất lượng cao, cạnh tranh với sáng kiến “Nhất đối Nhất lộ” của Trung Quốc. Nếu muốn được lòng Trung Quốc chắc sẽ mất lòng Mỹ.
Trong bối cảnh hai nước Mỹ-Việt đang thúc đẩy hợp tác chiến lược (như phân tích bên trên), nếu lúc này Bộ GTVT quyết định cho nhà thầu Trung Quốc (Tập đoàn Thái Bình Dương) làm dự án này là ngược lại xu hướng phát triển hợp tác chiến lược Mỹ-Việt. Nói cách khác, quyết định này sẽ là một tín hiệu “chống Mỹ”, trước chuyến thăm Mỹ của CTN/TBT Nguyễn Phú Trọng. Không ai lại dại dột lấy đá ghè chân mình khi muốn thoát hiểm. 
Theo Minxin Pei, cuộc ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra là một “cuộc chiến tranh lạnh mới”, khác hoàn toàn với cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Xô trước đây. Các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh mới này sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì chỉ diễn ra tại Biển Đông hay Eo biển Đài Loan. (“The High Costs of the New Cold War”, Minxin Pei, Project Syndicate, 14/03/2019).
Theo Joseph Nye (tác giả “quyền lực mềm”), Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét”, và là “nạn nhân của chính sự thành công của mình”. Giới cầm quyền Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn về lý luận chính trị vì họ tin rằng chỉ có Đảng mới có thể cứu Trung Quốc và do đó bất kỳ cải cách nào cũng phải củng cố sự độc tôn quyền lực của Đảng. Nhưng Jo Nye cho rằng “đây chính là điều mà Trung Quốc không cần”. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập chỉ làm cho “sự chủ động và sáng tạo bị thui chột”. Những cải cách chính trị của Đặng Tiểu Bình (tách đảng ra khỏi nhà nước) đã bị Tập đảo ngược. Một nhà kinh tế Trung Quốc nói rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tập làm GDP Trung Quốc giảm 1% mỗi năm. Một doanh nhân Trung Quốc nói rằng “tăng trưởng thực tế chưa bằng một nửa con số chính thức”. (“Does China Have Feet of Clay?”, Joseph Nye, Project Syndicate, 04/04/2019).
Các chuyên gia nói gì
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tập đoàn Thái Bình Dương đề xuất như vậy “là việc của họ” và chắc chắn họ đã thấy rất có lợi về nhiều mặt nên mới muốn tham gia làm đường cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam…Việc này đặt ra rất nhiều vấn đề và người dân chắc chắn sẽ có những phản ứng…Khi làm với Trung Quốc nếu càng có lợi cho họ bao nhiêu thì càng thiệt cho mình bấy nhiêu…Các công trình thường dùng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, chất lượng thấp khiến công trình hỏng đi, hỏng lại rất nhiều lần, gây tốn kém. Phía Trung Quốc thường đưa công nhân của họ sang làm việc và như vậy sẽ gây nhiều hệ lụy tiêu cực.
Về tài chính, dù Trung Quốc ứng vốn trước hay chào thầu với giá thấp nhưng cuối cùng thế nào cũng bị đội giá lên gấp mấy lần. Vốn của Trung Quốc “tưởng ưu đãi nhưng rốt cuộc lại là ngược đãi”. Bà Lan đề nghị “không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc” và mong lãnh đạo “tỉnh táo, sáng suốt quyết định…Phải khách quan, công tâm, có lòng yêu nước chứ đừng vì lợi ích của mình mà gây hệ lụy cho đất nước”. (“Tập đoàn Trung Quốc thấy rất có lợi về nhiều mặt mới đề xuất làm cao tốc Bắc-Nam”, Phạm Chi Lan, Soha, 19/3/2019).
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng thấy “hết sức lo ngại” và khuyên cần thận trọng trước đề xuất làm đường cao tốc Bắc-Nam của Tập đoàn Trung Quốc. Việc này sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề trong việc giám sát, chất lượng, tác động đến một số mặt hệ trọng của đất nước. Việc xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam là dự án mang tính chiến lược, ngoài kinh tế còn liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng. Một số nước khác như Malaysia đã hủy một số dự án với Trung Quốc. Ông Doanh “tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng xem xét một cách thận trọng, không nên chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc”. (“Hết sức lo ngại Tập đoàn Trung Quốc đề xuất làm cao tốc Bắc-Nam”, Lê Đăng Doanh, Soha, 16/3/2019).
