23 tháng 6, 2017

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm: ‘Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa’

Tác giả: Trung Hiếu- Đình Phú
KD: Rất hay. Ủng hộ chủ trương này. Bởi QĐ- nhiệm vụ chính là an ninh quốc phòng. Làm kinh tế, đẻ ra biết bao nhiêu tiêu cực, làm suy yếu lực lượng. Trong lúc này, QG đang đứng trước nhiều thách thức về chủ quyền đất nước
————– 
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm cho biết chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệẢNH: ĐỘC LẬ
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm khẳng định chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh. chính quy, tinh nhuệ…
TIN LIÊN QUAN
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP.HCM sáng 23.6, thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ bảo vệ Đảng, nhân dân.
Liên quan đến dự án sân golf Tân Sơn Nhất, thứ trưởng Chiêm cho hay thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra lệnh dừng tất cả công trình ở sân golf Tân sơn Nhất để kiểm tra báo cáo với Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Lê Chiêm cũng thông báo với TP.HCM là Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện nghiêm ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện đúng theo quy hoạch của Thủ tướng.
TIN LIÊN QUAN
Đây là ý kiến của thiếu tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, về vấn đề mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
“Báo cáo với UBND TP, vấn đề này chúng ta yên tâm, không có vấn đề gì. Dự án này từ năm 2007 đã được 8 bộ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cho nên cái này (dự án sân golf – PV) là do lịch sử để lại và cần được giải quyết, giải quyết như thế nào cho hợp lý. Quan điểm của Bộ Quốc phòng sẽ ưu tiên cho quy hoạch phát triển hàng không dân dụng”, ông Chiêm nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân PhúcẢNH: ĐỘC LẬP
Thượng tướng Lê Chiêm cũng cho biết quỹ đất quốc phòng ở TP.HCM hiện rất lớn, do lịch sử để lại, còn rất nhiều vấn đề liên quan. Hiện nay theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Quốc phòng đang tổ chức thanh tra toàn bộ đất quốc phòng ở TP.HCM. Chỗ nào cần sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng, chỗ nào không cần sử dụng và theo yêu cầu của TP.HCM sẽ sẵn sàng bàn giao lại để phát triển kinh tế.
“Quan điểm này là quan điểm của thường vụ, của Quân ủy Trung ương. Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ Đảng, nhân dân. Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội”, ông Chiêm khẳng định.
Liên quan đến dự án sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay đây là quan điểm của lãnh đạo, người dân cử tri TP.HCM. Ông cũng yêu cầu phải kiếm tư vấn nước ngoài tìm ra phương án tốt nhất để đánh giá, tư vấn rồi báo cáo Quốc hội, Chính phủ.

Truy cứu trách nhiệm Nguyễn Văn Bình về nợ xấu?

