21 tháng 8, 2017

TÂM SỰ

  Tố Hữu
Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?

Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.

- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"

Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.
                                            (2-1967)
Bài thơ này có thể có nhiều người biết đến, nó được Tố Hữu in trong tập thơ “Ra trận” vì nó gần như đánh dấu một khoảng thời gian trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ tại nước ta. Tôi nhớ vào xuân năm 1968 cha tôi có đọc cho tôi nghe bài thơ này và kể lại một số tình tiết như sau.
Thời gian đó, hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đều chi viện cho nhân dân ta vũ khí, lương thực, thuốc men để tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng do đường lối của hai nước này thay đổi, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng Văn hoá, còn Liên Xô theo đường lối của chủ nghĩa xét lại. Hai nước này đều muốn tạo ảnh hưởng của mình và muốn lôi kéo Việt nam. Nhưng đường lối của chúng ta muốn nhận được sự ủng hộ của cả hai ông anh là Liên Xô và Trung Quốc cho cuộc chiến tranh chống Mỹ. Lúc này Liên Xô cũng đang vướng vào hệ thống tên lửa phòng thủ cho Cu Ba, họ không muốn sa lầy vào cuộc chiến tại Việt Nam và vì vậy vũ khí đạn dược cũng hạn chế và cắt giảm. Về phía Trung Quốc cũng cho là Việt Nam đi theo Liên Xô nên hầu như ngưng viện trợ cho nước ta. Chúng ta cứ hình dung xem từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 Mỹ bắt đầu dùng máy bay leo thang ra tấn công ném bom miền Bắc, nếu không có tên lửa và máy bay của Liên Xô thì chúng ta làm sao có thể đương đầu với lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ. Trung Quốc thì ngưng viện trợ vũ khí và lương thực thực phẩm cho Việt nam lúc bấy giờ, tôi nghe kể lại chiến trường đang thắng lớn nhưng thiếu đạn dược thì làm sao bắn quân thù. khi đọc thơ chúng ta mới thấm thía từng câu từng chữ: -Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?
Lúc đầu Tố Hữu viết : Nghĩa tình “như” sớm nắng chiều mưa ? nhưng sau khi đọc Bác Hồ đã sửa lại nếu dùng chữ như thì nó hơi nặng quá và sự thật đã mười mươi rồi, Bác đã thay chữ “như” bằng chữ “e” để cho vần thơ nó được nhẹ nhàng hơn, nghĩa là ta mới chỉ lo ngại nghĩa tình anh em sẽ thay đổi như sớm nắng chiều mưa.
Còn khổ thơ sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
Trong internet có nhiều nhà bình luận về thơ của Tố Hữu, cũng như nói về chuyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ thì cho rằng tác giả muốn nêu cao vai trò cảnh giác đối với mỗi người dân Việt Nam ta. Nhưng thực tế thì nội dung bài thơ này đang nói về vấn đề khác đấy nhé. Lúc đó tại Trung Quốc, chủ tịch Mao Trạch Đông lấy một cô diễn viên Giang Thanh làm vợ thứ 3. Đây là người phụ nữ với tham vọng chính trường to lớn. Người này đã lợi dụng chức quyền lập nên “ Bè lũ bốn tên” cùng với bà ta là ba nhân vật khác gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên.
Ngày 6/10/1976, các thành viên của "Bè lũ bốn tên" bị bắt, khi đó họ là một nhóm cấp tiến đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn ở Trung Quốc trong cả một thập kỷ, kể từ khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966.
Hầu hết người dân gắn 'Bè lũ bốn tên' với thời kỳ kinh khủng và khốc liệt nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"
Tất cả những nhân vật này đều đã bị kết án tù chung thân và đã chết trong tù. Khi đọc lại bài thơ của Tố Hữu đã viết từ năm 1967 thì ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của bài thơ.

20 tháng 8, 2017

Nguyên PTT Nguyễn Mạnh Cầm: ‘Vụ án kéo quá dài và tiêu cực’

Khánh An
VOA – Ông Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính trị (1994 – 2001), giữ chức Phó Thủ tướng (1997 – 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1991 – 2000) trong thời gian diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Ở cương vị đứng đầu cơ quan đối ngoại Việt Nam, ông đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan vì vụ việc này.
Trong bài phỏng vấn đặc biệt với VOA, ông cho biết vì sao những nỗ lực dàn xếp giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và chính phủ Việt Nam bất thành, đồng thời đưa ra nhận định của một người trong cuộc. Mời quý vị theo dõi sau đây.
VOA: Vào thời điểm diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, ông cùng một số giới chức cấp cao Việt Nam nỗ lực dàn xếp êm thắm vụ việc. Vậy, lý do tại sao và điều gì cản trở khiến vụ việc không được giải quyết dứt điểm như mong muốn?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Vâng, nhớ lại thì hồi bấy giờ không chỉ cá nhân tôi mà còn có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao khác, đã có nhiều nỗ lực và nhiều lần cố gắng dàn xếp êm thắm vụ việc này.
Ở đây phải kể đến ý kiến chỉ đạo quan trọng là từ thủ tướng lúc bấy giờ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bản thân tôi là một Bộ trưởng, một thành viên Chính phủ cũng đã kết nối và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, chỉ đạo Đại sứ ở Hà Lan, và các ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Tinh thần chung hồi bấy giờ là Thủ tướng muốn dàn xếp sao cho vụ việc không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam — Hà Lan, cũng như giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. Muốn thế thì phải tổ chức Giám đốc thẩm.
Nhưng rồi vì nhiều lý do. Sau nhiều năm nay nhớ lại, tôi cho rằng đã có hàng loạt nguyên nhân, liên quan đến các vấn đề pháp lý, liên quan đến con người cụ thể, tức là các cán bộ cấp địa phương hồi bấy giờ tham gia vào giải quyết vụ việc, nên sự việc ngày càng phức tạp, vượt khỏi phạm vi một cơ quan xử lý.
Ngoài ra, cũng phải thấy vụ việc không chỉ liên quan đến các cơ quan chức năng ở Vũng Tàu, mà còn liên quan đến một số cơ quan trung ương khác. Đặc biệt hồi đó, theo anh em báo cáo lại, liên quan đến cả một số bộ phận bên an ninh.
VOA: Tại sao chính phủ Việt Nam và ông Trịnh Vĩnh Bình đã đạt được thỏa thuận ngoài tòa vào năm 2006, mà sự việc vẫn không được giải quyết rốt ráo, khiến dẫn đến những hệ lụy tiếp diễn đến hôm nay?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Theo tôi biết, thỏa thuận ngoài tòa là một nỗ lực tiếp theo từ chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt vụ án. Để kéo dài cũng không tốt.
Lúc bấy giờ, vì vụ án kéo quá dài và rõ ràng nó tác động tiêu cực tới quan hệ Việt Nam — Hà Lan nói riêng, với EU và thế giới nói chung, nên vào năm 2005, Việt Nam đã có một thỏa thuận ngoài tòa.
Tuy nhiên việc trả lại các tài sản cho nguyên đơn đã không thực hiện được, theo tôi, vì một phần các tài sản của nguyên đơn bị tẩu tán, thay đổi chủ sở hữu nên cũng khó khăn. Chứ còn về phía chính phủ, chúng tôi cũng muốn giải quyết vụ đó cho gọn đi để bồi thường cho phía nguyên đơn bị thiệt hại và để quan hệ hai nước không bị ảnh hưởng.
VOA: Ông có tiên liệu gì về kết quả của vụ kiện lần này không?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Tôi không muốn đưa ra bất cứ dự đoán nào về phiên tòa chưa diễn ra. Đôi bên đã có sự chuẩn bị khá công phu. Mọi chuyện bây giờ tùy thuộc theo cán cân công lý. Không có cách nào khác hơn.
Bất luận phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài như thế nào thì đây sẽ là một vụ kiện để lại nhiều bài học kinh nghiệm cần phải rút ra. Đất nước đang trên đường hội nhập vào đời sống mọi mặt của quốc tế. Chúng ta phải tuân thủ những hiệp định, những thỏa thuận đã ký với quốc tế. Chỉ có cách đó mới bảo vệ được hình ảnh một Việt Nam đổi mới và cải cách, không chỉ vì lợi ích của chính mình, của Việt Nam, mà còn vì lợi ích của các đối tác quốc tế khác, bất luận đó là cá nhân hay quốc gia.
https://projects.voanews.com/…/nguyen-manh-cam-vu-an-keo-qu…

