25 tháng 5, 2012

CÁI MỒM CÔNG VÀ TỘI


                                                                        Trần Huy Thuận
Chức năng chính của CÁI MỒM là ĂN và NÓI. Hai chức năng đó đều có cả phần CÔNG lẫn phần TỘI. ĂN để tồn tại là CÔNG, ăn đến khuynh gia bại sản, đến thâm thủng công quỹ quốc gia, là TỘI. NÓI để cắt nghĩa việc LÀM là CÔNG, NÓI để che đậy cái xấu, cái ác là TỘI.

Người và động vật không ĂN thì sớm muộn gì cũng sẽ chết! Cho nên công lớn nhất của cái Mồm là nhận và nghiền nát thức ăn rồi chuyển nó xuống dạ dày. Tiếp đó thức ăn được chế biến để lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể. Với con người, mồm còn để diễn đạt cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói (một số động vật cũng biết diễn đạt một số cảm xúc bằng tiếng kêu từ mồm). Cho nên với mỗi người chúng ta, công lớn thứ hai của mồm là NÓI.
ĂN thường mang theo nhiều hệ quả: Khi nói: Hay ăn thì lăn vào bếp, tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ là ám chỉ việc muốn có ăn tức muốn tồn tại, thì con người phải biết lao động - lao động trí óc hay lao động chân tay (xã hội càng tiến lên, thì hàm lượng lao động chân tay càng giảm, hàm lượng trí thức trong lao động càng tăng). Chỉ muốn ăn mà không muốn làm thì đích thị là kẻ ĂN BÁM rồi. Con cái còn bé, chưa đến tuổi lao động, việc nuôi ăn là do cha mẹ, ông bà... Nhưng đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn không tự lo kiếm miếng ăn nuôi bản thân, thì không thể chấp nhận được, sớm muộn cũng phải thay đổi thôi, nếu không, khi người lớn qua đời, chỉ có nước đi ăn mày!
Trong nội bộ một gia đình cũng đã không có ai ưa gì cái kẻ ăn bám, nói chi xã hội? Kẻ ăn bám xã hội thường là kẻ ăn trên ngồi trốc - Thế mới ngược đời chứ! Không phải là kẻ ăn trên ngồi trốc, mà muốn ăn bám thì chỉ có là kẻ ăn mày, ăn xin ... quá nữa là bọn ăn cắp, ăn cướp. Còn đã là kẻ ăn trên ngồi trốc, thì nỏ cần xin ai, cái ăn vẫn cứ tự nhiên dâng lên hàng ngày, toàn của ngon vật lạ! Mà kẻ đem dâng lại còn biết ơn kẻ ăn bám nữa - Thế đấy!

Ăn cũng là một cái nết. Có nết đẹp và có nết bẩn, nết xấu (cái thằng cha ấy xấu ăn lắm, không chơi được!). Nết đẹp là ăn uống từ tốn chừng mực, là ăn có mời, (làm có khiến), là ăn trông nồi ngồi trông hướng,.. không nên thấy ngon xơi là cứ thế tọng hồi lùng, chẳng nghĩ đến ai, chỉ cốt thoả cái thèm khát của bản thân. Ăn như thế gọi là ăn tham, ăn bẩn, ăn mảnh, là nết xấu. Đã tham ăn thì thể nào cũng dẫn đến bệnh về tiêu hoá - Xưa các cụ dạy rồi: tham thực cực thân, không chỉ cực, ối kẻ còn chết vì bội thực đấy! Nhưng trò đời, cái THAM nó không bao giờ có chừng mực cả, không bao giờ có điểm dừng! Trong xã hội, kẻ ăn trên ngồi chốc mà tham, nhân dân gọi là QUAN THAM. Quan tham hay dân tham thì cũng như nhau hết: Lòng tham vốn không bao giờ có đáy!

Thời nay kẻ khôn ngoan không ăn một mình. Ăn một mình dễ bị đệ tử ghen ăn. Trong tình yêu, đòn ghen vốn rất hiểm, nhưng ghen ăn, đòn còn hiểm hơn nhiều. Nhãn tiền thấy rồi. Quan tham hiện đại ăn cũng hiện đại, không ăn riêng lẻ nữa mà ăn bè, ăn tập đoàn, ăn kiểu chén chú chén anh. Dân thì còng lưng lo làm chủ tập thể, còn quan tham phưỡn bụng ăn nhậu tập đoàn! Ăn như tằm ăn rỗi, làm sao che đậy được? Khó gì đâu, đứa nào định phát hiện, kéo ngay nó vào cùng bè, tống vào họng cho nó một phần, mắt nó tối lại, mồm nó không há ra được nữa, thế là... kín như bưng như bít! Hè nhau mà ăn như thế, Trời cũng phải bó tay, nhắm mắt, giả điếc làm ngơ. Mà Trời làm gì có tay, có mắt, có tai nhỉ? Mà cho dù có đi chăng nữa thì trước mỗi vụ làm ăn, bọn họ đều đã biện lễ khấn vái cầu Trời phù hộ độ trì rồi thôi?!.

NÓI là hoạt động bầy tỏ tình cảm, quan điểm, sự hiểu biết,... của mỗi con người đối với cộng đồng (Nói phải có người nghe, chứ nếu sống đơn lẻ, một mình một cõi, chả ai cần NÓI. Trường hợp ấy mà lảm nhảm một mình, chỉ có kẻ bị thần kinh!). Vậy công của NÓI là lớn lắm.

