31 tháng 7, 2013

Hoan hô Dì Tiến!

 Hồ Thơm 
Dì Tiến, đương kim bộ trưởng Bộ Thuốc vừa qua phát biểu vừa… Quyết liệt vừa hay chưa từng có hè:
” … trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật. ”
Hay hè , hay hung, hay hỉ…!!!

Nghĩ rằng,hay thì có hay nhưng nếu không quất cho Dì Tiến mấy roi mây cho quắn đít teo chim, lỡ mai đây các bác có tên sau, học tập và làm theo rồi phát biểu wuyết liệt như ri thì bố con thằng nào chịu cho thấu:
- Bác Thăng Bộ Công : ” Với tai nạn giao thông, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của ổ gà thì xử ổ gà; lỗi do tài xế, xử người tài xế; lỗi do chiếc xe xử lý chiếc xe; lỗi do … trụ điện thì xử ný trụ điện.”
- Bác Luận Bộ Học : ” Với tiêu cực trong thi cử, ký bậy các thông tư nghị định vớ vẩn, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của thí sinh thì xử thí sinh; lỗi do phao,tài liệu xử phao tài liệu; lỗi do giám thị xử lý giám thị; lỗi do …ký bậy thì xử ný chữ ký.”
- Bác Quang Bộ Hình : ” Với tiêu cực trong ngành CA, trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của CA thì xử CA; lỗi do bàn tay nhận chung chi thì xử bàn tay; lỗi do súng ống cướp cò, xử lý súng; lỗi do … thì xử ný …”
Vân vân…
Lại nữa, Dì Tiến lãnh đạo bên bộ tiêm chích, thuốc thang, chuyện làm nỏ hết răng lại hồ hởi phấn khởi hăng hái lấn sân đi dự khánh thành công trình gì đó thuộc bộ TBXH để mần cái chi hè ??? Hay Dì nghĩ : “ Đồng chí nào chết trước thì lo trước, đồng chí nào chết sau thì lo sau ??? Nếu thế thì Dì Tiến quả có cái đầu công bằng ( nhưng không bác ái).
Rồi nữa, “ Bộ trưởng bộ Y tế, hãy từ chức!” ( Trên Phây Bút ). Từ là từ thế nào ? Nước Nam ta từ khi có đảng có thấy ai từ chức bao giờ không??? Từ chức hết thì lấy ai làm việc ??? Dì Tiến theo các cụ từ khi chim mới mọc lông ,bây giờ chim lại sạch lông như ngày nào, đã ngót năm mươi năm , Dì không xin, không chạy chức Thượng thư thì từ chức cái chi???
Nói túm lại, … hoan hô Dì Tiến!



BỆNH TRONG ĐẢNG DO BẨM SINH



Lại sang 'Tháng Tám mùa thu cách mạng', cách đây 68 năm, ngày 12-10-1945, khi Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới đọc tại quảng trường Ba Đình được hơn một tháng. Khi đó, chính quyền cách mạng của nước VNDCCH mới đi vào hoạt động, còn trong 'trứng nước. Các cán bộ từ Trung ương đến địa phương mới trong rừng, trong 'cứ' ra.
Thế nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận diện ra những căn bệnh sẽ phát sinh, phát triển ngay trong đội ngũ đảng lãnh đạo. Bác Hồ đã viết trên báo Cứu Quốc (số 65) bài“Sao cho được lòng dân?” (Ký bút danh Chiến Thắng). Đây không đơn thuần là sự tiên đoán, mà là kinh nghiệm nhìn nhận, hiểu biết, đúc kết của Bác từ khi mới thành lập đảng 1930. Mà cái gốc là cách nhìn, phân tích tâm lý, tính cách, lối sống tác phong của con người. 

             Thực ra, chế độ mới của nền dân chủ cộng hòa còn trứng nước, đã có cớ gì để xuất hiện sự “mất lòng dân”, nhưng hầu như Bác Hồ đã tiên tri cái bệnh “bẩm sinh” của Đảng, thể nào các ông “quan cách mạng” cũng sẽ bị mất lòng dân. Cái căn nguyên ngày càng mất lòng dân, mất niềm tin bởi cái tâm không thiện, cái tầm quá thấp, động cơ làm cách mạng lại thiếu trung thực, vì cái “tôi” quá lớn, nặng cá nhân chủ nghĩa, tham quyền trục lợi, kèn cựa địa vị, đạo đức, lối sống không gương mẫu, rồi bị suy thoái, bị mất uy tín với dân. Đọc bài viết này, như Bác Hồ đang nói chuyện với các cán bộ, đảng viên tham gia học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), hoặc là đang ‘quán triệt' Nghị quyết Hội nghị TW 7.
Sao cho được lòng dân?
Ta nhận thấy xung quanh các Uỷ ban nhân dân, một vài nơi tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn tiếng người khen. Dân chúng tín nhiệm ở Chính phủ Trung ương nhiều hơn các Uỷ ban địa phương.
Những Uỷ ban đó không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét là khác nữa.
Thứ nhất dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta còn bĩu môi nói đến bà "phủ trưởng" nọ bận quần áo chẽn, tóc cắt ngắn cưỡi ngựa đi rong khắp chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ trỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà "tỉnh trưởng" đi chơi mát mỗi buổi chiều.
Từ chỗ ngông nghênh xa phí đó rất dễ đi đến chỗ ỷ thế cậy quyền, làm nhiều điều quá tệ. Thậm chí có ông tư pháp khi xử kiện bắt tội nhân quỳ trước thềm đánh đập, chửi mắng tội nhân, hách dịch đúng như những "ông quan", "ông thanh tra" dưới thời Pháp thuộc, Nhật thuộc!
Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta. Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được.
Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư.CHIẾN THẮNG
              (Báo Cứu quốc, số 65, ngày 12-10-1945)

Cụ Hồ cứ dạy thế, nhưng hậu duệ, hậu thế bây giờ chứ nó chức trọng quyền cao mà đâu có nghe cụ? ""Học tập và làm theo..." nhưng chúng nó ăm cắp, xén bót chữ H của cụ đi rồi. Thành ra "Học tập và làm TEO tấm gương"...Đúng thế, TEO dần. Chúng nó dùng chữ H vào Hùn hạp, Hội họp, Hống hách, Hung hăng, Hứa hão, Hoạnh họe dân...Thế có buồn không, Dạ, Thưa Cụ?!

Làm sao để đàn ông thích bạn

1. Phải xinh: Bạn thừa biết rằng không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp. Bởi thế, đừng đổ lỗi cho cái sự lười làm đẹp của mình chỉ bằng một câu “tôi không xinh, có cố cũng chẳng để làm gì”.




Không ít các chương trình truyền hình trở nên ăn khách khi biến đổi hoàn toàn khán giả của họ từ một người bình thường, sẽ lẫn vào bao nhiêu người trở thành một người có gu, biết cách ăn mặc, trang điểm và để tóc phù hợp. Bạn có thấy sự “lột xác” của những người ấy không? Điều đó chứng minh cho bạn một chân lý: Bạn luôn luôn có thể trở nên xinh đẹp hơn, chỉ cần để ý chăm chút cho bản thân. Khi đã đẹp hơn, bạn sẽ nổi bật và đàn ông bắt đầu đểmắt tới bạn…
2. Nói chuyện có duyên
Thế nào là nói chuyện có duyên? Hãy để anh ấy được nói về những điều mình thích, bạn sẽ là người khơi gợi. Đàn ông nếu được nói về chủ đề bản thân thực sự say mê sẽ trở nên cởi mở hơn và nhìn bạn dưới ánh sáng thiện cảm, vô thức mà bị cuốn vào câu chuyện với bạn từ lúc nào không hay.
Bạn nên dùng thêm các ngôn ngữ cử chỉ, cái miệng luôn cười, đôi mắt vui tươi như biết nói, điệu bộ uyển chuyển, hơi ngả người về phía trước để anh ấy biết rằng bạn có hứng thú với câu chuyện, có lúc lại đưa người một chút ra sau để điều tiết khoảng cách. Nhẹ nhàng vuốt tóc, chủ động có “va chạm nhẹ” với anh ấy như khều tay trong lúc nói chuyện… cũng là các”tiểu xảo” thu hút đối phương.
Sự duyên dáng không chỉ nằm ở khả năng khơi gợi cho người kia nói về những điều họ yêu thích. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn nói về chủ đề chính mình say mê, gương mặt bạn sẽ sáng hơn, vẻ ngoài trở nên quyến rũ hơn, mọi người xung quanh đều nhận thấy điều đó ở bạn. Bởi thế, hãy chia sẻ với anh ấy cả những câu chuyện của riêng bạn, những sở thích, thú vui…
3. Xịt nước hoa, lên…tóc
Một chút thôi đủ để lưu lại hương thơm. Khi đàn ông ở gần bên, bạn hãy nhẹ nhàng hất tóc từ bên vai này qua bên kia. Mùi vị là thứ có thể lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất, anh ấy sẽ còn rất lâu mới quên được hương thơm ngọt ngào toát ra từ bạn.
4. Chú ý dáng đi
Khi bạn đang sánh bước bên một người đàn ông, hãy giữ cho lưng thật thẳng, hai tay xuôi theo người và sải những bước thật dài. Dáng đi “mọi ánh mắt phải dồn vào tôi” này tạo cảm giác người bạn cao hơn, bắt anh ấy phải nhìn ngắm bạn tới mức không tài nào dứt ra được.
5. Nên tỏ ra xa cách một chút
Bạn có để lộ ra những tín hiệu cho thấy mình đang đong đưa với người ta, nhưng đừng tỏ ra quá sẵn sàng. Cần để anh ấy hiểu một chuyện: “Em có chút hứng thú với anh, nhưng để chinh phục được em, anh vẫn phải bỏ công sứcđấy”.
6. Có chính kiến
Nếu anh ấy hỏi bạn muốn làm gì, bạn nên đưa ra tên của quán ăn mình muốn tới hay bộ phim đang rất thích được xem, như thế tốt hơn thái độ “thế nào cũng được”. Một người phụ nữ biết rõ mình muốn gì chứ không để đối phương quyết định tất cả, với đàn ông mà nói, sẽ có sức hút lớn hơn, gây cho họ nhiều cảm hứng hơn.