Thanh tra các dự án BOT: 100% chỉ định thầu

Tác giả: Thân Hoàng
KD: Thế đằng sau 100% chỉ định thầu đó có chỉ định…. tiền không?
—————
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai sót, bất hợp lý như đặt sai vị trí, giá phí quá cao tại các trạm BOT và BT.
Trạm thu phí Cai Lậy đang trở thành tâm điểm được dư luận quan tâm thời gian qua – ẢNH: Mậu Trường
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ GTVT.
Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra 7 dự án gồm: dự án BOT hầm đường bộ đèo Phước Tượng – Phú Gia; dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội); dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình…
Trong số này có 5 dự án BOT, một dự án BT, một dự án kết hợp cả BOT và BT.
100% chỉ định thầu
TTCP cho rằng trước thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia còn nhiều hạn chế, các dự án BOT, BT đi vào hoạt động đã góp phần mở rộng phương thức quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông mới, hiệu quả, người dân có thêm lựa chọn điều kiện giao thông thông thoáng an toàn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và quản lý một số dự án Bộ GTVT và nhà đầu tư còn nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Theo kết luận của TTCP, Bộ GTVT chưa thực hiện đúng quy định về việc xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bên cạnh đó việc công bố sau khi phê duyệt danh mục dự án, không đúng thời điểm ảnh hưởng không tốt đến kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Thực tế từ khi triển khai đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông đến nay, với hơn 70 dự án đã thực hiện mà không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% là chỉ định thầu với lý do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia, trong đó có cả những nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo năng lực.
Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án không chính xác. Tại 7 dự án được thanh tra, TTCP phát hiện các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp không đúng thực tế với số tiền hơn 316 tỉ đồng.
Đặt trạm thu phí bất hợp lý
Theo kết luận của TTCP, Bộ GTVT chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể, toàn diện hiện trạng giao thông để từ đó cân đối, so sánh đầy đủ trên toàn hệ thống về sự cần thiết, về lộ trình đầu tư theo từng hình thức đầu tư.
Các dự án BT, BOT hầu hết thực hiện ở những khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ người, phương tiện tham gia giao thông lớn, đặt một số trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh, khiến người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác (điển hình là tại Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình…).
Từ đó đã phát sinh tình trạng người dân và phương tiện né trạm thu phí, đi vào đường ngang ngõ tắt gây hư hại hệ thống giao thông địa phương và nguy cơ mất an toàn.
Mặt khác, việc xác định doanh thu theo phương án tài chính một số dự án thiếu chuẩn, doanh thu thực tế của một số dự án chênh lệch cao so với phương án tài chính đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí kéo dài.
Bộ GTVT khi phê duyệt các dự án đã ghép việc cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành 1 dự án rồi đặt 2 trạm thu phí tại 2 nơi không hợp lý.
Cụ thể, Bộ GTVT ghép việc cải tạo nâng cấp QL6 với dự án đầu tư xây dựng mới đường Hòa Lạc – Hòa Bình và ghép việc cải tạo nâng cấp 7km QL 3 với đầu tư xây dựng đường mới Thái Nguyên – Chợ Mới thành một dự án rồi mỗi dự án đặt 2 trạm thu phí ở hai nơi không hợp lý.
Ngoài ra, việc xác định lưu lượng xe chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng lấy căn cứ áp dụng để thu phí cho cả thời kỳ khai thác rất dài, giá thu phí cao, điều chỉnh không hợp lý.
Có dự án chưa hoàn thành (giá trị đầu tư mới 30%) nhưng giá thu phí đã tương đương dự án đầu tư mới như BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ; đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án như BOT đèo Phước Tượng – hầm Phú Gia; dùng trạm thu phí của tuyến đường này để hỗ trợ thu phí đầu tư tuyến đường khác như BOT Thái Nguyên – Chợ Mới, Xuân Mai – Hòa Bình…
TTCP cũng chỉ ra những “bất thường” của dự án nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 1, trong khi dự án này chỉ sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ nhưng giá phí thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ – Ninh Bình (1.500 đồng/km).
TTCP kiến nghị Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến nội dung vi phạm đã nêu tại quyết định thanh tra.