Những con số báo cáo ra Quốc hội, nếu được cộng dồn lại, sẽ cho thấy tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng vào giai đoạn năm 2011-2012, gấp đến 10 lần so với tỷ lệ nợ xấu chỉ 4% từ báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào thời gian đó!
Tháng 5/2017, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc hội Việt Nam phải nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”: bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Sát kỳ họp trên, con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng, còn được mệnh danh là “cục máu đông”, được công bố: 600.000 tỷ đồng!
Kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6/2017 bất chợt râm ran đề nghị “xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu” và “không loại trừ xử lý hình sự người gây ra nợ xấu”.
Dù không nói thẳng tên, nhưng rất nhiều người hiểu rõ một trong những “thủy tổ” của núi nợ xấu hiện thời là cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Những bằng chứng giấu nợ xấu
Có một bằng chứng không thể phủ nhận: nếu từ năm 2011, trong khi nhân vật nổi tiếng “báo cáo láo” - Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình - đã báo cáo số liệu nợ xấu chỉ khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng, còn chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cố ép nợ xấu về dưới 3%, các chuyên gia phản biện độc lập đã đề cập đến con số nợ xấu tồn tại trong hệ thống ngân hàng lên đến 500.000 tỷ đồng, thì vào năm 2012.
Cũng vào thời gian trên, chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia - một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép - lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.
Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân hàng nhà nước đã biến diễn đầy ma mị kể từ khi chính phủ mới của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được thành lập vào Tháng Tám, 2011. Từ đó đến cuối năm 2015, thống kê sơ bộ cho thấy đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân hàng nhà nước cho “khiêu vũ” với độ biến thiên từ 3% đến 10%. Tuy thế, các số liệu được công bố lại quá thiếu cơ sở và chẳng còn làm mấy người ngờ nghệch tin tưởng. Trùng với thời điểm cơ quan này công bố tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 4% vào đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã tuyên bố một con số khác hoàn toàn dành cho nợ xấu Việt Nam: 13%!
Vào năm 2015, một tổ chức tín dụng độc lập khác là FT Confidential Research cũng công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Chỉ đến cuối năm 2014, hẳn nhận ra tình hình không hề “êm”, Thống Đốc Bình mới buộc phải thú nhận trước Quốc hội con số thực về nợ xấu tương đương đến 500 ngàn tỷ đồng.
Một bằng chứng khác về che giấu nợ xấu thuộc về VAMC (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng), thuộc trách nhiệm điều hành của Thống đốc Bình.
Trong các báo cáo của VAMC những năm trước, doanh nghiệp có vị trí rất hiểm yếu trong nền kinh tế quốc dân này đã luôn phô trương việc xử lý nợ xấu “rất hiệu quả” trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, và cho đến giờ tỉ lệ nợ xấu của cá ngân hàng này đã giảm hẳn, còn tỉ lệ nợ xấu bình quân đã được kéo giảm dưới 3% theo “nghị quyết” của chính phủ.
Nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, người ta đã rõ là có thể đã chẳng có “tiền tươi thóc thật” nào được tung ra để mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại vào những năm trước. Thay vì tiền mặt, rất có thể VAMC đã phát hành “trái phiếu đặc biệt”- một thứ giấy tờ rất gần với khái niệm vô giá trị trong tình hình thâm thủng ngân sách hiện nay - để ép các ngân hàng thương mại phải miễn cưỡng nhét vào ngăn kéo.
Nói cách khác, nếu như trước đây Ngân hàng nhà nước tìm cách “phù phép” để đẩy các khoản nợ đặc biệt xấu và không thể thu hồi được lên những nhóm nợ cao hơn (có thể thu hồi), thì nay do chẳng có gì thu hồi được nên nợ xấu vẫn còn y nguyên và vẫn hàng ngày lãi mẹ đẻ lãi con, toàn bộ “công tác xử lý nợ xấu” của VAMC từ trước đến nay chỉ còn ý nghĩa trên giấy.
Những báo cáo trên lại được chính phủ Nguyễn Tấn Dũng liên tục trình ra trước quốc hội như một thành tích, đặc biệt vào thời gian sắp diễn ra Đại Hội 12 của đảng cầm quyền vào Tháng Giêng, 2016. Thậm chí còn đặt ra chỉ tiêu sẽ giải quyết toàn bộ nợ xấu trong vài ba năm tới.
Thế nhưng sau Đại Hội 12 và cùng với sự ra đi của Thủ Tướng Dũng, sự thật về nợ xấu dần lộ diện theo cách không còn cách nào khác.
“Lấy của người nghèo chia cho người giàu”
Thành tích “giảm nợ xấu về dưới 3%” của Ngân hàng nhà nước và chính phủ cho tới nay vẫn chỉ là con số rất thiếu tính liêm sỉ.
Gần như toàn bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát nổ trong lòng các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.
Thậm chí còn có một âm mưu rất lớn bắt ngân sách - tiền đóng thuế của dân - phải trang trải cho núi nợ xấu.
Vào tháng 10 năm 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đã đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.
Nhưng cũng bởi quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có bản chất là những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu và tham đến mờ mắt của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân.
Không chỉ giới ngân hàng thương mại chìm trong thảm họa nợ xấu, nhiều tập đoàn kinh tế được coi là “quả đấm thép” (từ ngữ của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) cũng vướng vòng “lao lý.” Chỉ tính riêng những tập đoàn lớn của nhà nước có tham gia đầu cơ bất động sản và chứng khoán đã mang về số lỗ kinh hoàng, như Tập Ðoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 10.000 tỷ đồng, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) lỗ 30.000 tỷ đồng. Nhưng cái kết quả còn tàn nhẫn hơn nhiều là những tập đoàn này, để bù đắp dễ nhất và nhanh nhất số lỗ của mình, đã “móc ngoặc” với giới chủ quản là Bộ Công Thương để vận dụng “tham nhũng chính sách,” liên tiếp gây ra các chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu trên đầu hàng chục triệu người nghèo.
Từ đó đến nay, âm mưu dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu” đã không thể thực hiện. Vả lại, có muốn thực hiện cũng không thể được vì ngân sách đã không còn bất kỳ khoản kết dư nào cho phép làm cái việc táng tận lương tâm ấy.
Có thoát trách nhiệm?
Từ tháng 8/2011 khi chính phủ mới được hình thành, Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân hàng nhà nước và mau chóng được coi là “cánh tay mặt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cũng vào cuối năm 2011, trong khi một trang báo điện tử của nhà nước là Vnexpress vinh danh Nguyễn Văn Bình là “Nhân vật của năm 2011”, thì một tạp chí có uy tín quốc tế là Global Finance đã xếp “Nguyễn Văn Bình là một trong 20 thống đốc kém nhất thế giới”.
Từ 2011 đến 2015, ông Nguyễn Văn Bình đã trở nên nổi tiếng với các chiến dịch “lấy mỡ nó rán nó” liên quan đến vàng, “nhảy múa” các tỷ lệ nợ xấu, cấp phát tín dụng và bị đồn đoán về lợi ích dày cộm liên quan đến chuyện sáp nhập các ngân hàng thương mại.
Tại đại hội 12, cùng với bất ngờ Thủ tướng Dũng phải chịu thất bại cay đắng, là việc Nguyễn Văn Bình nghiễm nhiên trở thành tân ủy viên bộ chính trị mà không phải chịu một án kỷ luật hoặc pháp luật nào.
Thời gian trôi qua… Hôm 21/5/2017, báo Công An Nhân Dân bỗng cho đăng một bài hết sức nhạy cảm của tác giả Đào Minh Khoa "Truy trách nhiệm người phê chuẩn bổ nhiệm trái quy định ông Phạm Công Danh".
Dư luận cho biết ông Danh được bổ nhiệm ở Ngân hàng Xây Dựng năm 2012, thẩm quyền bổ nhiệm thuộc Thống đốc ngân hàng nhà nước.
Nhưng bài báo trên đã bị gỡ ngay trong ngày đăng...
Vài ngày sau, trong một buổi họp tổ của Quốc hội, khi giải đáp băn khoăn của một số ý kiến về trách nhiệm gây ra nợ xấu tại tổ thảo luận quốc hội gồm các đoàn Quảng Bình, Lào Cai, Đắc Lắc, ông Nguyễn Văn Bình bất thần lên giọng: “Tôi xin khẳng định lại một điều nghị quyết này không có gì ưu ái với những ông có hành vi vi phạm gây ra nợ xấu”.
Chỉ có điều trong thực tế, nợ xấu không chỉ đến 17% tổng dư nợ. Những con số báo cáo ra Quốc hội, nếu được cộng dồn lại, sẽ cho thấy tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng vào giai đoạn năm 2011-2012!
Việt Nam lại khá tương đồng với Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Trước khủng hoảng, các cơ quan của Thái báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ có 5%. Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu Thái Lan đã vọt lên đến 50%, gấp 10 lần!
Nguyễn Văn Bình có thoát trách nhiệm về khối nợ xấu khổng lồ phát sinh dưới thời ông ta điều hành Ngân hàng nhà nước?
Phạm Chí Dũng

Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’