Tuỳ trạng thái và đối tượng mà người ta chọn cách nói thế này, cách nói thế kia. Việc không cần nói to, thì ghé tai thì thầm (kẻ làm điều xấu cũng thường hay nhỏ to với đồng bọn hoặc ra hiệu thay cho phát ngôn). Việc phải nói to thì hoặc hô hào, hoặc hét toáng lên. Kẻ trộm cắp cũng hay hét lắm - Dân ta vẫn nói: Vừa ăn cướp vừa la làng là gì! Chả trách các quan tham thường ăn to nói nhớn là phải! NÓI thường là loại hoạt động lắt léo và ẩn chứa nhiều cạm bẫy, nên cha ông ta xưa đã từng để lại cho hậu thế rất nhiều lời khuyên nhủ, nào là Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau, nào là Lời nói như dao chém đá, Lời nói đọi máu, nào là Nói ngọt lọt đến xương, nào là Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay,...

NÓI là hoạt động năng động nhất của con người - trừ người khiếm khuyết bộ phận phát âm. ĂN chỉ có ba bốn, nhiều lắm là mươi lần trong một ngày. NÓI thì có thể suốt ngày, thậm chí ngủ rồi, nhiều người vẫn nói mê! Tần suất hoạt động của cái MỒM NÓI nhiều hơn rất nhiều cái MỒM ĂN. Nhưng hai cái này liên kết với nhau chặt chẽ lắm: Ăn càng tốt, nói càng nhiều, ăn to nói lớn. Không ăn thì rã họng ra, nói sao được?!. Cho nên các quan tham không chỉ có biệt tài ĂN KHOẺ mà thường bao giờ NÓI CŨNG HAY (đã làm đến chức quan thì nhất định nói phải hay rồi, hiếm có quan nói không hay lắm. Nhưng quan tham thì tuyệt không thấy quan nào nói dở cả!). Mà cái phạm trù quan tham nói hay nhất lại là vấn đề chống ... ăn tham! Trong đám dân thường, xét ra khó có ai nói hay, nói giỏi được như họ trong lĩnh vực nhạy cảm này! Không tin, ai đó cứ thử nói xem? Không khéo lại mắc tội ... phát ngôn vô tổ chức, chứ chẳng chơi!

Ngược lại, đến phận mình, CÁI MỒM NÓI lại tác động trở lại CÁI MỒM ĂN, theo nguyên tắc có vay có trả, chứ tuyệt không ăn không: Quan tham nào nói càng giỏi thì quan đó ăn càng lớn - đó là điều đã được thực tế cuộc sống chứng minh một cách rất hùng hồn, không thể có điều gì còn nghi hoặc! Cứ thế, CÁI MỒM ĂN giúp cái MỒM NÓI nói tốt; CÁI MỒM NÓI đến lượt nó, lại giúp CÁI MỒM ĂN ăn khoẻ hơn, cái nọ là tiền đề của cái kia và ngược lại - Quy trình đó cứ thế phát triển, không ngưng nghỉ!.. Chì có CÔNG SẢN QUỐC GIA là ngày một hao mòn mà thôi...

Công dụng của CÁI MỒM NÓI lớn lắm, khó mà kể hết. Chỉ xin điểm thêm mấy điều sau đây: Thời xưa dạy: Nói hay không bằng cày giỏi, nhưng ngày nay nhiều khi ngược lại: Người cày giỏi không bằng kẻ nói hay! Một lời nói khéo có thể xoa dịu mọi cơn thịnh nộ. Một lời nói hay có thể làm mê hoặc lòng người. Một lời bốc thơm bề trên, cả bề trên và chủ của nó đều lên mây. Một kẻ ỉ thế, buông lời nạt nộ, ngàn vạn bầy tôi bay hồn, bạt vía.

Vậy, cuối cùng, xét theo bình diện xã hội thì giữa CÔNG và TỘI của CÁI MỒM, thì thứ nào hơn, thứ nào kém? Điều đó chắc phải nhờ cậy các nhà đạo cao đức trọng phân xử thôi, kẻ hèn mọn này không dám lạm bàn! 

23 tháng 5, 2012

KHÚC HÁT SÔNG QUÊ

                                          Nguyễn Huy Mậu
                                      Thanh Chương Nghệ An



Ngỡ như người đã hát thay tôi
Ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
Tuổi thơ ơi!
Quá nửa đời phiêu dạt
Ta lại về úp mặt vào sông quê
Như thuở nhỏ
Úp mặt vào lòng mẹ
Để tìm sự chở che
Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
Mà đất lở sông ơi!
Nơi ta chăn trâu ,thả diều ngày cũ đã đâu rồi?
Hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
Có làng xóm nào sinh
Có hòn đảo nào sinh
Từ hạt đất bờ sông quê ta lở
Như cuộc đời ta khuyết hao
Để đắp bồi rờ rỡ
Những sớm má hồng ríu rít cháu con ta
Này dòng sông
Ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
Phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
Sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
Mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
Ta ngoan hết một ngày
Ta ngoan hết cả năm
Ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
Quê hương ta nghèo lắm
Ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
Ta mổ lợn
Con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
Cá dưới sông cũng có tết như người trên bãi sông
Ta trồng cây cải tươi
Ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
Lúa gặt rồi còn lại rơm thơm
Trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh
Cùng một bến sông
Phía dưới trâu đằm
Phía trên ta tắm
Trong ký ức ta
Sao ngày xưa yên ổn quá chừng
Một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng.


              CỬU CHÍ ,TỨ CHÍ LỜI NGƯỜI XƯA


+Cửu chí ở nữ giới:
-Má ửng hồng ,miệng cười tủm tỉm.            Đó là TÂM KHÍ đến
-Mắt ướt lung linh liếc nghiêng đưa tình     Đó là  CAN khí đến
-Cúi đầu e lệ                                                Đó là PHẾ khí đến
-Nghiêng đầu ngả mình tự thân rung động  Đó là TỲ  khí đến
-Ngọc môn mở ra ,quỳnh dịch thấm ướt     Đó  là THẬN khí đến
-Xương khớp tê dại ,bất động                     Đó CỐT khí đến
-Hai chân quặp chặt lấy cơ thể nam giới     Đó là CÂN khí đến
-Toàn thân rỉ mồ hôi ,nóng ran                    Đó là HUYẾT khí đến
-Da thịt mềm nhũn ,đờ đẫn                          Đó là NHỤC khí đến.
+ Tứ chí ở nam giới.
-Dương vật không lên được. Can khí chưa tới ,tạng này phụ trách về gân.
-Lên được nhưng không nở to .Tỳ khí chưa đến đủ ,tạng này phụ trách  về cơ
-Nở to nhưng không cứng.Thận khí chưa đủ ,tạng thận liên quan đến xương cốt
-Cứng mà không nóng là thần khí chưa đủ ,Tâm không kiên định
Cửu chí và tứ chí là những tâm điểm cần thiết phải biết để tâm đầu ý hợp trong cuộc sống thường ngày.