Nhật sẽ giúp VN và Philippines về an ninh hàng hải

Tác giả: BBC Tiếng Việt
Ngoại trưởng Kono nói Nhật sẽ mở rộng hợp tác với Mỹ trong việc xây dựng năng lực cho các nước châu Á đang phát triển, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. “Chúng tôi nhất trí rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để đảm bảo phát triển kinh tế ở khu vực này trong sự minh bạch.”
KD: Tin vui

—————
 
Bản quyền hình ảnh Mark Wilson/Getty Images
Nhật Bản sẽ viện trợ 500 triệu USD từ năm nay đến năm 2019 cho các nước ven biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường năng lực an ninh hàng hải, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tuyên bố hôm thứ Năm 17/8.
Các nước nhận viện trợ là Việt Nam và Phillipines, hai quốc gia đều có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Động thái này được cho là để đáp sự hiện diện hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản.
Ông Kono đưa ra thông báo này trong trong cuộc họp báo chung sau cuộc đối thoại an ninh giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và Nhật Bản tại Washington D.C.
Biển Đông một năm sau PCA: Ai đeo lục lạc cho mèo?
Những ‘căn cứ’ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?
Bộ Ngoại giao Nhật cũng cho biết với khoản viện trợ phát triển chính thức này, phía Nhật dự kiến sẽ chuyển giao 16 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng tuần duyên Phillippines.
Với khoản viện trợ này, Nhật Bản muốn giúp các nước nhận viện trợ mua tàu tuần tra và thiết bị tuần duyên cũng như đào tạo năng lực cho nhân viên để tăng cường khả năng hành pháp và giám sát biển, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật nói với báo giới.
Ngoại trưởng Kono cho biết khoản viện trợ khoảng 500 triệu USD sẽ được chi từ năm nay đến năm 2019. Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước nhận viện trợ khi Tokyo dự kiến trao tổng cộng 16 tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam. Phía lực lượng tuần duyên Philippines cũng sẽ nhận được tàu tuần tra theo kế hoạch viện trợ.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định kế hoạch viện trợ này không nhằm chống lại hoạt động của bất kỳ nước cụ thể nào mà chỉ để giúp các nước được hỗ trợ cải thiện khả năng tuần tra giám sát và hành pháp.
Ngoại trưởng Kono nói Nhật sẽ mở rộng hợp tác với Mỹ trong việc xây dựng năng lực cho các nước châu Á đang phát triển, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á.
“Chúng tôi nhất trí rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để đảm bảo phát triển kinh tế ở khu vực này trong sự minh bạch.”
Ông Kono cũng nói Nhật sẽ tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng với Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.
Vì sao quốc tế khó dùng tên ‘Biển Đông’?
Tàu TQ qua Eo biển Tsugaru giữa hai đảo của Nhật

BOT dày đặc, kinh tế không kiệt quệ mới là lạ

Tác giả: Phạm Mạnh Hà
KD: BOT dày đặc, dân bị tận thu kiệt quệ. Quan chức và doanh nghiệp có tiền bỏ túi. Kinh tế thì … há miệng mà đợi nhé  Nhìn “bản đồ BOT” mà ghê.
————–
Quốc lộ 1A cứ 62 km lại có một trạm thu phí – Ảnh: Dân Việt
Nếu băm nhỏ các con đường BOT để lắp trạm thu phí dày đặc hơn thì tất nhiên dòng xe cộ sẽ phải lưu thông chậm chạp hơn vì chốc chốc lại phải dừng trạm trả phí ở khoảng cách quá gần. Nếu đặt trạm dày như vậy thì BOT hóa ra lại cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, chứ không còn thúc đẩy nữa.
Hôm 15.8, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa đã chất vấn ngược lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy định đặt các trạm BOT phải cách nhau ít nhất là 70 km: “Tự nhiên chúng ta đưa ra quy định khoảng cách tối thiểu 70 km. Tôi không hiểu dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy định ấy? Ở Singapore, xe cứ ra khỏi nhà là bị tính tiền, dựa trên số kilômet lưu hành thực tế”.
Quy định mà ông Nghĩa “không hiểu” này là có trong Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14.11.2013 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Theo đó, nếu khoảng cách các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km thì trước khi lập trạm phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính, UBND các địa phương. Được biết Thông tư này là kết quả làm việc của Bộ GTVT kết hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính.
Nguyên nhân sâu xa của quy định “cách tối thiểu 70 km” này, là do nhà nước khi ký hợp đồng BOT là nhằm mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội (mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội). Chính vì vậy các trạm dừng xe để thu phí của BOT phải giữ khoảng cách làm sao cho phương tiện tham gia giao thông lưu thông được ở tốc độ cho phép tối đa nhất, có như vậy giá trị lưu thông của “mạch máu giao thông” BOT mới có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội trên thực tế.
Như vậy khi xe dừng lại trả phí ở trạm BOT điểm A với tốc độ bằng 0, sau đó lại khởi hành tiếp với tốc độ tăng dần từ 0 km/h lên tốc độ tối đa cho phép rồi lại phải giảm dần tốc độ về 0 km/h đến trạm BOT điểm B để dừng lại trả phí tiếp. Với khoảng cách giữa trạm A và trạm B là 70 km thì xe cộ chỉ đạt tốc độ tối đa trong khoảng 60 km, 10 km còn lại chỉ để tăng giảm tốc độ về 0. Vậy thì tất nhiên trạm BOT điểm B phải cách trạm BOT điểm A ít nhất là 70 km (có thể du di 1 vài km do địa thế), để xe lưu thông được tốc độ tối đa mới đem lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Và tất nhiên, khi xe đến các trạm BOT thì nhà đầu tư đã thu đủ tiền phí trên từng km lưu thông của xe.
Nếu băm nhỏ các con đường BOT để lắp trạm thu phí dày đặc hơn thì tất nhiên dòng xe cộ sẽ phải lưu thông chậm chạp hơn vì chốc chốc lại phải dừng trạm trả phí ở khoảng cách quá gần. Nếu đặt trạm dày như vậy thì BOT hóa ra lại cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, chứ không còn thúc đẩy nữa.
Cũng xin so sánh thêm, trong khi các nước phát triển đã phổ biến hệ thống đường giao thông tốc độ cao, với tốc độ cho phép cao nhất lên đến 150 km/h (đường Autostrada del Sole của Italy và nhiều nơi khác), chưa tính đến hệ thống đường sắt cao tốc lên đến 500km/h phổ biến ở họ, đó cũng đồng thời lý giải tốc độ phát triển kinh tế xã hội của họ. Thế nhưng trong khi đó ở Việt Nam, xe cộ vẫn “đi dạo” qua các trạm dừng để thu phí BOT dày đặc thì đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
Xe cộ trên quốc lộ mà cứ “đi dạo” như vậy, thì kinh tế xã hội không ngày càng tụt hậu so với các nước phát triển mới là lạ!
Qua tình trạng “biểu tình tiền lẻ” ở nhiều trạm thu phí xảy ra vừa qua, thì như vậy việc chặn đường để bắt xe cộ dừng lại thu phí – cũng tức là đã chặn lại tốc độ của phát triển kinh tế xã hội, không phải là thượng sách.
Cho nên, thiết nghĩ ngành giao thông nên đổi mới phương pháp. Nếu tiếp tục phương thức mời gọi nhà đầu tư như hiện nay thì chỉ nên tăng lên tiền phí cầu đường mà các chủ phương tiện vẫn đang đóng cố định và ngành giao thông sẽ thu từ đó để trả vốn lãi cho nhà đầu tư. Như vậy vừa để cho mạch máu giao thông thông suốt đảm bảo liên tục tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vừa không vấp phải phản ứng “biểu tình tiền lẻ” như vừa qua gây mất lòng người dân.