Việc ông Phạm Trường Long, quan chức quân sự đầy quyền lực của quốc gia láng giềng phương Bắc, mới đột ngột cắt ngắn chuyến thăm “quốc gia cộng sản anh em” tiếp tục gây ra nhiều đồn đoán.
Ông Nguyễn Vinh Quang, cựu Phó đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một chuyện “chưa từng có”: “Chưa có trường hợp tiền lệ. Tôi cũng cảm thấy đột ngột về chuyện này”.
Với một chuyến đi như vậy, phải tổ chức, sắp xếp từ trước, có thể hàng năm trời rồi, nhưng mà bây giờ thay đổi thì chắc nó có vấn đề nào đó trong quá trình trao đổi giữa hai bên. Cũng có thể liên quan đến ý kiến khác nhau của hai bên về Biển Đông, một trong những vấn đề căng thẳng và phức tạp.
Tiến sĩ Trần Công Trục nói.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra thông cáo ngắn gọn, trong đó nói rằng vị tướng của họ phải hủy sự kiện giao lưu trên biên giới với phía Việt Nam vì lý do “sắp xếp lịch làm việc”.
Tuy nhiên, ông Trần Công Trục, Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho rằng gốc rễ của vấn đề có thể xuất phát từ chuyện tranh chấp lãnh hải.
Ông nhận định tiếp: “Với một chuyến đi như vậy, phải tổ chức, sắp xếp từ trước, có thể hàng năm trời rồi, nhưng mà bây giờ thay đổi thì chắc nó có vấn đề nào đó trong quá trình trao đổi giữa hai bên. Cũng có thể liên quan đến ý kiến khác nhau của hai bên về Biển Đông, một trong những vấn đề căng thẳng và phức tạp”.
Phát ngôn viên Cảnh Sảng hôm 22/6 trả lời câu hỏi về vụ ông Phạm Trường Long.
Khi được hỏi liệu có thể xác nhận rằng việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến đi vì bất đồng về Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/6 không trả lời thẳng vào câu hỏi.
Các nước liên quan cần phải kiềm chế không có các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình tại vùng biển tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cùng làm việc với Trung Quốc để cùng duy trì quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực.
Phát ngôn viên Cảnh Sảng nói.
Ông Cảnh Sảng nói: “Với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước trong khu vực, tình hình Biển Đông đang nguội đi và tiến triển theo chiều hướng tích cực. Đó là một thành tựu đạt được sau nhiều nỗ lực và nên được tất cả các bên trân trọng”.
“Các nước liên quan cần phải kiềm chế không có các hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình tại vùng biển tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cùng làm việc với Trung Quốc để cùng duy trì quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực”, người phát ngôn Trung Quốc nói.
Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong hôm 22/6 dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc nói rằng “một lý do trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể vì Bắc Kinh cho rằng Việt Nam đã phá vỡ cam kết không khai thác dầu tại các vùng tranh chấp ở Nam Hải (Biển Đông). Việt Nam gần đây cũng đã liên hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật”. Đầu năm nay, tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với Việt Nam.
Tin nói ông Phạm Trường Long nói với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch .
rằng Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”.
Tới ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa hồi đáp email của VOA Việt Ngữ về thông tin mà vị tướng chỉ đứng sau Chủ tịch Tập Cận Bình trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc tuyên bố trước Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch rằng Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”.
Tiến sĩ Trục cho rằng tuyên bố như vậy từng được Trung Quốc nêu ra, nhưng đáng chú ý là nó phát ra từ ông Phạm Trường Long, trong cuộc gặp với quan chức cấp cao của nước chủ nhà.
... Những người có thiện chí, có ý muốn rõ ràng cùng nhau ngồi đàm phán giải quyết tranh chấp thì không vì quan điểm khác nhau đó mà tự ái, hay có thái độ bất bình thường.
Tiến sĩ Trục nhận định.
Cựu quan chức từng xử lý vấn đề biên giới của Việt Nam nói thêm: “Trong cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Nam, ông ta là người đại diện cho Trung Quốc nêu ra chuyện này, thì rõ ràng, một lần nữa thể hiện lập trường hết sức cứng rắn của Trung Quốc".
Ông nói tiếp: "Trong quá trình hai bên đàm phán với nhau, việc mỗi bên thể hiện lập trường của mình là chuyện bình thường để rồi từ đó hai bên bàn bạc với nhau để có được thỏa thuận cần thiết. Những người có thiện chí, có ý muốn rõ ràng cùng nhau ngồi đàm phán giải quyết tranh chấp thì không vì quan điểm khác nhau đó mà tự ái, hay có thái độ bất bình thường”.
Tới tối ngày 22/6, báo chí do nhà nước kiểm soát của Việt Nam không đưa bất kỳ thông tin nào về việc ông Phạm cắt ngắn chuyến công du, cũng như không có lời giải thích từ phía Hà Nội.
Trong cuộc gặp với ông Ashton Carter năm 2015 ở Lầu Năm Góc, ông Phạm cũng tuyên bố 
rằng Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa.
​Một số nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật, nhất là chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với các tuyên bố về Biển Đông sau đó, đã làm mếch lòng Trung Quốc.
Bản thân tướng Phạm Trường Long, trong cuộc gặp với người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2015, đã thúc giục quân đội Hoa Kỳ “giảm bớt các hoạt động hải quân và không quân ở Biển Đông cũng như duy trì quan điểm không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp tại đó nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trong cuộc gặp với ông Ashton Carter khi đó, ông Phạm cũng tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa, cũng như tuyên bố rằng Bắc Kinh có quyền xây dựng và thiết lập các cơ sở quân sự trên đó, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Bộ này năm ngoái cũng đưa tin rằng Phó Chủ tịch Quân ủy Phạm Trường Long đã tới quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, và đã gặp các sĩ quan cũng như binh sĩ đồn trú trên đó. Tin cho hay, quan chức quân sự này cũng đã được cập nhật về tiến độ xây dựng đảo.
(VOA)

Bị từ chối ‘cảnh vệ’: Nhiều lãnh đạo tỉnh, bộ hẳn đang mất ngủ !

Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Sau những tranh cãi nghe chừng khá quyết liệt, rốt cuộc vào chiều 20/6, Quốc hội Việt Nam đã “không đồng ý đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo các Bộ, ngành, Bí thư, Chủ tịch tỉnh có cảnh vệ” khi thông qua Luật Cảnh vệ.
Có thông tin cho biết không ít quan chức lãnh đạo đầu tỉnh thành và bộ ngành đã tỏ ra thất vọng khi trước đó vẫn hy vọng họ sẽ được bổ sung vào “đối tượng cảnh vệ”.
Ngay cả những quan chức đầu tỉnh ngỏ ý “tỉnh chỉ dùng ngân sách tỉnh để chi cho công tác cảnh vệ chứ không cần xin ngân sách trung ương” cũng không được toại nguyện.
Nhưng ngân sách nào cũng từ tiền đóng thuế của dân mà ra.
Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc ở An Giang đã làm một phép tính lẫn phân tích:
“Quốc hội đang bàn tăng cường cảnh vệ cho các quan chức đầu tỉnh (63 tỉnh thành). Số lượng cần bao nhiêu ? Nhẩm tính: số vị cần bảo vệ: 63 x 20 vị = 1260 vị. Nhiều lãnh đạo đầu ngành tỉnh sẽ ganh tị, con số này hàng chục người mỗi tỉnh thành. Lại hỏi thêm, còn cán bộ trung cấp thì sao ? Đừng tưởng đấy là cán bộ hạng “ruồi muỗi” thì khỏi lo. Số lượng này nhiều lắm. Cán bộ đứng đầu huyện và tương đương (khoảng 700 đơn vị). Số lượng cán bộ đầu ngành huyện ước chừng 20 người/đơn vị. Tổng cộng ước: 700 x 20 = 1400 vị cần được bảo vệ.
Số này sống gần dân, thực ra lại càng cần “cảnh vệ” vì Dân ngày nay có vẻ ngày càng manh động, điên tiết, không chịu mất thì giờ đi khiếu nại vòng vo (tình hình dân chúng manh động tự mình “thế thiên hành đạo” đã xảy ra ở Trung Quốc)”.
Thực thế, đề xuất “bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ” chắc chắn đã xuất phát từ nỗi sợ hãi khôn nguôi của dàn lãnh đạo địa phương trước sự phẫn nộ của nhiều người dân bị cướp đất, nạn nhân ô nhiễm môi trường, nạn nhân bạo hành của công an trị…, lẫn sợ hãi lẫn nhau trong nội bộ “đồng chí.”
Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, nhưng lại xây dựng một hàng rào ngăn cách với dân.
Họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu là cái gì khác, có phải họ sợ chính nhau hay không? Có phải sợ trong chính nội bộ họ hay không?
Sợ dân đã nhiều, sợ nhau còn nhiều hơn.
Sau những xung đột trầm kha trước đại hội 12 và vài cái chết không mấy rõ ràng trước đó, bầu không khí xung đột trong nội bộ đảng đã được “nâng lên một tầm cao mới.” Vụ bắn nhau của quan chức Yên Bái cho thấy tình đồng đội và từ cửa miệng “đồng chí” xưng hô với nhau đã bị đẩy vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng, loại trừ và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí ủy viên bộ chính trị,” phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị – tương đương với nhu cầu ăn uống.
Vào đầu năm 2017, Sài Gòn là địa chỉ đầu tiên công khai cơ chế kiểm tra người vào cổng theo sắc màu “xanh – vàng – cam – đỏ,” trong khi các trụ sở hành chính địa phương khác có thể đã âm thầm tiến hành việc này nhưng không công bố.
Hiện nay, việc phân công “bảo vệ an ninh tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ” là trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục An ninh quân đội. Nếu các đầu não tỉnh thành và bộ ngành đều được “cảnh vệ” thì quân của của hai cơ quan trên sẽ không thể đủ để bố trí bảo vệ, cho dù có được trả thù lao bằng tiền ngân sách địa phương hay thậm chí tiền túi cá nhân lãnh đạo.
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác - nhân gian đã có câu… Trong một xã hội ngày càng bị áp bức và càng sinh hỗn loạn, ai sẽ “cảnh vệ” cho giới quan tỉnh và bộ ngành?
Thiền Lâm/(VNTB)