TÌNH THƯƠNG

Hết hè trở lại giảng đường
Con mua dưa,nến thắp hương cúng bà
Một năm tròn đã đi qua
Bà thành thiên cổ,cả nhà tiếc thương
Cháu quay trở lại học đường
Lòng còn nặng trĩu tình thương của bà
Một năm bà, cháu chia xa
Một năm con sống bôn ba quê người
Vẫn còn nhớ lắm bà ơi
Những điều bà dặn ,bao lời cha khuyên
Tình thương với những nỗi niềm
Mẹ mong con khỏe ,bình yên học hành
Năm năm con sẽ trưởng thành
Niềm vui của mẹ ,yên lành tình cha.

                NỖI NIỀM

                                          Ngày Hoàng Anh đi thi đại học
Bố đi bệnh viện ,mẹ ở nhà
Chị gái lên trường đi học xa
Em tự đi thi vào đại học
Mỗi người một việc, chẳng kêu ca
Lành bệnh bố sẽ sớm về nhà
Mong sao con toại nguyện ước mơ
Thi đỗ, hai con vào Đại học
Tự hào truyền thống của chúng ta
Bố mẹ chung vui trọn tuổi già
Cháu ,con hạnh phúc với ông cha
Kinh tế thị trường ngoài xã hội
Trong ta chỉ trên thuận ,dưới hòa.
                                 Bệnh viện mắt sài gòn,07/2004

                         CHỊ TÔI
                               Đoàn Đức Chính (Hoài Giang)



Chị tôi lấy chồng  xứ Nghệ
Chị kể khi mới về nhà chồng
Cái nắng miền Trung nóng tựa lò nung
Gió lào thổi nóng không chịu nổi
Thương dâu mới Bắc vào mẹ nói
Mự ra đồng con phơi ló ngoài cươi!
Chị tôi "vâng" mà mẹ chồng vẫn nói
Mự ra đồng con phơi ló ngoài cươi
Chị vừa vâng ,vừa gật đầu cười
Mẹ chồng chị cũng cười với chị
Đến bây giờ nhớ lại chuyện xưa
Chị vẫn bẽn lẽn cười đỏ bừng hai má
Tôi lại thấy thương chị mình ghê quá
Ngôn ngữ bất đồng đâu phải lấy chồng tây
Chị ở nhà đem CHAI LỌ ra phơi
Từ chai bé đến lọ to ,lọ nhỏ
Rửa sạch lau chùi PHƠI CẢ GIỮA SÂN
Con đường nóng bỏng...
Gánh lúa về mẹ đứng nhón chân
Răng nắng rứa con nỏ mầm giúp mự?
Chị đứng lặng nhìn mẹ chồng NGẮC NGỨ
Dạ mẹ bảo con mang LỌ RA PHƠI
Con đã rửa lau chùi  phơi từ sáng
Mự có nhủ con PHƠI CÁI NI MÔ
Mự nhủ con PHƠI LÓ TÊ MÀ
Chị òa khóc chạy vào nhà nức nở
Mẹ chồng chị lắc đầu
Hắn nỏ biết chi mô
Chuyện ngày xưa đến giờ chị vẫn nhớ
Mấy chục năm rồi làm dâu xứ Nghệ
Lần nào tôi về miền Trung thăm chị
Chị cũng vuốt má tôi như thuở ngày nào
Cậu RĂNG NỎ đưa mự vô NHỞI cùng với chị?
Chị già rồi nhớ ngoài nớ lắm em
Chị em tôi trò chuyện thâu đêm
Giọng chị dịu mềm nghe là lạ
Thương chị lấy chồng xa xa quá
Chị bây giờ miền Trung lắm chị ơi!
Chị nhìn tôi khẽ tủm tỉm cười
MÔ mà cậu chị vẫn nói như ngoài NỚ
Vẫn giọng quê mình chứ khác chi mô
Rồi chị cất lời ru nhè nhẹ
Như thuở chị ru tôi ngày thơ bé
Rằng đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô.



           
 

21 tháng 5, 2012

GỬI BẠN NGƯỜI NGHỆ TĨNH

                                    Cù Huy Cận

Ai ơi cà xứ Nghệ
Càng mặn lại càng giòn
Nước chè xanh xứ Nghệ
Càng chát lại càng ngon
Khoai lang vàng xứ Nghệ
Càng nhai lại càng bùi
Cam xã Đoài xứ Nghệ
Càng chín lại càng tươi
Ông Đồ xưa xứ Nghệ
Càng dạy chữ càng nhiều
Tính tình người xứ Nghệ
Càng biết lại càng yêu.
Ai đi vô nơi đây!
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin dừng chân xứ Nghệ
Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thuở vui sầu
Ăn xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói,nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung
Đất này mẹ dạy con
Yêu anh hùng nghĩa khí
Giữ lòng đỏ như son
Nuôi thù sâu tựa bể
Đất này đất xô viết
Đảng mở hội cờ hồng
Tự tuổi vàng đá biết
Mặn mãi tình công nông
Tình xứ Nghệ không mau
Nhưng bén rồi sâu lắng
Quen xứ Nghệ quen lâu
Càng tình sâu nghĩa nặng
Ôi xứ Nghệ ,xứ Nghệ
Đất cổ nước non nhà
Đã trăm nghìn thế hệ
Vẫn ưa nhút ,dưa cà
Dân thời đại Bác Hồ
Sống xã hội chủ nghĩa
Vẫn dáng dấp ông đồ
Hay chữ lại hay nghĩa
Ôi tâm hồn xứ Nghệ
Trong hồn Việt Nam ta
Có gì tự ông cha
Rất xưa mà rất trẻ
Giống như Bác của ta
Một con người xứ Nghệ.

