24 tháng 12, 2012

Hà nội những phút giây chờ tận thế

Sợ quá đến lúc gần tận thế không biết bạn bè mình cách đây 35 năm thế nào? Hà nội sắp đến ngày tận thế ra sao, mình phải" phượt" ra Hà Nội một chuyến cùng bạn bè .Đây là những bức ảnh và những đoạn video ghi lại được để ai còn sống sót sau ngày tận thế   vào được Internet cùng xem.
                                                         TẠM BIỆT

                                                   Hà Nội ơi! Tạm biệt
                                                   Hẹn một ngày ra chơi
                                                   Lại cùng nhau vui,cười
                                                  "Chém gió" hoài không dứt
                                                   CUỘC SỐNG LÀ ĐÍCH THỰC
                                                   Ai cấm ta đùa vui
                                                   Xa Hà Nội ,bùi ngùi
                                                    Mong hoài ngày gặp lại.



Từ phải qua trái:Linh Tâm,Ninh,Bốn.A khiển,Long
Từ trái qua hàng trên:Cương ,Hiền Hằng ,Lan và Hạnh


Ca ,Cương,Thông và A khiển


Thương ai như điếu thuốc lào...



Mạc Chung Thủy ,Lan và Cương


Bốn,Lan,Hiền,Ca, Khiển,Định và cụ Lý




Bốn ,Hạnh,Nam và Hằng


Hạnh,Thông,Bốn,Lan và Đăng Ca ở Hải Phòng

Hằng ,Hạnh,Lan Cương Tùng và Long


Biết  chồng,vợ bạn hay ghen
Chụp hình kỷ niệm,đỡ thèm chút thôi
Ba mươi năm đã qua rồi
Tuổi già kỷ niệm một thời sinh viên.






Tâm,Hiền,Lương và Lan





Vợ chồng Định  Hương Hải Phòng



Nợ tiền đâu dễ quên
Nợ tình sao nhớ mãi
Bao giờ quay trở lại
Trả chút nghĩa tình này

































18 tháng 12, 2012

XIN NHẬN NỬA GIẢI NÔ BỘC


Lẩn Thẩn

Có Bác lãnh đạo xin nửa cái giải Nô-ben, em muốn nhận nửa cái giải Nô-bộc
Đừng tưởng bở, dự án của cậu là gì, liệu có ai thực thi được không ?
Em mới ngỏ ý với Bác thôi, trước khi hé lộ dự án, em hỏi lại Bác mấy điều để em cân nhắc cho chắc chắn.
 Bác đã đi đến Nước CHDC Đức, vậy đẫ đến bức tường Bec-lanh chưa ?
Đến rồi, chuyện cũ của 20 năm trước, nay bức tường chỉ còn lại một đoạn làm kỷ niệm thôi.
Bác đã đi xem Vạn Ly Trường thành của TQ chưa ?
Rồi, đi du lịch với bà xã, theo đoàn.
Bác đã đi xem Lũy Thày trong Quảng Bình chưa ?
Chưa, chương trình du lich không nói đến Lũy Thày.
Bác có nghe tin 8 triệu con gà thải loại nhập lậu vào nước ta không ?
Có biết, có cả Ông Phó Thủ Tướng đi khảo sát hiện trường nữa, trên tivi .
Có phải  thị trường đang tồn động 2 triệu triệu tấn xi-
măng , để 1 năm thì nó thành đá, vất đi đâu cũng khó,.nay cần giaỉ quyết sớm..
Anh mới lờ mờ hiểu ý tưởng của em
Em nói nốt cái ý tưởng và cả cách thực thi để có nửa cái giải Nô-bộc nhé :
Có 2 triệu đảng viên làm quan chức từ thấp đến cao, mua cho hết 2 triêu tấn xi măng bằng tiền túi của mình (tiền sạch hay tiền bẩn đều được), đưa 2 triệu tấn xi măng này xây một bức tường gọi là Lũy ....à à em chưa tìm được tên thích đáng, phải xin ý kiến của nhân dân. Mỗi đoạn do môt Ủy viên TW đảm nhiệm, được ghi tên  để có trách nhiệm cụ thể.
Dự án của em có 3 cái lợi :
Để cho dân tin Đảng và CP không bán nước như bọn xấu nó nói, quyết xây lũy chống lấn chiếm của thế lực thù địch, chống phá hoại kinh tế làm cho nền kinh tế của ta xuy thoái, chống kế hoạch đánh thuốc độc làm cho dân tộc ta xuy đồi vì loại hàng thải loại này đều chứa độc tố hủy hoại nòi giống.Dây là lợi ích về chính trị, tư tưởng và lợi ích lâu dài về dân tộc, nòi giống.
Lợi ích thú hai là về kinh tế, giải quyết xi măng tồn kho, làm cho ngành xi măng hoạt động bình thường, công nhân không thất nghiệp, lao động phổ thông có công ăn việc làm
Lợi ích thứ ba  là giáo dục lớp thanh niên, chia sẻ khó khăn với Nhà nước, đầu tiên là con hoặc cháu các đảng viên tham gia lao động để thấy cái gian khổ của ông-cha vể giữ nước...
Ý tưởng của em có thể nhờ bạn  viết thành kịch bản  điện ảnh  cho phim viễn  tưởng. Giải Nô-bộc thuộc về em.

Cười với thơ “Hậu bút tre”


Nguyễn Giang




Đến nay có thể nói “Thơ Bút Tre” là một trường phái. Bởi vì, thơ Bút Tre ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ và phong phú. Nó không còn bó hẹp trong phạm vi truyền khẩu nữa. Các sách, báo, tạp chí đã  đăng tải khá nhiều. Có tờ báo còn mở hẳn chuyên mục “Thơ Bút Tre” có địa phương còn thành lập câu lạc bộ “Thơ Bút Tre”.
Sức lan tỏa của nó không chỉ ở trong nước mà còn ảnh hưởng ra cả nước ngoài, ở những nơi Việt Kiều sinh sống. Nhiều người làm thơ Bút Tre. Có tác giả in thành tập, gọi là thơ “Hậu Bút Tre”. Điển hhhh như: Đặng Trần Luật, Phạm Ngọc Chân, Nguyễn Vũ Tiềm và đặc biệt là Nguyễn Bảo Sinh, người kế tục sự nghiệp thơ Bút Tre thành công hơn cả.
Một số tác giả còn lấy bút danh dựa trên cơ sở người sáng lập ra nó như: Bút Tre Trẻ, Bút Tre Xanh, Bút Tre Non, Bút Nứa, Bút Sậy rồi Bút Tre Tây, lại còn cả Bút Tre Uôn-Cúp nữa...
Một nhà thơ Bút Sắt viết:
Ngày nay cuộc sống bộn bề
Nụ cười thuốc bổ, ca vè dân gian
Bởi ai cũng có thể làm
Bút Tre, Bút Nứa, lại càng bút bi.

