19 tháng 2, 2020

Hà Nội: “Ghế Bí thư Thành ủy là chiếc ghế có gai”?


Tác giả: Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
KD: Ghế nào trong XH này, có “mật” mà chẳng có gai? Có cái gai là tất yếu- vì nảy sinh trong quá trình XH vận động và phát triển, không tránh khỏi. Cũng có cái gai tự c/q “cắm xuống” do phương pháp kém cỏi– như vụ tấn công Đồng Tâm đó. Vụ này trở thành “cái gai” nhức nhối nhất trong lịch sử hiện đại của HN, không biết ông Vương Đình Huệ sẽ xử lý thế nào?
——————– Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Vương Đình Huệ tiếp Hoàng hậu Hà Lan Maxima khi bà thăm Việt Nam hồi 2017
Chiếc ghế của Bí thư Thành ủy tại Hà Nội có thể coi là một chiếc ghế nóng ‘có gai’, một khách mời nói với hội luận trực tuyến hàng tuần của BBC News Tiếng Việt tuần này, nhân sự kiện Hà Nội có tân bí thư, sau khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều động về thay thế ông Hoàng Trung Hải.
Bình luận với Bàn tròn Thứ Năm hôm 13/02/2020, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, người tự giới thiệu là quen biết ông Vương Đình Huệ khi còn là du học sinh ở một quốc gia tại Đông Âu trước đây và có sinh hoạt chung trong một hội hữu nghị, nói:
“Tôi cũng có một chút quan tâm đến ông Vương Đình Huệ, vì ông Huệ từng học ở Bratislava và tôi trước đây thì học ở Czech. Chúng tôi sinh hoạt chung một hội gọi là Hội hữu nghị của những sinh viên, cựu sinh viên đi Tiệp Khắc ngày xưa về.
Mặc dù con đường quan lộ của anh có vẻ rất rực rỡ, nhưng mà anh không bao giờ ở một chỗ nào đó lâu được hơn hai năm PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh
Đồng Tâm: ‘Một thách thức’ cho Tân bí thư Thành ủy Hà Nội?
Tân Bí thư Hà Nội và câu hỏi về ‘lãnh đạo kỹ trị’
Con đường chính trị của ông Vương Đình Huệ
Vì sao thay Bí thư HN bằng ông Vương Đình Huệ?
“Tôi có một vài dịp gặp vợ anh Huệ ở đó và cũng có nghe nhiều chuyện về anh Huệ. Tôi được biết anh Huệ thực tế là một người học giỏi, tuy nhiên đấy cũng là một điều đáng tiếc nữa, vì kinh nghiệm của tôi đã nhìn thấy nhiều lần là những người học giỏi mà đi vào con đường quan trường thì nhiều khi cũng không được may mắn, thông đồng bén giọt lắm.
“Và tôi có kiểm tra lại CV (sơ yếu lý lịch) của anh Huệ, thì tôi phát hiện ra là mặc dù con đường quan lộ của anh có vẻ rất rực rỡ, nhưng mà anh không bao giờ ở một chỗ nào đó lâu được hơn hai năm.
“Cho nên tôi cũng nghiêng về ý kiến như là mọi người nói ở đây, đó là có đây là một bước chuẩn bị để hy vọng là anh Huệ có thể vào được tứ trụ. Trong trường hợp anh Huệ vào được tứ trụ, thì có lẽ cũng là một tin tốt vì đây cũng là một trong số hiếm hoi những trường hợp một người được học hành tử tế, tức là anh làm Tiến sỹ ở Đại học Kinh tế của Bratislava, có thể nắm được một chức vụ quan trọng trong chính quyền.”
‘Chiếc ghế trong tranh biếm họa’
Bản quyền hình ảnh Other/Tuổi Trẻ Online Image caption Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (giữa) được Bộ Chính trị ĐCSVN điều động thay thế ông Hoàng Trung Hải (trái) hôm 07/02/2020.
Về viễn kiến, sau khi ông Vương Đình Huệ, đang đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ được điều chuyển về Hà Nội làm Bí thư Thành ủy thay ông Hoàng Trung Hải, khách mời đang làm việc tại một Đại học tài Hà Nội, bình luận:
“Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng là như nhìn vào CV của anh Huệ, chúng ta cũng thấy câu chuyện này cũng chưa có gì là chắc chắn và nếu trong trường hợp anh Huệ ở lại Hà Nội, thì cá nhân tôi cũng chưa nhìn thấy một hy vọng nào cho đổi mới của Hà Nội cả.
“Tại vì chúng ta cũng biết rằng dân chúng từng rất kỳ vọng vào đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, một người cũng có một lý lịch học hành cũng rất hoành tráng, nhưng thực tế thì ở cương vị Bộ trưởng (Giáo dục & Đào tạo), cũng như ở cương vị Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh hiện tại, đồng chí đều có vẻ chưa có gì nổi bật cả.
Cái ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có vẻ giống như cái ghế có gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các tranh biếm họa về những quan lớn, người mới nhậm chức PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh
“Tình hình bây giờ, nếu anh Huệ ở lại lâu dài, thì sẽ có nhiều vấn đề rắc rối hơn nữa so với của bên (TPHCM của) ông Nguyễn Thiện Nhân. Chúng ta cũng biết rằng gần đây nhất vụ Đồng Tâm vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