                    MIỀN TRUNG

                                                                                  Trần Hoàng Cương

Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mà trắng mặt người.

SAO KHÔNG VỀ QUÊ CÙNG ANH
                                       Không rõ tác giả
Sao không về quê cùng anh
Hay em ngại ba con sông cách trở
Đò Vạn Rú,không còn làng Vạn nữa
Bên Ngàn sâu ,chỉ sải một mái chèo
Sao em không về với người yêu
Ngắt trái chín đã đơm đầy mật ngọt
Hay em ngại nếp tranh nghèo miền ngược
Không che tròn bóng mát cuộc đời em
Bến Thủy cầu kiều đã nối hai bên
Anh muốn dắt em qua dòng Lam trong vắt
Mái đê xanh dăng mình ôm sông nước
Như tình yêu đã có tự bao đời
Người yêu ơi sao em chỉ mỉm cười
Mỗi lần nghe anh nhắc về quê mẹ
Tấm phên nứa gió lùa dù mỏng thế
Vẫn ấm tình che chở trái tim ta
Chợ không phiên ran ríu tiếng chào mua
Ngày nào cũng chen chân người xuôi ngược
Thuyền đầy bến dập dìu chờ con nước
Chở rừng về,tràn mít ,bưởi chè xanh
Sao em không về quê cùng anh?
Chợ đã dựng ven sông vẫn gọi là chợ Bộng
Cầu treo vắt sông sâu,đâu sợ mùa lũ cuốn
Lúa chen lối về làng ,phù sa quấn quanh chân
Người yêu ơi thôi nũng nĩu đi em
Chả ngại thiếu dầu thơm,về gội đầu lá sả
Chim khách gọi đầu hè,sóc chuyền cành trước ngõ
Tàu cau rụng sau nhà,hoa bưởi nở vườn bên.

DỊCH TIẾNG NGHỆ BẰNG THƠ

Hột MÓI là hạt muối nha
Mẹ chồng khó tính gọi MỤ GIA cho chừa
Ruộng sâu thì nói RỌNG SU
TRỰ NGHĨA- Chữ nghĩa ,NỐC kia là thuyền
Tro bếp thì nhớ gọi liền là MUN
Gốc cây cứ gọi CỘC CƠN
DÈNG  là để  dành lại nay mai mà dùng
Cái GÂY thì gọi cái gai
Vợ là GẤY,ngày là NGAY  ,GÂN -Gần
RƯỢC MỠ là rửng mỡ nghe không
SÈM -Thèm,NẬY- lớn,KHUN- khôn
TRU ĐÍT CHẠC MŨI -Trâu đứt dây thừng  bạn ơi
BẠO là mạnh khỏe dễ thôi
TRIÊNG  là đòn gánh,con TROI là giòi
Nhìn cũng SỌI -Trông cũng xinh
TRA MỐC TRỌ-Già mốc tiền đình rồi nghe
LỤC CHÙNG- Ăn vụng hề hề
QUẶN RỌT-Thắt ruột trăm bề ngổn ngang
Đừng CHỘ LÓ LỔ mà mừng
Đừng thấy lúa trổ vội mừng sớm chi
KHĂM ĐŨA NÓ BỔ-Cắm đũa không ngã
LÔNG CƠN nghĩa là trồng cây
TRỐC-đầu,TRÚ-vỏ trấu,CHẠC là dây
NGÁ là ngứa,LÁ-lửa ,đọc ngay chớ nhầm
CHỌ HỎ là chổm hổm mông
Lửa đỏ rực-LÁ ĐỎ RƯNG TRONG LÒ
KHẢI VÔ LỘ NGÁ CỦA O
Gãi nhầm chỗ ngứa của cô rồi kìa
ĐƯNG LƯA là vẫn đang còn
SONG SU phải hiểu đó là sông sâu
XÁN CÁY TRỐC-Ném u đầu
TRÍU CHẮC có nghĩa là còn  níu nhau
Đầu lộn đuôi-TRỐC LỘN KHU
Nghe NHÁC THƯỢT RỌT là lười ưỡn thây
KHÁP MẶT là gặp nhau đây
Bằng nghe ĐỪNG NGỌI hiểu ngay đừng hòng
CON CUÔNG tên gọi con công
RẰN RẶT chim sẻ trên đồng lúa chiêm
KHÁI-hổ,CHỈ là chấy ,DAM là cua
TRẤN MẤN-rận váy nhớ chưa rứa hè
BÉNG KHÔ là bánh đa nghe
TOOC là gốc rạ,TÓM gầy giơ xương
TRỐN MẤT TANG,lặn mất tăm
TRUỘT CHẠC là tuột dây thừng buộc trâu
NÁC CẶN tức nước đục ngầu
KHU ĐỌI-trôn bát,BÙ-bầu ,XONG-khai
NGỞI là ngửi nghe hiểu ngay
KẺ TRA xin hiểu rằng đây người già
XĂN MẤN là xăn váy nha
LỘN RỌT tức ruột đảo trong ra ngoài
OI TROẠNG KHU -Hom thủng trôn
LẠI là lưỡi,môi hồng là MUI
Ngọn nguồn thương mến khúc nhôi
Nhọc nhằn giọng nói để tôi lấy chàng
Mới nghe có vẻ cục cằn
Lâu ra những thấy sâu đằm yêu thương
Để cùng về ngủ một giường
Xin em phiên dịch tỏ tường câu sau:
Ham chi BÓ LÓ quan tiền
MỤ GIA DỄ Ở NHÔNG hiền là hơn
Đói thì lộc đỗ đọt khoai
Đừng thấy LÓ LỔ giêng hai mà mừng
Chim ri,GA RÚ chớ nuôi
Trai có lông bụng,GẤY THÂM MUI thì đừng
Se se gió mát trăng lu
Có anh hai vợ LƯA KHU VỚI SƯỜN
Đói ăn vụng ,túng làm liều
GẤU CỘ dễ NẤU,NHÔNG xấu dễ sai
LẠC ĐÀNG theo chân chó
LẠC NGÕ bắt đuôi TRU
BỌ GẢ cho con thì con ZUI LỒNG nhiều
BỌ không GẢ cho con thì con ZUI LỒNG ít
ĐÀNG MÔ THÌ HẮN CŨNG ZUI RỒI
RỨA THÌ GẢ CHA  ĐI CHO HẮN.