Thực ra, Bút Tre chỉ là người “khai mở” một cách viết mới, không rõ vô tình hay hữu ý, nhưng đã gây ấn tượng rất mạnh và được nồng nhiệt đón nhận.
Điển hình là những câu:

- Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.

- Chú về công tác bảo tàng
Cũng là nhiệm vụ cách màng (mạng) giao cho

- Con ruồi là vật hiểm nguy
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều.

- Bỗng đâu bộc phá thình lình
Nổ tung chính giữa tổng dinh họ Đờ.
(Tướng Đờ – Cát bại trận ở Điện Biên Phủ)

- Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa Ty mình

- Hoan hô các bạn Quảng Bình
Từ trong tuyến lửa thình lình ra đây.

- Giặc Mỹ leo thang đến Phú Tho (Thọ)
Na-pan đốt cháy cả rừng co (cọ)
Sẵn sàng chiến đấu chị em bắn
Rớt trước ty mình một dù đo (đỏ)

- Bấy lâu gan dạ bồn chồn
Nay mừng gặp lại sáng khôn con người.

Chính những câu thơ của Bút Tre đã  vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”. Nó trở thành điểm tựa cho dân gian “Hậu Bút Tre” tận dụng khai thác triệt để. Bắt nguồn từ cách viết của Bút Tre, họ chế thêm, bịa thêm, nói ngược nói xuôi, nói lái các kiểu chẳng biết đâu mà lần. Khi giả bộ ngô nghê, khi cợt nhả bỗ bề . Thời đại mới, trình độ học vấn ngày càng cao. Trình độ thơ phú cũng lắm “cao thủ”. Nhiều cây bút Hậu Bút Tre rất tài hoa, sắc sảo, hài hước một cách tế nhị, khéo léo. Tục mà kín đáo, hở mà không “nghĩa lộ”. Nó khởi sắc trên cả... “tuyệt vời”, không hổ danh “Hậu sinh khả ố ”.
Thơ Hậu Bút Tre vốn từ thực tế, chủ yếu đọc cho vui cười thoải mái. Chẳng có ý đồ xiên xẹo hay chọc giận ai cả. Cách diễn tả thường đơn giản, cụ thể, nêu trực tiếp vấn đề cần nói theo lối úp úp, mở mở hài hước, tếu táo. Đôi khi tự đem mình ra châm biếm, chế diễu, cười cợt:
- Vợ đẹp thì chồng phải lo
Đêm nằm lắm kẻ rình mò ước ao
Chẳng thà cứ xấu như tao
Cho không cũng chẳng thằng nào nó them (thèm)

- Cao lương mỹ vị đều chê
Chỉ thích cơm đĩa đặt kề đùi non

- Đánh cá phải tiết kiệm mìn
Đàn ông yếu thận chớ tìm gái tơ

- Thà ăn một miếng bò non
Còn hơn sơi hẳn cả con bò già

- Ước gì anh hóa thành gà
Để đi đạp mái những nhà xung quanh

- Ước gì em hóa thành trâu
Anh hóa thành đỉa, anh bâu lên người

- Sướng nhất là ngủ với giai
Thứ nhì là được ăn xoài chín cây.

Phổ biến nhất là thêm, bớt, nhái, mô-đi-phê từ cái nọ sang cái kia. Chính cái sự cố tình bắt chước ấy, chế ra ấy đã gây ra tiếng cười sảng khoái:
-  Bây giờ mận mới hỏi xoài
Vườn hồng đã có ai nhoài vào chưa
Mận hỏi thì xoài xin thưa
Vườn hồng chưa có ai khua tay vào.

- Hôm qua đi chơi khuya về
Hương tình, mem rượu bay đi ít nhiều
Vợ không ta thán một điều
Chỉ con chó mực vẫy liều cái đuôi.

- Lương chồng, lương vợ lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Chồng chan, vợ húp lần rầm khen ngon.

- Bầm ra ruộng cấy bầm run
Con vào nhà nghỉ còn run hơn bầm
Si-đa phục sẵn xa gần
Không hại riêng mình, hại cả vợ con.

- Vợ ở xa, gái ở gần
Cái váy nó ngắn, cái chân nó dài
Ngực nó để hở ra ngoài
Ngày ngày nom thấy bố ai chả thèm.

Thơ Hậu Bút Tre thường bột phát hết sức tự nhiên như thế, đôi khi nội dung còn méo mó, chữ nghĩa xộc xệch thô giáp, nhiều lúc tỏ ra ngô nghê, ngộ nghĩnh “ấm ớ việt gian” được sáng tác kịp thời dưới mọi hình thức.
- Tiễn anh ra bến ô tô
Em về em khóc tồ tồ cả đêm

- Đông vui chớ có chen vào
Gái tơ huých nhẹ, chỗ nào cũng đau

- Rượu minh mang rất tuyệt vời
Chỉ dùng chữa bệnh cho người yếu chim

- Gái trinh vắng bóng trên đường
Hóa ra còn ở trong trường mầm non
- Không đi không biết Sài Gòn
Đi về trong túi chẳng còn một xu
Nói ra thì bảo rằng ngu
Cái mồm ăn ít, thằng cu ăn nhiều.

- Dỗ trẻ con cho sờ ti
Dỗ người lớn chẳng khác gì trẻ thơ
Sờ rồi lòng những ngẩn ngơ
Lại mong sờ chỗ trẻ thơ ra đời.

Nhưng, thú vị nhất, rôm rả nhất vẫn là chuyện “Bồ bịch”. Thời nào cũng thế “có cái nắng, có cái gió thì phải có cái đó”. Thời “mở cửa”, “cởi” hơn, “mở” hơn “thoáng” hơn, thể hiện bản năng gốc đúng nghĩa hơn.
- Bánh mỳ phải kẹp pa-tê
Ai mà chả có máu dê trong người.

Với lối sống hiện đại nên “hại điện” là cái chắc. “Đạo bồ bịch” được xem là chuyện “sinh hoạt vui vẻ”, “chuyện thường ngày ở huyện”. Không cặp bồ mới lạ chứ cặp bồ thì quá...kính nể!
-Trái tim anh như căn nhà trống
Gió em vào nếu chán gió lại ra
Có chuyện kể rằng: “Thầy thuốc hỏi bệnh nhân tình trạng sức khỏe ra sao, bệnh nhân khai:
- Nhà em mắc chứng bệnh lạ lắm, cứ thấy gái là chân tay bủn rủn, bứt rứt như kim châm, kiến đốt. Toàn thân nóng bừng bừng, tưởng sắp bốc lửa.
Thầy lại hỏi:
- Bị lâu chưa?