“Rồi những vấn đề tồn đọng lâu dài làm dân chúng bức xúc, như là đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thì cũng chưa có một giải pháp nào cả.
“Cho nên tôi nghĩ rằng cái ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có vẻ giống như cái ghế có gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các tranh biếm họa về những quan lớn, người mới nhậm chức,” PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC.
Ngay trước đó, cũng tại Bàn tròn Thứ Năm, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, một nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC:
“Về sự kiện có việc bổ nhiệm Bí thư thành ủy Hà Nội mới, tức là ông Vương Đình Huệ, thì câu chuyện này diễn ra như chúng ta đã biết ở giai đoạn mà đang chuẩn bị Đại hội Đảng sắp tới.
“Và câu chuyện đầu tiên quan trọng nhất ở Đại hội Đảng là câu chuyện nhân sự. Do đó, đối với nhiều nhà quan sát, cũng như giới nghiên cứu ở Hà Nội, việc bổ nhiệm ông Vương Đình Huệ về làm Bí thư ở Hà Nội không gây ra nhiều ngạc nhiên.
“Đặc biệt là trong bối cảnh khi ông Hoàng Trung Hải, (cựu) Bí thư Hà Nội đã phạm một số các khuyết điểm mà theo như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, như vậy ở đây là một sự sắp xếp nhân sự ban đầu để chuẩn bị cho việc công tác nhân sự cao cấp, hay là như cách nói của bên đảng (Cộng sản Việt Nam) là nhân sự chiến lược, đó là nhận xét đầu tiên của tôi.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Vương Đình Huệ (trái) tại Đại hội 12 của ĐCSVN
“Thứ hai, nếu như chúng ta chỉ kỳ vọng ông Huệ được bổ nhiệm vào chức Bí thư Hà Nội, rồi sau đó, theo như thông tin đại chúng suy đoán, ông sẽ tiếp tục giữ một vị trí cao hơn, một trong tứ trụ chẳng hạn, thì rõ ràng câu chuyện này chỉ là tạm thời và không có hy vọng gì nhiều ở việc là ông Huệ sẽ có những hành động để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở thủ đô.”
‘Làm nhân sự khép kín hay công khai, minh bạch’?
Nhân sự kiện Bộ Chính trị thay đổi nhân sự cấp cao ở thành ủy Hà Nội, một trong ba thành phố hàng đầu của nhà nước, thay đổi Bí thư Thành ủy, trong đó còn có TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khi chưa xong nhiệm kỳ của Đại hội toàn quốc khóa XII của đảng Cộng sản, nhà nghiên cứu và luật gia từ Hà Nội đề cập khía cạnh công khai, minh bạch của công tác nhân sự chiến lược của đảng:
“Liên quan câu chuyện về nhân sự này thì hiện nay, tất cả tình hình nhân sự của Đại hội đảng chưa được rõ ràng cho lắm, mặc dù về phía đảng thì, như thông tin cho biết đã quy hoạch được khoảng 200 nhân sự, gọi là cán bộ chiến lược, thế nhưng trong nhân dân mà nói, cũng rất mong muốn giá như các vị mà được quy hoạch, mà danh sách được công khai, minh bạch cho người dân được biết, thì sẽ tốt biết bao.
Liên quan câu chuyện về nhân sự này thì hiện nay, tất cả tình hình nhân sự của Đại hội đảng chưa được rõ ràng cho lắm Phó Giáo sư, TS. Hoàng Ngọc Giao
“Bởi lẽ từ góc nhìn của người dân, từ việc người dân biết cụ thể những nhân sự nào được quy hoạch là chiến lược, thì chắc chắn người ta sẽ có những đánh giá – một thông tin nữa để cho về phía đảng (CSVN) có thể lựa chọn được những người xứng đáng theo những tiêu chí như là Tổng Bí thư mong muốn là không có ham muốn quyền lực, tận tâm với người dân và gương mẫu đảng viên.
“Thế thì nếu như việc đó làm được, tôi nghĩ có lẽ là lực lượng cán bộ mà đảng quy hoạch sẽ được sàng lọc, thì sẽ rất tốt. Bởi vì người dân sẽ biết là anh nào được nằm trong quy hoạch, anh ấy có tham nhũng không, tài sản của anh có không? Thì người dân sẽ sẵn sàng có ý kiến.
“Thế nhưng rất tiếc cho đến nay chưa làm được việc đó. Cái đó, nếu như về phía đảng cần có một lực lượng cán bộ chiến lược của đảng và tương lai là lãnh đạo ở trong nhiệm kỳ tới đối với chính quyền mà làm được việc đó, thì tôi tin rằng sẽ sàng lọc được những người rất tốt và nó cũng góp phần cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
“Bởi vì tham nhũng là con người, nếu như đảng vẫn cứ làm theo cách xưa, là làm nhân sự khép kín, thì khó có thể giải quyết một cách rốt ráo câu chuyện chống tham nhũng, cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền,” ông Hoàng Ngọc Giao nói.
Liệu có làm yên lòng dân về đất đai?