Theo Cosmopolitan

Chân dung người đàn ông lý tưởng

Bước qua tuổi 25, “đàn ông hư” với cuộc sống phong phú, vui nhộn, phong cách “yêu” nóng bỏng không còn hấp dẫn được bạn nữa. Bạn sẽ mong muốn điều gì đó an toàn hơn, ổn định hơn, ấy là lúc bạn tìm được cho mình người đàn ông lý tưởng.

Trước hết, anh ấy là người tốt

Người đàn ông này không nói dối, không phản bội, anh ấy đáng yêu, tốt bụng và hết mực chung thủy. Nếu bạn muốn tìm kiếm ai đó để cùng mình đi đến hết cuộc đời, tính chính trực là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Anh ấy cũng phải là người biết cảm thông, có khả năng hiểu cho người khác, biết đặt mình vào địa vị người khác mà trải nghiệm những cảm xúc của họ.
Anh ấy có tính xây dựng khi giải quyết xung đột

Hãy nghĩ đến việc người đàn ông này thường sẽ phản ứng thế nào khi hai người có điều tranh cãi? Bạn có vượt qua được cuộc tranh luận ấy dễ dàng mà không xảy ra “xô xát” hay không? Anh ấy sẽ bình tĩnh gỡ nút mọi vấn đề, có sẵn lòng thương thuyết trước những bất đồng quan điểm? Nếu có, đó là những dấu hiệu tốt cho thấy người đàn ông này có kỹ năng đối mặt với xung đột với cung cách ứng xử trưởng thành.
Đàn ông biết khống chế cơn nóng giận của bạn thân, nhìn nhận, trân trọng cảm xúc của đối phương, biết diễn đạt vấn đề theo một cách tích cực chính là đối tác lý tưởng cùng bạn đi đến hết cuộc đời.
Anh ấy hài hước
Khiếu hài hước luôn là phẩm chất được đánh giá cao ở bất kỳ đối tác tiềm năng nào. Một người đàn ông có quan điểm lạc quan trong mọi vấn đề sẽ biến cuộc sống của người đồng hành với anh ta trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu anh ấy có thể mang đến cho bạn tiếng cười, hãy tin rằng anh ấy biết cách làm cho bạn hạnh phúc.
Hai người hòa hợp
Anh ấy có thể là người tốt, hội tụ nhiều phẩm chất đáng quý, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hai bạn không có điểm chung? Nhiều khả năng là sẽ rất khó giữ mối quan hệ này được lâu dài đấy.
Các chuyên gia cho rằng, sự tương thích, hòa hợp lứa đôi có ý nghĩa như một chất keo gắn kết. Nếu bạn mong muốn một mối quan hệ lâu bền, người bạn cần tìm kiếm chính là người có thể gây ấn tượng mạnh cho bạn cả về mặt cảm xúc, lý trí lẫn thân xác. Thật bi kịch nếu bạn thuộc tuýp thích trải nghiệm những điều mới mẻ trong đời sống gối chăn còn anh ấy thì không, hoặc ngược lại.
Theo Dân Trí

'Cơm' ngon vẫn thèm 'phở' !

Một người đàn ông đôi khi có vợ đẹp, con khôn, được cho là có gia đình viên mãn nhưng vẫn muốn tìm tới người khác để thỏa mãn dục vọng.

Hạnh phúc vì lấy được vợ tốt
Một người đàn ông không gì hạnh phúc hơn là lấy được người vợ chu toàn, tháo vát. Phụ nữ cũng vậy, họ cần có một gia đình yên ấm chứ không phải là một cuộc hôn nhân đầy phiêu lưu. Nhưng có những người, dù lấy được người vợ hay người chồng tốt, vẫn không hài lòng. Họ cho rằng, đó là người họ tin yêu, họ chọn và đó là người giúp cuộc sống của họ ổn định, vui vẻ. Còn những thú vui bên ngoài họ vẫn phải có, vẫn phải tiếp tục, ngay cả chuyện gái gú, ngoại tình.
Tôi cũng là gã đàn ông như thế. Tôi lấy được một cô vợ tốt. Phải nói là vợ tôi không thể chê vào đâu được. Em chu toàn, em đảm đang tháo vát lại biết chiều chồng, thương con. Với người ngoài, tôi là một gã đàn ông may mắn vì lấy được cô vợ mà ai cũng ao ước. Tôi chẳng cần vợ đẹp, chỉ cần nhan sắc như vợ tôi là quá đủ. Thế nhưng, chuyện đó chỉ là đủ, còn cái gọi là ‘thỏa mãn’ thì chưa có.

Vợ tôi lúc nào cũng nói với tôi rằng: “Đừng ham hố đâu xa, cái đẹp, cái vui ở ngay trước mắt. Nếu anh thích thế nào, em có thể chiều anh như thế. Anh đừng có vui vẻ bên ngoài”. Tôi cũng nhớ lời vợ dặn và cho đó là điều nên làm nhưng có đôi khi, cái máu đàn ông trỗi dậy trong con người tôi và tôi lại không đừng lại được.

Vì biết chồng cũng là đàn ông, sợ chồng đi bên ngoài nên chuyện ‘gối chăn’ vợ tôi cũng thận trọng lắm. Vợ thường xuyên tìm hiểu xem đàn ông cần gì, muốn gì và vợ cũng thích chuyện làm sao để cuộc sống của chồng được thoải mái nhất, không gò bó gì cả. Nhưng dù có vợ đẹp, có con khôn, tôi vẫn muốn thử vài lần ‘cảm giác lạ’, được làm người đàn ông của những người phụ nữ khác, không chỉ có vợ, tất nhiên tôi sẽ trung thành với vợ.
Ngoại tình để cho… vui
Một người đàn ông đôi khi có vợ đẹp, con khôn, được cho là có gia đình viên mãn nhưng vẫn muốn tìm tới người khác để thỏa mãn dục vọng. Ham muốn của đàn ông cao hơn phụ nữ, họ ‘chơi bời’ nhưng biết điểm dừng, biết giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
Đôi khi cái chuyện ngoại tình đúng là chỉ để cho… vui. Tôi cũng quan niệm như thế nếu không vui tôi sẽ dừng lại. Tôi không vì những người đàn bà qua đường kia mà bỏ bê vợ con, hay làm vợ buồn. Tất nhiên, đó không phải là chuyện yêu sống, yêu chết một cô bồ nào đó hơn vợ, chỉ là chuyện vu vẻ mà thôi.
Nếu ai đó hỏi tôi, ‘anh có bỏ vợ để lấy bồ không?’, không cần suy nghĩ tới 5 giây, tôi sẽ trả lời ngay lập tức ‘không bao giờ’. Tôi chưa từng có ý định ấy, cũng không hề muốn nói chuyện yêu đương chân thành với các cô bồ, chỉ là tôi cần họ khi vợ tôi vắng nhà, khi tôi muốn giải tỏa, vui chơi. Còn ở bên vợ mới là bình yên và an toàn nhất. Vợ tôi giỏi, vợ tôi tốt, vợ tôi ngoan hiền, cớ gì tôi phải bỏ cô ấy để theo mấy cô bồ cứ sà vào lòng tôi kia. Đừng hỏi tôi câu như vậy, vì gã đàn ông nào cũng giống tôi, ‘có cơm ngon vẫn thèm phở như thường’. Tôi dù có cơm ngon nhưng thi thoảng chỉ ăn phở để đổi món. Và tất nhiên, cơm vẫn là món chính mà không có nó thì chẳng bao giờ no bụng hay khỏe mạnh được.
Đó là lý do vì sao đàn ông luôn bị cái tội lăng nhăng. Đôi khi phụ nữ phải chấp nhận vì nói thật, kiếm được người chồng nào chỉ yêu mình vợ, chung thủy một thân xác vợ, quả thật quá khó. Chị em hãy bằng lòng và chấp nhận, chỉ cần anh ta thật lòng yêu thương gia đình, vậy là quá đủ. Hãy xem như chuyện ‘ăn phở’ chỉ là phút thư giãn mà thôi!
Theo Khám phá