Ông Nguyễn Trung bức xúc: Sau 30 năm CNH-HĐH mà hôm nay ta vẫn phải đi xin ODA. Sau 30 năm CNH rồi mà kinh tế của ta chủ yếu vẫn do FDI…Ta vẫn chưa tự làm nổi đường sắt Bắc-Nam và đường cao tốc Bắc-Nam…Nước ta đến nay vẫn chưa trở thành NIC…Việt Nam đang tự biến thành nước cho thuê để hứng lấy những thứ biến nước ta thành “bãi thải công nghiệp” của nước khác…Việt Nam làm thân phận “cây tầm gửi” sau 30 năm CNH-HĐH vừa qua là quá đủ rồi. Phải rút kinh nghiệm ngay tức khắc! Phải thay đổi các thể chế cần thiết để ta tự đứng lên làm bằng được như vậy! (Ông Trung nói đúng, nhưng quá muộn). 
Nếu Bộ GTVT để cho nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc-Nam thì “sẽ mất dân và có thể mất nước”. Không được! Nhưng nếu định gạt nhà thầu Trung Quốc khỏi dự án này, thì họ có thể trả đũa, “ta có chạy đằng trời cũng không thoát”. Phải chăng đó là thế mắc kẹt “catch-22” (damned if you do, damned if you don’t). Ông Trung đặt câu hỏi “tại sao nhất thiết cứ phải có con đường cao tốc Bắc-Nam vào lúc này” để tự gây khó cho mình như thế này? Có khác gì tự sát không? Nếu chưa có đường cao tốc này thì ai chết? Theo ông Trung, ta nên hoãn làm dự án này, để chờ mấy năm sau đủ lực sẽ tự làm. (“Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam”, Nguyễn Trung, Viet-Studies, 7/4/2019). 
Ông Trung khuyên nên xem lại các bài học đau đớn như bauxite Tây Nguyên, tuy cả nước phản đối nhưng vẫn làm bằng được, để nay thua lỗ trở thành một gánh nợ lớn (hơn một tỷ USD) và là quả bom môi trường nổ chậm vì “bùn đỏ” đe dọa cả vùng đồng bằng phía dưới. Đó là bài học về dự án thép Formosa, đe dọa hủy hoại môi trường biển miền Trung và an ninh quốc gia. Đó là bài học về đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, một kinh nghiệm xấu về đội vốn cao, chậm tiến độ, và chất lượng xấu vì công nghệ lạc hậu. Theo Tuổi Trẻ (5/4/2019) trong quý I/2019, Việt Nam phải trả nợ US$ 4.27 tỷ (mỗi ngày phải trả US$ 47.5 triệu).
Theo ông Trung, ta “nên nhân dịp này nói thật với Trung Quốc tất cả”…để họ hiểu tại sao ta phải quyết định chọn con đường “tự làm lấy đường cao tốc này, hoàn toàn không phải vì chống Trung Quốc”…Phải nói thẳng với họ về những kinh nghiệm đau đớn trong hợp tác Việt-Trung, những sai lầm và thiếu sót của cả hai bên (chủ yếu phía ta nhân nhượng quá đáng, phía họ lấn tới quá đáng). Nhưng tôi e rằng “nói thật, nói thẳng” thường chỉ có tác dụng khi đối tác là những người tử tế, chứ không hiệu quả khi đối tác là “Frankenstein”.
Cải cách thể chế
Việt Nam đã cải cách thể chế (vòng một) từ năm 1986, tạo ra động lực đổi mới và phát triển khá ấn tượng. Nhưng đến nay, những động lực đó đã hết đà, đang gây ách tắc (như “trên bảo dưới không nghe” hoặc “trên nóng, dưới lạnh”). Để phát triển bền vững trong thời đại kỹ thuật số, “chính phủ kiến tạo” cần cải cách thể chế toàn diện (vòng hai) để tháo gỡ ách tắc (về cả kinh tế/chính trị và văn hóa/giáo dục) nhằm tạo động lực mới để phát triển. 
“Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” (do World Bank và MPI công bố 23/2/2016) khuyến nghị Việt Nam cải cách thể chế, dựa trên ba trụ cột phát triển với 6 chuyển đổi lớn để tăng năng suất, đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa bắt đầu triển khai cải cách thể chế với ba trụ cột: (1) Thịnh vượng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường; (2) Công bằng và hòa nhập xã hội; (3) Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. 
