13 tháng 3, 2019

Sự suy thoái tư tưởng chính trị – Nhìn từ vấn đề cán bộ, đảng viên nghỉ hưu xin nghỉ sinh hoạt Đảng vì lý do sức khỏe

Tác giả: PGS,TS. Nguyễn Quang Hồng (Đại học Vinh)


Vấn đề đặt ra ở đây là: Liệu thực trạng cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng, hay ra khỏi Đảng có phải là những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái tư tưởng chính trị, trong từng cán bộ, đảng viên hay không? Tuy số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhưng thử hỏi: trong số hàng ngàn cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng ở tất cả các chi bộ, đảng bộ thuộc 63 tỉnh, thành phố của cả nước từ năm 1991 đến nay, tỷ lệ cán bộ, đảng viên vì ốm đau, bệnh tật thường xuyên, sức khỏe không cho phép để tham gia sinh hoạt Đảng tại các chi bộ, đảng bộ là bao nhiêu, hay lý do sức khỏe chỉ là một trong số ngàn lẻ lý do để họ xin nghỉ sinh hoạt Đảng? (Nguyễn Quang Hồng) 
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Mình đọc mà buồn cười. Già thì dễ mệt mỏi tâm trạng, nên “khô đảng” là chuyện bình thường, nhất là XH này tràn lan lợi ích nhóm, tham nhũng mà xử lý của pháp luật lại “giơ cao đánh khẽ”. Không nên trách những người già đã hưu trí. Nếu họ “khô Đời”,- chán sống- còn đáng ngại hơn. 
Còn nếu đặt vấn đề nghiêm túc như tác giả bài viết, thì tổ chức Đảng nên nhìn lại mình mới là cách tư duy hợp lý! Đừng quên câu nổi tiếng của sử gia người Anh Lord Acton: “Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”. Hiện tượng mà bài viết này lo ngại, chỉ là hệ lụy sâu xa của “quyền lực tuyệt đối” mà thôi! 
————– 


Đảng viên tham gia ý kiến tại sinh hoạt chi bộ Khối Trung Yên, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An – Nguồn: baonghean.vn 
Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu của một số đảng bộ địa phương, bài viết đề cập vấn đề một số cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin thôi không tham gia sinh hoạt Đảng. Từ đó, đề xuất đánh giá khách quan, toàn diện về một vấn đề xã hội đã và đang diễn ra, góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 
Khi tiếp cận các tài liệu, văn kiện này để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, chúng tôi thấy nổi lên một vấn đề rất đáng quan tâm. 
Đó là từ năm 1991 đến năm 2017, có không ít cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng, sau khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe và một số lý do khác. 
Vấn đề này rất ít được các tài liệu, văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp đề cập tới, nếu có, cũng chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, thậm chí có nhiều đảng bộ, từ năm 1991 đến năm 2017, không hề nhắc đến thực tế đó, cho dù, có việc một số cán bộ, đảng viên sau khi nhận quyết định nghỉ hưu được một vài năm đã vin vào lý do sức khỏe yếu để xin thôi sinh hoạt Đảng tại các chi bộ, đảng bộ địa phương nơi mình cư trú. Thật khó để xác định lý do sức khỏe mà những cán bộ, đảng viên này đưa ra là thật hay chỉ là một nguyên cớ thiếu tính thuyết phục đối với các cán bộ, đảng viên cùng sinh hoạt trong một chi bộ, đảng bộ, rộng hơn là với cộng đồng dân cư sống trên cùng một thôn, xóm, ngõ, ngách hay phường, xã… 
Cho dù trong Điều lệ Đảng và các văn bản hiện hành của Đảng không có điều khoản nào bắt buộc cán bộ, đảng viên, vì lý do sức khỏe, bệnh tật thường xuyên vẫn phải tham gia sinh hoạt Đảng, tuy nhiên, vấn đề cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu, lấy lý do vì sức khỏe yếu, ốm đau, bệnh tật hoặc một số lý do khác để xin nghỉ sinh hoạt Đảng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra thời gian qua, cần được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, nhằm giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn, khi mà Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua đã, đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chỉnh đốn Đảng, nhằm loại bỏ những cán bộ, đảng viên không đủ phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị ra khỏi bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, lấy lại niềm tin của đại bộ phận quần chúng nhân dân đối với Đảng. Do đó, tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng một số ít cán bộ, đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, lấy lý do sức khỏe không bảo đảm để xin nghỉ sinh hoạt Đảng trong suốt phần đời còn lại thực sự là một vấn đề bức thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. 
Vấn đề đặt ra ở đây là: Liệu thực trạng cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng, hay ra khỏi Đảng có phải là những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái tư tưởng chính trị, trong từng cán bộ, đảng viên hay không? Tuy số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhưng thử hỏi: trong số hàng ngàn cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng ở tất cả các chi bộ, đảng bộ thuộc 63 tỉnh, thành phố của cả nước từ năm 1991 đến nay, tỷ lệ cán bộ, đảng viên vì ốm đau, bệnh tật thường xuyên, sức khỏe không cho phép để tham gia sinh hoạt Đảng tại các chi bộ, đảng bộ là bao nhiêu, hay lý do sức khỏe chỉ là một trong số ngàn lẻ lý do để họ xin nghỉ sinh hoạt Đảng?
Thực tế đó đã tồn tại nhiều năm qua nhưng các cấp ủy ở các địa phương vẫn chưa có các giải pháp, biện pháp cụ thể, hữu hiệu để có thể ngăn chặn, đẩy lùi. Điều đáng quan tâm là trong số đó, có cả những cán bộ, đảng viên, từng giữ cương vị này, cương vị khác trong hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng trước khi họ nghỉ hưu và điều kiện kinh tế gia đình thuộc vào diện hộ khá, hộ giàu, con cái thành đạt trong cuộc sống…
Vậy, vì sao, thay vì gương mẫu tham gia sinh hoạt Đảng tại các chi bộ cơ sở nơi họ cư trú, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước bằng những việc làm cụ thể, họ lại xin nghỉ sinh hoạt Đảng? Động cơ, mục đích của số ít cán bộ, đảng viên này khi lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng là gì? Và, liệu họ có nghĩ tới những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đối với các chi bộ, đảng bộ và cộng đồng cư dân nơi họ sinh sống khi họ không còn đứng trong hàng ngũ của Đảng nữa hay không? Đây có phải là một trong những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái tư tưởng chính trị hay không? Giải pháp nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đó?… 
Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành, khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng nói chung và cán bộ, đảng viên nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng nói riêng trên phạm vi cả nước. 
Cần xem xét một cách nghiêm túc, thẳng thắn vấn đề, cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu xin nghỉ sinh hoạt Đảng vì những lý do khác nhau, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, sát hợp với từng chi bộ, đảng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thực trạng trên./.