VN: Dân sẽ bầu tổng thống đồng thời là lãnh đạo Đảng?

Bản quyền hình ảnhSTEPHANE DE SAKUTIN/GETTY IMAGESImage captionTổng thống Pháp Francois Holland bắt tay Chủ tịch VN, Trần Đại Quang tại Hà Nội tháng 9/2016
Lần đầu tiên ý tưởng gộp hai vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền và nguyên thủ quốc gia vào làm một được đề nghị công khai tại Việt Nam, kể cả trong khuôn khổ thể chế độc đảng.
Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vừa có bài trên trang Tia Sáng đề nghị giải pháp "nhất thể hóa" để lập ra chức Tổng thống, người cũng là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài "Nhất thể hóa theo mô hình tổng thống lưỡng tính" (11/06), ông đề cập đến các nguyên tắc chung về hai thể chế mà quốc tế gọi là tổng thống chế và mô hình đại nghị.
Tuy nhiên, khi nói đến Việt Nam, ông Nguyễn Sĩ Dũng đã đi thẳng vào vấn đề như sau:
"Ở nước ta, với mô hình một đảng cầm quyền, Tổng thống có thể trao đổi thống nhất ý kiến với Đảng đoàn Quốc hội trước khi giới thiệu ứng cử viên giữ chức danh Thủ tướng."
"Khác với Tổng thống, Thủ tướng trong mô hình tổng thống lưỡng tính sẽ phải tương tác thường xuyên với Quốc hội, giải trình chính sách với Quốc hội và bị Quốc hội giám sát."
Ông cũng đề cập tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến pháp như "một nhu cầu bắt buộc" một khi cơ cấu chính trị này được lựa chọn.
Các chi tiết về thủ tục ra sao một khi Việt Nam đi theo một trong hai mô hình này có lẽ là chuyện của tương lai, nhưng đây là lần đầu tiên, vấn đề "nhất thể hóa" với các chức danh cụ thể được đăng tải ở Việt Nam.
'Tổng thống' hay 'Chủ tịch'?
Chẳng hạn, ông Nguyễn Sĩ Dũng không gọi người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư như hiện nay mà bỏ ngỏ chức danh này, và chỉ gọi là "lãnh đạo Đảng".
Về chức danh người đứng đầu Nhà nước, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất gọi là Tổng thống.
Điều đáng chú ý là trong các văn bản tiếng Anh, Việt Nam đã công nhận chức danh Tổng thống (president) chứ không gọi là "chairman" (chủ tịch).
Trung Quốc cũng đã bỏ khái niệm "chairman" từ lâu và chỉ còn dùng để nói đến cố Chủ tịch Mao Trạch Đông (Chairman Mao).
'Nên bầu trực tiếp Tổng thống Việt Nam'Bản quyền hình ảnhPETER MUHLY/GETTY IMAGESImage captionÔng Tập Cận Bình một mình diễn màn đá bóng: Trung Quốc đã 'nhất thể hóa' chức lãnh đạo Đảng CS và Chủ tịch nước từ nhiều nhiệm kỳ trước
Thêm nữa, lần đầu tiên ông Nguyễn Sĩ Dũng gợi ý nên cho tổ chức bầu tổng thống trực tiếp ở Việt Nam.
Trong phần đầu bài, ông nêu ra cách tổ chức chung của chế độ tổng thống:
"Tổng thống trong mô hình tổng thống lưỡng tính do toàn dân bầu ra nên độc lập với Quốc hội và không chịu trách nhiệm trước Quốc hội."
Còn về nhân vật thứ ba, ông đề nghị "Trong mô hình này, ngoài Tổng thống, còn có một yếu nhân khác cũng nắm quyền hành pháp là Thủ tướng."
'Nhất thể hóa' để tránh chồng chéo?
Hiện chưa rõ các đề nghị của ông Nguyễn Sĩ Dũng được hưởng ứng ra sao tại Việt Nam sau khi bài ý kiến của ông được đăng trên diễn đàn của một báo nhỏ là trang Tia Sáng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều được nói đến những năm qua là vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam có một bộ máy riêng, bao trùm lên bên hành pháp.
Đảng này nhận vai trò "lãnh đạo" mà không phải một cơ quan lập pháp.
Ngoài việc bộ máy Đảng và chính quyền "chồng chéo", người ta cũng nói về con số nhân sự tốn kém mà tất cả đều do ngân sách nuôi.
Nhu cầu 'nhất thể hóa' trong phạm vi một đảng cộng sản nắm quyền ở Việt Nam đã được tiếp cận công khai dù người ta không dùng các khái niệm như trong bài trên của ông Nguyễn Sỹ Dũng.
Hồi tháng 3/2017 đã có hội thảo do Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 6 của Đảng Cộng sản tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo đề cương đề án "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Các báo Việt Nam tường thuật về sự kiện này đã chạy tựa là "Khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan Đảng".
Các nước có cấu trúc thể chế ra sao?
Ở nhiều nước trên thế giới, lãnh đạo (leader) của đảng cầm quyền không nhất thiết phải là chủ tịch (chairman) của đảng đó.
Đây là các trường hợp "chairman" của đảng Bảo thủ Anh và đảng Cộng hòa ở Mỹ.
Chủ tịch chỉ là người điều hành công việc riêng của đảng này nhưng lãnh đạo đảng hoặc làm Thủ tướng (Anh), hoặc Tổng thống (Hoa Kỳ).
Còn tại Trung Quốc chủ tịch Đảng Cộng sản cũng là Chủ tịch nước, và hiện nay người nắm hai chức vụ này là ông Tập Cận Bình.Bản quyền hình ảnhJACK TAYLOR/GETTY IMAGESImage captionÔng Patrick McLoughlin 'vui sướng rời Downing Street' sau khi được bà Theresa May phong cho chức Chủ tịch đảng Bảo thủ Anh hồi tháng 7/2016
Trên thực tế, ở Nhật Bản và Anh Quốc, thủ tướng vừa điều hành chính phủ, vừa là người nắm chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước.
Đó là vì truyền thống của họ giữ lại hoàng gia với hoàng đế (Nhật Bản) hay nữ hoàng (Anh Quốc) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ có quyền lực tượng trưng, để thủ tướng có thực quyền.
Ở Anh, chính thủ tướng đương quyền lại là người bổ nhiệm chức chủ tịch Đảng.
Chủ tịch Đảng Bảo thủ Anh, ông Patrick McLoughlin được bà Theresa May phong cho chức này hồi tháng 7/2016.
Thủ tướng có quyền rất to cũng là trường hợp của một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Brunei và Malaysia.
Còn tại Pháp, Ba Lan, Đức và nhiều nước châu Âu khác, thủ tướng chỉ là người đứng đầu nội các và điều hành chính phủ, dưới quyền của tổng thống.
Tương tự như thế, ông Nguyễn Sĩ Dũng đề nghị để Thủ tướng Việt Nam là người đứng đầu nội các và điều hành công việc hàng ngày của chính phủ.
BBC