Vì vậy, thành quả kinh tế đang bị triệt tiêu, Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước láng giềng, với năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực. Về tài chính, thu không đủ chi, ngân sách thâm hụt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo “nợ công vượt trần”, có nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Sau 2 năm chống tham nhũng quyết liệt (với “người đốt lò vĩ đại” dẫn dắt), Việt Nam vẫn tụt hạng về “chỉ số chống tham nhũng” (CPI 2018).
Bên cạnh những ách tắc về kinh tế/chính trị, thì văn hóa/giáo dục cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Lâu nay, nếu giở báo ra đọc hay vào mạng xem, người ta thấy đầy rẫy mấy chuyện “cướp, giết, hiếp”. Đây không chỉ là những nội dung gây sốc để báo chí lá cải “câu view”, mà còn phản ánh một thực trạng xã hội đầy bất ổn, vì “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nhưng điều đáng nói là thực trạng bức xúc đó diễn ra “lâu dần thành quen”, làm người ta dễ chấp nhận như “chuyện bình thường” (new normal) hay “việc đã rồi” (fait accompli). 
Theo ActionAid Việt Nam (khảo sát năm 2016), cứ 4 người ít nhất có 3 người (phụ nữ và trẻ em) đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng. Có 47 % nạn nhân giữ im lặng thay vì trình báo công an hay cảnh báo cho người khác. Theo Bộ Lao Động & TBXH, hơn 2000 trẻ em mỗi năm bị lạm dụng. Gần đây, những vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng, chiếm 80% tội phạm xâm hại trẻ em, trong khi bạo lực học đường trở thành vấn nạn.
Những vụ tấn công tình dục nữ sinh và bé gái liên tiếp xảy ra, không phải ngoài đường phố hay trên tàu xe, mà trong thang máy tại những tòa nhà có hệ thống camera an ninh giám sát. Những kẻ tấn công tình dục gần đây không chỉ là các nhóm lưu manh côn đồ có văn hóa thấp mà còn là những người đàn ông có vị trí khá cao trong xã hội. Điều làm dư luận bức xúc và bất bình là cách xử lý của cơ quan hành pháp và công quyền không đủ răn đe. Đáng chú ý là 2 vụ tấn công tình dục nữ sinh viên và bé gái trong thang máy tại Hà Nội và TP HCM. 
Khủng hoảng lòng tin
Theo các nguồn báo chí, ngày 18/3/2019, Đỗ Mạnh Hùng (quản lý một văn phòng xuất khẩu lao động), đã tấn công tình dục nữ sinh viên PHV trong thang máy tại tòa nhà Golden Palm, đường Lê Văn Lương, quận thanh Xuân, Hà Nội. Hùng đã bị Công an Thanh Xuân xử phạt “200 ngàn đồng” (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Mức phạt đó tương đương với mức phạt hành vi tiểu tiện nơi công cộng, để gia súc phóng uế nơi cộng cộng, không quét dọn rác xung quanh nhà…(theo Điểm d, Điều 7, Nghị định nói trên).
Chỉ hai tuần sau, ngày 1/4/2019, Nguyễn Hữu Linh (cựu viện phó VKSND TP Đà Nẵng) đã tấn công tình dục một bé gái 7 tuổi trong thang máy tại tòa nhà Galaxy 9, đường Nguyễn Khoái, quận 4, TP HCM. Chưa biết Linh sẽ bị xử lý thế nào, liệu có bị phạt “200 ngàn đồng” (theo “quy định” hay không). Gia đình bé gái không muốn tố giác vì lo ngại quá trình điều tra sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của cháu bé, hoặc đã mất lòng tin vào công lý. 
Thượng tướng công an Lê Quý Vương thừa nhận luật pháp Việt Nam hiện còn nhiều bất cập và bình luận một cách bất lực: “Rất khó…Cái này là vấn đề giáo dục đạo đức con người”. Phải chăng vì vậy mà Khá Bảnh (một “giang hồ trên mạng”) được người dân (nhất là giới trẻ) hâm mộ đến cuồng nhiệt. Trong khi đó, “soái ca” Dương Minh Tuyền (của giới giang hồ ) đã ngang nhiên “thế thiên hành đạo” về thăm và hỗ trợ tiền bạc cho gia đình nữ sinh lớp 9 tại Hưng Yên bị 5 bạn nữ cùng lớp lột quần áo và hành hung một cách dã man. Bắt Khá Bảnh không giải quyết được vấn đề, vì sẽ có Khá Bảnh khác (thậm chí còn tệ hơn).