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Vụ việc ở Đồng Tâm liệu có được đề cập và giải quyết thỏa đáng, có thể là một câu hỏi đặt ra với ban lãnh đạo đảng CS và chính quyền thành phố Hà Nội, trong giai đoạn mới
Ngay trước Bàn Tròn hôm thứ Năm, 13/02, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể), đưa ra bình luận với BBC về thách thức chính mà tân Bí thư Thành ủy Hà Nội có thể đối diện:
“Tôi nghĩ có nhiều thách thức lắm, nhưng mà việc nổi cộm nhất ở trong phạm vi Hà Nội, đấy là việc Đồng Tâm, không biết là ông Bí thư mới của Thành ủy Hà Nội có giải quyết được hay không? Và tất nhiên là những việc khác mà rất nổi cộm, tôi nói thí dụ như chuyện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội.
“Liệu ông có giải quyết được không? Đấy là những vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội.
“Tôi nghĩ là nhiệm kỳ của ông chỉ còn độ một năm nữa, thực sự là rất là ngắn, thay thế ông Hoàng Trung Hải và rất có nhiều khả năng đây cũng chỉ là một bước đệm, để cho nó đủ tiêu chuẩn là đã kinh qua những bước này, bước kia, để có thể ông bước sang một vị trí mới có thể là cao hơn.”
Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng trước cuộc Hội luận, hôm 12/02, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, một nhà quan sát chính trị, xã hội và nhà nghiên cứu Đông phương học, đưa ra góc nhìn và kỳ vọng của mình:
Nếu không thể tốt hơn được so với thời kỳ phong kiến, thì ít nhất cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân ngang với thời kỳ đó và thậm chí là phát huy những mặt ưu việt của tư hữu về đất đai TS. Nghiêm Thúy Hằng
“Là một công dân của thủ đô Hà Nội, tôi thực sự rất vui mừng khi mà ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay cho ông Hoàng Trung Hải và cũng giống như những người dân ở Hà Nội khác, tôi rất kỳ vọng ông Vương Đình Huệ sẽ có những dấu ấn quan trọng khi mà nhận chức Bí thư thành ủy Hà Nội và sẽ giải quyết được những vấn đề đang tồn đọng ở Hà Nội…
“Như là đường sắt Cát Linh – Hà Đông, hay là những vấn đề làm yên lòng người dân trong các việc đất đai, các tranh chấp đất đai, nhất là đất đai nông nghiệp và tôi cũng mong muốn là sắp tới đây sẽ có những thay đổi về vấn đề công nhận một phần những đa sở hữu đối với đất đai.
“Bởi vì thực ra thì đối với các quốc gia phương Đông, mặc dù trên bề mặt là công hữu về đất đai, nhưng trên thực chất thể chế vẫn là thể chế đa sở hữu. Thế thì những gì mà đã là truyền thống của phương Đông, tôi nghĩ là nên tiếp tục và nên có những sự điều hòa, sự lý giải cho phù hợp để vừa vẫn giữ được công hữu về đất đai, nhưng cũng vẫn vừa đảm bảo được quyền lợi cho người dân.
“Tức là, nếu không thể tốt hơn được so với thời kỳ phong kiến, thì ít nhất cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân ngang với thời kỳ đó và thậm chí là phát huy những mặt ưu việt của tư hữu về đất đai.
“Tôi nghĩ là với truyền thống vốn rất khác biệt với phương Tây và những người dân rất thông minh, rất nhân văn của Việt Nam, thì sẽ tìm được những tiếng nói để mà tháo gỡ các vấn đề hiện tại và vẫn tiếp tục phát triển trên nền của văn minh phương Đông rất là rực rỡ và rất lâu đời.
“Những gì đã xuất hiện ở dưới ánh mặt trời và đã tồn tại được hàng nghìn năm, thì bao giờ cũng có cái lý của nó, thế thì những gì chưa tốt, chúng ta nên gạn đục khơi trong, những gì mà chưa tốt thì chỉnh sửa, còn những gì mà là truyền thống tốt đẹp, thì nên tiếp tục và chỉ nền cái nền rất lâu đời như thế, mới có thể thành công.”
Khả năng nào ở Đại hội 13?