21 tháng 6, 2017

QUY TRÌNH CHO MỌI NGƯỜI

Phạm Quang Long
Không ngủ được. Đọc từ lúc nửa đêm tới giờ đủ các thứ mà vẫn không hiểu được vì sao cái quy trình cho phép lấy đất quân sự để làm sân golf, xây trung tâm tiệc cưới, khách sạn, biệt thự, một ngày ra 6 quyết định cấp hơn 13.000m2 cho 1 người, bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn vào vị trí lãnh đạo là " vô cùng chặt chẽ" mà gây ra hoài nghi, thất vọng, tức giận cho xã hội đến thế?
Rồi ngẫm lại các vụ TXT, VHH được đề bạt vào các chức vụ lớn, đường sắt trên cao Hà Nội đội vốn gấp nhiều lần, phá rừng ở Sơn Trà...lại giật mình vì tất cả những chuyện ấy đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình. Thất vọng cùng cực vì những thứ phù phép gọi là quy trình đó được dựng lên chỉ dành cho một số người, để trốn tội khi bị phát hiện của một nhóm người bắt tay nhau mưu cầu lợi ích nhóm tàn phá đất nước mà thôi. Vì thế mà mỗi khi có một việc nào bị phát hiện, đám người vi phạm đó lại nhơn nhơn tuyên bố: chúng tôi làm đúng quy trình và nhân dân lại thở dài ngao ngán vì những kẻ đó đã có " bảo bối" trong tay.
Cái gọi là quy trình ấy thực ra chỉ dành cho một nhóm người chứ không cho mọi người hay nói sai về câu chữ nhưng đúng về thực chất là quy trình cho số đông nhân dân rất khác với quy trình cho một số người có đặc quyền, đặc lợi. Ngay khi xử lỗi cũng vậy. Hai thanh niên ăn cắp một thứ giá trị chưa đến 50.000 đ bị pháp luật sờ gáy còn kẻ ăn cắp hàng tỉ, tàn hại cho xã hội lớn hơn mà chỉ bị " khiển trách, nghiêm túc rút kinh nghiệm".
Nhưng cuộc đời cũng không đến nỗi chỉ có những chuyện buồn như Nam Cao đã nói. Rất mừng khi thấy "Tuổi trẻ" đưa tin Thủ tướng quyết định dừng lại toàn bộ các công trình phụ trợ ở sân golf trong sân bay TSN, thuê tư vấn độc lập nghiên cứu làm thêm đường băng ở TSN. Thủ tướng đã thấu được nguyện vọng nhân dân.
Biết rằng việc Thủ tướng đang làm là rất khó vì ông phải chống lại những liên minh ma quỷ. Mong ông hãy huỷ bỏ những quy trình đã được dựng ra chỉ dành cho một số người mà xây dựng một quy trình mới cho mọi người, cho đất nước này. Đó là xử lý bất cứ ai đứng trên pháp luật, lợi dụng lỗ hổng cơ chế mưu cầu lợi ích cá nhân làm hại nhân dân, làm nghèo đất nước. Làm được điều đó thì ông và chính phủ của ông sẽ thực sự là chính phủ kiến tạo, chính phủ liêm chính.
Tôi bỏ phiếu cho ông và mong ông xử lý đến nơi đến chốn vụ này để làm tiền đề xử lý các vụ khác. Chắc ông và những người đang làm việc này sẽ gặp những chống đối quyết liệt nhưng nhân dân đứng về phía ông, sẽ cùng ông vào cuộc, sẽ không để đám người xấu lộng hành. Mà khi nhân dân đã hành động thì không gì ngăn được.
Tôi tin vào điều đó.