                     TO NHỎ

Việt Nam là một đất nước nhỏ
Trong đất nước nhỏ đó có một cái Thủ Đô rất to
Trong cái thủ đô rất to,có những con đường rất nhỏ
Trên những con đường rất nhỏ,lại có những ngôi biệt thự rất to
Trong những ngôi biệt thự rất to,có những cô vợ nhỏ
Những cô vợ nhỏ  là của những  ông quan to
Các ông quan to lại xách những chiếc cặp rất nhỏ
Trong những chiếc cặp  rất nhỏ ,có những dự án rất to
Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ
Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát lại rất to
Thất thoát rất to nhưng trách nhiệm lại rất chi là  nhỏ.
Nhỏ  to này chỉ duy nhất có ở VIỆT NAM TA.
                                                                                Theo INTERNET


Gió lào kiệt thổi xơ Nghệ Tĩnh
Cá Gỗ nuôi lớn những thiên tài
   Trời hào phóng mây trắng
   Đất tằn tiện ngô khoai
Đến cỏ dại cũng mọc thành chữ nghĩa
Đồ Nghệ sông Lam dạy biển cả học bài.
                                                     Trần Mạnh Hảo ( Nam Hà)

THẦN ĐỒNG

Cu Tèo năm nay sáu tuổi học lớp ba tiểu học nhưng được tiếng thông minh như thần đồng ,mấy tuần lễ liền Tèo vào lớp chỉ ngủ gà ,ngủ gật không chịu học cô giáo hỏi  Tèo nói: Thưa cô học chán lắm ,cái gì cô giáo dạy Tèo đều biết cả rồi  học làm gì nữa cô cho Tèo lên Trung học đi .Thế là cô giáo dẫn Tèo lên gặp thầy hiệu trưởng trình bày nghe xong hiệu trưởng bán tín ,bán nghi  bèn bàn với cô chủ nhiệm thi trắc nghiệm bé:
Thầy hiệu trưởng  hỏi trắc nghiệm Tèo trước:
           T H T:  25 nhân 25 là bao nhiêu?
           Tèo :    Dạ 625 ạ
           T H T : Công thức tính diện tích hình tròn?
           Tèo   :  Bình phương bán kính nhân số Pi
           T H T : Nước bốc hơi khi nào?
           Tèo :     Dạ ở 100 độ c ạ
           Thầy hiệu trưởng rất hài lòng đến lượt cô giáo hỏi trắc nghiệm Tèo:
CÔ GIÁO (C G) : con gì càng lớn càng nhỏ?
Tèo:     Dạ con cua ạ
C G :   Trong quần Tèo có cái gì mà cô không có?
Tèo:     Trong quần Tèo có hai cái túi còn quần cô không có ạ
C G  :   Ở nơi đâu lông đàn bà quăn nhiều nhất?
Tèo  :   Dạ ở châu Phi ạ
C G  :   Cái gì cô có ở giữa hai chân của cô?
Tèo  :    Dạ cái đầu gối ạ
C  G  :  Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?
Tèo  :    Dạ cái lưỡi ạ
C G  :   Cái gì của cô bình thường nhỏ bé ,khi cô lấy chồng thì nó rộng ra?
Thầy hiệu trưởng toát mồ hôi định không cho cô giáo hỏi nữa nhưng Tèo đã nhanh nhảu trả lời
Tèo :  Dạ cái giường ngủ của cô giáo ạ
C G  : Cái gì bình thường thì mềm nhưng khi vào tay cô thì cứng ra?
Tèo :  Dạ đó là thuốc sơn móng tay ạ.
C G  : Cái gì  dài như trái chuối  cô cầm một lúc thì nước chảy ra?
Lúc này thầy hiệu trưởng đứng bật dậy quát cô giáo  ngưng  hỏi ngay nhưng Tèo vẫn bình tĩnh trả lời
Thưa cô đó là : Cây cà  rem ạ.
Ông hiệu trưởng mồ hôi đầm đìa  la lớn cô giáo không được hỏi nữa đủ rồi  gửi Tèo lên học ĐẠI HỌC ngay không cần qua trung học nữa .Nãy giờ Tèo nói đúng cả còn tôi nếu trả lời  sẽ không đúng được một câu nào.