Không một thiên tài nào là không bị bức hại

Lê Ngô Cát ngồi Tri huyện Thất Khê đã được mấy niên !
Ông huyện trẻ không thấy non nước Cao Bằng thơ mộng như trong ca dao ai đó từng nỉ non tủi hờn “ Nàng về nuôi cái cùng con - Để cho anh trẩy nước non Cao Bằng”, mà chỉ thấy từng giải rừng thiêng chập chùng hoang vắng, suối reo róc rách, chim hót líu lo, mang hoẵng tác váng thung ghê rợn cả hoàng hôn. Có chăng nét gợi cảm đến rưng lệ là thành quách nhà Mạc trơ gan cọ mãi với nắng mưa năm tháng như một thoáng hoài cổ mơ hồ. Mấy lần bệnh sốt nước ngã nước quái ác quật ông xuống hành cho trụi lủi râu tóc. Lê Ngô Cát phập phồng sống trong tâm trạng buồn nhớ quê nhà, bất đắc chí vì cuộc đời này đầy rẫy bất công !
Cao Bằng là u tì quốc dành riêng cho những người như loại ông có tài nhưng không chịu luồn cúi và chẳng biết đứng về phe phái nào hết.
Một sáng thăng đường (Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11, năm 1858), liền có chiếu chỉ của vua Tự Đức triệu ông về Huế. Ông tức tốc lên đường ngay. Mừng lo lẫn lộn khôn xiết. Không biết số phận mình sẽ ra sao đây ?
Đến kinh, Cát vào thẳng Đại Nội bái mạng vua. Tự Đức phán :
- Trẫm biết rõ tài khanh nên phong cho khanh chức Hàn lâm viện Biên tu và giao Quốc sử quán cho khanh đó. Khanh hãy vì trẫm mà san định lại lịch sử nước nhà cho tử tế ?
Lê Ngô Cát rập đầu :
- Muôn tâu, thần xin phụng mệnh.
Thế là từ đó cuộc sống đế đô bắt đầu : ơn vua lộc nước, áo mão xênh xang, ăn trắng mặc trơn. Ngày ngày, ngồi ở Quốc sử quán, Các lục lọi bí thư các sắp xếp chỉnh lý tài liệu, xắn cao tay áo viết tiếp lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh đến hết thời Lê Chiêu Thống, rồi vắt qua đương triều. Cát viết miệt mài ngày đêm, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này qua năm kia - viết theo lệnh của đức vua ! Dĩ nhiên, ăn cơm chúa phải múa… thành ra cái gì của triều Nguyễn cũng phải hay phải đẹp. Sự nghiệp cát cứ Nam Hà của chúa Nguyễn là chính danh, thuận lẽ trời, hợp lòng người, Còn những gì ở phía bên kia nhà Tây Sơn đều là ngụy tặc, xấu xa đáng căm ghét phỉ nhổ, Cát nhúng bút vào hắc ín bôi đen tuốt. Còn Nhân Dân ? – Nhân Dân  ư ? Ồ, họ chỉ là đám đông mù quáng trong tay một nhúm người có thiên mệnh chỉ lối đưa đường cho lịch sử.
Cặm cụi mấy năm, năm 1860, Cát hoàn thành bộ sách. Sách dâng lên vua. Thật là độc đáo : toàn bộ lịch sử nước nhà được gói gọn trong 3.774 câu lục bát khá uyển chuyển, một bộ sử diễn ca bằng thơ ! Tự Đức ngự đọc, rất hài lòng  “Khanh đã làm trúng ý trẫm”.
Cát viết thế chỉ vì tùy thời và chiều vua. Tu chùa nào phải tụng kinh chùa ấy, Vả, Cát cũng ngã lòng buông xôi chữ tiết. Mỗi khi nghĩ tới Cao Bằng, Cát hãy còn rùng mình, sởn ốc. Ngòi bút của Cát chỉ sáng bừng lên khi viết về những cuộc chiến tranh chống xâm lăng huy hoàng của dân tộc, nó mang hơi thở sử thi cổ đại đầy tráng khí khi Cát dành cho cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chống quân Nam Hán, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần, cuộc kháng chiến mười năm nằm gai nếm mật của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Ngòi bút của Cát bừng bừng nộ khí khi tả hành động tội ác trời không dung đất không tha của quân cướp nước. Cát châm biếm sâu cay những kẻ rước voi về giày mả tổ, những kẻ ích kỷ phản nước hại nòi. Cái hay của văn là khi nó nói được những thực chất của lòng mình, mọi lời dối trá chẳng lòe được ai. Ta hãy nghe ông nói một đoạn về bà Triệu :
Vú dài ba thước dắt lưng
Cưỡi voi đánh trống trong rừng bước ra
Cũng toan gánh vác sơn hà
Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam !
Tự Đức - vẫn ông vua hay chữ ấy ngự lãm đến đoạn này đã vỗ đùi cười ha hả, khuyên tròn rồi phết một sổ thật dài vào cạnh, tiện bút chữa chữ “cũng toan” thành “ghé vai”, rồi quay ra xởi lởi với đám quần thần :
- Ba thước vú ! Đàn bà vú vê chi dài dữ khiếp rứa. Thế còn bọn đàn ông nước Nam chết rấp mô cả mà chỉ còn đàn bà con gái đánh giặc làm cho bọn Ngô thấy mặt anh thư của nước Việt thôi sao ?
Tự Đức cười, bá quan văn võ cười theo. Nhà vua cho gọi sử gia Lê Ngô Cát vào, ban thưởng cho Cát một tấm lụa với hai đồng tiền ngự bằng bạc !
Nghe tin vui, các bạn hữu nườm nượp đến tận quý xá mừng đòi tác giả bộ Đại Nam quốc sử diễn ca phải có rượu khao. Mọi người chúc tụng hỉ hả. Cát lâng lâng trong khoái cảm công thành danh toại .
Khi rượu đã ngà ngà, một bạn hứng chí đòi chủ nhân phải có thơ tức sự về việc vua ban “lộc”, Cát bèn ngất nga ngất ngưởng đọc :
Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho cái khố với hai đồng tiền !
Ít lâu sau, đùng một cái, Lê Ngô Cát nhận chiếu chỉ thăng Án sát kiêm Tán dương Quân vụ Cao Bằng. Lệnh phải lên ngay !

Mãi về sau, ông mới vỡ nhẽ : hai câu thơ của ông đã đến tai Tự Đức. Ui chao, bệnh do mồm ăn vào, tai vạ do mồm nói ra. Đức kim thượng cho ông có ý xỏ ngọt vua keo kiệt (cho một tấm lụa đủ thửa cái khố và hai đồng tiền công may) nên đã “biếm” ông “trẩy” trở lại “non nước Cao Bằng” cho bõ ghét !

Tôi đứng sau lưng bà

Bà kia mới đi căng da mặt để mừng ngày sinh nhật bốn mươi.
Tốn khá nhiều tiền, xong xuôi nhìn kết quả trong gương tươi cười hãnh diện. Trên đường về muốn làm trắc nghiệm. Bà ghé vào một tòa báo. Thấy người thu ngân có vẻ là người  thật tình, bà khẻ hỏi:

"Nếu không phiền, làm ơn xin nói rất thật lòng, số tuổi của tôi".
Câu trả lời:
-"Khoảng băm hai thôi".
-"Không, tui đúng bốn mươi rồi đó".  Bà nói mà lòng vui quá cở.
Một lúc sau vào McDonald, sau một hồi đứng xếp hàng đến phiên, mua thức ăn xong, cũng câu trên, bà hỏi một cô nhân viên bán hàng và được trả lời là khoảng "hăm chín". Bà hớn hở cười thỏa lòng,hả dạ:
-"Không, cô à, tui đã bốn mươi!"
Ghé lại nhà thuốc tây nhỏ trên phố. Đến ngay quầy hàng, bà hỏi ông dược sĩ khi trả tiền mua lọ kẹo the. Câu hỏi làm nóng rực người nghe. Người dược sĩ im lặng một lúc rồi thưa:
"Tui nghĩ bà ba chục."
Bà đáp ngay, mắt sáng rực:
"Ồ, cám ơn, tui bốn chục rồi"
Xong ra đứng trạm chờ xe buýt,cạnh ông già, bà hỏi y chang câu hỏi trước giờ. Ông già thưa:
"Tui mắt đã mờ, gần 70 rồi, càng già thị lực càng giảm. Lúc trẻ tui bảo đảm có biệt tài đoán tuổi đàn bà bằng mắt, đoán trúng phóc. Nay già rồi thì cách đoán có khác hơn, đơn giản lắm nhưng mà... hơi ngặt: Bà phải để cho tay tui đặt đúng nơi bà đang mặc xú cheng. Chỉ khi nào làm đúng vậy tui sẽ đoán tuổi bà đúng ngay chóc."
Đường phố vắng, ngồi im một lúc, lòng khơi dậy tính tò mò, bà bèn vọt lời:
"Thôi kệ, tui cho nè, ông cứ việc mò đi nhé."
Ông già kia từ từ nhè nhẹ... cho tay bóp, xoa, vò đôi nhủ hoa. Nhập hai quả "bồng" vô thành một. Rồi nắn, chà sột sọat với nhau. Mần tới lui mấy  phút sau, Bà kia hỏi:
"Nào, ông nói đi tui mấy tuổi?"
Ông kia nắn nắn thoa thoa thêm lần cuối. Rồi rút tay ra nói:
"Thưa bà, theo như tôi khảo nghiệm, tuổi bà phải là bốn chục!"
Quá đổi ngạc nhiên và khâm phục, bà hỏi:
"Sao ông đoán được? Hay ghê!"
Ông già im lặng, nhưng người đàn bà tiếp nài nỉ mãi muốn biết sao ông đoán được đúng như vậy . Ông già chậm rãi thưa rằng:
"Bà phải chịu thề, không mắng chửi thì tui mới giám nói."
Bà nhỏ nhẹ:
"Tui thề, ông cứ nói"
Chút ngần ngừ, chậm rãi ông nói:
"Hồi sáng nay trong Mắc Đa Nô, tui đứng... sau lưng bà đó !!!