Bản quyền hình ảnh Other/TTXVN Image caption Có ý kiến cho rằng còn nhiều ẩn số và các phương án mở, các chuyển động về nhân sự lãnh đạo cao cấp tại Đại hội 13 của ĐCSVN
Hôm thứ Bảy, 15/02, một nhà phân tích chính trị Việt Nam và quan sát đảng cộng sản trước đại hội lần thứ 13 của đảng này, đua bình luận với BBC về khả năng nào tiếp đây có thể chờ đợi hay diễn ra với ông Tân bí thư thành ủy Hà Nội và một số đồng chí của ông.
“Tôi nghĩ là có một phương án là ông Vương Đình Huệ có thể sẽ ngồi lại ghế Bí thư Thành ủy đó tới năm 2022, tức là hai năm.
“Việc điều động này, theo tôi là do Tổng Bí thư của đảng Cộng sản. Nhưng một năm chưa thể gọi là kinh nghiệm, mà ít nhất phải là hai năm.
“Hiện có thể đang có hai ứng viên cho chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh phương án ông Huệ.
Hiện có thể đang có hai ứng viên cho chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh phương án ông Huệ Một ý kiến quan sát
“Tôi chưa thấy có cơ sở nào cho một khách mời của Bàn tròn thứ Năm nói là vị quan chức cao cấp nào đó của Hà Nội hiện nay từng là người có học lực cụ thể như vậy, như thế, vì cũng có nhiều người khác cũng có tiếp xúc cá nhân và hiểu biết nhân thân vẫn còn đó.
“Về ứng cử viên cho ghế Thủ tướng Chính phủ ở Đại hội 13, thì Chỉ thị 214 vừa rồi đã mở ra cơ hội cho nhiều người có thể thành ứng cử viên, trong đó dường như các ứng viên cho các ghế Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội bước đầu đã có một số chỉ dấu gợi ý nhân sự.
“Các chỉ dấu tương tự cho ghế Chủ tịch nước, hiện có vẻ vẫn chưa rõ ràng bằng cho các vị trí kia.”
Và ý kíến quan sát này nhận định thêm:
“Một điểm mạnh giúp cho ông Vương Đình Huệ, theo giới quan sát là ông dường như thuộc một phân nhánh quyền lực được tạm xếp loại theo tiêu chí ‘địa phương’, ‘vùng miền’, và dường như địa phương đó ở miền Trung của Việt Nam, là nơi có sự kết hợp giữa hai địa phương ở cơ sở, đang ngày càng có uy thế.
“Nhân sự có nguồn gốc từ địa bàn này dường như đã có sự phát triển và chiếm lĩnh các vị trí, tạo lập vị thế chính trị ở cấp trung ương ngày một sâu rộng và mạnh mẽ, các nhân sự đã hiện diện rộng khắp ở cả Ban chấp hành Trung ương đảng, các ủy ban từ kiểm tra trung ương đến nội chính, trong các ngành, các cấp, cách nhánh quyền lực đảng và chính quyền, và đặc biệt tới cả cấp thành viên trong Bộ Chính trị đầy quyền lực…
“Gần đây nhất hiện diện trong một thay thế nhân sự chỉ một năm trước khi bước vào Đại hội 13, ở thành ủy của thủ đô Hà Nội chính là một thí dụ rõ ràng như chỉ dấu,” ý kiến quan sát từ góc độ quan điểm riêng và không muốn tiết lộ danh tính này, cho BBC hay.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này (từ phút 31’12”) để theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt về chủ đề liên quan.

5 tháng 2, 2020

Những cái Nhất ở Việt Nam

Tác giả: Sưu tầm (theo Fb Bình Vi)
KD: Bạn bè trên FB gửi cho stt này. Đang muốn được cười, sau những bất ổn, âu lo của XH.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————————
1. Người thính tai nhất Việt Nam là nhạc sĩ Trần Hoàn vì có thể
“Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò xứ Nghệ”.
2. Người điếc nhất là anh Kim Đồng vì
“Đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng anh cứ đi”.
Và người con gái sông La đồng giữ kỷ lục này vì
“em dõi theo từng ngày đếm từng loạt bom rơi; dù bom nổ bên tai em vẫn đứng giữa trời!”
3. Người tinh mắt nhất, là nhạc sĩ Xuân Hồng vì
“Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau”
4.Giải ảo giác, mù màu là Viễn Phương vì
“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”
5. Tay dài nhất không ai qua được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì
“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay…”
6. Cây có rễ dài nhất là cây Ko Nia vì ở Tây Nguyên mà “uống nước nguồn miền Bắc.”
7. Người bán hàng xạo nhất là Hàn Mặc Tử với lời rao
“Ai mua trăng tôi bán trăng cho”
8. Người làm biếng nhất là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì sống cũng phải nhờ người khác
“Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôi”
9. Người có nhiều con nhất là Bác Hồ vì
“ở Việt Nam ai ai cũng là con cháu bác Hồ hết”
vị chi 90 triệu ! 
10. Người có nhiều máu nhất là anh “giải phóng quân” trong tác phẩm của Lê Anh Xuân vì
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên
Tì súng lên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
MÁU ANH PHUN NHƯ LỬA ĐẠN CẦU VỒNG
11. Người đàn ông có giới tính linh hoạt nhất là ông Thọ vì có sữa, và còn có thể dụ thêm cô gái Hà Lan mang sữa về Việt Nam.
12. Người đầu tiên triển khai ý tưởng giờ trái đất chính là cụ Ngô Tất Tố. Từ đầu thế kỷ 20 cụ đã khuyên mọi người phải “TẮT ĐÈN!”
13. Người vô cảm hay lãnh cảm nhất có lẽ là ca sỹ Mỹ Tâm vì
“Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc”.
14. Thần đồng ngoại ngữ là em bé trong thơ Tố Hữu vì
“Tiếng gọi đầu đời con gọi Xít ta lin
15. Người phụ nữ nặng nhất là “Chị Hai Năm Tấn quê ở Thái Bình” trong bài hát Hai Chị Em của nhạc sĩ Hoàng Vân

Công an Việt Nam cần đổi mới gấp để không thành ‘bảo kiếm cùn’