Lồng nhốt quyền lực, lồng nhốt tham vọng

Có thể nói, “cái lồng” đã được xây và từng bước sẽ “nhốt quyền lực” vào trong đó để kiểm tra, giám sát.
Cách đây hơn một năm, nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại vấn đề “Làm thế nào để “nhốt” quyền lực vào trong cơ chế, thể chế, có quy định, quy chế, là để anh làm chức ấy thì không thể tham nhũng, tiêu cực được”. Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khóa XII đã đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng. Đó là “có cơ chế kiểm soát quyền lực”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra nhiệm vụ: “Nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”.
Qua thực tiễn 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ trong thời kỳ quá độ lên CNXH [1], chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, trong đó có vấn đề chưa cụ thể hóa, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là trong đó có cấp chiến lược. Chính vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 89 - QĐ/TW “Về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và Quy định số 90 -QĐ/TW “Về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”.
Như vậy, lần này Bộ Chính trị đã phân loại cụ thể hai đối tượng cán bộ lãnh đạo, đặc biệt chú trọng những cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, khoảng 1.000 người.
Các quy định lần này của Bộ Chính trị cụ thể hóa nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí cán bộ đã đề ra đã lâu nhưng còn chung chung, khó thực hiện, khó kiểm điểm cũng như kiểm tra, giám sát. Căn cứ vào tình hình thực tiễn mấy năm gần đây, lần này Bộ Chính trị đặc biệt chú ý đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Bởi vì, việc sử dụng quyền lực và kiểm soát quyền lực là một trong những vấn đề nổi cộm bức xúc của Đảng, Nhà nước, xã hội chúng ta.
“Tuyệt đối không tham vọng quyền lực”, “tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. Đó là một trong những điểm mới mà từ xưa đến nay chưa được cụ thể hóa trong kiểm soát quyền lực và chắc chắn sẽ được quần chúng, nhân dân hoan nghênh, ủng hộ.
Kinh nghiệm của nhân loại chỉ ra rằng, kiểm soát quyền lực nhà nước là yếu tố trung tâm trong tổ chức quyền lực nhà nước. Còn việc kiểm soát quyền lực đối với các tổ chức đảng, trong khi Đảng đã nắm chính quyền chính là kiểm soát những cá nhân đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.Có thể nói, “cái lồng” đã được xây và từng bước sẽ “nhốt quyền lực” vào trong đó để kiểm tra, giám sát. Vậy thực chất của việc “nhốt” quyền lực ở đây là gì? Ai “nhốt”? Ai kiểm tra, giám sát quyền lực trong cái “lồng” đó?
Bởi vì khi đã có quyền trong tay, những đảng viên được Đảng phân công sang lãnh đạo, quản lý bộ máy nhà nước, nhưng nếu những người này không được kiểm tra, giám sát gắt gao, chặt chẽ, không cố gắng phấn đấu, tu dưỡng thì quyền lực đó sẽ ngày càng có xu hướng tha hóa. Bởi vì con người thì luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của mình, điều đó cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất.
Với đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước có tính trừu tượng, không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm, xác định được chiều kích một cách rạch ròi để có thể giao quyền một cách cụ thể. Vì vậy kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền, hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.
Do vậy, “nhốt” quyền lực ở đây thực chất là phải có cơ chế để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những đảng viên được Đảng giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước.
Phải khẳng định rằng, Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân. Tuy nhiên, nhân dân lại không trực tiếp thực hiện hết mọi quyền lực nhà nước của mình mà lại giao cho một số người quản lý, điều hành.
Mặt khác khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại có nguy cơ vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu từ của nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người.
Trong thực tế thường có những hiện tượng dễ xảy ra độ vênh giữa nhà nước và công dân, giữa những người thay mặt dân quản lý nhà nước với từng tầng lớp, cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, không công khai, bình đẳng trong việc cung cấp và tiếp nhận và xử lý thông tin; nhà nước không nắm bắt đúng mục đích, lợi ích, nguyện vọng của người dân; những người thực thi quyền lực cụ thể không hiểu rõ mục đích, có khi hiểu đúng mục đích nhưng không sử dụng quyền lực đúng cách, hợp lý; các đại diện nhà nước vì lợi ích riêng có thể vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến lợi ích, mục đích chung; người dân không tự mình thực hiện trực tiếp mà ủy quyền cho các đại diện nhưng người đại diện không trung thành bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân…
Đây là một thực tiễn, một nghịch lý đặt ra đòi hỏi quyền lực nhà nước phải được phân công, phân nhiệm rạch ròi và phải được kiểm soát rất chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Giám sát quyền lực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phát huy tốt vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội và đông đảo quần chúng, nhân dân. Đã có “lồng nhốt quyền lực” rồi nhưng đang rất cần có cơ chế, quy định cụ thể, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và quần chúng nhân dân tham gia giám sát quyền lực. Hãy để người dân trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát cái “lồng” và quyền lực nằm trong cái “lồng” đó.
Để giám sát, kiểm soát quyền lực, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần công khai minh bạch những vấn đề liên quan đến những người nắm quyền lực cũng như vợ, chồng, con cái, anh, em, người nhà của họ, nhất là thu nhập, tài sản...

Vũ Lân/VnN

Nguyên nhân tại sao Đức cố tình không trao trả Trịnh Xuân Thanh?


Vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam Construction, làm xấu đi mối quan hệ của Việt Nam với Đức và Liên minh châu Âu.
Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước khoảng 150 triệu đôla, đã trốn sang Đức cùng với vợ con. Theo Bộ Ngoại giao Đức, các nhân viên cơ quan đặc nhiệm Việt Nam đã bắt cóc ông ở Berlin và đưa về Việt Nam, nơi ông sẽ bị xét xử. Cảnh sát Đức đang điều tra vụ việc. Báo chí phương Tây đã có phản ứng giận dữ trước sự kiện này.
Trên các phương tiện truyền thôngViệt Nam cũng có nhiều bài viết về vụ Trịnh Xuân Thanh với những đánh giá khác nhau. Gần đây, tạp chí "Luật khoa" đã so sánh ông Trịnh Xuân Thanh, người đã xin tị nạn chính trị ở Đức, với công dân Mỹ Edward Snowden, người hiện đang sống ở Nga. "Theo một luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh, ông sử dụng những lập luận tương tự như Edward Snowden", tạp chí viết.
So sánh như vậy là vô lý, — nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, nhận xét.
"Snowden đã tiết lộ thông tin về việc Hoa Kỳ thành lập hệ thống giám sát toàn cầu, vi phạm hàng loạt các quyền con người. "Tôi không thể yên tâm khi chính phủ Hoa Kỳ dòm ngó vào đời sống riêng tư của dân, vi phạm tự do Internet và các quyền tự do cơ bản của người dân trên toàn thế giới thông qua hệ thống giám sát toàn cầu mà họ đang phát triển," — Snowden nói trong cuộc phỏng vấn với "The Guardian". Và Snowden làm việc không vụ lợi, không đòi những khoản tiền thưởng. "Nếu tiền bạc là động cơ của tôi, tôi có thể bán các tài liệu này cho vô số quốc gia và trở nên giàu có," — Snowden nói. Còn ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước quy mô lớn, rút tiền và trốn sang nước ngoài. Tóm lại, Edward Snowden — chiến sĩ trong cuộc đấu tranh tư tưởng, Trịnh Xuân Thanh — kẻ lừa đảo lớn. Đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh đã hành động trong một nhóm có tổ chức. Đức không dẫn độ Trịnh Xuân Thanh vì ông có thể cung cấp những thông tin tối quan trọng về Việt Nam, mà ông, như một cán bộ cấp cao, tất nhiên, có quyền truy cập. Ngoài ra, thông qua Trịnh Xuân Thanh, Đức có thể tuyển mộ những quan chức và doanh nhân khác bị tham nhũng và sử dụng họ để nhận thông tin về những hợp đồng béo bở. Đức hứa, trong trường hợp khẩn cấp những quan chức bị tuyển mộ có thể trốn sang nước ngoài và Đức sẽ không dẫn độ họ về Việt Nam. Sau sự biến mất của Trịnh Xuân Thanh, Đức bắt đầu đưa ra đòi hỏi, dọa trả đũa Việt Nam, vì họ đã mất hợp đồng tuyệt vời".
Nếu Chính phủ Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này, thì đây sẽ là một tín hiệu cho những quan chức tham nhũng khác: có thể ăn cắp và trốn sang nước ngoài, — giáo sư Vladimir Kolotov nói tiếp.
Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một giai đoạn trong cuộc chiến quy mô lớn chống tham nhũng mà ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện. Vào đầu những năm 1990 Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã gọi nạn tham nhũng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Và bây giờ mối đe dọa này đã tăng lên gấp nhiều lần. Bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo có biểu hiện thoái hoá, biến chất, họ đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích nhân dân. Thông tin về những vụ này phổ biến thông qua các mạng xã hội và làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng và ban lãnh đạo của đất nước. Quá trình này dẫn đến đâu, chúng ta có thể thấy qua thí dụ của Liên Xô. Vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ về cái gọi là "tội phạm tri thức" có tổ chức, tội phạm của các cán bộ trong bộ máy nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Ở Liên Xô đã có một nhóm chuyên gia điều tra các tội phạm như vậy, họ đã khởi tố "Vụ Uzbek"- một vụ án hình sự nổi tiếng, nhưng, nhóm chuyên gia đã bị giải thể, và tội phạm giành phần thắng. Nền an ninh và sự ổn định của đất nước phụ thuộc vào kết quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ điều đó, và người dân cũng ủng hộ các biện pháp này. Nếu nói về mối quan tâm của Đức đến nhân quyền, khi Berlin thể hiện sự lo ngại về việc ở Việt Nam ông Trịnh Xuân Thanh phải đối mặt với phiên toà không công bằng và không công khai, thì chúng tôi xin nhắc nhở về việc, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier khi còn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao đã hứa với Tổng thống Ukraina thời bấy giờ Viktor Yanukovych sẽ đảm bảo an toàn cho ông. Nhưng, ngay sau đó những người vũ trang bắt đầu theo đuổi Yanukovych và ông buộc phải yêu cầu giải thoát để cứu lấy mạng sống của mình. Vì vậy, trong trường hợp này chúng ta cũng thấy "tiêu chuẩn kép".
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có 150 triệu USD, không có quyền tiếp cận bí mật quốc gia và không duy trì quan hệ với những nhân vật cao cấp, thì Đức ngay lập tức dẫn độ ông về Việt Nam,— chuyên gia Nga kết luận.
Elena Nikulina /(Sputniknews)

Lãnh đạo Tiền Giang láo lếu, vô liêm sỉ.

Thật không thể tin nổi, ở Tiền Giang đang tồn tại một cái được cho là "lãnh đạo", xin lỗi các anh chị, tôi phải nói là láo lếu, vô liêm sỉ.
Liên quan đến vụ BOT Cai Lậy, trên báo Người lao động, một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang (tôi đang có một mong muốn, mong muốn đến tột bậc được biết vị lãnh đạo này là ai), khẳng định:
"Dự án này là của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh chỉ tham gia giai đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí, giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết".
Làm lãnh đạo mà nói dối như cuội, nói dối trắng trợn, trơ trẽn. Ngày 4-11-2013, Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải thống nhất việc đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy tại ví trí km 1999+900. Văn bản này được gửi đồng thời đến UBND tỉnh Tiền Giang Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang... Vậy sao có thể nói là không biết đặt ở vị trí nào? Rõ ràng là một sự dối trá nhằm chối bỏ trách nhiệm, rất đáng lên án của lãnh đạo tỉnh này.
Nếu thực sự không biết vị trí trạm BOT đặt ở đâu thì càng đáng báo động. Địa phương do mình quản lý mà không biết người ta vào làm cái gì thì hoặc là người không có năng lực, hoặc là vô trách nhiệm. Loại này không xứng đáng làm lãnh đạo.
Chưa hết, vị lãnh đạo giấu tên này khẳng định, không biết chủ đầu tư là ai. Dự án ở địa phương mình, mình đứng ra giải phóng mặt bằng mà không biết là nhà đầu tư nào thì mọi công việc tiến hành thế nào? Văn bản, họp hành trao đổi ra sao?
Định coi dân như những con lừa để muốn nói gì thì nói à? Dân ngu đến thế sao? Muốn chối bỏ trách nhiệm thì cũng phải thông minh hơn một chút, không thể mở miệng ra nói lời láo lếu coi thường nhân dân như vậy được. Cái đầu dùng để suy nghĩ chứ không phải chỉ để giữ thăng bằng.
Trong những trường hợp như thế này, loại lãnh đạo phải giấu tên thường là loại hèn nhát và không dám chịu trách nhiệm. Ăn cơm của dân, mặc áo của dân, xài tiền của dân, mà nói láo với dân, thì dân nên yêu cầu công khai lãnh đạo đó là ai để ném nó vào lò.