- Thời trẻ thì nhẹ thôi, nhưng càng ngày càng nặng thêm, nhất là sau một thời gian lấy vợ đến bây giờ thì nặng lắm rồi, mong thầy mở lượng từ bi cứu giúp.
Thầy lắc đầu:
- Ta chịu! Đến ngay như ta mắc bệnh này đã lâu mà sư phụ ta còn phải bó tay, vì sư phụ bị nặng hơn ta nhiều.
Bởi thế, mới có thơ nhắc nhở:

- Vợ là Thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy chớ bàn đúng sai.

Nhưng nhiều ông chồng cứ ngó nghiêng, mắt la mày liếm.
- Từ khi ta có vợ rồi
Thấy mọi cô gái trên đời đều xinh.
Rồi cái lý sự cũng được thể hiện rất “cùn”:

- Con bò có một khối u
Đàn ông một vợ thì ngu như bò.

- Rượu chè cờ bạc gái trai
Là thứ thuốc bổ ông trời ban cho.

- Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư.

- Phải hiểu thật kỹ đàn bà
Lúc trẻ ghen ít, càng già càng ghen.

- Chỉ lo giữ vợ trong nhà
Vừa hèn vừa chẳng xứng là đàn ông.

Không những thế họ còn nói rất vui, rất láu cá, ỡm ờ. Gọi vợ là cơm, bồ là phở “Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa dẫn phở đi ăn cơm, chiều cơm đi đằng cơm, phở đi đằng phở. Tối ôm cơm nhớ phở?!! Và, Vợ là địch, bồ là ta, quanh quẩn gần nhà ta đi với địch, tham quan du lịch ta đi với ta. Những lúc can qua ta về với địch. Đêm nằm với địch, ta lại nhớ ta”.
- Ai mà chả thích ăn quà
Nhưng mà vẫn phải về nhà ăn cơm
Nhai cơm thì khô như rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.

Đôi khi ngụy biện theo lối vơ vào:
- Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà ngủ với đàn ông thiệt gì.

- Kim đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.

- Sướng nhất chết ở chiến trường
Sướng nhì chết ở trên giường mỹ nhân.

- Chiến trường thích cựu chiến binh
ái tình thích kẻ chiến trinh lần đầu.

Thế đấy, đừng tưởng cựu chiến binh hay người cao tuổi là “hết phim” là “khát vọng” tập cuối đâu. Nhầm!.
- Già rồi đóng bỉm đi chơi
Quyết không quanh quẩn ở nơi xó nhà.

- Em đừng ngần ngại cái tuổi ta
Tóc bạc râu xanh, đứng đỉnh già
Yêu đương chưa chịu thua ai nhé
Bia rượu kém gì mấy thằng cha
Của nợ hai tay đè chửa xuống
Khối tình nong mỏi cứ to ra
Già ở chỗ nào thây kệ nó
Chỗ ấy xem ra vẫn chửa già.

- Tóc thì nửa bạc nửa xanh
Em sờ củ hành thấy vẫn còn tươi
Em khen ta quá tuyệt vời
Già đâu cũng mặc, chỉ cốt tươi củ hành.

Cũng có người mạnh mồm như thế, nhưng có người lại than thân trách phận, nghe xót xa lắm:
- Ngày xưa vác pháo băng đồi
Nay không nhấc nổi qua đùi chị em.

Bởi chị em không sợ mỏi, không sợ mệt, chỉ sợ mềm.
- Tuổi già như lá mùa thu
Cái răng thì rụng, cái cu thì mềm
Đôi khi cũng thấy xòm xèm
Nhưng mà chỉ dở ra xem, chứ...không làm.

Xem ra cái gì cũng thành thơ được, đến mấy ông bợm rượu cũng có khoảng trời thơ riêng theo cách nói: “Chim khôn tìm cành cao mà đậu, người khôn tìm bạn nhậu mà chơi”.
- Hiu hiu gió núi đầu non
Những thằng uống rượu là con ông trời
Tưởng rằng nó uống nó chơi
Ai ngờ nó uống để rơi xuống trần.

- Trăm năm bia đá cũng mờ
Nghìn năm bia rượu lơ mơ suốt ngày.

- Rượu cay rượu đắng một đời
Uống cho quên hết những lời thế nhân.

Thơ Hậu Bút Tre là thế, thời nào cũng vậy, nó cứ tồn tại, giống như cái anh say rượu ấy, “uống cho đất bằng lại” lủng ca lủng củng: “Tôi say? anh say, hàng xóm say chứ tôi say đâu mà say?”
Rồi hai chân run lẩy bẩy, tay không chém nổi gió, miệng vẫn lảm nhảm:
- Tay cầm bầu rượu nắm nem
Ta cầm thiên hạ chứ cầm em làm gì!
Âu đấy cũng chỉ là lời nói của kẻ say.
- Bà con đừng chấp làm gì.
Cám ơn! Cống hỷ! Mec-xì! Xanh-kiu!

Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành


Huỳnh Văn Úc



- Đồng chí là Giáo sư, Tiến sĩ về ngành gì vậy?
- Báo cáo đồng chí ngành Điều khiển học.
- Điều khiển học? Nó là cái gì vậy?
- Điều khiển học tiếng Anh gọi là cybernetics là khoa học về thu thập, truyền và xử lý thông tin để tạo nên một vòng điều khiển kín có phản hồi ngược. Nó được áp dụng trong các máy móc, các cơ thể sống và các hệ thống kỹ thuật có máy tính điều khiển.
- Tốt! Ngoài điều khiển học ra đồng chí còn biết những gì?
- Tôi còn được đào tạo về kinh tế thị trường tại Đại học Magdeburg ở Đức, về Quản trị công cộng (Master of Public Administration) chuyên ngành Tài chính công ở Đại học Oregon và chuyên ngành Thẩm định Dự án Đầu tư ở Viện Đại học Harvard Hoa Kỳ.
- Tốt lắm! Như vậy là đồng chí đã hội đủ các điều kiện để nhận một nhiệm vụ nặng nề. Đồng chí có sẵn sàng nhận nhiệm vụ không?
- Báo cáo đồng chí : “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”.
- Rất tốt! Vấn đề là như thế này. Gà thải loại là gà đã hết tuổi khai thác hoặc là gà bị bệnh. Gà công nghiệp bắt đầu đẻ trứng từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 50, sau đó phải thải. Trong thịt của những con gà thải đó còn tồn dư nhiều tạp chất kim loại nặng được trộn lẫn vào thức ăn trong quá trình nuôi nhằm kích thích việc đẻ trứng. Gà thải loại do bị dịch bệnh còn nguy hiểm hơn vì trong thân thể chúng còn tồn dư thuốc tiêm phòng. Đặc biệt nguy hiểm là gà thải loại nhập từ nước ngoài về thì việc kiểm soát dịch bệnh và quá trình tiêm phòng là không thể nào thực hiện được. Gà thải loại nhập vào Việt Nam lại được quảng cáo là gà ta hay gà mía. Ăn vào bổ béo chả thấy đâu mà còn mang bệnh vào người. Mà là bệnh hiểm nghèo. Biết đâu mà lần! Các cơ quan chức năng đều khẳng định việc gia cầm thải loại nhập lậu đưa sâu vào nội địa Việt Nam là rất nguy hiểm. Ngoài nguy cơ bùng phát, lây lan dịch bệnh cao, còn có nguy cơ không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vậy mà theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mỗi tuần có 15-18 tấn gà thải loại nhập lậu vào Hà Nội. Còn theo Cục Chăn nuôi chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2012 đã có khoảng 100.000 nghìn tấn gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam.
- Nguy hiểm quá!
- Nguy hiểm! Vì vậy tổ chức phân công đồng chí lên ngay biên giới phía bắc đem hết khả năng và sở học của mình tìm mọi biện pháp ngăn chặn gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam. Trước hết đồng chí hãy dẫn đầu một Đoàn công tác lên ngay tuyến biên giới Móng Cái khảo sát tình hình và đề ra các biện pháp cần thiết.
- Báo cáo đồng chí! Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Có khó khăn gì tôi sẽ vượt qua.