Những cái tên như Sầm Đức Xương (hiệu trưởng, Hà Giang), Nguyễn Khắc Thủy (cựu cán bộ ngân hàng, Vũng Tàu), Đỗ Mạnh Hùng (viên chức, Hà Nội), Nguyễn Hữu Linh (cựu viện phó VKSND, Đà Nẵng) đã trở thành “nổi tiếng” (vì xâm hại trẻ em). Nhưng họ không phải là giới lưu manh giang hồ (như Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền), mà là cán bộ đảng viên trong hệ thống công quyền hoặc tổ chức của đảng và nhà nước (nhưng đã bị biến chất). Đây là dấu hiệu của khủng hoảng nhân cách, đang làm người dân mất hết lòng tin 
Nói cách khác, người dân đang bị mắc kẹt trong một cái bẫy vô hình. Bên phải là những cán bộ biến chất nhưng vẫn “đeo mặt nạ” (như Đỗ Mạnh Hùng và Nguyễn Hữu Linh). Bên trái là giới giang hồ nhưng đang “đổi mới” (như Dương Minh Tuyền và Khá Bảnh). Bên trên là hệ thống pháp luật và công quyền nhưng thường bao che cho tội phạm vì lợi ích nhóm hoặc bất lực (như tướng Lê Quý Vương thừa nhận). Nếu Việt Nam không cải cách thể chế toàn diện (kể cả ngành tư pháp và giáo dục) người dân sẽ phải sống trong một môi trường bất an (như “thập diện mai phục”) hoặc họ phải “bỏ phiếu bằng chân” (dù muốn hay không).
Lời cuối
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Không nên chỉ kêu ca và đổ lỗi cho người khác mà không nhìn lại chính bản thân mình. Người ta nói “dân nào thì chính phủ ấy”. Có thể nói, giới quan chức biến chất (lề phải) hay giới giang hồ lộng hành (lề trái) hay hệ thống quyền lực (nhưng bất lực) là hệ quả tất yếu của một thể chế lỗi thời, một nền giáo dục lạc hậu, không có pháp quyền (rule of law) do cơ chế thị trường định hướng XHCN. Muốn thoát khỏi thực trạng đó, người dân phải nâng cao dân trí và thoát khỏi nỗi sợ hãi (freedom from fear), như cụ Phan Châu Trinh đã vạch ra cách đây một thế kỷ. Đó là “khai dân trí-chấn dân khí-hậu dân sinh”.

3 tháng 4, 2019

Lời cảnh báo về một xã hội điên rồ

Tác giả: Đỗ Duy Ngọc
Ở đây tui không có ý kiến gì về hành động của anh Tuyền. Thế nhưng tui chỉ nghĩ rằng trong một xã hội lúc nào cũng phô trương và tuyên truyền điều tốt đẹp mà khi người cùng khổ, nạn nhân của xã hội bất công lại chỉ biết nương nhờ vào những giới như anh Tuyền và người dân, giới trẻ ca tụng những người như anh thì xã hội đó hỏng mất rồi. 
Thể chế này có bao nhiêu hội đoàn, bao nhiêu ban bệ, luật pháp này có biết bao nhiêu điều, nhưng khi có sự cố, nạn nhân chẳng thấy một ai, một tổ chức nào lên tiếng bảo vệ cho mình. Nếu không có mạng xã hội, tất cả đều bị che giấu, bị bịt kín để giữ thành tích, để yên vị chiếc ghế đang ngồi (Đỗ Duy Ngọc) 
KD: Xét cho cùng, XH này lệch lạc và rối loạn các giá trị. Giới trẻ mất phương hướng, mà người yếm thế lại không biết bấu víu vào đâu, trong khi, luật pháp lại chỉ là danh hài “Công Lý”, thì hiện tượng “anh em ngoài XH” được tung hô, tin tưởng, chẳng có gì khó hiểu. Mặt khác, cũng bởi GD ko đủ sức trang bị cho người Việt trẻ nhận thức thế nào là đúng, sai, nhưng nhất là môi trường XH chúng ta đang sống lại quá nhiều cái trắng – đen lẫn lộn. Chỉ có Quyền- Tiền là trên hết. Giá trị bị rối loạn thì đúng- sai, sai- đúng, chẳng biết lấy thước đo nào cho chuẩn 
Lỗi này ko phải của người Việt trẻ- bởi họ- cũng vẫn chỉ là nạn nhân 
Có một điều chính xác: Những gì chúng ta đang chứng kiến, vừa hài hước, vừa cay đắng 
—————— 
Dương Minh Tuyền (đeo kính đen), một tay anh chị trở thành thần tượng của giới trẻ. Ảnh trên mạng
Tui không rành Khả Bảnh, tui cũng chẳng biết Dương Minh Tuyền. Hai người đang hot trên mạng xã hội. Dương Minh Tuyền là người cầm tiền đến tận nhà cô học trò xấu số bị bạn học lột truồng đánh tơi tả trong lớp học vì cái tội mà tay hiệu trưởng cho là giữa thời nay mà hiền quá, chua chát nhỉ!