Bạch Hoàn

Cần cái ghế có "độ rung"

(Nhân đọc bài : “ “Lỗ hổng” trong tiêu chí chọn lựa cán bộ cao cấp” của tiến sỹ Tô Văn Trường).
Tiến sỹ Tô Văn Trường là một chuyên gia hàng đầu về thủy lợi và môi trường thì trong nước và nước ngoài ai cũng biết. Nhưng bài viết nhan đề: “Lỗ hổng” trong tiêu chí chọn lựa cán bộ cao cấp” của ông vừa qua trên mạng xã hội (17.8.2017) thì khiến giới nghiên cứu xã hội học, chính trị học...phải suy ngẫm và tán thưởng vì tính khoa học, sắc bén, kịp thời và đầy chất humour của nó!
Ông phê phán và chỉ ra những sai lầm trong tiêu chí chọn lựa cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký. Ông chỉ rõ, về cơ bản ông Trọng là người chủ trương “Đức trị”. Tức, chọn lựa cán bộ lấy đức làm chính, không đề cập gì đến những tiêu chuẩn của pháp trị trong thời đại văn minh. Đã nói đến “Đức trị” thì không thể không nhắc đến cha đẻ của nó là Khổng Tử (551-479 trước CN). Toàn bộ triết thuyết của Khổng Tử là lý thuyết vè người quân tử. Quân là cai trị, tử là người cai trị. Theo Khổng Tử, muốn trở thành người quân tử thì phải tu thân, để trở thành người có đạo đức ( giống như học tập đạo đức Hồ Chí Minh ngày nay). Vẫn theo thầy Khổng thì đạo là các mối quan hệ mà con người phải biết để ứng xử, bao gồm: đạo vua-tôi, đạo cha-con, đạo chồng-vợ, đạo anh-em, đạo bè-bạn...được gọi là ngũ luân. Đức theo Khổng Tử có ba điều: nhân, trí, dũng. Sau này Mạnh Tử bỏ chữ “dũng” vì sợ bề tôi có “dũng” dễ làm phản nên thay bằng lễ và nghĩa. Đến đời Hán thêm chữ tín thành năm đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín...được gọi là ngũ thường. Vì thế mới có câu ngạn ngữ: Luân thường đạo lý. Nói đến “Luân thường đạo lý” là nói đến triết lý của Khổng Mạnh để trị quốc.
Với lý thuyết đức trị đó, lịch sử Trung Hoa và cả Việt Nam đã thăng trầm mấy ngàn năm. Khi vua có đạo đức thì xã hội bình yên, khi vua vô đạo thì lại có cuộc khởi nghĩa đẫm máu để thay vua, thay thế triều đại...cứ thế máu đổ suốt mấy ngàn năm mà lịch sự vẫn dậm chân tại chỗ. Vẫn nghèo đói, u mê. Lý thuyết về chế độ tam quyền phân lập ( khởi đầu từ Montesquieur) và dân chủ đa nguyên là một bức tiến vượt bậc của nhân loại. Từ đó, người ta thay đổi một triều đại một vị đứng đầu quốc gia bằng lá phiếu của cử tri, không cần đến máu đổ.
Vậy chọn cán bộ, nhân tài lãnh đạo quốc gia thì trước hết phải chọn cái ghế có độ rung dân chủ. Ai ngồi vào cái ghế ấy, không đủ tài, đủ đức sẽ bị độ rung của cái ghế hất văng ra. Độ rung ấy là thể chế tam quyền phân lập, chế độ đa nguyên, nhà nước pháp quyền, bầu cử tự do, báo chí độc lập...Nếu chỉ chọn cán bộ “không tham vọng quyền lực” và “kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê Nin” như tiêu chí ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra mà không nói gì dến những thiết chế kể trên thì nó mơ hồ đến huyền bí! Nó lại quay về với triết thuyết Đức trị của thầy Khổng mấy ngàn năm trước! Vì thế mà tiến sỹ Tô Văn Trường đã ví, kêu gọi các tiêu chí để chọn lựa cán bộ lãnh đạo như người ta đang làm chẳng khác nào trao bằng “Tiết hạnh khả phong” cho “cô Tư Hồng”!
Lâu lắm tôi mới được đọc một bài viết giàu chất humour như thế. Hay!

Lê Phú Khải/(VNTB

15 tháng 8, 2017

AI SẼ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI NẾU CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUAN “RA ĐI”?