Chuyện tiếu lâm thời Việt Nam Cộng sản

Sưu tầm viết lại.

Lời “ráo” đầu
Ông anh tôi là đồng chí Trần Khốt, trước có công tác ở Ban Tuyên ráo Trung ương, thời Hòa thượng Tố Không là Phương trượng, nên cũng đã thu thập được nhiều chuyên dân gian và đã kể hầu các bạn trong bài “Tiếu lâm chính trị (Việt Nam, năm 1980)”. Những chuyện này, theo như anh ấy nói, thì là nghe qua bác sĩ Lương Nhân. Phần lớn những câu chuyện này có xuất xứ từ Hà Nội, khi vào đến Sài Gòn có phần nào đã thay đổi ít nhiều. Hôm qua tôi lục tay nải, tìm thấy một cuốn sổ tay của anh ấy, gián nhấm cũng nhiều chỗ rồi, chữ mất chữ không.
Bây giờ tôi lại “theo bước đàn anh ta đi lên”, ráng chép lại hầu chư vị. Truyện nào trùng thì tôi bỏ, truyện nào có biến thể thì tôi lưu. 

Cũng thế
Sinh viên thời ấy, ngoài chuyện học hành, lên lớp, thỉnh thoảng còn bị lôi cổ đi biểu tình. Biểu tình chống cái gì? Thì đại khái là biểu tình chống Mỹ, hoặc biểu tình kỷ niệm ngày Lao động Quốc tế mồng 1 tháng Năm, ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 v. v…
Thường thường thì mỗi khoa có một, hai thầy cô đi kèm, sinh viên thì xếp hàng hai đi theo lớp, lớp trưởng (thường là bí thư chi bộ) thì đi ngoài hàng để hô khẩu hiệu cho anh em hô theo.
Hôm đó, sau khi đi một vòng từ trường ra đến bến xe điện Cầu Giấy (khoảng hai, ba cây số) rồi quay về, vừa đi vừa hô khẩu hiệu. Gần về đến trường, anh trưởng lớp hô: “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”.
Anh em vừa giơ nắm tay, vừa hô theo ba lần: 
“Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!”
Anh trưởng lớp hô tiếp: “Hồ Chủ tịch cũng thế!”
Cả lũ mặt nghệt ra, tình huống này chưa bao giờ có, không ai biết là phải hô theo như thế nào. Anh này không biết là vô tình hay cố ý, nhưng chắc chắn là lại có điều gì “bất mãn” đây, chí ít thì cũng đã uống cả vỉ “thuốc liều”.
Vừa về đến trường, anh em chuẩn bị giải tán thì đã có xe com-măng-ca đít vuông của bên công an tới đón trưởng lớp đi. 

Chuyện anh Ba 

Một hôm có một ông già tới trước cửa số 6 Hoàng Diệu, gặp cảnh vệ gác cửa xin vào gặp anh Ba. Cảnh vệ hỏi ông là ai, đến có việc gì? Ông già bảo: “Chú cứ việc vào báo anh Ba, có tôi là bạn học cũ tới thăm anh ấy”.
Cậu cảnh vệ lúng túng nhưng rồi cũng bảo: “Thế bác chờ một tí nhé, để cháu gọi thư ký anh Ba ra mời bác vào.” (Thế là đã đẩy khéo được quả bóng sang sân thằng khác).
Thư ký ra, thấy ông già phúc hậu, phương phi, đi giầy Tây, mặc bộ đại cán Tôn Trung Sơn, lại nói giọng Quảng Trị thì vội vàng mời ông vào phòng khách. Mời khách an toạ, chạy đi pha ấm trà Hồng Đào, bóc gói thuốc Thủ đô, rồi anh thư ký nhẹ nhàng hỏi:
- Dạ, thưa bác, xin phép bác cho cháu được biết quý danh để cháu vào báo cáo với anh Ba.
- Chú cứ nói với ảnh có tôi là bạn học cũ hồi xưa là ảnh biết liền.
Thư ký nghĩ bụng, ông già này chơi khó mình, anh Ba thì bận nhiều việc, lịch dày đặc, đâu có phải lúc nào cũng bỏ việc ra tiếp khách được đâu, mà không báo thì sau này anh Ba biết, anh ấy lại tát cho “ù tai”. Giờ anh Ba đã ngoài bẩy mươi, bạn học có còn thì được mấy người, hẳn là anh Ba quý lắm. Nhưng nếu không phải thì sao? Cũng “bỏ mẹ”!
Thế rồi “cái khó ló cái khôn”, anh thư ký gọi điện thoại sang Cục Bảo vệ, xin gặp Cục trưởng. Cho gặp hay không cho gặp thì tội đâu ông này chịu. (Lại đẩy được quả bóng sang sân khác). Bên Cục Bảo vệ họ nắm vững lý lịch của từng cán bộ, vậy gọi sang bên ấy thì “chắc ăn như bắp”.
Cục trưởng cầm máy, thư ký anh Ba báo cáo lại tình hình và xin chỉ thị.
Vừa mới nói đến ông già này là bạn học anh Ba ngày xưa, Cục trưởng quát vào điện thoại:
- Trói cổ thằng ấy lại! Thằng ấy nó nói láo đấy! Anh Ba làm đ… gì có bạn học, anh ấy có đi học bao giờ đâu!

Óc anh Ba
Hôm đó anh Ba dẫn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba đi viếng lăng Bác. Gần tới nơi thì anh Ba tinh mắt phát hiện ra một đống thằng nào mới bậy ra gần cửa Lăng. Hàng ngày anh Ba vẫn chịu khó tập thể dục thể thao, chạy nhảy bơi bắn anh Ba tập tuốt, nhưng có một môn giỏi hơn cả, ấy là môm ném đĩa. Rất bực mình vì một lũ cảnh vệ ăn hại, nhưng vốn nhanh trí, anh Ba lấy cái mũ kê-pi trên đầu, lia một phát, chụp ngay lấy cái chỗ cần che. Vậy là êm.
Cuộc viếng Lăng diễn ra bình thường, nhưng về đến nhà, anh Ba vẫn còn giận. Anh cho gọi thư ký lẫn cảnh vệ lên dặn: “Này, bất cứ ai hỏi thì cũng nói là tôi không có nhà nhé, kể cả điện thoại cũng vậy!”
Ngày hôm ấy không ai gặp được hay điện thoại được với anh Ba. Họ kêu ca với Bộ trưởng Nội vụ (tức là Bộ Công an). Sau khi suy nghĩ tính toán, Bộ trưởng Nội vụ đưa ra kết luận: “Chắc chắn anh Ba bị bọn bành trướng hay bọn đế quốc bắt cóc. Ngày hôm nay, trong lịch trình của anh không thấy ghi cuộc họp nào, hay tiếp khách nào.” Lệnh truyền xuống cho các Sở, Ty Công an trên toàn quốc phải xếp hết mọi việc lại để đi tìm anh Ba ngay lập tức. Đồng chí nào tìm ra anh Ba sẽ có thưởng to.
May sao vừa lúc đó, một chiến sĩ trẻ trong đội Cảnh vệ gác lăng phát hiện ra chiếc mũ của anh Ba và gọi thủ trưởng đến: “Anh Ba đã bị giết hại rồi! Đây là mũ của anh Ba, bọn chúng đã đánh anh Ba phọt óc ra rồi đây này!”