Tuyền khi xem tin, đến tận nhà nạn nhân, tập trung gia đình và rút ra cho tổng cộng ba chục triệu là tiền anh em đóng góp mà Tuyền làm đại diện. 
Tuyền đến trước khi bộ trưởng Nhạ đến và người ta xúm quanh ca ngợi Tuyền. Kiểu của Tuyền là kiểu cư xử của dân giang hồ nghĩa hiệp, những người này bây giờ người ta gọi là”anh em ngoài xã hội” rất khó kiếm thấy hành vi mã thượng này. Du đãng miền Nam trước 75 thì thường thấy hơn. 
Ở đây tui không có ý kiến gì về hành động của anh Tuyền. Thế nhưng tui chỉ nghĩ rằng trong một xã hội lúc nào cũng phô trương và tuyên truyền điều tốt đẹp mà khi người cùng khổ, nạn nhân của xã hội bất công lại chỉ biết nương nhờ vào những giới như anh Tuyền và người dân, giới trẻ ca tụng những người như anh thì xã hội đó hỏng mất rồi. 
Thể chế này có bao nhiêu hội đoàn, bao nhiêu ban bệ, luật pháp này có biết bao nhiêu điều, nhưng khi có sự cố, nạn nhân chẳng thấy một ai, một tổ chức nào lên tiếng bảo vệ cho mình. Nếu không có mạng xã hội, tất cả đều bị che giấu, bị bịt kín để giữ thành tích, để yên vị chiếc ghế đang ngồi. 
Một nhà nước mà công an cũng dùng chính xã hội đen để trấn áp dân và rồi cũng chính xã hội đen nhân danh luật pháp để giúp người. Thế thì ai là người đang thi hành luật đây, ta trở về thời của những anh hùng giang hồ trong truyện kiếm hiệp chăng? Hay là thời của Robin Hood? Lộn tùng phèo lên cả. Dân cứ cúi đầu kiếm tiền đóng thuế nhưng lúc cần chẳng thấy người của chế độ bênh vực quyền lợi cho mình, đó cũng là một sự bất công. 
Người ta ca ngợi Dương Minh Tuyền vì người ta đã chán quá với lời văn hoa mà dối trá, hoa mỹ mà lọc lừa của những người đang nắm quyền lực. Tuyền làm thực và nói thực. Là du đãng nhưng tri hành hợp nhất. Chỉ cần có thế là từ dân xã hội đen, anh Tuyền thành anh hùng. 
Người ta đang khát khao những hành động thực tế chứ không đợi những lời sáo rỗng và những hành động giả tạo, phỉnh lừa. 
Và tui nghĩ đây cũng là lời cảnh báo về một xã hội điên rồ. 
———– 
Theo Tiếng dân

“Bác Tuyền” về Hưng Yên

Tác giả: theo FB Mạc Việt Hồng 
Phải nói là mình thấy bác Tuyền rất chất. Với bà con ở đây và với gia đình nữ sinh nọ, chữ Bác phải viết hoa mới đúng. 
Nhà trường ko bảo vệ được em, giáo viên chủ nhiệm không bảo vệ được em thì từ nay đã có Bác Tuyền. Hội Phụ nữ, hội Bảo vệ trẻ em mỗi năm tiêu tốn hàng trăm tỉ, mà cạy răng cũng ko ra một lời, chứ chờ phong bì thăm hỏi của họ thì còn lâu; vậy từ nay các em cần bảo vệ đã có Bác Tuyền. 
…Bộ Dục và mấy bà hội đoàn kia hãy nhìn cảnh đón tiếp Bác Tuyền ngày hôm nay mà đi chết hết đi (Mạc Việt Hồng). 