Hương Khê
Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước bàn tán xôn xao về việc ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN bỗng dưng “mất tích” từ nhiều ngày nay. Người dân chỉ biết bài báo cuối cùng ông viết nhân ngày TBLS 27/7, được đăng từ ngày 24/7/2017 có tựa đề : “Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Từ đó về sau, mọi hoạt động nhân kỷ niêm 70 năm ngày 27/7, và các hoạt động khác, đều vắng mặt CT Trần Đại Quang.
Tại buổi lễ mít tinh được tổ chức sáng ngày 27/7 tại Trung tâm Hội nghị Quôc gia, trong danh sách các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo đảng và nhà nước tham dự, cũng không có mặt CT TĐQ.
Tại buổi lễ dâng hương để tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm ngày TBLS vào sáng 27/7, trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam dâng hương và đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng không có CT TĐQ .
Chúng ta đều biết, thời gian gần đây, sự vắng mặt đầy bí ẩn của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị ĐCSVN là ông Đinh Thê Huynh, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã gây nên nhiều câu hỏi và bức xúc trong dư luận. Mãi tới ngày 01/8/2017, báo chí lề đảng mới hé lộ, đưa tin : “ Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh đi dưỡng bệnh, ông Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư thay ông Đinh Thế Huynh .
Trong truyền thống lãnh đạo và cầm quyền của ĐCSVN, cứ mỗi khi có vấn đề tế nhị, có nguy cơ đe dọa đến “cái ghế” của các vị lãnh đạo chóp bu, “đảng ta” thường cho ai đó mắc phải những căn bệnh lạ, để rồi sau đó, những đồng chí này được “ra đi” một cách êm ái với những vòng hoa thăm viếng được ghi những lời trang trọng: “ vô cùng thương tiếc”…
Cái chết đầy bí ẩn của nguyên TT Võ Văn Kiệt vào năm 2008 mà dư luận nghi ngờ do bị đầu độc. Vì sau khi đã nghỉ hưu, ông Kiệt thường trả lời phỏng vấn và viết bài phê phán lãnh đạo. Ông Kiệt phê phán rất nặng về quy hoạch lại thành phố Hà Nội mà ông cho rằng chỉ làm mập thêm lên cho bọn tham nhũng. Đặc biệt, ông Kiệt nêu lên nhu cầu “hòa hợp dân tộc” giữa những người Việt Nam từng ở hai bên chiến tuyến. Điều này đã làm mếch long giới bảo thủ trong ĐCSVN. Vì thế ông Kiệt phải “ra đi”.
Tháng 2 năm 2014, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an đang ở thời ký đỉnh cao phong độ là Phạm Quý Ngọ, cũng bỗng nhiên bị nhiễm bệnh, và sau đó cũng ra đi. Bởi vì tại phiên tòa ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ, và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD.
Ba tháng sau khi ông Ngọ chết vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014, Nguyễn Bá Thanh, một con người từng“chọc trời khuấy nước” trên sông Hàn, được điều ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính TƯ để diệt tham nhũng với những câu tuyên bố hùng hồn “bắt hết, nhốt hết”, cũng bị bệnh ung thư do nhiễm phóng xạ. Mặc dù ông Thanh đi hết Singapore rồi sang Mỹ chữa trị. Nhưng cuối cùng vẫn phải “ra đi” một cách êm ái vào đầu năm 2015. Nguyễn Bá Thanh chỉ quen “bơi” trên sông Hàn. Nhưng khi ra sồng Hồng thì không trụ được với nhóm sỹ phu Bắc Hà.
Trở lại với căn bệnh lạ của ông Trần Đại Quang, có liên quan gì đến “cái ghế” của giới lãnh đạo chóp bu Hà Nội hiện nay?
Sau khi loại được đồng chí Ba Dũng tại Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng, người đã đến cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng “vì sự ổn định của đảng”, nên ông đành “miễn cưỡng” ở lại làm Tổng Bí thư ĐCSVN với lời hứa sẽ gánh vác nửa nhiệm kỳ. Những nhân vật có triển vọng “ngấp nghé” chiếc ghế TBT một khi ông Trọng nghỉ, là Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh. Vì truyền thống của ĐCSVN, người thay thế chức TBT phải ở trong Tứ trụ, hoăc là Thường trực BBT (như ông Nguyễn Văn Linh năm 1986, và Lê Khả Phiêu năm 1997).
Sau khi làm TBT nhiệm kỳ hai, ông Trọng chẳng những nắm ghế Bí thư Quân ủy TƯ như trước, mà còn nhảy vào làm Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ, để '' tăng cường quyền lãnh đạo của đảng cộng sản ở thời kỳ mới”, thực chất là muốn lũng đoạn hai bộ này theo ý ông ta.
Trong số 19 Uỷ viên BCT của Đại hội XII, số người gốc Nam Định chiếm 4, là Đinh La Thăng, Đinh Thế Huynh, Phạm Bình Minh, và Trần Đại Quang. Ông Quang tuy là người Ninh Bình, nhưng vốn là gốc Nam Định. Nhóm người này từ lâu đã là cái gai trong mắt Nguyễn Phú Trọng, vì khi họ đoàn kết lại, sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong BCT. Vì thế, sau khi loại trừ được Đinh La Thăng ra khỏi BCT, Đinh Thế Huynh đang nằm khắc khoải, thì đến lượt Trần Đại Quang đang vắng mặt bí ẩn. Chỉ còn Phạm Bình Minh thì chẳng làm nên cơm cháo gì.
Vậy là hai nhân vật đang mong chờ thay thế ông Trọng một khi ông rời chức TBT nửa nhiệm kỳ theo lời hứa, nay đã ngã ngựa. Điều đó có nghĩa là ông Trọng còn phải “cố gắng” làm hết nhiệm kỳ này, vì không còn ai đủ bản lĩnh thay ông lúc này.
Bên cạnh đó, khi hết nhiệm kỳ này, đến Đại hội XIII, nhân vật nào có thể thay thế ông Trọng làm TBT, nếu không phải là Nguyễn Xuân Phúc? Vì cũng theo truyền thống của Đảng, nhân vật lên TBT phải là trong “tứ trụ” hoặc Thường trực BBT. Nhưng Trần Quốc Vượng mới mon men thay Đinh Thế Huynh nên chưa đủ tầm. Còn bà CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân thì chưa có tiền lệ phụ nữ làm TBT.
Với hai nhân vật cộm cán gốc Nam Định bị loại trừ, đã có hai người được hưởng lợi. Là Nguyễn Phú Trọng cứ yên tâm rung đùi ngồi hết nhiệm kỳ này. Và Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật sáng giá nhất cho chức TBT nhiệm kỳ tới. Vậy là cả hai ngư ông đều “đắc lợi”.
Cũng cần nói thêm về ông Thủ tướng CLMV và Ma de in này. Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh cùng người Quảng Nam(Đà Nẵng là mới chia ra sau này). Hai người đều là “yếu tố” miền Trung theo truyền thống phân chia quyền lực theo vùng-miền. Dư luận cho rằng, nếu Nguyễn Bá Thanh không “nửa đường đứt gánh”, thì cái ghế Thủ tướng hiện nay chắc gì đã lọt vào tay Nguyễn xuân Phúc. Vì so sánh uy tín và năng lực, thì Phúc “niểng” phải gọi Nguyễn Bá Thanh bằng thầy. Do đó với cái chết của Nguyễn Bá Thanh, dư luận cũng ồn ào biết đâu bàn tay Phúc ‘niểng” có “nhúng chàm” trong vụ này?.
Nhà báo Huy Đức, con người được cho có biệt tài “tiên tri” và “đánh đâu thắng đó” trong chính trường VN. Ví dụ: Trước ĐHXII, Huy Đức tập trung đánh Ba Dũng. Kết quả Ba Dũng rớt đài. Sau đó Huy Đức tấn công dồn dập Đinh La Thăng, cuối cùng La Thăng thành La giáng, mất ghế UVBCT. Ngày 30/7/2017, trong khi Bộ trưởng CA Tô Lâm còn trả lời báo chí rằng, ông không nắm được tin tức về Trịnh Xuân Thanh, cũng trong ngày 30/7, trên trang cá nhân của mình, Huy Đức viết : “ Trịnh Xuân Thanh về rồi sao báo chí còn im lặng nhỉ?”. Thế là ngày hôm sau(31/7), đồng loạt báo chí lề đảng đưa tin TXT ra “đầu thú”. Ngày 01/8, Huy Đức viết: “Cuối cùng, vẫn phải bắt Trầm Bê”, thì y như rằng, hôm sau Trầm Bê bị bắt. Hôm 10/8, Huy Đức viết: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán”. Theo như kết quả của những lần Huy Đức lên tiếng trước đây, thì lần này nhiều người tin rằng, Huy Đức cũng đúng. Sức khỏe ông Trần Đại Quang đang “có vấn đề” .
Tóm lại, với việc mất ai còn trong giới lãnh đạo, thì truyền thống của ĐCSVN xưa nay vẫn quy tụ trong ba đặc điểm sau đây:
Một là đấu đá, đâm chém, cắn xé nội bộ dưới nhiều hình thức để tranh giành quyền lực. Rất nhiều đồng chí của họ đã là nạn nhân của những cuộc thanh trừng này.
Hai là quỳ gối khom lưng quy phục Tàu khựa. Cứ mỗi lần trước các kỳ Đại hội, thế nào cũng có đại diện của ĐCS Trung Quốc sang “thăm hữu nghị”, thực chất là “duyệt nhân sự”. Nhân vật nào không lọt vào mắt xanh của Tàu, thì dứt khoát là sẽ bị loại. Sau Hội nghị Thành Đô 1990, ông Nguyễn Cơ Thạch bị TQ ép ĐCSVN phải loại ra khỏi chức Bộ trưởng BNG, và khi ông Nông Đức Mạnh làm TBT, thì ông Phạm Bình Minh cũng bị loại khỏi chức này vì TQ không đồng ý.
Gần đây nhất là việc tàu khoan thăm dò Repson của Tây Ban Nha, khi đang khoan thăm dò trong vùng lãnh hải nước ta theo Hợp đồng giữa hai nhà nước VN và TBN, vừa mới phát hiện ra một nguồn dầu khí có trữ lượng rất lớn. Khi Tàu khựa mới chỉ “ho” một tiếng, vậy là cha con vội vàng có lệnh cho tàu Repson dừng khoan thăm dò.
Ba là quyết đối đầu với nhân dân, coi những người đấu tranh dân chủ là “thế lực thù địch”. Thể hiện qua việc tăng cường đàn áp bắt bớ và xử tù những bản án thật nặng đối với những ai bất đồng chính kiến, hoặc đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, có tư tưởng chống Tàu, hoặc hoạt động bảo vệ môi trường..vv..Họ còn dùng nhiều thủ đoạn trấn áp và đánh đập tàn nhẫn người dân tham gia biểu tình chống Tàu, hoặc chống Formosa, tuy mang cái áo Đài Loan, nhưng ruột là của Tàu.