Cứu anh Ba
Đồ Sơn ngày ấy chia làm ba khu. Đi từ ngoài vào trong thì khu 1 dành cho nhân dân với cán bộ, công nhân viên, khu 2 dành cho cán bộ trung cấp, khu 3 dành cho chuyên gia các nước bạn và Trung ương. Thật ra thì khu hai đẹp nhất, ít đá, ít hà. Từ Hà Nội xuống chỉ có hơn 110 cây số, xe con chạy chỉ độ hơn một tiếng là đến nơi, nên cuối tuần các vị “tai to mặt rỗ” thường về đây nghỉ.
Hôm ấy, sau cả tuần họp hành liên miên, Tổng Bí thư quyết định đi Đồ Sơn nghỉ để thư giãn. Tới nơi, giời thì nóng nực, biển thì bọt tung trắng xóa và gió về bay tỏa nơi nơi, anh Ba cởi quần áo (tất nhiên là vẫn còn cái quần xà lỏn) nhảy ùm xuống biển, bơi một chập. Thật là đã quá đã!
Nào ngờ, vì không khởi động trước, anh Ba bị chuột rút. Sóng cứ kéo anh Ba ra ngoài xa. May mà gần đấy lại có chiếc thuyền của dân chài địa phương, một thanh niên vội nhảy xuống bơi ra, túm được tóc người bị nạn rồi lôi vào bờ. Sau chừng mươi phút làm hô hấp nhân tạo, anh Ba hồi tỉnh. Nhìn người cứu mình với ánh mắt biết ơn, anh hỏi nhẹ nhàng:
- Cháu là ai?
- Dạ thưa bác, cháu là dân chài ở đây.
- Thế bây giờ cháu muốn gì, cứ nói cho bác biết. Bác có thể giúp cháu!
- Dạ thưa bác, cháu thấy bác bị nạn thì cháu cứu thôi, chứ có gì đâu ạ.
- Cháu cứ nói đi, cháu muốn gì?
- Thưa bác, cháu không đòi hỏi gì ạ!
- Thế cháu có biết bác là ai không?
- Dạ thưa bác, cháu không biết ạ.
- Bác nói cho cháu biết nhé, bác là bác Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng.
- Dạ dạ, thưa bác. Nếu thế thì cháu chỉ xin bác một điều duy nhất ạ.
- Cháu cứ nói, bác sẽ giúp cháu, vì cháu đã cứu bác.
- Thưa bác, cháu xin bác đừng kể với ai là cháu đã cứu bác!
- Sao vậy?
- Nếu người ta biết thì người ta đập chết, mà cháu có sống thì cũng không làm gì được mà ăn!
*
Phụ lục
Bạn nào chưa đi Đồ Sơn thì cũng nên đi cho biết. Gần đây Đồ Sơn được xếp hạng là “kỳ quan thứ tám… tám” của thế giới theo sự bình chọn của Hãng Thông tấn “ù ù cạc cạc”. Để cổ động khách du lịch tới thăm bãi biển này, trên đường từ Hải Phòng ra Đồ Sơn, Sở Văn hóa Hải Phòng đã cho kẻ pa-nô lớn, chữ rất to:
Không đi không biết Đồ Sơn,
Có đi mới biết không hơn… đồ nhà,
Đồ nhà tuy có hơi già,
Nhưng là đồ thật, không là… Đồ Sơn!


Tiến thêm bước nữa

Cụ Tôn Đức Thắng mất. Xuống đến âm phủ, cụ lại gặp Bác Hồ. Bác hỏi:
- Cụ này, tình hình trên đó thế nào? Có còn “thiên tai, địch hoạ” nữa không?
- Vưỡn, khó khăn còn nhiều, nhưng xấp nhỏ vẫn ráng lo thực hiện di chúc của Cụ.
- Thế tụi nó thực hiện tới đâu rồi?
- Mới được có một phần ba.
- Phần ba là sao?
- Thì Cụ để lại chín chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”, họ thực hiện được một phần ba, tức là “không có gì”!
Ít năm sau, đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ lại ra đi (nghe đồn là bị thượng mã phong). Xuống tới nơi lại gặp Bác. Bác hỏi:
- Thế tình hình thực hiện di chúc của Bác các chú đã làm tới đâu rồi?
- Dạ, dạ, việc thực hiện Di chúc Bác thì chúng cháu vẫn tiến hành đều đều, đến nay đã tiến thêm được một bước nữa.
- Thêm một bước nữa nghĩa là thế nào?
- Dạ, thêm một bước nữa nghĩa là “không có gì… quý”, nghĩa là toàn đồ tầm tầm, xài không được ạ!? 
Trung thành với Đảng
Bà con Sài Gòn kháo nhau câu chuyện dưới đây, thực hư thế nào không biết, tôi chỉ sao y bản chính thôi:
Ông Nguyễn Khắc Viện ốm nặng, lần này thì khó qua khỏi. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nghe tin nên đến thăm, thái độ rất trọng thị, vì dù sao thì ông Viện cũng là bậc đàn anh lão thành cách mệnh, đặc đẳng công thần, thành tích đóng góp trong phong trào Việt kiều yêu nước bên Pháp là rất lớn. Sau khi Lê Khả Phiêu ra về, ông Viện gọi vợ (bà Nhất) đến bên giường, ân cần nắm tay vợ khẽ nói:
- Bây giờ Tổng Bí thư đã đến thăm, mình mà không chết thì cũng… kỳ!
Nói xong thì cụ… thăng. 

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Nhân ngày 22 tháng 12, ngày Truyền thống, kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cô giáo dẫn học sinh đi tham quan Bảo tàng Quân đội.
Trong Bảo tàng có rất nhiều chân dung các vị tướng lĩnh tài ba đã dẫn dắt quân đội ta đánh thắng hai đế quốc to. Ngoài ra còn có chân dung các anh hùng, liệt sĩ: nào Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt giúp cánh tay bị thương để tiếp tục xông lên, rồi Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Quốc Trị v.v… cho đến các anh hùng thời chống Mỹ sau này như Nguyễn Viết Xuân, Trừ Văn Thố,…
Dưới ảnh các anh hùng, ngoài một ít dòng tiểu sử còn có các câu nói nổi tiếng mà sau này trở thành khẩu hiệu cho toàn quân học tập. Chẳng hạn, anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chính trị viên đại đội pháo cao xạ, mặc dù máy bay Mỹ bắn bị thương, sắp hy sinh vẫn kiên cường chỉ huy đồng đội tiếp tục chiến đấu. Trước khi chết anh vẫn hô: “Các đồng chí, hãy nhằm thẳng mặt quân thù, bắn!” Câu nói đó đã nổi tiếng một thời.
Khi tới trước ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện thì thấy ngoài tiểu sử không có ghi câu nói nào cả. (Anh hùng Tô Vĩnh Diện là người đã lấy thân mình chèn lưng cứu pháo). Cô giáo thắc mắc mới hỏi người thuyết minh:
- Sao ở đây lại bỏ trống mà không thấy có khẩu hiệu gì hở chị?
- À, à,….
- Thế trước khi hy sinh anh ấy có hô gì không?
- Anh ấy không hô nhưng mà có nói to.
- Anh ấy nói cái gì?
- Anh ấy bảo: Đ. m. thằng nào dẩy tao đấy! Nói xong thì hy sinh. 

Anh hùng Phạm Tuân
a.
Thiếu tá Phạm Tuân là phi công Việt Nam đầu tiên được lựa chọn để cùng bay với phi hành gia Nga Gorbatko lên vũ trụ. Tất nhiên Gorbatko là chỉ huy trưởng, Tuân chỉ được ngồi quan sát chứ không được lái.
Sau khi ngồi lái cả ngày, đến đêm Gorbatko bảo Tuân:
- Mày cầm lái tí nhé, tao đi đái một cái rồi vào ngay. Nhưng mà cứ giữ nguyên thế chứ đừng có vặn vẹo gì mà chết đấy!
Năm phút sau, Gorbatko trở về chui vào khoang lái, thở phào nhẹ nhõm, mặt mày tươi tỉnh. Tuân hỏi:
- Ông đi đái vào chỗ nào vậy?
- Ôi dào, đang mót đái cứng cả bụng, tao cứ thấy chỗ nào tôi tối là tao phang bừa xuống.
- Thôi chết rồi! Thế thì ông đái vào Thủ đô Hà Nội của chúng tôi rồi!
(Bấy giờ là năm 1980. Chiến tranh đã hết nhưng Hà Nội ban đêm bị cắt điện liên tục.)
b.
Hoàn thành chuyến bay vào vũ trụ cùng Gorbatko, từ Mạc Tư Khoa anh Tuân được đưa về Hà Nội để báo cáo thành tích với Trung ương. Bên nhà, Trung ương cũng cho com-măng-ca về đón mẹ của Tuân từ Thái Bình lên sân bay Gia Lâm.
Vừa trông thấy con từ trên tầu bay bước xuống, bà cụ mừng quá, thấy con vẫn sống sót, mạnh khoẻ về được đến nhà, nước mắt cứ trào ra dàn dụa. Sau khi bắt tay và chào hỏi các đồng chí lãnh đạo, Tuân trông thấy mẹ, vội chay lại ôm chầm lấy cụ. Bà cụ giọt vắn giọt dài, ghé tai con nói nhỏ:
- Sao không xin gạo, xin mỳ,
Xin lên vũ trụ làm gì hở Tuân?
c.
Sau khi xong việc báo cáo thành tích ở Hà Nội, trên cấp cho Tuân một cái xe con để về quê thăm nhà. Chạy từ Hà Nội, qua Hà Nam, Nam Định, rồi rẽ về Thái Bình thì chả sao, xe cứ chạy phăm phăm. Gần về đến làng, còn cách chừng hai cây số thì đường huyện lại bị một con mương nhỏ đào cắt ngang. Chả là hợp tác xã đang cần nước tưới nên cứ đào đại đi, xong việc rồi lấp sau. Xe ô tô không qua được.
Vừa lúc ấy có một anh thanh niên đi xe đạp tới đó. Anh này xuống xe, xắn quần cao lên đến bẹn, luồn vai vào chiếc gióng ngang của xe, vác lên vai rồi lội qua con mương hẹp. Tuân vội vàng chạy theo năn nỉ:
- Này anh gì ơi, anh làm ơn cho tôi đi nhờ về xã Quyết Tiến được không?
Sang đến bên kia mương, anh thanh niên mới quay lại giả nhời:
- Thôi anh thông cảm, săm lốp bây giờ phân phối, khó mua lắm, giá chợ đen thì lại rất cao. Tôi không giúp anh được đâu.
Tuân tức quá lầm bầm:
- Mẹ kiếp, ông đi nhờ lên vũ trụ còn được, huống chi từ đây về Quyết Tiến còn có hai cây mà mày không cho ông đi nhờ!