Tác giả: Nguyễn Hữu Vinh Gửi cho BBC từ Hà Nội
KD: Nguyễn Hứu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, nguyên chủ trang Basam- TTXVH, người từng bị tù 5 năm, có bài viết này, rất thẳng thắn, chân thành. Một người từng “ở trong chăn nên biết chăn có rận”. Nhưng không biết những ý kiến này có được lắng nghe không hay Basam lại được đội thêm mũ???
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
———————

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images
Dù đã ra khỏi ngành Công an Việt Nam 20 năm qua, trong đó có 5 năm “trở lại”, ở giữa lòng nó – nhưng ở vai tù nhân – tôi vẫn không ngừng để mắt tới và mong muốn nó phải được thay đổi mạnh mẽ.
Trong 2 năm rưỡi tạm giam ở B14, tôi đã có 30 lá đơn khiếu nại về việc bắt, giam, truy tố tôi, trong đó đề cập cả nhiều sai trái, yếu kém của các lãnh đạo ngành công an trong nhiều năm mà tôi chứng kiến, trực tiếp biết được. Tiếc rằng những nội dung đó không đến được các cấp lãnh đạo Đảng mà lẽ ra chúng phải đến.
Bắn chết bốn người, nghi phạm Lê Quốc Tuấn ‘chưa bị bắt’
Anh Ba Sàm và những chuyện trong tù nay kể lại
Anh Ba Sàm: Ngày về của ‘một tù nhân bận rộn’
Việt Nam: ‘Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách’
Hai năm rưỡi tiếp theo, tại Trại 5, tôi cũng liên tục kiến nghị, góp ý với Trại, với Tổng cục 8 để sửa những yếu kém trong chế độ giam giữ tù nhân.
Riêng trong bài viết này, chỉ tạm tóm lược một số vấn đề tôi cho là cốt tử, liên quan tới NĂNG LỰC của ngành công an, cần phải thay đổi.
Bản quyền hình ảnh NVCC Image caption Tác giả trên đường vào Trại Đại Bình, Bảo Lộc, Lâm Đồng, tháng 1/1982
Nếu không, thay vì dành toàn lực bảo vệ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên của người dân, thì lực lượng công an -ngoài những gì nó đã làm được) – sẽ vẫn tiếp tục như một thứ cản trở rất lớn, từ phát triển kinh tế, văn hóa, cho tới các quyền tự do dân chủ của người dân, và dẫn tới gây nguy hại cho bộ máy chính trị.
Ưu tiên biến thành kiêu binh
Đầu tiên, xin khái quát một chút về Lực lượng công an từ lâu được Đảng CSVN ban cho danh hiệu “Thanh bảo kiếm của Đảng”.
Rồi mười mấy năm nay, ngành này có một khẩu hiệu riêng: “Còn Đảng thì còn mình” và đất nước đang thời bình, nên quyền lực công an hơn hẳn quân đội.
Các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng thường trực, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức trung ương đều có người từng là công an lâu năm hoặc từng qua ngành này.
Nhưng một khi quyền lực quá lớn, thiếu cơ chế kiểm soát, mà tri thức, năng lực, phẩm chất lại yếu thì rất dễ nẩy sinh nhiều hệ lụy khôn lường.
Trên tất cả các diễn đàn, từ báo chí, tới Quốc hội, công việc của các ngành khác cùng các cấp lãnh đạo đều ít nhiều được đem ra bàn luận, chất vấn, phê phán.
Riêng với ngành công an thì hầu như không có chuyện đó; đơn giản vì nó là ‘Thanh bảo kiếm của Đảng’. Đảng Cộng sản không muốn để lộ ra cho dân chúng biết thanh kiếm đó cùn hay sắc tới mức nào, trong khi nhiệm vụ bảo vệ Đảng lại luôn được coi là hàng đầu.
Vậy là nảy sinh tư tưởng “kiêu binh”, kéo theo tâm lý thiếu coi trọng học hỏi, sửa mình.
Đặt yêu cầu hàng đầu là lòng trung thành tuyệt đối thì dĩ nhiên tiêu chuẩn về chuyên môn-năng lực dễ bị coi là thứ yếu.
Đó là bản chất xuyên suốt. Tới khi đất nước “Đổi mới”, “kinh tế thị trường”, thì lại thêm một thứ ngấm ngầm được đặt lên trên cả “năng lực”, đó là “đồng tiền”.
Cuộc chống tham nhũng trong ĐCSVN nhiều năm nay mới chỉ đụng tới chút ít “phẩm chất” của lực lượng công an, chứ “năng lực” của nó thì không; thậm chí lại còn được bỏ qua nhiều hơn những sai phạm.
Tham nhũng khủng khiếp, án oan sai, lọt tội phạm quá nhiều có nguyên nhân hàng đầu là do trình độ hạn chế của lực lượng công an.
Vợ ông Lê Đình Kình và lời chứng về vụ tập kích 09/01/2020
Đảng Cộng sản VN ‘thông minh, tinh tế’ hơn ĐCS Pháp?
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Ví dụ tình trạng công an “lấn sân” sang lĩnh vực dân sự, kinh tế ngày càng phổ biến, đến độ từ xã hội cho tới giới truyền thông, rồi hệ thống chính quyền cũng như quen dần, lặng lẽ chấp nhận.
Một cách che đỡ cho tính kém sắc bén của “thanh bảo kiếm” để khỏi bị lộ ra là nhờ vào hệ thống luật pháp chồng chéo, mơ hồ và việc thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh; đặc biệt có cái ô che đỡ lớn hơn, chính là lấy mục tiêu chính trị làm tiêu chuẩn hàng đầu.
Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống báo chí nằm trong tay nhà nước cũng tựa như tấm màn che đậy mờ ảo khiến người dân khó nhận diện được thực chất độ sắc bén tới đâu của “thanh bảo kiếm” này.