CHUYỆN TIẾU LÂM : ĐÁNH MÕ


Trịnh Kim Thuấn

Trên chiếc chiếu rượu vào buổi chiều có 8 người, rượu có cả bình, ly uống rượu chỉ có 1 cái, hai người lỳ một lam . Đến phiên anh A tay cầm ly rượu bận nói chuyện quên uống, anh B chờ lâu sốt ruột, cắt ngang câu chuyện của anh A. “ Ngày mai sân banh Huyện có xử bắn, ai muốn đi xem không ? Cả bọn nhao nhao : Bắn ai ? bắn ai ?  Thì bắn mấy thằng Cả Cầm chớ còn ai nữa ! Anh A giật mình, ực liền ly rượu, chuyền xuống anh B . Đó là chuyện tiếu lâm, nhưng nói chơi vui vẻ   không giận hờn chi cả, người bị xỏ cũng vui vì mình cũng trật, mai mốt mầy cầm ly lâu thì tao chơi lại, có sao đâu !


                        Chuyện   ĐÁNH  MÕ

Thời Pháp thuộc, để phòng tránh các cuộc tụ tập bàn luận chính trị , phản loạn, trộm cướp … nhất là mấy ông Việt Minh về vận động nhân dân chống Pháp, nên chính quyền thời ấy qui định : Mỗi nhà phải có 1 cái mõ tre, khi có Việt Minh về, ai phát hiện trước phải đánh mõ lên báo động, cả xóm đánh theo để cùng vây bắt, ai chứa chấp thì ủ tờ , ngoài việc đó thì đau ốm, bệnh dịch, trộm cắp cũng phải đánh mõ lên để cùng nhau tương trợ, nhưng vô cớ mà đánh mõ làm náo động thôn xóm thì phải nộp phạt, tùy trường hợp vi phạm : nặng , nhẹ …
Lệnh trên như thế, nhưng khi xuống đến làng, xã lại khác, các chức sắc địa phương khai thác triệt để lệnh nầy, tha hồ phạt, đọc các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trong Phụng … thời biết .
Chuyện kể : Năm ấy, nhân dịp cúng Kỳ Yên (cúng đình), đình làng X. lúc đang ăn uống có các vị chức sắc như : Hương Cả, Hương Quản, Hương Sư … (gọi chung là mấy ông làng), rượu vào, lời ra … một người trong bàn kể chuyện tiếu lâm :

Thằng Tèo trong xóm, ba má nó chết sớm, nhờ chú thím mang về nuôi dưỡng , được cái siêng năng, hiền lành (hơi khờ), đến lúc cưới vợ cho nó,  kế đến cho ra riêng  làm ăn, giờ chỉ mong 2 vợ chồng chúng nó có con nữa để nối dõi tông đường cho anh ruột mình, thì xem như nhiệm vụ hoàn thành. Nhưng 3 năm trôi qua, sao chưa thấy động, tĩnh gì cả. Buổi trưa 2 vợ chồng nói chuyện :
Chồng :  Bà à ! sao vợ chồng thằng Tèo 3 năm nay chưa thấy chửa đẽ gì cả ?
Vợ  : Tui cũng không hiểu, thôi để tui kêu vợ nó qua tui hỏi xem sao ?
Rồi bà gọi vói qua (nhà kế bên) : Vợ Tèo qua nhà tao mượn tí coi .
Vợ Tèo sang ngay : Dạ, thím mượn chi ạ !
Thím : Bây nhổ tóc sâu cho tao, cái đầu mới gội, sao mà ngứa quá .
Trong lúc nhổ tóc sâu, người thím dọ hỏi sao lâu quá mà không thấy có bầu.
Vợ Tèo ấp a ấp úng, mắc cỡ : Từ hồi cưới đến nay, tối vô mùng là ảnh lăn ra ngủ , chớ không biết đụng chạm gì đến con, thì làm sao mà có bầu được.
Thím : Trời ơi ! cái thằng khờ quá, chuyện đó mà nó cũng không biết nữa, thôi bây về nhà đi .


Thế rồi bà ta kể lại cho chồng nghe về cái khờ của thằng Tèo .
Ông chú kêu vói qua : Thằng Tèo có ở nhà qua tao biểu một tí .
Tèo : Dạ ! con qua liền.

Thế là giữa ban trưa, người chú lấy cây sào, vào buồng ngủ thọt lên nóc nhà (lợp bằng lá dừa nước) rách 1 lỗ, ông ta lôi vợ vào buồng làm ngay chuyện vợ chồng.

Tèo qua đến : Chú biểu con chi chú !
Chú : Nóc nhà chổ tao ngủ bị rách 1 lổ, mầy lấy lá dọi (vá) lại giúp tao, kẽo trời mưa dột, ướt .

Anh Tèo bắt thang trèo lên, nhìn thấy cái lổ thủng, nhìn xuống : ô hô ! chú thím đang làm … anh ta chẳng dọi vá chi cả, tuột xuống chạy bay về nhà .
Người chú biết ngay, bốc trúng thuốc rồi , nói với vợ : Tui phải qua bển mới được, kẽo không dám chết con vợ của nó lắm nà !
Qua đến , quả nhiên trong buồng của Tèo nghe tiếng ạch, đuội … người chú lấy cái mõ tre treo trước nhà xuông nói :  

Chú : Tèo, tao gõ tiếng nào thì mầy nhịp theo , chứ không được làm ẩu nhá !
Được một lát, Tèo : Chú ơi ! gõ nhanh nhanh lên đi chú !
Chú : Tao gõ nhanh giống như đánh mõ hồi một, mấy ông làng bắt phạt tao sao ?
Tèo : Không sao, chú gõ nhanh đi, con còn con heo đúng tạ, có gì con đóng phạt cho .
                                     HẾT CHUYỆN

Nghe kể đến đây, cả bàn cười tán thưởng, nhưng ly rượu trong tay của mấy ông làng trở nên chua, đắng khó uống làm sao ? ĐM. Thằng xỏ lá, nó móc họng mình, đến chuyện vợ chồng ăn ở với nhau mà nó gài là cũng bị mình phạt nữa. Thiệt là hết chỗ nói .