 Ai lại kêu?
Trên một chuyến tàu điện, một cha tuổi tác đã ngoài “băm” rồi nhưng phong độ vẫn còn “hừng hực” lắm, lại ngồi sát một em sồn sồn vì tàu quá đông. Chật quá nên tay cứ ngọ nguậy hoài. Sau cùng cha cũng tìm ra được một chỗ hợp lý nhất và… thọc tay vào đó.
- Ông làm… gì đấy?
- Tôi… làm ở ban Bình dân học vụ.
- Ông có thôi đi không?
- Tôi có xin thôi nhưng người ta không cho thôi!
- Tôi kêu lên bây giờ!
- Kêu làm gì! Bây giờ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ai lại kêu? 

Đệ tứ quyền
Ngày ấy học sinh lớp 8 đã được học môn chính trị. Môn này dạy cho các em biết thế nào là Hiến pháp và cơ cấu của Nhà nước ta. Ở trường Nguyễn Ái Quốc, tức là trường Đảng cao cấp, thì chắc là thầy trò còn dạy nhau nhiều môn “ác liệt” hơn nhiều.
Tại trường Đảng, trong giờ học, một học sinh giơ tay xin hỏi:
- Thưa thầy, thế nào là Đệ tứ quyền ạ?
- À, à, cái này là bọn tư bản ở các nước phương Tây bịa ra, ý muốn nói tới cái quyền của báo chí. Nó cũng to như ba cái quyền kia. Ra cái điều là mình có dân chủ đây.
- Thưa thầy, thế ba cái quyền kia là những quyền gì?
- Là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
- Thưa thầy, em lại nghe nói là “Tam quyền phân lập” thì nghĩa là thế nào?
- À, à,… đại loại nó là như thế này, tôi dùng hình ảnh cho dễ hiểu nhé: là anh nào chỉ được thò tay vào trong quần anh ấy, chứ không được thò tay vào túi quần anh khác mà bóp lung tung.
- Bây giờ thì em hiểu rồi. Cám ơn thầy. Thế ở ta không có Đệ tứ quyền hở thầy?
- Có chứ!… Ơ! Thế anh không đọc giáo trình à? Chế độ ta còn triệu lần dân chủ hơn, nên ta có văn bản pháp quy đàng hoàng, chứ không phải chỉ có nói mồm như bọn tư bản xấu xa.
- Nó là gì, thưa thầy?
- Nó là cái… Viện Kiểm sát Nhân dân đấy! 

Adam và Eva
- Adam và Eva là người nước nào ấy nhỉ?
- Cậu không biết thật à? Người nước Việt Nam chứ còn nước nào!
- Thiệt sao?
- Này nhé: Nhà thì chẳng có, phải ở dưới gốc cây, quần áo cũng không, ăn thì hai người mới có một quả táo mà cứ nghĩ là mình đang ở trên thiên đường. 

Chuyện nghệ sĩ
Thuở ấy, chưa có lắm các đoàn biểu diễn mang tên “Nhà hát” như sau này. Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương (còn gọi là Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương) là một thứ “hẩu lốn”, đủ hết các bộ môn nghệ thuật biểu diễn: nào các ca sĩ như Trần Hiếu, Quốc Hương, Ngọc Dậu, Khánh Vân…, các “vũ” sĩ như Xuân Quỳnh, Thuý‎‎‎ Quỳnh…, các nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, La Thăng, Trọng Bằng…, các xếp là những nhạc sĩ cỡ “nhớn” như Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Xuân Khoát… rồi các nhạc công như nghệ sĩ violon Khắc Huề… và tất nhiên còn một đội ngũ đông đảo những người phục vụ sau sân khấu (gọi là hậu đài) rồi nhà kho, nhà bếp, cấp dưỡng v.v… Tuy chung một mái nhà nhưng mỗi nhóm nghệ sĩ lại có những đặc điểm riêng do thói quen sinh hoạt của họ khác nhau, thành ra trong Khu Văn công Cầu Giấy (mãi sau này mới có Khu Văn công Mai Dịch) có một câu vè được lưu truyền là:
Ăn như vũ,
Ngủ như ca,
La cà như nhạc,
Bạc nhạc như hành chính,
Lính quýnh như hậu đài,
Nói dai như lãnh đạo.
Đoàn nhạc Giao hưởng Hợp xướng có lần đi biểu diễn ở tỉnh nọ.
Anh hoạ sĩ vẽ quảng cáo của tỉnh chả biết có định chơi xỏ hay không nhưng anh ấy viết thế này lên hai bên cánh cửa ra vào của nhà hát: Tối nay Đoàn Giao hưởng Hợp xướng về đây biểu diễn. Khổ nỗi chữ Giao thì bên cánh cửa trái, chữ hưởng thì bên cánh phải, chữ Hợp thì cánh trái rồi chữ xướng lại cánh phải.
Bà con đi qua lại đọc thành: Tối nay Đoàn Giao hợp hưởng sướng về đây biểu diễn.
*
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nguyên Tổng Thư ký ‎Hội Nhạc sĩ Việt Nam, bậc tiền bối trong làng nhạc mới (nhạc phương Tây), nổi tiếng với bài “Tiếng chuông Nhà thờ” (1949), một trong số rất hiếm hoi những nhạc sĩ đi theo kháng chiến mà gia đình theo Thiên chúa giáo, cũng có thể gọi cụ là đàn anh của các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao. Về già cụ có tâm sự với một vài người bạn thân (lúc này vụ Nhân văn – Giai phẩm đã qua lâu rồi):
- Cứ bảo cộng sản nó “vắt chanh bỏ vỏ”, không phải đâu! Nói thế là quá đáng. Thật ra nó gọt vỏ còn chưa sạch nữa kia!
*
Nhà văn Nguyễn Tuân thường được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ăn cơm. Một hôm ông Đồng hỏi cụ Nguyễn:
- Này, anh Tuân này, bây giờ anh cũng đã cao tuổi, có chuyện gì anh lo ngại thì anh cứ cho tôi biết, may ra tôi có thể giúp anh được gì chăng.
- Bây giờ thì tôi cũng chả sợ gì. Tôi chỉ sợ nhất là bà nhà tôi mà mất trước tôi thì…
- Sao vậy?
- Bà ấy mà mất trước tôi thì tôi không biết cái nào là phiếu nước mắm, cái nào là phiếu đậu phụ, cái nào là phiếu mùn cưa,… Ôi chao, nhiều thứ tem phiếu quá! 

Nhà tập thể không… hố xí
Thời ấy Hà Nội đang cho xây hàng loạt nhà tập thể để giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công nhân viên. Bên A là cơ quan chủ quản, bên B là bên công ty xây dựng (cũng thuộc về Nhà nước cả)
Tới ngày nghiệm thu một khu nhà 5 tầng mới hoàn thành, bên A cử cán bộ tới xem xét, có kỹ sư của bên B đi kèm. Nếu bên A có gì thắc mắc hay yêu cầu sửa đổi thì bên B có thể giải thích hoặc đáp ứng ngay (thì mới lấy được tiền chứ!)
Sau khi đi hết một vòng cả 5 tầng, bên A thắc mắc:
- Các đồng chí hoàn thành đúng thời hạn, công trình đẹp đẽ, khang trang, thế nhưng tại sao không một tầng nào có hố xí?
Kỹ sư bên B giải thích:
- Bây giờ chúng ta đang ở trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước nên phải hết sức tiết kiệm. Những gì lãng phí xa hoa, không cần thiết là phải cắt hết. Tiết kiệm cho Nhà nước, tiết kiệm cho công quỹ. Chúng tôi sau khi nghiên cứu kỹ dự án công trình này, xin ý kiến Đảng uỷ Bộ Xây dựng rồi mới bắt tay thi công. Theo dự án, tầng 1 dành cho nhà trẻ, mẫu giáo…
Bên A:
- Thế sao lại không xây hố xí?
Bên B:
- Các cháu nó đi ỉa vào bô rồi các cô mang đi đổ, vậy thì cần hố xí làm gì?
- Thế tầng hai?
- Tầng hai dự kiến dành cho học sinh, sinh viên, nhưng chúng nó có gì ăn đâu mà ỉa?
- Tầng ba?
- Tầng ba dành cho cán bộ công nhân viên, nhưng mà tranh thủ tám giờ vàng ngọc, họ ỉa hết ở xí nghiệp với ở cơ quan rồi.
- Còn tầng bốn?
- Tầng bốn dự định dành cho văn nghệ sĩ…
- Thế họ không ỉa sao?
- Chao ôi, văn nghệ sĩ thì chúng nó ỉa vào mồm nhau!
- Tầng năm thì thế nào?
- Tầng năm dành cho cán bộ cao cấp của các Cục, Vụ, Viện…
- Thế các ông ấy ỉa vào đâu?
- Giời ôi, các ông ấy ỉa đâu mà chẳng được. Các ông ấy ỉa vào đầu thằng khác hay là ỉa đâu cũng có thằng hót rồi.