 
Bản quyền hình ảnh NVCC Image caption Tác giả cùng các cán bộ Trại B14 (nơi giam giữ ông Võ Đại Tôn) vào tháng 5/2982
Nhiều an ninh, ít cảnh sát
Chưa hết! Một vấn đề rất lớn chưa từng được bàn tới, là lực lượng An ninh trong Bộ công an, chiếm tới một nửa; không giống như tất cả các nước văn minh đa số chỉ có Cảnh sát.
Hệ quả là hiện tượng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế, mà xu hướng “chính trị hóa”, dẫn tới các hệ quả tiêu cực lớn hơn nhiều.
Quyền lực vô biên cũng khởi phát từ chỗ việc của an ninh được mặc định phải giữ bí mật hơn hẳn cảnh sát, thế là thiếu minh bạch, thiếu tính giải trình trong xã hội văn minh, pháp quyền.
Còn thứ hai là về thực tế, tôi chỉ xin đưa vài vụ việc điển hình về độ kém cỏi cùng quyền lực quá lớn của hàng ngũ lãnh đạo chóp bu ngành công an.
Vụ án Võ Đại Tôn cách đây gần 40 năm. Công an từ cấp phòng, cho tới bộ thứ trưởng, đều bị một cựu Đại tá quân đội VNCH cầm đầu tổ chức “phục quốc” ở hải ngoại, xâm nhập, bị bắt đánh lừa rất đơn giản – tổ chức họp báo quốc tế để ông Võ Đại Tôn công khai chỉ trích vụ bắt ông ta. Cho đến hôm nay, cả nước chẳng biết gì về vụ án này.
Bản quyền hình ảnh NVCC Image caption Tác giả Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (bìa phải) cùng Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Trần Đông, tháng 3/1983
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức mùa hè 2017 đem về Hà Nội. Các tướng lĩnh công an dính vào vụ này lộ nghiệp vụ quá non nớt, cộng với sự liều lĩnh kiểu “giang hồ”, bất chấp luật pháp quốc tế, khiến ngoại giao, quốc thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tới nay vụ này vẫn là ‘bí mật’ hoàn toàn với truyền thông trong nước, không thấy có ai phải chịu trách nhiệm.
Vụ Đồng Tâm mới nổ ra đầu năm 2020. Nhìn tổng thể, vụ án này đã thất bại toàn diện, phơi bày yếu kém của ngành công an trên khắp mọi mặt,
Nếu như tin rằng có ba sĩ quan cấp úy, tá ngành công an đã hy sinh vì cùng ngã xuống một cái giếng trời trong nhà dân thì rõ ràng là trình độ nghiệp vụ của riêng họ, và lãnh đạo trên cao chiến dịch tấn công là rất yếu. Hàng ngàn người trang bị tận răng, chuẩn bị cả năm trời chỉ đối đầu với một nhóm nông dân già yếu. Còn nếu như thực tế không có chuyện họ chết, hoặc không phải là chết theo cách đã loan báo, thì lại cho thấy đằng sau vụ việc là một thứ “nghiệp vụ” bất chấp đạo lý, pháp lý được đem ra áp dụng xuất phát từ thế yếu không thể tránh khỏi.
VN: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành
Đồng Tâm: Vì sao chúng tôi gửi thư cho ‘Tam trụ’ Việt Nam?
Luật sư của Trịnh Xuân Thanh nói việc giam ông là trái luật
Tôi cũng muốn nói thêm rằng việc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị giết hại trong nhà riêng vẫn còn kín bưng, trong khi các bức hình, video gia đình cụ cung cấp vẫn lan truyền trên mạng, chính là một “tử huyệt” trong vụ án. Một ví dụ nhỏ cũng liên quan truyền thông, nhưng lại là chuyện nghiệp vụ tối thiểu: bằng chứng trong vụ án.
Tại sao cả ngàn cảnh sát cơ động, đủ trang thiết bị hiện đại, mà lại không có lấy một camera, máy ảnh, ghi âm đeo trên người, ghi lại diễn biến cuộc tập kích; cho phép có được bằng chứng quý giá phục vụ đấu tranh với tội phạm?
Còn nếu quả tình là có, rất nhiều, ghi lại đầy đủ, nhưng rồi ‘cất đi’ thì nó sẽ không bao giờ giải tỏa được nghi ngờ trong dư luận về việc che đậy, xóa dấu vết, và chỉ khiến người ta hỏi cái “tài” của lực lượng này là kiểu gì vậy?
Bao nhiêu công sức vun đắp hình ảnh đất nước trong mối bang giao quốc tế chỉ một trận mưa bão Đồng Tâm là hình ảnh tan biến, nhạt nhòa.
Đau xót thay, một vụ án có thể giải quyết được bằng tòa án dân sự, giữa bộ đội với dân, thì công an lại can thiệp vào bằng vũ lực. Đáng sợ hơn, là đã hiện rõ dần xu hướng đẩy câu chuyện lên thành “chính trị”, mang tính “khủng bố”, thậm chí có thể cả “lật đổ”. Nhưng tôi tin rằng càng cố che đậy, càng bộc lộ thêm sự kém cỏi.
Đi từ Lòng dân để Đổi mới
Qua các sự việc trên, tôi nghĩ dù “thắng” bao nhiêu trận, thất bại ghê gớm nhất của ngành công an nằm ngay trong LÒNG DÂN.
Hậu quả của vụ Đồng Tâm là tác động ngược vào mối quan hệ DÂN-CÔNG AN-QUÂN ĐỘI; nghiêm trọng hơn nữa là DÂN-ĐẢNG; tích tụ thêm mầm mống bùng nổ xã hội.
Tiếc rằng nhiều cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước dường như đã không lường trước được “kịch bản” sẽ được thực hiện tệ đến vậy, để rồi sai lầm nối tiếp sai lầm không gỡ nổi.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Blogger Nguyễn Hữu Vinh bị dưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội tháng 3/2016.