KD: Đọc bài này vừa buồn cười vừa đau. Nếu thực trạng này cứ tiếp diễn, những người yếu thế gặp tai họa, oan trái không được bảo vệ, thậm chí còn bị những kẻ có trách nhiệm “im lặng lấy thành tích”, thì chắc chắn sẽ có những “anh em XH” kiểu “Bác Tuyền” bảo vệ. Rút cục, nền Tư pháp của XH này đã tự đánh mất tính chính danh của mình 
Title bài, chủ Blog xin đặt 
*Một bạn đọc còm trên FB cho mình, đọc mà không biết nên cười hay nên khóc. Nguyên văn như sau: “Bác Tuyền trên Mạng Xã hội gọi Bác là “thánh chửi” còn dân Từ Sơn gọi là “Tuyền Mốc”. Khi Bác về thăm Ân Thi, Hưng Yên người dân nô nức đón Bác… 
—————— 
Hot nhất mạng xã hội ngày hôm nay là chuyện bác Tuyền về Hưng Yên thăm hỏi bà con và chấn hưng giáo dục. Mình vốn không biết bác Tuyền là ai nên phải hỏi khéo học giả Hoàng Dũng và được giải thích rằng, bác là dân giang hồ, kinh doanh hàng quán gì đó và mới ở tù ra cách đây 1 năm. Bác là người rất hot trên youtube, một kiểu hot cũng giông giống ca sĩ Lệ rơi mấy năm trước. 
Trông bác Tuyền giang hồ thấy rõ, kính đen, áo quần sặc sỡ, xăm trổ loang lổ và đeo chiếc dây chuyền vàng to gần như xích chó. Nhưng bác được sự đón tiếp hết sức nồng hậu của bà con Hưng Yên. Các em nhỏ mặt mày rạng rỡ cố đi gần, cố bấu víu vào bác. Thanh nữ thì thi nhau seo phì cùng bác, người già cả rưng rưng bắt tay bác. Túm lại là rất hoành tráng. 
Bác đem 30 triệu của giới giang hồ về tặng gia đình em nữ sinh mới bị đánh hội đồng ở địa phương. Em này nhà nghèo rớt. Bố bị bệnh thần kinh, lúc đi làm được, lúc không; mẹ làm may được 4 triệu/ tháng. Số tiền lương còm cõi đó chia cho 5 miệng ăn. Nhân tiện, bác cũng đến răn đe, giáo huấn về giáo dục cho nhà 5 em học sinh, à quên, súc sinh kia. 
Phải nói là mình thấy bác Tuyền rất chất. Với bà con ở đây và với gia đình nữ sinh nọ, chữ Bác phải viết hoa mới đúng. 
Nhà trường ko bảo vệ được em, giáo viên chủ nhiệm không bảo vệ được em thì từ nay đã có Bác Tuyền. Hội Phụ nữ, hội Bảo vệ trẻ em mỗi năm tiêu tốn hàng trăm tỉ, mà cạy răng cũng ko ra một lời, chứ chờ phong bì thăm hỏi của họ thì còn lâu; vậy từ nay các em cần bảo vệ đã có Bác Tuyền. 
Bác Hồ hay bác giang hồ cứ bác nào làm được việc thì đều là Bác cả. Đã đến lúc, cần phải quan niệm thoáng như thế (kiểu mèo trắng, mèo đen của Đặng Tiểu Bình). Hoan hô Bác Tuyền! 
Bộ Dục và mấy bà hội đoàn kia hãy nhìn cảnh đón tiếp Bác Tuyền ngày hôm nay mà đi chết hết đi. 
(Ảnh Hoàng Dũng)

Nguyễn Hữu Linh- nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân t/p Đà Nẵng- là kẻ dâm ô bé gái trong thang máy

Tác giả: Công Nguyên 
Người đàn ông đang bị điều tra về hành vi dâm ô bé gái trong thang máy chung cư Q.4 (TP.HCM) được xác định là một cán bộ làm việc trong ngành kiểm sát TP.Đà Nẵng, đã về hưu. 
KD: Tên thằng này là Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, quê Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát t/p Đà Nẵng. Về hưu năm 2018. Như vậy, thông tin trên trang mạng XH là chính xác 
Điều mỉa mai, Nguyễn Hữu Linh cũng là cán bộ thuộc lĩnh vực tư pháp. 
Nguyễn Hữu Linh nên đi chết đi! Nhục cho vợ con! 