                   QUÊ
                Tùng Bách ( Hương sơn)
Chẳng hiểu cầm tinh con quái gì
Nhưng thú thật đôi khi tôi sợ chó
Nhà tôi bên bờ sông Phố
Nước trong,nhìn thấu sao trời
Bạn ạ ,người làng tôi
Cái bụng lép nhưng cái đầu lắm chữ
Thích đôi co lý sự
Vàng chất thành rú... Để mà chơi*
Mấy mươi năm bước trụt ,bước trồi
Ngõ nhà mình đây mà loay hoay mãi
Tay chạm ngồng ngấy dại
Đắng đót thuở mục đồng
Phở Thiềm còn không? Ăn một bát
Chè xeng Hậu còn không? Uống một đọi
Rồi nói chi thì nói
                        Rồi gì thì gì
Thương đã lắm ,giận hờn đã lắm
Xin với quê nhà một đêm trọn
                                         Sớm mai đi.
* Rú vàng tức là rú vằng)

18 tháng 5, 2012

HỘI AN

Bạn bè một thuở Hà Thành
Hội An phố cổ đồng hành dạo chơi
Dọc đường mờ mịt mưa rơi
Chung nhau chiếc áo cánh dơi che người
Giận gì? Mưa mãi trời ơi
Gần mười năm mới gặp người anh em
Hội An khắp phố chăng đèn
Chùa Cầu ,Phúc Kiến,Long Tuyền, Cầu Tre
Bờ sông tấp nập ,thuyền bè
Đường bộ ,vỉa hè  nhộn nhịp tây ,ta
Hội An phố cổ mặn mà
Xa rồi nhớ những căn nhà cổ xưa.
                                                Hội An,2810/2005


                   CỬA ĐẠI

Con sóng bạc đầu, bãi cát trắng phau
Hàng dương đứng thì thầm cùng gió biển
Cát lưu luyến chân người đi ,kẻ đến
Nước mặn chung tình với du khách về đây!
Anh lại về Cửa Đại sáng nay
Ngồi  ngắm  nhìn em , đắm say Cửa Đại
Mai xa rồi nhớ thương em biết mấy
Cửa Đại mênh mông, ai thấy cũng nao lòng.



17 tháng 5, 2012

LỜI DÂN CA TRÊN ĐẢO

                                                                        Nguyễn Trọng Phú

Câu " Ví dặm" quê mình cũng lặn lội ra đây
Điệu "Giận thương" Vòng qua đầu ngọn sóng
Ai thúc " Lý ngựa ô" gập gềnh trên biển lớn
Trong hoàng hôn thả một nhịp chèo
Đất nước mình biết mấy thương yêu
Để câu hát khi lên rừng xuống biển
Nghe hát một lần ngẩn ngơ lưu luyến
Nghe đến hai lần thầm mến " Người ơi"
Đất liền thì xa em ở cuối  chân trời
Ráng thì đỏ ,thoắt thành màu tím biếc
Ai sinh ra giai điệu này da diết
Luyến láy nào cũng níu lấy lòng nhau
Trên đảo nhỏ xa xôi,áo lính bạc màu
Phút gần gũi nào để  trao em  vá
Tay con trai vụng về xe chỉ
Chỉ rối hoài chẳng gỡ được mối ra
Tôi tìm về giai điệu ấy dân ca
Tìm đến cội nguồn tâm hồn dân tộc
Lại vá áo cho nhau giữa tháng ngày dằng dặc
Luồn kim qua bao đợt sóng bạc đầu.

Hà nội về thăm quê



          CỦA ÔM VỀ CẢ NĂM
                                    Bình Châu
Vợ ta: Ngày tết biệt tăm
Bia ôm ,hát lén ,ăn nằm ở đâu?
Sếp cười : Tôi đã bạc đầu
Chuyện mèo chuột ,lắm u sầu chẳng mê
Chẳng qua thầy bói  tỷ tê.
" Xuất hành miết của ôm về cả năm"
Vợ cười thầy bói nhố nhăng
" Nhà khoa học" lại nghe thằng giở hơi
Sự đời kỳ thế thì thôi.

              LỘT DÊN

Tưởng nằm trong xó ,nó bình yên
Ai biết chiều nay ,hắn hóa điên
Tự nguyện mang đi mời kẻ lạ
Hai ngày lang chạ ,đã lột dên.
                          12/05/2012 (22/04 Nhâm Thìn)

16 tháng 5, 2012

TỒN LẠI NỖI BUỒN


Nỗi  buồn ,lo đến bên tôi
Hoa già chưa héo,nở rồi búp non
Trinh nguyên  đã mất sao còn?
Rát đau ,hối hận trong con muộn rồi
Không chịu nghe, chẳng vâng lời
Mẹ  cha ,cô giáo những người thân quen
Kinh chưa chảy,sao lại thèm?
Lừa Dì ,dối Dượng bao phen mất hồn
Cuối cùng TỒN LẠI nỗi buồn
Nát tan,be bét giận hờn vu vơ.
                             16/05/2012   (26/04 Nhâm Thìn)

Căn phòng nhỏ,chiếc gường xinh
Hỏi rằng: Nó có tội tình chi đây?


CHẲNG NÊN NGHIỀN


                                                 LÊ ĐỨC ĐỒNG

Đêm tân hôn ,chú rể vốn là người nghiện nặng  đưa tay với gói thuốc lá trên bàn ,bỗng nhiên cao hứng đọc thơ:
Thuốc ngon anh chẳng tiếc chi tiền.
Không ngờ cô vợ tiếp một câu rất ý tứ
Thuốc này bóc vỏ bữa đầu tiên.
Chàng tỏ ra rất sung sướng  nói tiếp:
Sẽ" BẬP"  và " BẬP"  nhiều lần nữa nữa.
Cô vợ không chờ nổi nữa liền kết luận  vừa tỏ ý khuyên chồng:
HẠI CHO SỨC KHỎE CHỚ NÊN NGHIỀN
Tuy vậy cô vợ vẫn tắt đèn cái phụt.






14 tháng 5, 2012

LÀM NGƯỜI KHÓ LẮM NHƯNG MÀ THÍCH

                                               Đặc phái viên báo An ninh thế giới Q&Q
                                                     Phóng vấn TÔN NGỘ KHÔNG.