Khát vọng cùng day dứt


Trần Trung

(Về tập Trăng lạnh của Hồ Phong Tư)

Mới cách đây chừng mươi ngày – những ngày cuối của tháng 11/2012, Tiến sĩ – Nhà Thơ Hồ Phong Tư gọi điện cho tôi: anh đến ngay quán cà phê Phạm Huy Thông đi…
Khi tôi vừa đến, Tư chìa ngay cho tôi cuốn thơ mới “ra lò” của anh – tập Trăng lạnh (nhà xuất bản Văn học – Hà Nội 2012).
Ngẫu hứng, tôi giở luôn bài thơ Trăng lạnh mà đọc và ngẫm ngợi luôn, cảm hứng luôn… Vì sao Hồ Phong Tư lại lấy bài thơ này để đặt tên chung cho tập của anh (bao gồm 56 bài thờ - 56 mảnh Trăng–Tâm–Tình kí thác và thông điệp của tác giả)?!
Và, tôi muốn khởi phát thẩm bình từ bài Trăng lạnh của Hồ Phong Tư (thi phẩm thuộc phần I, trong hai phần của toàn tập). Tôi thích và tâm đắc cái cách viết ngắn mang độ nén của xúc cảm và suy tư – hay như cách định danh thơ tư tuyệt mà Chế Lan Viên đã gọi là thứ thơ: “Bé hạt tiêu”.

Tất cả lặng đi. Vầng trăng nhô lên
Trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng
Muốn gửi gắm điều gì cho xa thẳm
Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…

Điều đáng nghĩ và đáng nói là dòng địa danh và thời gian mà nhà thơ ghi ở cuối bài thơ bốn câu này: Côn Đảo 2006 – 2012.
Từ một bài cụ thể, lại đọc tiếp 45 bài trong tập mà giúp tôi đọc và nhận biết ra vị ngọt ngào cùng cay đắng; nhận ra cái được và cái mất; nhận ra cái giá của cuộc đời và số phận … Mà, theo tôi, bao trùm lên chính là thông điệp tâm tình của Người-Nghệ-Sỹ, của Thi nhân: Nỗi cô đơn muôn thuở cổ - kim, từ nhận biết bởi cái đẹp (vốn mong manh, vốn buồn nữa!) như trăng đầu tháng xanh gầy trên biển vắng. Người–Thơ trao gửi thổ lộ cả hai chiều: Khao khát và đớn đau; cái đẹp thanh tao, mong manh cùng cả nỗi tái tê thân phận:
Muốn gửi gắm hiều gì cho xa thẳm
Lại tái tê cát sỏi dưới chân mình…
Tôi lại chợt nhớ và ám ảnh bởi câu nói của Thi hào người Đức thế kỷ XIX: “Cô đơn là điểm xuất phát của nghệ thuật”.
Trong tập thơ Trăng lạnh tôi đã bắt gặp nhiều điệp khúc, nhiều biến thái của nỗi cô đơn trong cảm quan giầu xúc động và suy tư, và triết lí của Hồ Phong Tư. Tương tự thế, đọc thơ trong Trăng lạnh, hay bắt gặp trạng thái tâm hồn vừa giản dị, chân thành lại vừa đa cảm, đa suy của tác giả. Từ cảm quan ngoại giới hay cảm quan đột xuất từ trái tim đa tình của thi sĩ… mà tập thơ này của Hồ Phong Tư tràn ngập xúc cảm – cô đơn:
- Đó là nỗi cô đơn trong hoài niệm:

Hình như có dòng sông trắng
Vắt qua những giấc mơ mình
Hình như bạch dương thuở ấy
Đến giờ vẫn trắng lặng thinh…

(Nhớ… Gửi Ki-ép trong phần thơ có tên Những câu thơ nhặt ở bệnh viện)
- Nỗi đơn cô trong trạng thái bức xúc khao khát mà chẳng tìm ra địa chỉ neo đậu của Tình-Nghệ-Sỹ:

CHIỀU NÂU

Chiều bện viện buồn so, thưa vắng khách
Bệnh nhân ngồi lơ đãng nhớ về đâu
Chợt tíu tít đàn sẻ ngô xòa cánh
Như bàng hoàng, chiều bỗng đượm sắc nâu

Cũng chính bởi nỗi niềm cô đơn, thế nên Trăng lạnh của Hồ Phong Tư càng đào sâu vào niềm đau cùng nỗi đau mang màu sắc xã hội; đau buồn cùng nghĩ suy bởi Nhân-Tình-Thế-Thái.
Hồ Phong Tư hay chạnh lòng, chạnh nghĩ từ những bình ổn cùng biến thiên trong bộ mặt cuộc sống và lòng người; từ Đường làng sạch láng bê tông mà chạm tới nước mắt của hoài niệm:

ĐƯỜNG LÀNG

Không còn bùn vương, nước vũng
Đường làng sạch láng bê tông
Vườn ai trổ bông chuối đỏ
Cay cay khói rạ trên đồng…

Càng cảm lại càng buồn, càng đau khi đối diện, nghênh diện với hiện thực đa chiều; đối mặt với cái được và cái mất. Cũng bởi thế, thơ của thi sĩ họ Hồ nhuốm đượm thứ triết lý-ngậm ngùi-nhân sinh. Từ mong manh của vẻ đẹp buồn Hoa cúc dại mà chạnh buồn, chạnh nghĩ về thân phận, về kiếp người:

Cúc dai lẫn vào cỏ dại
Thường ngày ai nghĩ bón chăm
Thu sang vườn cây vàng lụi
Trắng ngần cúc giọt đăm đăm
(Hoa cúc dại)

Tôi tâm đắc những bài thơ tình (thuần túy!) luôn chân thành, xúc động và đầy rẫy tâm trạng đa chiều trong tập Trăng lạnh của Hồ Phong Tư:
- Đấy là trạng thái tâm tư vừa say đắm ầm ào lại vừa dịu dàng âu yếm:

ĐỪNG NGHĨ

Em đừng nghĩ anh là con của biển
Ngoài sự ầm ào chẳng có gì thêm
Em thấy đấy muôn vàn con sóng nhỏ
Vẫn dịu dàng âu yếm gót chân em…

- Mượn giọng của nước, của Trời đùa, mà kí thác nỗi niềm Chênh chao mà dường như thành quy luật cổ - kim của chuyện buồn vui Tình-Ái:

TRỜI ĐÙA

Trời đùa đổ nắng vào mưa
Đổ cây vào lá, đổ chùa và chuông
Đổ em vào nỗi buồn suông
Cho chênh chao cả căn buồng chênh chao

Với tập Trăng lạnh tôi cảm nhận, cảm thức chất-riêng-phong-cách của thơ Hồ Phong Tư.
Với tập thư thứ tư này (sau ba tập: Dã hương, Vẹt mòn bậc đá và Lục bát làng) khiến tôi vừa quý lại vừa thương thi nhân họ Hồ. Cái gì đã qua. Cái gì đang tiếp diễn. Cái gì sẽ tới… Tôi tin yêu niềm khao khát và day dứt từ thơ Hồ Phong Tư!