Ngành Tư pháp nên bổ sung những quy định của pháp luật về tội trạng dâm ô với phụ nữ, trẻ vị thành niên, tăng nặng mức phạt. Bởi hiện tượng này không phải là hiếm. Chỉ vì cuộc sống bây giờ có thêm các phương tiện kỹ thuật, công nghệ nên tội lỗi, tội ác mới hay bị phanh phui 
Title bài, chủ Blog xin đặt lại cho… công khai, minh bạch 
————— 
Trưa 3.4, nguồn tin riêng PV Thanh Niên, cho biết người đàn ông bị điều tra hành vi dâm ô bé gái trong thang máy chung cư trên đường Nguyễn Khoái (P.1, Q.4, TP.HCM) là ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, quê Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), từng công tác trong ngành kiểm sát TP.Đà Nẵng. Ông Linh về hưu năm 2018 
Nguồn tin cũng cho hay trong sáng 3.4, ông Linh bay từ TP.Đà Nẵng vào TP.HCM để làm việc với Công an TP.HCM. 
Liên quan vụ việc này, sáng 3.4, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu (Công an TP.HCM) cho biết người đàn ông bị điều tra về hành vi dâm ô bé gái được xác định bay từ Đà Nẵng vào TP.HCM thăm người thân, sau đó quay về lại Đà Nẵng vào chiều 2.4. 
Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.4 khẩn trương, quyết liệt điều tra xử lý theo quy đình của pháp luật. 
Tin liên quan 
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 2.4, trên mạng xã hội xuất hiện clip trích xuất hình ảnh từ camera an ninh trong thang máy ghi lại cảnh người đàn ông liên tục có hành vi dâm ô bé gái khi bé gái đi 1 mình trong thang máy ở chung cư cùng người đàn ông này. 
Sau khi clip đăng tải, tất nhiều người dùng mạng xã hội, bạn đọc bức xúc về vụ việc và đề nghị công điều tra, xử lý nghiêm kẻ dâm ô trẻ em. 
———— 

Bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn và ông Tất Thành Cang: Do hết người tài?

Tác giả: Hương Quỳnh (tổng hợp) 
Nhiều bạn đọc băn khoăn, không lẽ do Thanh Hoá và TP.HCM hết người tài nên dù ông Ngô Văn Tuấn và Tất Thành Cang đã bị kỷ luật nhưng vẫn được bổ nhiệm vào chức vụ khác. 
KD: Mấy hôm nay, mải đuổi theo vụ việc “Bác Tuyền” về Hưng Yên nên chưa bàn chuyện này. Nhưng trên mạng XH, báo chí chính thống vẫn tiếp tục đưa vụ việc, chứng tỏ việc đưa hai ông Ngô Văn Tuấn, Tất Thành Cang- dư luận cho rằng lẽ ra phải “vào lò”, trở lại chốn cũ, hoặc quản lý ở nhiệm sở mới đã gây một tác động phản cảm đến thế nào 
Hai vụ việc Tuấn- Cang và “Bác Tuyền về Hưng Yên” tuy chẳng có dây mơ rễ má gì với nhau- một đằng là hai quan chức có tội, một đằng là “anh em ngoài XH” nhưng lại “có công” xảy ra trong một thời điểm gần nhau, vô tình chứng minh một điều nhãn tiền mà quan trọng này. Đó là sự thách thức và sự bất lực của luật pháp 
Vụ việc hai ông Tuấn- Cang khiến dư luận XH có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng, đó là sự “trả công”, hay vì “dây lợi ích” của hai ông quá mạnh, mà rút cục, họ vẫn cứ “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”? Dù với lý do nào, thì việc đó chứng tỏ công tác cán bộ quá yếu kém, và công tác cán bộ này nhạo báng cả chính quyền lẫn pháp luât 
Vụ việc “Bác Tuyền về Hưng Yên”- được người dân, người trẻ Hưng Yên tung hô như một anh hùng, và cả biết ơn vì đã “trấn áp” những kẻ xấu hành hung, sỉ nhục em học sinh gái, cho thấy họ không còn tin ở chính những ông bà giáo viên, tin ở nhà trường và cả luật pháp lẫn chính quyền. 
XH này bỗng trở nên “vô pháp, vô thiên” tự lúc nào thế này??? Pháp luật của XH đang bị bịt mắt hay đang tự kỷ? 