                                                             Sưu tầm 2002

Nhà Mã  bằng Vàng 9999 

Tôi là Tôn Ngộ Không.
Q&Q : A chào bác Tôn chúng tôi đoán chắc  thế nào bác cũng là người đến sớm nhất.
Tôn Ngộ Không(TNK): Cả đời toàn nghe người ta quát mắng, đòi đánh đập, giờ nhận được cái giấy mời sợ lắm nên vội vàng đến ngay.
Q&Q : Bác còn sợ ai. Ngọc Hoàng bác còn chẳng sợ nữa là...
T N K : Xưa là khỉ ngu dại,mới hung hăng thế ,từ ngày được quan âm bồ tát hóa kiếp cho làm người thành ra sợ đủ thứ.Không biết các bác khiến tôi đến làm gì?
Q&Q: Việc là thế này: An ninh thế giới cuối tháng muốn gặp gỡ các nhân vật văn học nổi tiếng để hỏi xem từ ngày lấy kinh về tới nay  các bác làm gì,sinh sống ra sao?
T N K: Thế gọi là phóng vấn phải không?
Q&Q: Vâng!
T N K : Bác ơi trước mặt bác là Q&Q  đặc phái viên An Ninh Thế Giới chứ đâu phải Bạch cốt tinh dối bác làm gì.
T N K : Chà thế mà cứ mỗi lần nghe  hải quan gọi vào phóng vấn ,ông chủ tôi mặt xanh như đít nhái.
Q&Q : Làm gì mà sợ hải quan đến thế?
T N K : Ông chủ tôi buôn lậu ,tôi làm cửu vạn  cõng hàng vượt biên giới.
Q&Q : Trời ơi lão Tôn ngang dọc một thời  bây giờ làm việc đó sao?
T N K : Nói bác chẳng tin  ,tưởng chăm chỉ  cầu kinh thì phúc lộc đầy nhà,hóa ra Khỉ vẫn hoàn Khỉ .Túng thì phải tính ,anh em chúng tôi mỗi người kiếm một kế sinh nhai.Thầy Đường Tăng nhiều chữ nghĩa thì viết văn,làm báo nghe nói nói làm thư ký tòa soạn báo tờ "Hạ giới ngày nay" cũng khắm tiền .Sa Tăng tính tình thật thà  được thầy xin cho làm chân bảo vệ  tòa soạn .Tôi và lão Trư cũng cạy cục  nhờ thầy xin cho  nhưng thầy nói dạo này cải cách hành chính  biên chế kẹt lắm  .Thầy nói thế thôi chẳng qua tôi thì ngổ ngáo ,lão Trư thì tham ăn đi đâu hủ họa đấy thầy sợ mất uy tín vả lại thân phận mình con sâu ,cái kén ...Không làm cửu vạn thì làm gì?.
Q&Q : Bác có phép "Cân đẩu vân" lại có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa ,cõng hàng lậu vượt biên giới còn lo ai bắt.
T N K : Cân đẩu vân chỉ dùng để thoát thân hàng hóa nặng thế mang theo làm sao được.Tàng hình thì chỉ có tàng hình một mình thôi  chứ hàng hóa làm sao tàng hình được .Ngay cây gậy như ý  chỉ biết làm đòn gánh ,chứ biết đánh ai .Có ngu mới  đánh người đang thi hành công vụ .Nói thật bác  tôi bị bắt luôn luôn .Mỗi lần bị bắt tiền công đã không có  mà còn bị ông chủ chửi như chửi chó ,chỉ lão Trư là ngon  lão tham ăn  nên biết ai ăn mặn ,ai ăn lạt  ,lão "Tính" được  và lúc nào cũng thoát .
Q&Q : Khổ thế thì bác về quách Hoa Quả Sơn  làm đại vương có sướng không.
T N K : Đã trót làm người rồi ,làm người khổ lắm nhưng mà thích.Dù sao giống người  cũng là giống cao quý . Xưa nay người ta mắng " Đồ chó"  "Đồ mèo"  " Đồ Khỉ"  "Đồ Lợn"...chứ có ai mắng "Đồ người" đâu!
Q&Q : Ừ thôi dù sao cũng mừng cho bác  cởi bỏ được cái vòng kim cô .
T N K : Làm Khỉ thì bị cái vòng kim cô nó siết ,làm người thì bị cái lương tâm nó bóp còn đau hơn vòng kim cô đấy  .Bác đừng tưởng bở,hì hì hì...

12 tháng 5, 2012

NHỚ QUÊ

                                                    
Dân biển quê mình
                                              Thuận Hữu
Nỗi nhớ về Hà Tĩnh
Mô tê răng rứa đến nặng lòng
Chiều nay nắng trải vàng Cửa Hội
Em về Hộ Độ nhớ anh không?
Xa quê anh nhớ về quê lắm
Hồng Lam đau đáu một câu kiều
Thắp nén hương trưa mưa Đồng Lộc
Anh về nước mắt cứ về theo
Gió lào cát trắng nung ý chí
Nước mặn đồng chua thắm nghĩa tình
Ai đem máu đỏ hòa câu ví
Thắm đậm từng tấc đất quê mình
Núi dựng thành cao đồng đất hẹp
Sông vắt mình hòa nước biển khơi
Dẫu gian khó em vẫn cười rất đẹp
Cam bưởi quê ta vẫn góp mật cho đời
Cầu Treo, Xuân Thành, Thiên Cầm ,Vũng Áng
Anh biết quê ta nay đã khác xưa rồi
Sao cứ mơ nón bài thơ chờ lụa hạ
Ba vạn sáu ngàn ngày ,thương nhớ quá quê ơi.
                              Đọc tháng 7/2002 trên đường lên nhà Hoàng Hiệu Quỳ Châu

             BỜM THỜI NAY


                                                        Trần Hiếu

Thằng Bờm có một con quay
Phú Ông  xin đổi lấy ngay chỉ vàng
Bờm rằng:" Bờm chẳng lấy vàng"
Phú Ông  xin đổi lấy ngàn đô la
Bờm rằng:" Bờm chẳng lấy la"
Phú Ông  xin đổi lấy tòa nhà tây
Bờm rằng:" Bờm chẳng lấy tây"
Phú Ông  xin đổi lấy dây hạt xoàn
Bờm rằng:" Bờm chẳng lấy xoàn"
Phú Ông  xin đổi lấy ngàn ô tô
Bờm rằng:" Bờm chẳng lấy tô"
Phú Ông xin đổi cái "Ô" ...Bờm cười.