Chuyện bộ đội
Ba lô
Thuở ấy, tân binh được gấp rút huấn luyện để đi B trong 6 tháng, đôi khi vì chiến trường cần tiếp viện gấp, thời gian rút xuống chỉ còn ba hay bốn tháng. (Chiến trường A là miền Bắc, B là miền Nam, C là Lào, D là Miên và E là Thái Lan). Trước khi đi B bộ đội được cấp phát quân tư trang mới, toàn là đồ của anh Hai (Trung Quốc) viện trợ cả, từ đầu đến chân: mũ cối, hai bộ quần áo gac-ba-đin (đã đẹp lại bền nữa), ba lô, súng AK, xanh-tuya rông (thắt lưng lính), dao găm, bi đông, dép cao su (vừa nhẹ, vừa mỏng mà lại bền hơn dép lốp của ta nhiều). Thế rồi được đi nghỉ phép, thường là từ 5 ngày đến một tuần (cũng có trường hợp có đơn vị phải lên đường ngay mà không được về phép). Lính về nhà thế là trút lại bộ gac-ba-đin cho bố, cho thằng em trai cái mũ cối mới, để lại cho vợ cái ba lô… rồi lên đường với đồ lề cũ đã được phát lúc mới nhập ngũ. Thành ra trong dân thì sẵn đồ lính lắm.
Đơn vị nọ đang tập luyện, đến giờ giải lao lại ra ngồi dưới mấy gốc cây ven đường trốn nắng. Có chị kia đi ngang, lưng thì đeo ba lô nặng, bụng thì chửa vượt mặt, tay lại dắt đứa con chừng năm, sáu tuổi. Một anh lính ngứa mồm trêu:
- Ba lô đằng sau là ba lô của Nhà nước,
 ba lô đằng trước là ba lô của nhà em!

Đái gốc tre
Để phòng máy bay Mỹ ném bom, tân binh không ở trong doanh trại mà rải ra tản mát ở nhà dân. Ngày thì cả hai buổi ngoài thao trường tập luyện, tối thì sinh hoạt họp hành, xong việc thì người đã “bã” hết cả ra (muốn nhớ nhà, nhớ em cũng chả còn hơi sức đâu). Tuy vậy công tác dân vận cũng cứ phải đặt lên hàng đầu: quét quáy trong nhà, ngoài sân, ngày mùa thì đi gặt giúp Hợp tác xã, dọi lại cái mái dột cho nhà chủ v.v… Thỉnh thoảng lại sinh hoạt chung với du kích xã (chỉ còn nữ du kích thôi, thanh niên thì đã “được” đi bộ đội hết), lại dạy các em thiếu nhi hát hò nữa. Mệt là thế mà có những anh “lực điền” vẫn còn thừa “năng lượng”.
Nhà kia có hai cô con gái lớn, “cũng vào du kích”. Một hôm bà mẹ gọi hai con vào dặn nhỏ:
- Mận à, Đào à, chúng mày đi tập hát thì bu cũng chả cấm, dưng mà nhớ về sơm sớm, chứ ư… bộ đội… nó đái gốc tre cũng chửa!

Bắt được tay…
Đơn vị hành quân qua làng anh trung đội trưởng kia, đại đội thông cảm, cho anh về thăm vợ đêm nay, mai phải có mặt sớm còn tiếp tục hành quân. Hai vợ chồng trẻ mới có một đứa con năm tuổi, kháu khỉnh lắm. Thằng cu thì từ bé đến giờ vẫn ngủ với mẹ, lại hay sờ tí. Đêm ấy, đang ngủ, cu con lại thấy sao có tay ai trên ngực mẹ, vội kêu lên:
- A, bắt được tay…
Sực nhớ ra là có bố về, cu cậu chuyển ngay làn điệu:
- … thằng… đế quốc Mỹ rồi!
Đấy, trẻ con bé tẹo cũng đã biết đế quốc Mỹ, hơn thế nữa, lại còn biết đế quốc Mỹ… là xấu.

Xóc lọ
Trên đường đi B, hành quân qua Quảng Bình. Đường bị ném bom, chưa thông. Đơn vị lại rải ra các nhà dân. Tổ tam tam kia đuợc phân về nhà một ông cụ, một cậu “tinh nghịch nhất hội” đon đả chào :
- Chào bọ, bọ đã xóc lọ chưa? (bọ tiếng địa phương là bố; xóc lọ là tiếng lóng, chỉ thủ dâm)
- Xóc lọ là cái chi, các chú?
- Dạ xóc lọ là ăn cơm ạ.
- À, thế thì bọ xóc lọ rồi.
Hôm sau đường vẫn chưa thông. Các cậu đi ăn cơm về thì lại gặp bọ trước cửa, bọ hỏi trước :
- Các chú đi xóc lọ về đấy à?
Ba thằng nhìn nhau ngao ngán:
- Dạ, chúng con xóc lọ rồi!
Đúng là gậy ông lại đập lưng ông.

Mày thì mày chết
Sau khi bàn giao quân bổ sung cho các đơn vị tại chiến trường B (từ B1 cho đến B5), cán bộ từ cấp trung đội trở lên lại quay ra Bắc, tiếp tục nhận tân binh, huấn luyện xong lại đưa vào Nam. Cái vòng cứ thế mà quay. Số cán bộ này gọi là cán bộ khung. Thường thì khi ở trong Nam ra, họ cũng được đi phép khoảng một tuần.
Có anh Đại đội trưởng khung kia về phép, bà con hàng xóm sang chơi thăm hỏi đông lắm, nhưng mọi người cũng có ý về sơm sớm cho vợ chồng chủ nhà còn hàn huyên tâm sự. Mọi người đã về hết, mấy đứa con thì cũng đã lăn ra ngủ, nhìn quanh không thấy vợ đâu, anh mới rảo bước ra sân. Thấy cạnh giếng, chỗ nhà tắm (gọi là nhà tắm chứ thực ra thì chỉ có mấy tấm liếp quây lại thôi) có ánh đèn dầu, anh đi về phía ấy. Gần tới nơi thấy có tiếng người, nghe kỹ thì là tiếng vợ. Bụng nghĩ thầm, quái, cái cô này lại chuyện trò với ai trong nhà tắm? Hay là…
Nghĩ thế anh mới rón rén lại gần, vẫn nghe tiếng vợ, anh khe khẽ vạch kẽ liếp ra. Hoá ra là vợ đang tắm. Một tay thì cầm cái gáo dừa múc nước trong xô, dội xối xả, một tay thì cứ chỉ cái “số ta” mà bảo:
- Mày thì mày chết! Tối nay… nó về… mày thì mày chết! 

Chuyện nông trường
Thời ấy, trừ nông thôn không được phát sổ gạo, còn ở thành phố và các công nông trường mọi người được “hưởng” lương thực theo tiêu chuẩn, chẳng hạn nhân dân (tức là những người không ở trong biên chế nhà nước hay hợp tác xã) thì được 10 kg gạo một tháng, học sinh 13,5 kg, cán bộ, sinh viên 15 kg, công nhân 18 kg, nếu là công nhân làm việc nặng như đúc hoặc rèn thì được 21 kg v.v… Mỗi hộ gia đình được phát một sổ gạo có ghi đầy đủ tên họ tất cả mọi người trong gia đình cùng tiêu chuẩn được cấp. Cán bộ, bộ đội đi công tác thì mang theo tem gạo, nếu vào cửa hàng Mậu dịch ăn cơm thì mỗi suất cơm phải trả ba hào và một tem gạo hai lạng rưỡi.
Ở nông trường kia, hôm ấy giám đốc gọi một anh công nhân lên để khiển trách về việc làm không đủ ngày công, lại kém năng xuất mà vẫn hưởng tiêu chuẩn gạo đầy đủ như những người khác. Anh này tức quá mới bảo thẳng vào mặt Giám đốc:
- Thôi, tôi giả ông sổ gạo, tôi không làm nữa. Các ông cho người ta ăn ba hào cơm mà bắt ỉa một đồng bạc cứt thì bố thằng nào mà làm nổi. Tôi về đây! 