Cuối cùng, cần bàn giải pháp giúp công an Việt Nam nâng cao năng lực.
• Trước tiên phải thay đổi ngay từ việc định hình vị thế/nhiệm vụ của Công an, trước hết nó phải là “thanh bảo kiếm” của Dân; tựa như Quân đội cũng vậy – không thể cứ mãi “trung với Đảng, hiếu với Dân. Ít nhất như vậy mới đúng với tinh thần của Hiến pháp 2013: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước …”
Trong suốt hơn 40 năm qua, tôi có được thuận lợi là vừa gần gũi với nhiều tầng lớp nhân dân, cả trong lẫn ngoài nước, nhưng cũng lại vẫn có quan hệ khá tốt với lực lượng công an nhiều cấp. Cảm nhận về thái độ vừa bề trên uy quyền, xen lẫn mặc cảm trong anh em cán bộ công an là rất rõ.
Ngược lại, trong dân, thái độ vừa sợ sệt, vừa ác cảm, nhưng có lúc trở thành căm ghét cứ thêm phổ biến.
Tình trạng này là nguy hiểm, tạo mâu thuẫn trong nội bộ xã hội Việt Nam. Và để thay đổi nó, không thể chỉ trông mong vào học tập những lời giáo huấn của lãnh tụ.
Bắn chết bốn người, nghi phạm Lê Quốc Tuấn ‘chưa bị bắt’
Đồng Tâm: Bộ Công an nói gì khi đưa quân vào thôn Hoành
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
• Sau khi xác quyết được Công an vì ai, thì sẽ giúp thay đổi được căn bản bộ máy của ngành này, trong đó Lực lượng cảnh sát” là chủ yếu, giảm dần số an ninh, lực lượng nặng về bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị. Việc bỏ đi sáu tổng cục, sát nhập nhiều đơn vị là một thay đổi đáng ghi nhận, song vẫn còn quá ít, theo kiểu giật gấu vá vai và nảy sinh bất hợp lý khác.
Thực ra, lực lượng an ninh chỉ thích hợp cho đất nước thời chiến, đến thời bình lẽ ra từ lâu phải giảm bớt dần quy mô và quyền lực của nó; “chống phản động”, “an ninh kinh tế”, “an ninh văn hóa” … cần bỏ hẳn hoặc chuyển qua cảnh sát, và các chuyên ngành dân sự.
• Ngoài ra, cần “dân sự hóa” dần lực lượng công an, bằng cách chuyển một số chức năng/bộ máy sang cho ngành khác. Ở các nước khác, quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh đều thuộc dân sự, có nơi nhà tù do công ty tư nhân quản lý. Cần đưa lãnh đạo ngành dân sự sang công an, theo nguyên tắc ‘civilian leadership’ ở các nước văn minh.
Về tổng thể, theo tôi, cuối cùng, nên tách Bộ Công an ra làm hai: Bộ Công an chỉ có cảnh sát, và Ủy ban An ninh Tình báo, cấp tổng cục trực thuộc chính phủ, không tham gia hoạt động tố tụng; phần “an ninh” chỉ chuyên về phản gián, chống gián điệp. Địa phương chỉ tới cấp cục của tỉnh thành hoặc khu vực.
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images Image caption Lực lượng Công an tại Việt Nam được coi là ‘thanh bảo kiểm của Đảng’
Đổi mới văn minh, hiện đại ngành công an
Cần dứt khoát từ bỏ thái độ chụp mũ coi những con người và các tiếng nói phản biện muốn mở rộng các quyền tự do dân chủ như thù địch.
Những hoạt động mang tính chất khủng bố tinh thần, bức hại đời sống của người dân yêu nước chống xâm phạm chủ quyền, chống tham nhũng, tiêu cực càng phải dứt khoát chấm dứt.
Công an cần mở rộng quan hệ quốc tế với các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, từ khâu đào tạo, học hỏi, nhận trợ giúp, trao đổi thông tin, tới mua sắm phương tiện, nhưng cần học cả tinh thần thượng tôn pháp luật của họ.
Bản quyền hình ảnh NVCC Image caption Tác giả tham gia hội diễn tại Đại học An ninh, năm 1997.
Và nhìn vào cái gốc đào tạo thì là một cựu sĩ quan tốt nghiệp trường an ninh, tôi thấy cần cải cách mạnh hệ thống đào tạo: thay vì tuyển học sinh phổ thông vào các trường công an, nên tuyển người ở các ngành nghề khác rồi đào tạo ngắn hạn.
Để tránh nạn kiêu binh chính trị, cần chấm dứt can thiệp vô nguyên tắc (không được luật pháp quy định cho phép rõ ràng) vào các hoạt động bầu cử, từ các tổ chức quần chúng cho tới cơ quan dân cử các cấp. Công an không tham gia vào cơ quan dân cử. Với bộ máy hiện nay, cần bỏ hẳn hình thức “biệt phái” của công an sang Quốc hội, Ban Tôn giáo chính phủ…
Trong một xã hội pháp quyền, phải để Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, báo chí Việt Nam được quyền kiểm tra, giám sát công an và ngay lập tức công khai ngân sách dành cho ngành công an.
Trong năm 2020, này, và với việc Đảng Cộng sản Việt Nam 90 tuổi, để tiếp tục tồn tại trong một thế kỷ văn minh, hiện đại, nhu cầu sửa đổi hệ thống luật pháp liên quan tới những đề xuất trên đang tới với quý vị, rất cấp bách.
Hà Nội, ngày 31/1/2020