CHUYỆN LÀM QUAN


Chu Văn Keng

Làm Quan khổ lắm ai ơi!
“Liêm” thời trên ghét, “tham” thời dân la!

Làm quan sao “nghèo” quá ta
Nào đâu có thấy Đô la, Bạc Vàng
Chỉ nguyên vài “mảnh đất xoàng”
Dăm ba khách sạn, làng nhàng vài sao
Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Tên mình không đứng thì sao lo phiền!

Làm quan thân xẻ trăm miền
Phần dành cho vợ, phần khiêng cho “Bồ”
Rồi thì “Miếu Cậu, Đồng Cô”
Toàn là những “Vé” những “Đô” những “Lầu”
Mật ngọt thì lắm ruồi bâu
Dè chừng tai tiếng, lấy đâu bù trì?

Sự đời lắm nỗi thị phi
Thôi thì ta cứ “mũ ni” mà xài
Đưa tay bịt kín lỗ tai
Phải trái, hay dở để ngoài mặc bây
“Sân sau” rào kín bằng “Cây”
Hỏi chống tham nhũng sao đây... Hỡi trời!

Làm quan khổ lắm ai ơi
Vén lưng (chút đỉnh), đừng cười (tủi thân)...
 

Tiên sư anh Tào Tháo


Thái Sinh


Trời trở rét, khiến cho các vết thương trên người lão Cò nhức nhối. Mấy năm trước, cuối năm bận rộn việc đấu thầu, chạy thầu dù trời rét mướt nhưng lão chả thấy đau đớn gì. Năm nay nằm khàn ở nhà, Tiên Lãng Tửu ngày ba bận uống nhưng người vẫn cứ đuội ra, tay chân mỏi rã rời. Vợ lão mát mẻ: Giá như bây giờ có mấy con tóc xanh, tóc đỏ đến mát xa mát gần thì ông đỡ đau ngay mà…Nghe vợ nói mà tức. Tuy vậy, lão Cò chả thèm để vào tai, lão chống gậy sang nhà bác Thảo Dân.
Kể từ hôm thằng Út mua cho bộ máy vi tính, dạy cho cách đọc báo mạng bác Thảo Dân xem ra ham mê lướt “oét”, chểnh mảng chuyện chăm sóc đám ba ba, khiến vợ bác phải kêu trời. Thấy lão Cò tới, bác Thảo Dân thất vọng:
- Tiếc quá lão ạ! Thế là mùa giải “Nô ben” đã qua…
Chưa hiểu điều bác Thảo Dân nói vậy có nghĩa là gì, lão Cò hờ hững:
- Mùa “Nô ben” của nước Mỹ, nước Pháp chứ có phải mùa “Nô ben” của mình đâu mà mà bác phải tiếc?
- Không phải mùa “Nô ben” của mình, nhưng tôi tiếc lắm. Con đường vào giải “Nô ben” không có cửa sau để ông nhà thơ Thiền mang cái sừng tê giác mài mời các vị giám khảo vài ly cho bổ tỳ, bổ thận nhỉ? Nếu được uống vài ly thuốc mài từ sừng tê giác, tôi cam đoan ông nhà thơ Thiền chắc đoạt giải “Nô ben” là chắc.
Lão Cò nghe thế mỉm cười bí ẩn, lão háy mắt:
- Không cần đi cửa sau, không cần sừng tê giác, ngài Thống đốc ngân hàng của ta đã tự nhận nửa giải “Nô ben” rồi đó sao?
- Lão nói gì nghe lạ vậy? Nợ xấu của các ngân hàng lên tới sáu sáu phần trăm, hàng loạt ngân hàng phải sáp nhập vì mất khả năng thanh toán…vậy mà ngài tư lệnh lại tự nhận nửa giải “Nô ben” à?
- Bác còn chưa biết đó thôi, ngài Thống đốc còn được suy tôn là chiến sĩ thi đua toàn quốc nữa đấy.
Thở dài đánh thượt một cái, bác Thảo Dân cảm thấy bức bối, bác cập rập chạy xuống bếp rồi lại cập rập lên nhà rồi lục ngăn kéo bàn lôi ra một tờ giấy của trưởng thôn Khò Me.
- Thằng Ba Khựa có đơn gửi lên trưởng thôn về cái ao ba ba nhà tôi, rằng cụ bảy đời nhà nó trước đây canh tác trên mấy cái ao này…
- Người dân núi Hài ai chả biết cha con Ba Khựa là lũ ăn cướp vùng biên ải bị người ta đánh cho tơi tả phải chạy về đây nương thân- Lão Cò khoát tay- Sao hắn trâng tráo vô liêm xỉ đến như vậy nhỉ?
- Lão đọc Tam quốc đủ biết, đó là chiến thuật của Tào Tháo, thật như giả, giả mà như thật. Hậu duệ của Tào Tháo từng nói: Cái gì không có nói mãi sẽ thành có. Thằng Ba Khựa nay cứ nhận bừa mấy cái ao ba ba nhà tôi, bất chấp lịch sử. Đấy là đang học kiểu giả mà như thật đấy.
Lão Cò đập tay xuống chiếu:
- Không đáng giải “Nô ben” cứ nhận giải “Nô ben”, không phải đất của mình cứ nhận đất của mình. Chiến thuật bàn tay giả, mẹ cha tiên sư anh Tào Tháo… 