1 tháng 3, 2019

Đâu thật sự là sức mạnh của Hoa Kỳ

Sức mạnh của Mỹ không phải chỉ nằm ở mấy chiếc hàng không mẫu hạm hay phi đạn Tomahawk.
Nó còn nằm ở chổ dù mồm bạn đang chửi Mỹ xoen xoét nhưng tay bạn vẫn thích bấm cái phone do Mỹ làm ra, mắt vẫn thích lướt Fb do người Mỹ viết mà thành, đít vẫn thích ngồi xe hơi do Mỹ chế, hay bay trên máy bay là thứ cũng do người Mỹ phát minh để chu du khắp bốn phương trời.
Nó nằm ở chổ dù bạn có lôi tổng thống Mỹ ra mà chửi cha mắng mẹ cũng chẳng người Mỹ nào quan tâm, chẳng ai thèm đến nhà kiếm bạn để hăm he trả thù, và con cái của bạn vẫn cứ đường hoàng đến Mỹ ăn học mà chẳng có ai làm khó dễ chúng điều gì.
Nó nằm ở chổ khi các nước bị Mỹ đến Xâm Lược như Tây Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đều trở nên phồn thịnh và văn minh, còn các nước được Liên Xô hay Trung Quốc đến Giải Phóng như Đông Âu hay Tây Tạng thì hổng đổ máu cũng bầm mình.
Nó nằm ở chổ chính kẻ thù của Mỹ cũng cảm thấy chỉ có Mỹ là nơi an toàn để nương thân mỗi khi bị đồng chí của mình hãm hại. Ngay cả cố tổng bí thư Liên Xô một thời lừng lẫy Khruschchev mà rồi con trai ông ấy cũng có được yên thân ở Liên Xô đâu, cũng phải chạy sang Mỹ mà áp tay lên ngực để chào lá cờ hoa một thời cha ông mình chửi rủa.
Nó nằm ở chổ nếu như hôm trước bạn còn xuống đường hò hét chửi Mỹ như thể bạn thù nước Mỹ không đội trời chung thì hôm sau bạn vẫn sẽ vứt hết tất cả để đi Mỹ nếu như bạn được cấp một chiếc thẻ xanh.
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi còn ở Việt Nam nhưng rồi cũng rất hồ hởi khi được có mặt ở cái xứ tư bản giãy chết này dù nói chuyện vẫn còn cố vớt vát " đi là vì tương lai của các con thôi".
Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi đã sang đây rằng "ở Mỹ cực như chó" nhưng lại cứ ráng ở lại chịu cực mà chẳng thấy quay về.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ nó là cái nơi thu hút con người ở khắp mọi miền trên thế giới đổ về, chứ không phải là cái nơi mà ai cũng muốn bằng mọi giá phải dứt áo từ bỏ. Nó không ràng buộc ai phải ở lại nhưng chẳng ai tự nguyện ra đi.
Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ 4 người đàn ông lực lưỡng chung tay khiêng cái nón nhẹ hều một cách trang nghiêm để tôn trọng người quá cố, dù rằng người quá cố đó từng là một đối thủ. Chứ không phải đưa hài cốt của đồng đội mình về trong một cái túi xách đàn bà.
Các nhà bồi bút ở Việt Nam hãy thôi chỉ nhìn vào mấy trái tên lửa rồi cố hạ thấp sức mạnh của Mỹ và nâng bi sức mạnh của Nga hay Tàu làm gì. Bởi Mỹ có những điều mà hai xứ này cả trăm năm nữa cũng chưa chắc có, Mỹ có một nền dân chủ đã 242 năm.
Còn Nga và Tàu? ngoài độc tài và súng đạn thì họ còn gì?
Sang Nguyen