THỬ LÍ GIẢI NGUYÊN NHÂN CỦA CÁI ÁC

Báo động nạn “mất dạy” ở Hà Nội

Tác giả: Thiên Minh – Xuân Hinh (Petrro Times)
KD: Thật là … vinh dự cho Hà Nội- được tiếng là văn hóa, thanh lịch, hào hoa phong nhã.
Thuở nhỏ, mình rất nhớ là trẻ em ở HN rất ít nói tục, chửi bậy. Và người lớn, chỉ dân “đầu đường xó chợ, dân hàng tôm hàng cá”- theo cách gọi của thị dân, mới hay nói tục chửi bậy. Nay thì nháo nhào, nói tục chửi bậy của người ở HN được “phổ cập” từ trẻ nhỏ, nữ sinh học phổ thông đến công chức Nhà nước…
Không biết vì sao mà HN ra nông nỗi này sau 60 năm giải phóng? T/p quy hoạch xô bồ, bát nháo. Đường phố bẩn như cái chợ. Còn người ở HN phóng xe bạt mạng, mặt nghênh ngáo, như bố thiên hạ. Mở mồm là đ. mẹ, đ.cha…. Va chạm nhau, thay cho lời xin lỗi, là nắm đấm giơ lên.
Thật là vinh dự được tiếng là người HN!
———–
– Tình trạng văng tục, nói bậy vốn chỉ xuất hiện nơi chợ búa hay với những người ăn nói thô tục. Nhưng bây giờ việc văng tục, nói bậy lại trở thành cách nói chuyện và là cách thể hiện “chất chơi” của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không chỉ có nói bậy, văng tục mà nhiều thanh niên còn có thái độ thách thức pháp luật…
Câu cửa miệng
Có mặt tại quán nước đối diện Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào giờ tan học, từng tốp học sinh trong bộ quần áo đồng phục táp vào quán. Một nhóm cả nam lẫn nữ sành điệu ngồi uống nước, trên tay phì phèo điếu thuốc. Một nữ sinh gương mặt được trang điểm khá nổi bật, nhưng cái miệng lại hồn nhiên tuôn ra những lời thô tục kể về buổi đi chơi tối hôm trước. Đáp lời thiếu nữ này, một nam sinh khôi ngô, vung vẩy tay chân kể đệm thêm câu chuyện: “Chúng nó ngu vãi. Đ. biết gì lại thích chém…”. Tiếp lời cậu nam sinh này là một bạn nữ khác nói: “Kệ bà chúng nó, liên quan Đ. gì mà quan tâm”.
Nghe xong đoạn hội thoại, nếu không phải tuôn ra từ những cô cậu mặc đồng phục học sinh, có lẽ tôi sẽ nhầm với một nhóm bụi đời.
Chỉ cần một nhóm bạn đi ngoài đường rú ga hoặc nói cười hô hố, thì ngay lập tức sẽ nhận được những lời nói tục tĩu. Và có lẽ, nơi phô bày sự thiếu văn hóa nhất vẫn là các quán game… Những lần có mặt tại quán game, tôi giật mình bởi rất nhiều bạn trẻ mắt cắm vào màn hình, nhưng miệng thì luôn vung những lời đệm, nói tục tĩu đến khó nghe.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, phong cách sống thanh lịch, nói năng nhẹ nhàng, lịch sự, ăn mặc giản dị, kín đáo, tinh tế của người Hà Nội chỉ còn trong dĩ vãng. Văn hóa ứng xử ngoài đường của người Hà Nội xuống cấp một cách đáng báo động. Những người sống ở Hà Nội bây giờ rất dễ bị kích động, dễ gây gổ đánh nhau chỉ vì những lời lẽ thô tục.
Văn hóa ứng xử xuống cấp trầm trọng là hiện tượng đáng báo động khi tiêu cực xã hội gia tăng, những vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra. Ở đó không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách mà còn là sự tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác.
Tưởng chừng chỉ có những người ít học, chợ búa mới văng tục, chửi bậy. Nhưng hiện nay, “văn hóa chửi” ăn sâu cả vào giới tri thức, người nổi tiếng. Điển hình, người mẫu, diễn viên Trang Trần gây bão trong dư luận khi chửi bới, hành hung lực lượng công an.
Ngay cả khi được đưa về trụ sở công an để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ, cô người mẫu này vẫn cao giọng lăng mạ lực lượng thực thi công vụ. Nguyên nhân của câu chuyện Trang Trần chống người thi hành công vụ còn nực cười hơn, đó là việc cô này thích làm “người hùng” xen vào chuyện tài xế xe taxi đi ngược đường bị công an xử lý vi phạm hành chính.
Đây chẳng phải là lần đầu cô người mẫu này văng tục, chửi bậy. Trong một chương trình truyền hình thực tế của Đài Truyền hình Việt Nam, Trang Trần cũng hồn nhiên nói bậy. Để không bị đổ chương trình, những câu nói tục tĩu của Trang Trần được nhà đài thay bằng tiếng “BIP”. Cuối 2014, dư luận cũng thất kinh khi chứng kiến video ca sĩ Yanbi (tên thật là Tô Minh Vũ) cao giọng chửi bới lực lượng cảnh sát 141. Là một ca sĩ khá nổi danh, nhưng những lời nói mang đầy tính lưu manh của Yanbi khiến dư luận đặt cho một cái danh khá phù hợp “ca sĩ vô học”.
Nối tiếp Trang Trần, Yanbi với thói quen chửi bậy, thì Pha Lê, Vũ Hạnh Nguyên, rồi đến cả Tuấn Hưng cũng có những lần văng tục trên facebook thậm chí có người còn được phong là “vua chửi bậy”. Không chỉ nổi tiếng là một “yêu nữ hàng hiệu”, Vũ Hạnh Nguyên còn được dư luận chú ý bởi việc “chửi bậy như hát hay” trên trang cá nhân. Mỗi lần phát ngôn, Vũ Hạnh Nguyên lại khiến dư luận bàng hoàng bởi độ cá tính và mạnh bạo của mình.
Lời chửi bậy của những diễn viên, ca sĩ, người mẫu khiến nhiều người không tin rằng đó là lời lẽ người của công chúng. Nhiều người cho rằng, nếu có bức xúc, bực tức trong người thì có thể chửi bới, nhưng người văn hóa cũng phải chửi có văn hóa.
Coi trời bằng vung
Tuy chưa có con số thống kê chính xác, nhưng theo Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) Ðường bộ – Ðường sắt (C67, Bộ Công an), những tháng đầu năm 2015, các hành vi chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng.
Ví dụ, đầu tháng 2/2015, một người phụ nữ vi phạm luật giao thông, bị lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, thay vì chấp hành, người này liên tục chửi bậy, lăng mạ, thậm chí rút dao dọa chém CSGT Công an Hà Nội. Trước tình huống này, lực lượng thực thi nhiệm vụ buộc phải khống chế đưa cô gái này về trụ sở công an phường sở tại để giải quyết. Đáng nói, tại trụ sở công an, cô gái không hề ăn năn mà tiếp tục có thái độ ngông cuồng, thách đố cơ quan chức năng.
Nói về hành vi chống người thi hành công vụ, Thiếu tá Phạm Anh Tuấn – Đội phó Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, rất nhiều người dân khi tham gia giao thông thay vì chấp hành lại tìm cách trốn tránh, đối phó. Khi bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt hành chính, người vi phạm đã chống đối không chấp hành yêu cầu, có những hành động kích động, xô đẩy, chửi bới người thực thi công vụ. Không dừng lại, nhiều đối tượng còn lôi “ông nọ, bà kia” ra để hăm dọa, nhằm được bỏ qua.
***
Liên quan đến những hành vi chửi bậy, lăng mạ, chống người thi hành công vụ, PGS.TS Lê Quý Đức – nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển nhận xét: Tình trạng lớp trẻ không biết tôn trọng người khác đã xuất hiện từ lâu chứ không phải chỉ là bị các cơ quan chức năng xử phạt họ mới văng tục. Thực ra họ văng tục ở chỗ này lại chỗ khác rất nhiều. Điều này đang trở thành thói quen, nói tục là thiếu tôn trọng người khác, tôn trọng cộng đồng.
Đây là hệ quả từ việc giáo dục không tốt, từ sự làm gương của người lớn, từ những căng thẳng trong đời sống và do bức xúc từ xã hội nên một bộ phận giới trẻ mới văng tục như là trò xả stress. Xã hội có mặt nào đó giả dối nên có thể thấy, việc giới trẻ nói tục tĩu, chửi bậy là để phản ứng lại cái giả dối của xã hội.
Cũng theo PGS.TS Lê Quý Đức, với thủ đô Hà Nội thì không thể chấp nhận được việc một bộ phận giới trẻ nói tục, chửi bậy. Đó là hành động thiếu giáo dục, thiếu văn hóa.
“Hà Nội thanh lịch không còn, từ khi có người tứ xứ đổ về Hà Nội sinh sống và lập nghiệp thì những nét văn hóa xưa cũng dần bị mai một. Lớp người tinh túy về Hà Nội cũng có, người sống “dưới đáy” xã hội về đây cũng nhiều.
Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng những người thất nghiệp, sinh viên, công nhân, lao động chân tay không phải ai cũng tốt. Những người này nhiều khi họ không ý thức về cái gọi là lịch sự. Tóm lại là do số lượng người tăng lên theo cách cơ học nên văn hóa ứng xử cũng bị kéo theo chiều hướng không tốt.