Loài chó cũng mắc bệnh thành tích


Nhà văn Trần Quốc Tiến

      Nhà tôi nuôi hai con chó, một con vàng và một con đen,cả hai con đều là giống chó quý.Nhiệm vụ cuả hai con chó là coi nhà và lùng bắt chuột quanh nhà.  Chỗ nằm của hai con chó là bậc thềm trước của nhà,con mực bên phải,con vàng bên trái.Nhà tôi vườn rộng lại nhiều cây cảnh nên rất lắm chuột,sáng nào khi ngủ dậy mở cửa ra tôi cũng thấy ở hai bên cửa nhà cạnh chỗ nằm của hai con chó có hai con chuột bị cắn vỡ đầu nằm sóng sượt.Đó là thành tích của lũ chó nhà tôi,đêm qua mỗi chó bắt được một con,chúng bắt được ở đâu đó nhưng bao giờ cũng tha về đặt cạnh chỗ nằm để báo cáo  với chủ.Tất nhiên đến bữa không bao giờ  tôi quên phần thưởng của chúng,mỗi con thêm một miếng cá hay một miếng thịt cùng với bát cơm ngon.Thời gian cứ thế trôi đi. Bỗng một sáng khi mở cửa ra tôi chỉ thấy bên con vàng là có con chuột mới bắt trong đêm,còn bên con đen không có,nó nằm co quắp buồn bã không dám nhìn tôi.Tất nhiên đến bữa ăn con lười không đi bắt chuột thì không được thưởng miếng thịt hay miếng cá mà chỉ được ăn cơm nguội với nước rau.Nó vẫn ăn nhưng có vẻ ấm ức với con vàng.Ngày hôm sau nó lại lười nằm chơi mà không chịu khó đi lùng chuột,và đến bữa tất nhiên nó không được thưởng gì cả, nhai uể oải bát cơm rau.Sau mấy ngày nó nằm im tìm kế,rồi cái gì đến đã đến.Một buổi sáng như mọi buổi  sáng tôi thức dậy và mở cửa ra  kinh ngạc thấy bên chỗ con đen có con chuột chết rất to. Á à,hôm nay cu cậu lập thành tích lớn !Được được trưa nay sẽ khen thưởng lớn.Nhưng sao con đen lại nhìn tôi lấm lét thế nhỉ? Chắc là nó hận tôi mấy ngày qua cho nó ăn cơm nguội với rau.Để bù lại trưa hôm ấy tôi thưởng cho con đen cả một khúc cá to và một miếng thịt cùng với cơm ngon vì thành tích tuyệt vời của nó.Con chuột to nó bắt, tôi vẫn còn để vào một chỗ chưa đem chôn.Thưởng cho con đen xong tôi tìm con chuột định đem chôn thì phát hiện ra con chuột đã bốc mùi,có nghĩa là con đen đã đi tìm con chuột chết sẵn ở đâu đó tha về để lấy thành tích và được khen thưởng….Tôi chết lặng người nhận ra rằng bệnh thành tích và sự giả dối của của con người đã lây cả sang loài chó mất rồi,hay là bệnh ấy vốn là bệnh của loài chó lây sang người thời nay thì tôi cũng chưa rõ,nhưng từ nay rất có thể sáng ra tôi sẽ chỉ nhìn thấy mấy con chuột đã chết từ lâu mà mấy con chó nhà tôi tha về để lấy thưởng vào mỗi bữa ăn…   

Dưới 100 triệu đồng đừng mơ làm công chức Hà Nội


Nguyễn Duy Xuân

Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho hay: “Người ta nói rằng dưới 100 triệu đồng sẽ không có chuyện thi đỗ công chức. Đầu mối nhận hồ sơ, nhận tiền chạy tập trung vào các vị trưởng phòng nội vụ. Đây là việc rất đau lòng của lãnh đạo thành phố, nhưng đó là một thực trạng đang tồn tại..."
 Trời đất ! Biết rõ đầu mối, địa chỉ như vậy sao không hành động mà lại chỉ đau lòng thôi, hỡi ông chủ nhiệm ?
 Dưng mà dẫu sao cũng cảm ơn ông đã dũng cảm nói lên sự thật "đau lòng" này.
 Và không chỉ Hà Nội đâu ông ơi ! 100 triệu để trở thành công chức giữa thủ đô phồn hoa thế là còn rẻ đấy. Ở tỉnh lẻ giá còn trên trăm nữa kia. Tội nhất là các em sinh viên mới ra trường, đang hừng hực nhiệt huyết tuổi trẻ thì bị dội gáo nước lạnh. Gia đình chạy vạy, lo lót chồng cho đủ tiền xin (đúng hơn là mua) việc để được lĩnh mức lương vài triệu đồng một tháng. Vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời đã vỡ mộng. Đành chấp nhận thực tế phũ phàng, thả mình vào vòng xoáy xã hội, để rồi chính các em sau này lại lặp lại cái điệp khúc: "lính buổi mai cai lính buổi chiều". Nếu không làm vậy thì lấy chi bù đắp khoản “cúng Giàng” kia ?
 Ấy là chưa nói đến chuyện chạy chức. Cái giá còn cao ngất ngưỡng thưa ông, nó tăng theo cấp lũy thừa bậc ba. Phèn phẹt trưởng phó phòng đã dăm ba trăm triệu. Nếu là phòng hái ra tiền thì cái giá phải hàng tỉ. Cứ thế ông sẽ hình dung được lên cao nữa sẽ là bao nhiêu ? Cực đắt, nhưng không bao giờ lỗ, thế cho nên người ta vẫn lao vào như con thiêu thân. Chẳng đầu tư nào lãi nhanh và khủng như đầu tư cho quyền lực. Bởi quyền lực cho anh  tiền và cả… tình nữa.

BUỒN ƠI : Chào mi !


Trịnh Kim Thuấn.


    Ngồi buồn lo bảy, lo ba.
    Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.

Buồn quá  : 
- Vì cái hủ gạo trong nhà gần cạn đáy.
- Vì giấy tờ lo cho chị Hai Hải 75 tuổi, người hàng xóm cả tháng nay chưa xong, làm thủ tục chuyển nơi ở mới cho chị là nơi nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em khuyết tật, mồ côi.
- Vì tấm hộ chiếu của các công dân Trung Quốc có hình lưỡi bò.
- Vì tàu Bình Minh 2 vô tình bị đứt cáp khi đang thăm dò dầu khí.

Buồn nhất là khi đọc tản văn “MỘT CHỖ NƯƠNG TỰA” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT) viết về người mẹ Việt và 2 đứa con nhỏ có chồng ở Hàn quốc nhảy lầu tự vẫn chết.
Cô Võ thị Minh Phương 27 tuổi, ở ấp Hòa Quới, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang, có chồng người Hàn quốc được 8 năm, tức là lúc lấy chồng cô Phương mới 19 tuổi, sông với chồng có được 2 con là Kim Xì Chin 7 tuổi và Kim Chà Xanh 3 tuổi, đã ly dị, nhưng anh chồng nầy quá bạo hành, đánh đập vợ thường xuyên, quá sức chịu đựng nên cô ôm 2 con cùng nhảy lầu tự vẫn, gây ra cái chết vô cùng thương tâm trong dư luận ở Hàn quốc và Việt Nam.
Bài “Một chỗ nương tựa” NNT có viết : Bà mẹ của cô Minh Phương có qua Hàn quốc sông với gia đình cô M.Phương 1 thời gian, chứng kiến cảnh con gái bị chồng đánh đập … trong bài NNT có đặt giả thiết là tại sao bà mẹ không bảo con gái mình tìm cách trốn đi hoặc dọa tên chồng vũ phu kia là sẽ thưa gởi, báo cảnh sát … đó là suy nghĩ của người viết, tôi không dám lạm bàn, nhưng có sự thật phũ phàng mà ai cũng biết : vì nghèo mới đi lấy lấy chồng ngoại để mong thay đổi được cuộc đời, nhưng cái nghèo (khốn nạn thay) kèm theo dốt nát, thì tôi e rằng mẹ của cô M.Phương không phải không biết nghĩ mà là nghĩ không tới.