NGÀY XUÂN ĐẾN THĂM NGUYỄN DUY

Lê Phú Khải 
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
Nguyễn Duy
Mùng hai Tết, tôi rủ nhà văn Phạm Đình Trọng đến chúc Tết Nguyễn Duy. Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ Nguyễn Duy vì thơ rất hay và chữ rất đẹp. Thơ bây giờ bỏ tiền ra in, đem biếu, phải biếu thêm tiền để mong người ta… đọc, nhưng người ta chưa chắc đã đọc! Anh Trọng bảo tôi: đó là thơ ô mai, chua chua ngọt ngọt, xanh đỏ tím vàng… thơ ve gái! Nhưng thơ Duy in ra, tìm mua rất khó. Duy còn chép thơ in thành lịch tờ, bán Tết. Ai không mua được lịch có “thư pháp” của Duy để treo trên tường thì buồn lắm, trong đó có tôi.
Nhưng điều tôi muốn nói là Nguyễn Duy không làm thơ chỉ để “ca hót quanh Lăng”, anh là thư ký tâm hồn của nhân dân mà anh yêu quý. Anh làm đúng chức năng của nghệ sĩ: Làm con chim báo bão của thời đại của đất nước.
Năm 1988 khi Đảng cầm quyền hô hào đổi mới từ Mátxcơva xa xôi trong bài thơ nổi tiếng “Nhìn từ xa tổ quốc” nhà thơ đã cảnh báo:
Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói
vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới
máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
(Thơ Nguyễn Duy – NXB Hội nhà văn 2010 trang 307)
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơn bảo thị trường đã được nhà thơ cảnh báo:
Thời buổi thị trường mọi việc điều có thể
Có thể nước này mua trọn gói nước kia
Có thể lập những liên minh ma quỹ
Những công ty bán nước từng phần
(Kim mộc thủy hỏa thổ – Thơ Nguyễn Duy – NXB Hội nhà văn 2010 trang 389)
Năm 2018 vừa qua, nhà thơ đã viết bài “Cướp” trên mạng xã hội gây bão trong dư luận:
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
Khi chúng tôi đến thì đã thấy Nguyễn Duy đang ngồi rượu trên bộ ghế tràng kỷ cổ với người bạn lính thông tin năm xưa là anh Phương. Lát sau có một người Đức lấy vợ Việt có tên là Trịnh Công Long. Duy giới thiệu với chúng tôi anh là một trí thức Đức, anh đã dịch thơ Duy trong những ngày Duy lang thang đi đọc thơ của mình ở Đức. Cái tên Trịnh Công Long do Trịnh Công Sơn đặt cho, tên Đức của anh là Frank Gevke do tự tay anh viết cho tôi.
Thấy Duy vừa tiếp khách, vừa chạy đi chạy lại chăm sóc bà vợ bệnh đã lâu ngày nằm trong buồng … nên chúng tôi uống vài ly, chúc Tết nhà thơ và gia đình. Trước khi về, tôi chỉ kịp hỏi: Duy nghĩ gì khi viết bài “Cướp”?! Vẫn là “phong cách” rất Nguyễn Duy, cười nói: Nghĩ gì đâu, nó phọt ra …!!! Tôi bất giác nghĩ đến Alfred de Musset (1810-1857) nhà thơ lãng mạn Pháp, được mệnh danh là “nhà thơ của tình yêu và đau khổ” (Amour triste). Musset cũng từng tuyên bố nổi tiếng: Hãy đập mạnh vào trái tim mình, thơ vọt ra từ đó!
Ngày thơ Việt Nam rằm tháng giêng năm Kỷ Hợi.

Trang