————— 
“Không thể tin; Bó tay…” là những cụm từ thể hiện bức xúc của hàng trăm độc giả khi phản hồi 2 bài viết “Cựu Phó chủ tịch Thanh Hoá ‘nâng đỡ không trong sáng’ Quỳnh Anh sẽ về Sở Xây dựng” và “Ông Tất Thành Cang làm Phó ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM”. 
Ông Ngô Văn Tuấn 
Với trường hợp của cựu Phó chủ tịch Thanh Hoá Ngô Văn Tuấn, bạn đọc Minh The bình luận: Người dân như tôi thì không thể biết việc “nâng đỡ không trong sáng” hay “có trong sáng” được. Nhưng với kiểu bổ nhiệm cán bộ vòng vo như ở Thanh Hóa thế này thì đến bao giờ đội ngũ cán bộ mới tinh gọn, hiệu quả và trong sáng được? 
“Hết người rồi sao, chẳng nhẽ không còn ai đức độ hơn? Không lẽ Thanh Hoá đã hết người tài và đức. Không nhẽ Thanh Hoá lại thiếu cán bộ trầm trọng đến thế” – bạn đọc có nickname Không biết nói gì, Hương và Trịnh Linh cùng đặt vấn đề. 
Bạn Lê Chúc nói vui “vẫn đúng quy trình”. Còn bạn Nguyễn Trọng Thế nhận định “Chỉ có Thanh Hoá mới làm được như thế”. 
Bạn Vũ Thanh nghĩ sâu xa hơn: “Không biết lại có ai nâng đỡ ông Tuấn không trong sáng không nữa”. 
Bạn Minh Tâm sợ rằng, nếu làm như vậy thì khó ngăn ngừa tham ô, lãng phí. 
Liên quan đến ông Tất Thành Cang, theo bạn Đỗ Quang, TƯ đã kết luận về các sai phạm của ông Cang, tại sao TP.HCM vẫn còn trao trọng trách mới, chẳng nhẽ TP.HCM hết người tài rồi? 
Bạn Cuong đặt câu hỏi: Dựa trên cơ sở nào ông ấy sẽ làm tốt hơn ở vị trí này? 
Bạn Toan Vu Thien cho hay, nếu ông Cang hiểu về lịch sử thì ông đã không làm sai. Bây giờ với chức mới, vẫn cho ông chỉ đạo, vậy chỉ đạo gì? 
Bạn đọc Tuoi chúc ông Cang trên cương vị mới làm tốt và nhớ đưa tham nhũng vào lịch sử. 
Người đánh mất giá trị của chính mình thì nên loại bỏ 
Bạn Mai Anh nói, nếu bạn là ông Ngô Văn Tuấn thì sẽ xin nghỉ việc vì những việc lùm xùm liên quan đến bản thân. 
“Nếu ông thực sự có tài, thiếu gì các công ty bên ngoài mời ông. Ai cũng có thể có cái sai, và ai cũng có quyền làm lại”, Mai Anh nêu. 
Ông Tất Thành Cang 
Đồng quan điểm, bạn Bieu Nguyen nhấn mạnh, nếu là người có tự trọng, có trình độ và năng lực thì ông Tuấn không cần phải như vậy. 
Cho hay bổ nhiệm lại một người bị kỷ luật, cách chức là việc thật khó tin, theo bạn Huong, chúng ta hãy tạo điều kiện cho những người trẻ vừa có tài, vừa có đức. Với những người đánh mất đi giá trị của chính mình thì nên loại bỏ. 
“Với việc bổ nhiệm như thế này và luôn lấy cụm từ ‘đúng quy trình’ để bao biện cho sự yếu kém và quan liêu thì làm sao để lòng dân được yên. 
Kính mong cấp lãnh đạo ở TƯ sẽ có ý kiến về việc bổ nhiệm lại ông Tuấn, để nhân dân cảm thấy được an lòng”, bạn Huong chia sẻ. 
Bạn Lan cũng cho rằng, để lấy được lòng tin của dân thì công tác cán bộ cần làm triệt để, tận gốc, đừng làm cho có. 
Bạn đọc Tran Quang cũng đề nghị TP.HCM nghiêm túc trong việc bố trí cán bộ, không đi ngược lại quyết định kỷ luật của TƯ như vậy. 
“Thật bực mình. Cần phải sửa luật công chức, làm sai thì cho nghỉ chứ không phải vào công chức là không cho nghỉ”, ý kiến của bạn Nguyen Van Duc.

Trang