DẶN CON

                                
                                                    Tặng con gái Hoàng Vân

Tiễn con vào Đại học                               Những năm con học xa
Ô tô đón tận nhà                                      Đừng quên lời Bác dạy
Đời con hơn mẹ cha                                Hồng-Chuyên hai từ ấy
Nhờ công ơn của Đảng                           Không tự ý tách rời
Mẹ trông ngày mong tháng                     Con gắng học ít chơi
Bố chờ đợi hàng năm                              Khó khăn là tạm bợ
Con trồng dâu nuôi tằm                         Những điều con nên nhớ
Nay đến ngày dệt lụa                             Độc lập và Tự do
Con đi xa mẹ nhớ                                   Việc khó đừng nên lo
Bố cũng chẳng yên lòng                         Lòng bền đều qua hết
Nhập trường cho con xong                    Đường xa tuy có mệt
Mong sao con khỏe mạnh                      Nghỉ chút rồi lại đi
Thói hư nhớ để tránh                             Nghị lực lòng kiên trì
Tật xấu phải bỏ qua                               Con sẽ đi tới đích
Không ăn chơi sa đà                              Đỉnh cao ÔLIMPIC
Tất cả cho học tập                                 Con leo lên dễ dàng
Có tài mà không đức                              Với dáng đứng hiên ngang
Chỉ phá hoại nước nhà                          Niềm tự hào Bố Mẹ.
                                                   Buôn ma thuột,2002 ngày Hoàng Vân vào Đại học Bách khoa

                                CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI
                                                                                      Sưu tầm
Trong suốt cuộc đời con người đàn ông sản xuất trung bình ba triệu sợi tóc còn phụ nữ là một triệu.Nếu cả đời không bao giờ cắt tóc  thì lúc chết tóc của đàn ông sẽ dài 9,2 mét còn phụ nữ là 10,2 mét .Trung bình trong suốt cuộc đời trái tim một con người đập ba tỷ lần .Mỗi người cắt hết 4 mét móng tay,ngủ 25 năm ,ăn hết 22.000 kg lương thực và uống 33.000 lít nước các loại.

MƯỜI ĐIỀU VỀ SỨC KHỎE

                                                  Hải Thượng Lãn Ông

Vệ sinh phép giữ thân mình
Sao cho khỏe mạnh ,an ninh mới là
Mười điều cơ bản đề ra:
Thứ nhất làm lụng ,hai là nghỉ ngơi
Ba là đừng trái tiết trời
Xông pha mưa gió nắng nôi lạnh lùng
Còn khi dịch lệ cuồng phong
Biết chừng mà tránh,đề phòng mới yên
Thứ tư thị hiếu chớ nên
Mắt trông ham muốn ,lòng quên cương thường
Năm là cần phải thủ chân
Giữ lòng trong sạch cho thần dược yên
Định tâm như kẻ tọa thiền
Bỏ lòng lợi dục, đua chen đường đời
Sáu là ngủ dậy theo thời
Luyện thần,luyện khí đứng ngồi thong dong
Làm chi khí huyết lưu thông
Chân tay cứng cáp ,trong lòng thảnh thơi
Bảy răn tửu sắc chơi bời
Thỏa lòng chốc lát ,cuộc đời ngắn đi
Tinh hoa chân khí phải suy
Nguyên thần ly tán,bệnh gì chẳng sâu
Tám cần ăn uống hàng đầu
Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày
Kiêng ăn các thức đắng cay
Các thức nóng lạnh tích đầy khó tiêu
Chín là nằm ngủ thuận chiều
Hướng phương sinh khí* đầu cao hơn mình
Vòng tay lên ngực mộng kinh
Vào giường không nghĩ, thẳng mình ngủ yên
Mười nên tắm giặt cho liền
Ra ngoài Ô ,nón không quên đội đầu
Đề phòng hàn thấp nhiễm vào
Áo quần ấm áp tà nào giám xâm
Mấy điều nên nhớ nhập tâm
Tháng ngày giữ trọn ,trăm năm thọ trường.
                                                             * Sinh khí  là hướng đông.


                                               TÌNH HÌNH CU BA CĂNG THẲNG

Một ông bố người miền bắc vợ mất đã lâu,nuôi con trai khôn lớn vừa cưới cho nó một cô vợ  miền nam.Đêm nằm  thao thức không  tài nào ngủ nổi,ông dậy sớm  lấy tờ báo ra đọc cho đỡ buồn,cô con dâu mới về nhà chồng mặc dù đêm tân hôn rất mệt  nhưng thấy bố chồng đã thức cũng phải vội vàng mặc cả váy ngủ dậy để nép dọn  nhà cửa, đang mải miết cúi người lau sàn nhà ,thấy bố  chồng vừa đọc báo ,mắt lâu lâu lại liếc mình .Hơi bị ngưỡng ngùng nhưng để  tỏ lòng kính trọng và thân thiện với bố bèn hỏi một câu thăm dò: 
   BA!BA ĐỌC BÁO CÓ TÌNH HÌNH CHI MỚI KHÔNG BA?
Ông bố đỏ mặt lên ngoảnh  sang phía khác mỉm cười  trả lời: 
     TÌNH HÌNH CU BA CĂNG THẲNG LẮM CON ƠI!

                              IM ĐI MÀ SỐNG
Hai bố mẹ thường xuyên giận dỗi nhau hay cãi to tiếng trong nhà không chịu đóng cửa phòng  làm cho con cái và hàng xóm rất khó chịu.Một hôm không thể chịu đựng được nữa cô con gái út mới học lớp mẫu giáo đã gào thét lên: Có câm mồm đi không!Đã lỡ lấy lại nhau rồi thì im đi mà sống.


Trang