Thông qua Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi): Vẫn yêu cầu luật sư tố giác thân chủ

Tác giả: Hoài Phong
Chiều 20.6, Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều luật – ẢNH: VPQH
Chiều 20.6, Quốc hội đã thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (2015) sửa đổi với 88,39% đại biểu tán thành, không tán thành 19,3.87% và chỉ 4 đại biểu không biểu quyết.
Theo dự thảo mới nhất của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi), luật sư bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tập hợp 4 loại ý kiến khác nhau về sửa đổi, bổ sung điều 19 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS 2015).
Phương án 1: Chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp “không tiết lộ thông tin về tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 112 (Tội bạo loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 123 (Tội giết người) khi có căn cứ rõ ràng cho thấy tội phạm đó đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện mà cần thiết phải ngăn chặn hậu quả xảy ra”.
Phương án 2: Đề nghị bỏ khoản 3 điều 19 của Bộ luật Hình sự năm 2015, bởi vì quy định như BLHS 2015 là xung đột với Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự (người bào chữa không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa); không tương thích với thông lệ quốc tế, không bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và nguyên tắc nghề nghiệp của luật sư.
Phương án thứ 3: Đề nghị giữ phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa như BLHS 2015 để bảo đảm nhất quán về chính sách hình sự của Nhà nước, tăng cường trách nhiệm công dân của người bào chữa trong việc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng.
Phương án 4: Đề xuất quy định chính sách đối với người bào chữa tương tự như chính sách đối với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột… của người phạm tội quy định tại BLHS 2015.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, UBTVQH cho rằng, về nguyên tắc, với tư cách là công dân thì người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và thể chế hóa trongg các luật về tư pháp từ trước đến nay. Điều 4 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm”; Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “… cá nhân có nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm..
UBTVQH cho biết đã cân nhắc đặc thù của hoạt động bào chữa, mối quan hệ giữa người bào chữa với người được bào chữa; nhưng việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.
Mặt khác, vấn đề này cũng đã được Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng BLHS 2015. Kết quả cho thấy, đa số ý kiến nhân dân không đồng ý miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa.
BLHS 2015 đã xác định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng (ở cả ba giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện tội phạm và đã thực hiện tội phạm). Đối với các tội khác được quy định tại Điều 389, người bào chữa chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự ở hai giai đoạn chuẩn bị phạm tội và đang thực hiện tội phạm.
UBTVQH cho rằng chính sách này phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam và phù hợp với luật pháp của nhiều nước như Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada…
“Đây là vấn đề được nhiều ĐBQH và dư luận xã hội quan tâm nên sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cân nhắc kỹ nhiều mặt, UBTVQH xin Quốc hội cho tiếp thu một phần ý kiến của ĐBQH, của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam để chỉnh lý khoản 3 Điều 19 BLHS 2015 theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm”, UBTVQH nêu.

Bốn chấm không

Tác giả: FB Song Hà
Buổi chiều, đi xe vào một con ngõ thì gặp một bác già cởi trần, bận quả quần đùi cứt ngựa (chắc con đi lính gửi về cho) đang đứng chênh vênh trên cái thang tre. Hay ở chỗ thang tre lại dựng ngay chính giữa đường. Cách khoảng 5 mét, mình cho xe dừng lại ngó nghiêng, quan sát địa hình. Có vẻ bác già đang sửa cái gì đó liên quan đến đường dây điện thoại, đầu thang của bác dựa vào đường dây điện lực. Một hình tượng hết sức trữ tình và đẹp đẽ trong buổi chiều oi nóng đầu hè.
Định lách xe qua nhưng lại chần chừ vì sợ nhỡ căn không chuẩn, thành xe đụng vào thang thì bỏ mẹ. Bây giờ bóp còi một phát thì sẽ có hai khả năng. Một là bác giật mình ngã cái rầm, hưởng thọ khoảng 61 tuổi. Hai là bác vẫn giật mình, không rơi nhưng sẽ tụt nhanh xuống và với quả kìm lăm lăm trong tay chưa biết điều gì sẽ xảy ra.
Thôi thì đất khách quê người, chịu lún nhảy xuống thương thuyết với bác có khi hợp lý hơn cả.
Lúc này bác vẫn đang rất say sưa tác nghiệp, quả quần đùi lính rộng thùng thình, mỗi khi có làn gió thổi qua có thể thấy rõ bộ ấm chén của bác đang trong trạng thái lim dim ngủ. Phì cả cười, suýt nữa bật thành tiếng nhưng may phanh lại kịp.
– Dạ! Bác sửa cái chi rứa bác? Nóng bác hè!
Mình nói nhẹ đến mức – nói xong tưởng giọng đứa con gái nào đó chứ không phải giọng mình. Bác ngó xuống ú ớ cái gì đó không nghe rõ (mồm bác đang bận ngậm sợi dây thít).
– Dạ! Bác sửa điện ạ?
Bác định nói cái gì đó nhưng sợ sợi dây nhựa tuột khỏi mồm rơi mất nên ú ớ mãi không thành tiếng (nhìn bác rất giống con chim đang ngậm rác về tổ). Loay hoay mất mấy giây, vòng tay trái giữa bậc thang mới nắm được mấy sợi dây, bây giờ bác mới nói được.
– Buộc lại cái dây điện thoại cho khỏi vướng xuống đường. Tổ sư bọn bưu điện gọi mãi không đứa mô vô buộc lại cả. Ri mà đòi công nghiệp bốn chấm không đây!
– Dạ! Chỉ được cái to mồm bác hè! Có mà chấm mắm tôm í!
Mình nhanh nhảu bồi ngay vào cho bác phấn khởi. Vui lên bác tụt xuống cất thang cho mình đi thì đẹp.
– Cháu có hiểu bốn chấm không là chi không, nói bác nghe cái, chớ suốt ngày bọn loa phường hắn cứ ra rả nhức hết cả đầu mà bác nỏ hiểu cái khu mấn chi trơn!
Mình gãi gãi tai định bảo thì cháu cũng biết éo đâu bốn chấm không là gì, nhưng sợ bác mất vui nên giải thích.
– Dạ! Cháu hiểu là nó rất hiện đại…
– Ờ!
– Càng nhiều chấm càng hiện đại nhưng lại hại điện. Hại điện nghĩa là tốn xăng! Như xe cháu một chấm tám đây… ăn rất ít xăng. Mà lên tận bốn chấm không thì hao xăng ghê lắm…nhưng đồng nghĩa với việc nó sẽ… rất hiện đại!
– Ờ!
– Hiện đại nghĩa là gì? Đó là một thuật ngữ khoa học hết sức phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Hiện đại có nghĩa là nó… nó… sẽ rất tốn nhiên liệu…. nhưng lại vô cùng hiện đại… Bác đã hiểu chưa?
Mình huyên thuyên một lúc cuối cùng không biết đang nói cái gì nữa. Trên thang, mồ hôi bác vã ra như tắm, quả quần đùi cứt ngựa vẫn tung bay phấp phới trước gió, ẩn sâu trong đó là bộ ấm chén đang lim dim ngủ.
Bác già thi thoảng “ờ” một tiếng ra chiều rất ngưỡng mộ sự am hiểu về lĩnh vực công nghiệp của mình (làm mình quên mất cả việc đưa xe thoát khỏi chỗ này càng nhanh càng tốt).
– Xong!
Cuối cùng bác cũng tụt được khỏi thang, kết thúc 15 phút hiện đại hóa cái dây điện thoại loằng ngoằng trên đầu.
– Nãy giờ cháu nói cái chi rứa? Bác đứng trên nớ gió to quá nỏ nghe chi cả! Nói thật là bác không dám ngắt lời, vì sợ cháu lên xe nổ máy đi tiếp. Mai bác tổ chức mừng thọ rồi!
Mình đứng ngẩn tò te, mặt đuỗn ra như ngỗng ỉa vì tự nhiên thấy phí 15 phút trong cuộc đời cho một cái lão – mà nói mãi vẫn không hiểu công nghiệp bốn chấm không là gì.
Thế có điên không?