Tư duy tối mò như …. đêm 30


Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu
KD: Cả chiều nay, các “Giang cư mận” chỉ bàn mỗi bài viết của ông Ts Nhị Lê, Phó TBT Tạp chí Cộng sản. Ts Toán Nguyễn Ngọc Chu có bài viết nhan đề: “Khen Đảng hay làm hại Đảng”, bình về bài này.
Xin trích cái còm của mình: “Lúc đầu đọc cái title cứ tưởng câu chữ sai chính tả. Đọc phần mở đầu, hóa ra nó là nội dung, là mục đích chính ông TS Nhị Lê đưa ra. Tối tăm, rối rắm, ko hiểu nổi nghĩa là gì? Đảng là tổ chức chính trị. Dân tộc là một cộng đồng trải qua bao thăng trầm để hình thành, có đất đai bờ cõi. Xếp một tổ chức để thành một dân tộc, ko hiểu tác giả này muốn cái gì. Tư duy tối mò như đêm 30 “
Thảo nào, Tổng biên tập báo Đầu tư ko biên tập nổi. Lúc đầu tưởng cả hai dốt về câu chữ. Giờ mới hiểu, cả hai- một Phó tổng tạp chí, một Tổng BT- dốt cả về ý tưởng
Xin đăng lên để bạn đọc đọc và nhận thức
Cái title chủ Blog xin được đặt lại
* Bài này mình không đưa lên Fb, bởi từ chiều qua, đá ném của “Giang cư mận” chắc đủ cho Ts Nhị Lê xây biệt thự. Nhưng sáng nay stt của Fbker Nguyễn Thị Thảo (Mượt) khiến mình chú ý đọc và thêm được một số thông tin, cho thấy ông NL đọc ko đến nơi đến chốn, tư duy rối rắm theo phép “Tam đoạn luận”.
Còn nhiều fbker kết tội là “bưng bô”
Theo Fbker Nguyễn Thị Thảo, câu này lấy từ trang 75 của Tuyên ngôn của Đảng Công sản (C. Mac- Ph. Ăng Ghen), nhưng fbker Phạm Gia Hiền phát hiện: “Ăng-ghen viết là “giai cấp vô sản phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”. Chứ ko phải “Đảng trở thành dân tộc”.

————-


1.Trời ơi! Đây là Báo ĐẦU TƯ – của người viết ghi là TS Nhị Lê:
– “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”.
– “Đó là con đường Đảng tự mình xứng đáng trở thành dân tộc”…
Sao lại hàm hồ thế này? Đảng làm sao lại trở thành dân tộc?
Hay là ông Nhị Lê bắt tất cả mọi người Việt Nam đều trở thành đảng viên? Hay là đuổi 90 triệu người Việt Nam không phải là đảng viên đi nước khác sống?
2. Một bài viết sáo rỗng với những câu từ vô nghĩa. Một bài viết đầy rẫy lỗi ngữ pháp. Một bài viết mà các giáo viên dạy Văn sẽ gạch đỏ khắp mọi nơi!
3. Mời các đảng viên đọc để xem ông Nhị Lê khen đảng như vậy có làm cho đảng thêm quang vinh được không?
4. Mời các giáo viên dạy Văn đọc và cho điểm.
5. Làm sao Ban biên tập Báo ĐẦU TƯ lại để lọt bài với những câu từ vô nghĩa và đầy rẫy lỗi ngữ pháp như bài này?
6. Làm sao Ban Tuyên giáo lại để lọt những bài ca ngợi đảng kiểu như thế này?
P/S: Xin mời xem đường links :
https://baodautu.vn/dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-th…

Trang