Chuyện xem phim bãi
Ở miền Bắc, ngoài mấy thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định là có rạp chiếu phim. Ở nông thôn thì có những Đội chiếu phim lưu động của tỉnh hoặc của huyện thỉnh thoảng về phục vụ bà con. Nhanh thì ba tháng, chậm thì sáu tháng một lần, còn những vùng sâu, vùng xa hay miền núi thì có khi cả năm. Mỗi khi có Đội về, hoặc có Đoàn Chèo, Đoàn rối của Tỉnh vế phục vụ thì cứ gọi là “vui như Tết”. Đi làm đồng thì làm qua quýt rồi về ăn cơm sơm sớm để còn ra bãi giữ chỗ. Chả là chiếu ở xã này thì bốn, năm xã xung quanh cũng sang xem, thành ra đông lắm. Đây cũng là một dịp “giao lưu” để các anh lực điền lại có dịp ghẹo gái làng. Mà kiếm được tấm chồng thì cũng chả dễ, thanh niên trai tráng thì phải đi lính hết cả, còn chơi chữ thì người ta bảo là “đi làm nghĩa vụ quân sự”, “đi bảo vệ Tổ quốc”, “đi chống Mỹ cứu nước”.
Tôi hôm ấy đội về chiếu phim chiến đấu của Liên Xô, oánh nhau ác lắm. Mấy cô thanh nữ ngồi đằng trước lại cứ chuyện trò râm ran, không cho ai nghe thuyết minh cả. Một anh thanh niên ngồi sau ngứa tay mới béo cho cô đằng trước một cái. Cô gái giật nẩy mình, ngoái lại kêu:
- Ối, hay nhỉ?
- Hay! “Phin” Liên Xô mà lại chả hay!
Yên yên được hai phút, lại chuyện trò ríu rít. Anh chàng tức quá, ngứa tay lại béo cho cái nữa rõ đau. Cô kia quay lại nhăn nhó:
- Làm gì thế?
- À, làm Cao Xà Lá. (Khu công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội gồm Nhà máy Cao xu, Nhà máy Xà phòng và Nhà máy Thuốc lá)
Các cô không nói chuyện nữa, nhưng được năm phút anh chàng này quen tay đi mất rồi, lại béo cái nữa. Cô gái quay lại, tức lắm:
- Có thôi đi không?
- Ối giời ôi, đang làm công nhân, ăn gạo sổ lại bảo thôi là thôi thế nào?
*
Ở một góc khác, một anh chàng ra giữ chỗ từ chiều, giờ mót đái quá mà không dám đi, sợ mất chỗ. Nhịn quá rồi nhưng giờ không nhịn được nữa, may là ở nông thôn thì đàn ông cũng chỉ đánh cái quần cộc, anh chàng mới từ từ “xả” ra thật êm tại chỗ. Thôi, thế là yên chí, có thể ngồi từ giờ cho đến hết “phin”.
Độ hai phút sau, bà cụ ngồi đằng trước chống tay phải vũng nước, kêu ầm lên:
- Ối, nước gì thế này?
- Cái bà này, nước Liên Xô mà cũng không biết! 

Chuyện Liên Xô
Brezhnev cùng cháu nội đi thăm lăng Lenin. Đứa cháu hỏi:
- Ông ơi, sau khi ông chết thì ông cũng sẽ ở đây phải không?
- Tất nhiên rồi.
Bỗng Lenin ngồi bật dậy và bảo:
- Ơ, cái thằng này! Mày tưởng đây là nhà tập thể hả? Cút mẹ mày đi!
*
Vladimir Ilyich và Feliks Edmundovich tuy đã say xỉn nhưng rồi cũng mò mẫm về được đến nhà. Ilyich gõ cửa:
- Nadezhda Konstantinovna, mở cửa đi!
- Em không mở đâu, Vladimir Ilyich, anh say rồi.
- Feliks, phá đi mày!
Feliks phá cửa. Vào đến nhà, Lenin gõ cửa nhà bếp:
- Nadezhda Konstantinovna, cho bọn này ngốn chút gì đi!
- Không cho, Vladimir Ilyich, anh nhậu xỉn rồi.
- Feliks, phá đi mày!
Feliks lại phá. Hai người lục lọi và chén căng bụng. Lenin lại gọi:
- Nadezhda Konstantinovna, nào!
- Không cho đâu, Vladimir Ilyich, em hãy còn là trinh nữ.
- Feliks, phá đi mày!
*
Lenin trèo lên xe bọc thép.
- Các đồng chí! Cuộc cách mạng mà chúng ta dự định vào sáng mai phải hoãn lại.
- Tại sao vậy??
- Feliks Edmundovich đã đi câu mất rồi.
- Thế thì làm sao? Không có đồng chí ấy thì không được à?
- Không có cậu ấy thì… cũng được, nhưng không có “Rạng Đông” thì không xong.
*
Thời Cách mạng tháng 10. Lenin trên xe bọc thép. Đám đông hô to:
- Lennon! Lennon!
Lenin:
- Các đồng chí, tôi chính là Lenin đây!
Đám đông vẫn hô:
- Lennon! Lennon!
Lenin:
- Quỷ tha ma bắt các anh đi! Thôi được, YESTERDAY…
*
“Học, học nữa, và học thêm một lần nữa!” – đó là lời Lenin ghi vội lên bìa
cuốn Kama Sutra do Inessa Armand tặng.
*
Hai người bạn gặp nhau.
- Này, cậu sắp sửa đi nghỉ hè ở những đâu?
- Đến những nơi Lenin đã từng qua…
- À, gác xép, lều cỏ, Gorki, Shushenskoye…
- Không, không,- Genève, Zürich, Paris, Luân Đôn…
*
Trong Bảo tàng Cách mạng, một người khách đứng trước bức chân dung mẹ của Stalin, cứ lắc đầu quầy quậy và thở dài não nuột:
- Ối giời ơi, ối giời ơi! Có lẽ nào một người phụ nữ lại hiền hậu dịu dàng như vậy! Sao lúc ấy bà ta lại không đi nạo thai cho rồi?
*
Khrushchev tới thăm một nông trường nuôi lợn. Ban biên tập báo Sự thật đang thảo luận nên viết thế nào dưới bức ảnh chụp Khrushchev sẽ phải đăng ở trang nhất. Hai đề nghị bị loại bỏ là: “Đồng chí Khrushchev giữa đàn lợn” và “Đàn lợn vây quanh đồng chí Khrushchev”. Phương án cuối cùng được chấp nhận là “Thứ ba từ bên trái – Đồng chí Khrushchev”.
*
Khrushchev tới thăm một nông trường nuôi lợn.
Lợn kêu:
- Khru… Khru… Khru…
- Các đồng chí cần cho lợn ăn tốt hơn, để chúng nó có thể nói được cả câu. 

Cái gì cũng không có 
Thời Gorbachev đang tiến hành cải tổ.
Một thanh niên đang ngồi trong quán rượu, giọng khê nồng, chắc là cũng đã “ba say chưa chai”, cất giọng lè nhè, bất mãn:
- Thời buổi gì mà bánh mì chẳng đủ, bắp cải cũng không có, chả nói đến dưa chuột muối làm gì! Bao giờ cho hết khổ?
Chẳng may cho anh, trong quán cũng có hai “mú chìm” (nhân viên mật vụ KGB) đang ngồi nghe ngóng. Họ cũng chẳng nói gì, cứ mặc cho anh chàng tha hồ rủa xả. Chờ cho đến khi anh chàng đứng dậy ra về, họ mới xáp lại, giơ thẻ công an ra và bảo: “Anh đi theo chúng tôi!”
Chàng thanh niên bị giải về Lubyanka (nhà tù trung ương của KGB ở Mạc Tư Khoa). Sau khi anh ta bị thẩm vấn cả tiếng đồng hồ, một anh công an chìm mới hỏi:
- Anh có biết là vừa rồi anh ăn nói như vậy ở quán rượu là phạm tội gì không?
Anh thanh niên lúc này đã tỉnh hẳn rượu, vội trả lời:
- Da, em biết. Nói như vậy là phạm tội phản tuyên truyền. Nhưng mà… nhưng mà em trót say quá, em trót nói nhảm.
- Anh có biết khung hình phạt cho tội phản tuyên truyền là thế nào không?
- Dạ, em có. Từ 10 năm cho đến xử bắn. Em nhỡ vi phạm lần đầu, mong các anh thông cảm mà tha cho em lần này.
- Anh nói đúng đấy, – tay công an nhấn mạnh – từ 10 năm cho đến xử bắn. Chúng tôi đã xem xét kỹ lý lịch của anh: bản thân là công nhân, thành phần gia đình bần nông. Thái độ của anh là thành khẩn nhận khuyết điểm. Lần này là lần đầu, chúng tôi áp dụng chính sách khoan hồng của Đảng nên tạm tha cho anh. Lần sau anh mà tái phạm, chính tôi sẽ bắn anh, anh nghe rõ chưa?
- Dạ, dạ, em nghe rõ. Em xin cám ơn các anh.
- Thôi được rồi, anh về đi. Nhớ đấy nhé!
Anh thanh niên cám ơn rối rít, vừa nói cám ơn vừa đi giật lùi ra cửa.
Ra khỏi cửa, vừa đi được mười bước, anh ta ngoảnh lại lẩm bẩm chửi (tất nhiên là nói khẽ thôi):

- Đ. m. chúng mày lắm chứ! Đến đạn cũng đéo có ,lại còn doạ bắn bố!

Chuyện phát sinh
Tôi xin kể thêm truyện này, nghe cũng lâu rồi :“Các ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh cùng đáp một chuyến chuyên cơ từ Sàigòn trở lại Hà Nội. Ông Trường Chinh muốn chuyển câu chuyện sang đề tài nhẹ nhàng, cầm tờ giấy bạc 100$ phất phất nói “Bây giờ mình thả tờ giấy này xuống thì có một người sung sướng”. Phạm Văn Đồng gốc Quảng Ngãi bàn “Mình đổi nó ra mười tờ 10$ thì có 10 người sung sướng”. Lê Duẩn gốc Quảng Trị ậm ừ “Lấy 10 tờ 10$ chả hơn sao, có đến 10 người hạnh phúc”. Anh phi công phụ, nghe điên ruột quá, nói lớn “Để cháu thả ba bác xuống thì có đến 50 triệu người sung sướng !”

Trang