KHÔN NGOAN HAY LỪA BỊP

       Nguyễn Đình Cống.
Sau vụ CA Hà Nội khởi tố  “Vụ Đồng Tâm”, có 2 luồng dư luận trái ngược về hành động viết bản cam kết của ông Chủ tịch TP. Một số cho đó là sự khôn ngoan, kịp thời làm dịu tình hình, tháo ngòi nổ. Bên khác, đông hơn cho rằng đây là trò lừa bịp, là thủ đoạn xảo trá, làm 'tăng nặng' thêm "ấn tượng" Đảng, chính quyền lừa dân...
Thế còn bản thân ông chủ tịch, ông suy nghĩ thế nào, ông nói gì trước và sau khi ký cam kết. Điều ta nghĩ và lời ta nói có thể  giống nhau khi ta là người trung thực. Còn nếu ta là kẻ thủ đoạn thì  điều nói ra và suy nghĩ có thể ngược nhau, việc đó chỉ có ta biết, Trời biết, người ngoài chỉ có thể phỏng đoán.
Tại sao cùng một việc làm mà kẻ cho là khôn, người cho là đểu. Ấy là do nhận thức và cũng một phần do tàn tích của nền văn hóa lạc hậu. Dân tộc Việt qua hàng ngàn năm phải đấu tranh chống bọn  ngoại xâm ở thế  lấy yếu địch mạnh,  ở  thế châu chấu đá xe, nhiều lúc phải đánh du kích, tập kích, phải dùng nhiều mưu kế để đánh lừa kẻ địch, để đưa chúng vào những “ cái bẫy” do ta lập sẵn. Ngay cả những trận đánh lớn, chiến dịch lớn, một trong những thành công đầu tiên là nghi binh, là trận địa giả để lừa đối phương. Những mưu kế đánh lừa kẻ địch ấy được ca ngợi là khôn ngoan, là thông minh, được phổ biến, tuyên truyền, dần dần thấm vào máu, vào nhận thức của đông người, trở thành một xu hướng trong nền văn hóa.  Người ta  đồng nhất mưu mẹo lừa dối trong chiến tranh với trí thông minh, với sự khôn ngoan và rồi  tìm cách vận dụng nó vào cuộc sống.
Trong một số triều đại phong kiến, các bậc vua sáng biết chuyện này nên sau khi kết thúc chiến tranh vua cấp bổng lộc cho tướng tá và không dùng họ trong quản lý xã hội. Để làm việc dân sự phải tuyển chọn loại người khác, có trí thông minh khác, có sự khôn ngoan khác. Đó là thông minh , khôn ngoan  xuất phát từ trung thực, gắn với minh bạch, tránh xa lừa đảo, dối trá. Các ông vua biết rằng nếu dùng các ông tướng có nhiều thành tích trong chiến tranh để cai trị dân thì các ông ấy dễ dàng dùng mưu mẹo với dân và khi có gì không vừa lòng, sẵn sàng xem dân như kẻ  địch trên chiến trường để tìm mưu mô đối phó. Nếu như thế dễ dẫn xã hội đến loạn lạc.
Dân Việt, kể cả một số trí thức đã nhiều năm nhầm lẫn giữa mưu mô dối trá, những trò láu cá với trí thông minh nên mới sáng tác ra nhiều chuyện dân gian kiểu Trạng Quỳnh lừa các bà chúa, chuyện anh nông dân lừa con quỷ trong việc hợp tác làm ruộng, kể cả chuyện Vua Hùng lừa Thủy Tinh v.v…Rồi biết bao mưu mô lừa địch trong chiến tranh được phổ biến rộng rãi. Những chuyện đó được dạy trong các trường, trẻ em Việt đã nhận thức nhầm giữa mưu mô, dối tra và trí thông minh chân chính. Rồi nữa, nhiều tướng tá, sĩ quan càng có nhiều mưu mô, càng có thành tích trong việc dùng mưu mẹo lại được giao quyền quản lý dân sự.
Trong quản lý dân sự rất khác trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh cách mạng. Trong chiến tranh đề cao mưu lược. Trong quản lý đề cao trung thực, minh bạch, lòng tin. Dùng nhiều cán bộ trưởng thành trong chiến tranh cho quản lý dân sự là một trong những sai lầm lớn về tổ chức. Nhầm lẫn giữa mưu mô lừa dối với trí thông minh và khôn ngoan là một trong những nhầm lẫn về nhận thức.
Quay trở lại chuyện ông Chủ tich TP viết cam kết. Có 2 khả năng :
1-Ông thật lòng, tưởng rằng Chủ tịch TP có trách nhiệm, có toàn quyền viết và thực hiện cam kết mà không biết đó là việc làm lấn sang sân tư pháp, ông không có quyền đó, làm thế là phạm luật. Như vậy ông là người không am hiểu, nói theo dân gian là người ngu, làm liều.
2-Nếu ông biết việc mình làm không đúng luật, như có một số người giải thích, đây chỉ là biện pháp tình thế, ông  dùng thủ đoạn đánh lừa, như kiểu lừa địch trong chiến tranh. Như thế ông là người đểu. Đúng là trong trường hợp cấp bách có thể dùng tạm giải pháp tình thế, nhưng không được đánh lừa dân, và khi tình trạng cấp bách qua rồi thì phải kịp thời giải thích cho mọi người biết giải pháp tình thế đó.
Nếu tôi ở vào hoàn cảnh của ông có lẽ tôi cũng dùng giải pháp tình thế, nhưng là giải pháp  dựa trên sự trung thực và minh bạch, có lý , có tình, đúng luật, nhất định không dùng thủ đoạn. Người lãnh đạo giỏi hay không, phẩm chất của họ như thế nào rất ít thể hiện  trong những công việc hàng ngày. Nó thể hiện khá rõ khi giải quyết sự cố khó khăn, gay cấn. Qua sự việc trên  thấy được phần nào trình độ, nhận thức của cán bộ chế độ hiện hành.

Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?

Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không có nếp nhăn”, và bản thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?
Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…
Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.
Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.
Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”
Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”
Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”
Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.
Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.
Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?
Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.
Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bỏ cho cái mất!
Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
Hồng Ngọc/(Trí Thức)

Trang