Bài viết hay, chắc chắn là làm rơi nước mắt nhiều độc giã, xin trích đoạn chót :
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Không phải đâu, chắc không phải bà mẹ chỉ vô tư vào ra trong cái nhà tường (được xây bằng tiền con gái gởi về) làm hủ mắm cá rô, vỗ béo bầy gà, mua đầu lân, sắm máy lạnh … để chờ đến cuối năm, con cháu bồng bế nhau về ăn một cái Tết linh đình. Những biểu hiện của tình yêu thương đó, có vẽ gì sét quá, so với những trận đòn tươi xoi xói mà bà mẹ biết chắc rằng đang trút lên đầu đứa con gái mình ở nơi nào đó, xa xôi ….

Thảm kịch của cô dâu Việt nầy có một lộ trình rõ ràng, phơi trắng ra dưới nắng, đâu phải như phim kể vì đứa con gái giả vờ mình có đời sống hạnh phúc, cho cha mẹ yên tâm vui hưởng tuổi già … NNT.
Chuyện các cô gái lấy chồng ngoại : Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai … đã mấy mươi năm nay, bút, mực, giấy nào tả hết… vui thì ít, buồn lại quá nhiều, có bậc làm cha, làm mẹ nào muốn thế, nhưng nghèo quá, cùng đường, bí lối rồi thì biết làm sao đây. Ở toàn miền Tây nầy (cả nước tôi không dám nói) không có 1 ấp nào mà không có các cô gái Việt lấy chồng ngoại …
Xin hãy đọc bài :”Lấy chồng ngoại – hạnh phúc , nước mắt và máu” Báo LĐ ngày 05/12/2012.

Vẫn biết rằng :      Ra đi là sự đánh liều.
                              Tỉ như đứa dại chơi diều đứt dây.


Tiên Điền Nguyễn Du từng thốt lên :    
 Đành liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.


 Ma đưa lối , quỷ đưa đường.
 Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.


Nếu không lấy chồng ngoại, thì số phận các cô gái nghèo nầy sẽ ra sao ? Xin mời đọc bài :”Tại sao Cần Thơ “chết tên” trên miệng các “em” . (Báo LĐ số 283 thứ hai 03/12/2012). Xin trích 1 đoạn :   Tâm sự một má mì tên T.
T. kể về mình ở một ấp rất nghèo của Phụng Hiệp – Hậu Giang (cùng quê với Võ thị Minh Phương).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tại khách sạn, T. được đào tạo cấp tốc về kỹ thuật đấm bóp và đưa xuống làm tại phòng mát xa, và từ đấm bóp chay đến oral sex (sex bằng miệng) đến đi khách và qua đêm, thậm chí là gái bao chỉ là những bước chuyển rất ngắn, dù qui trình của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào tính cách, điều kiện khách quan …. “Được vài tháng, thấy việc cũng … sướng mà thu nhập lại trong mơ cũng không dám mơ, nên xin nghĩ phép về quê để rũ rê thêm mấy chị em bà con lên cùng làm “


Thời gian nữa, thấy việc làm ăn ở “thành phố” ngày càng khó khăn, cộng thêm sự mai mối của một số khách quen, T.cùng một nhóm “đồng nghiệp” ra Nha Trang, rồi sau đó là Đà Lạt, Huế và các tỉnh phía Bắc … hành nghề, T. nói người trong nầy đi đến đâu cũng được chào đón, bởi hương vị mới lạ, lại nồng nhiệt hết mình chứ không khó chịu kiểu làm đĩ mà sợ đau … như dân bản xứ .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Còn đường nào tránh được không ? Quí vị nào biết xin vui lòng chỉ hộ .

Trở lại “Một chốn nương thân” của NNT : đã thấy có một lộ trình rõ ràng phơi trắng ra dưới nắng … tại sao không tránh ?
Cô Nguyễn Ngọc Tư ơi ! cái lộ trình cả đất nước nầy đang đi, chắc cô cũng đã thấy và đã hiểu. Đất nước nầy đang được dẫn dắt mấy mươi năm qua theo cái lộ trình bởi một số người vỗ ngực xưng là đỉnh cao trí tuệ đó hay sao ?
Nước Nhật Bản sau đệ nhị thế chiến, đầu hàng đồng minh vô điều kiện, toàn bộ các thành phố bị hủy hoại hoang sơ do bom đạn của đồng minh ném, ngân khố rỗng tuyếch vì đã dốc hết vào canh bạc chiến tranh. Sau gần 25 năm  gầy dựng , đến năm 1970 tất cả các khoản vay mượn nước ngoài để tái thiết đều trả tất, nền kinh tế phục hồi và bây giờ là cường quốc thứ ba trên thế giới , (Nhật Bản không có rừng vàng, biển bạc mà thường xuyên phải đối phó với động đất và sóng thần) là nước cho Việt Nam vay tiền nhiều nhất .
Còn Việt Nam ta : Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thần thánh, đánh bại đế quốc Mỹ (số 1 thế giới) và chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Sau 30/4/1975 cả nước Việt Nam  gần như còn nguyên vẹn, Miền Nam còn đầy ắp hàng hóa , thế mà …. 37 năm trôi qua … mà vẫn còn nhiều cô gái nghèo đi lấy chồng xa , còn đi tìm “Một chốn nương thân”, mà vẫn còn “Cần Thơ chết tên trên miệng các em “ . . . . và cả một núi nợ chồng chất … mà ai cũng biết .

Xin mượn một đoạn của bài thơ TRĂNG NGHẸN của nhà thơ Hoài Tường Phong – Cần Thơ :
                                     . . . . . . . . . . . . .
Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê.
Về thăm nhà, xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu.
Khởi sắc một vùng quê, sao nghe có chút bùi ngùi.
              
                  Đồng bằng quê tôi : nhiều cái nhất ngậm ngùi :
                  Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất .
                  Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất 
                  Và cũng dẫn đầu : những cô gái lấy chồng xa .
                  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                   Buồn quá, mênh mang buồn như cánh đồng bất tận !

Trang