Viêt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người, thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như “thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này- bình luận về vị thế VN- với tất cả sự thử thách khắc nghiệt về nội lực trên chính trường quốc tế- và tham vấn những giải pháp….
———————–
“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC)
Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradulism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hyaton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.
Trật tự thế giới mới
Năm 2016 được đánh dấu bởi hiện tượng “Brexitism” (tại Anh) và Trumpism (tại Mỹ). Đó là một xu thế mới tạo ra một bước ngoặt lịch sử, và mở ra một thời kỳ mới, không chỉ đối với Anh mà cả Cộng đồng Châu Âu, không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Toàn cầu hóa đang bị thách thức bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, các giá trị và thành quả của nó đang bị phản bác. Tự do thương mại bị thay thế bởi chủ nghĩa biệt lập (như America First). Các giá trị dân chủ tự do (liberal dem
ocracy) bị thách thức, và nhân quyền bị coi nhẹ. Trật tự thế giới đang thay đổi như một số học giả đã từng cảnh báo trong cuốn “the End of History” (Francis Fukuyama) hay “the End of Power” (Moises Naim). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng hầu hết đều nhất trí là trật tự thế giới mới bất an và bất định, thậm chí “vô chính phủ” (Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016).
Trong khi phương Tây và Mỹ đi xuống (falling), thì phương Đông đi lên (rising) với sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc. NATO và EU phân hóa do tác động của Brexitism & Trumpism. Sau khi Anh rút khỏi EU, Pháp cũng lao đao, còn Đức phải suy nghĩ lại về an ninh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc tranh thủ cơ hội, thách thức Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ cầm đầu, với “Giấc mộng Trung hoa” (China Dream) và bàn cờ lớn “Một Vành đai, Một Con đường” (One belt, One road). Hiện nay, bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, và Biển Đông đã trở thành những điểm nóng như “thùng thuốc súng” (powder kegs). Trước sự trỗi dậy đầy thách thức của Trung Quốc và sự rút lui của Mỹ, Nhật buộc phải tự lo cho an ninh của mình bằng cách sửa đổi Hiến pháp (điều 9) để có thể tái vũ trang. Đây là một thay đổi rất lớn trong bức tranh địa chính trị Đông Á, có thể làm thay đổi cục diện chiến lược tại khu vực.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người, thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như “thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ.
Mỹ có thể cử biệt đội SEAL xâm nhập Pakistan để tìm diệt Osama Bin Laden (2/5/2011), và Trung Quốc cũng có thể cử các biệt đội “Săn Cáo” (Fox Hunt) sang Mỹ và các nước khác để săn lùng các quan chức tham nhũng của họ đang lẩn trốn. Nhưng Việt Nam không phải là Mỹ hay Trung Quốc. Mình phải tự biết mình là ai và đang ở đâu. Lúc này, Việt Nam đang trong một tình thế đầy hiểm nghèo, cả về kinh tế lẫn chủ quyền Biển Đông. Trong một quan hệ bất đối xứng (asymmetric) các nước nhỏ hơn và yếu hơn càng phải thao lược. Nói cách khác, đừng nên quá sợ Trung Quốc, nhưng cũng đừng nên coi thường Đức, là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong số các nước EU (nhất là sau khi Mỹ rút khỏi TPP).
Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã ứng dụng “Tam chủng Chiến pháp” (Three Warfares doctrine) bao gồm “chiến tranh tâm lý” (psywar), “chiến tranh pháp lý” (lawfare), và chiến tranh truyền thông (media warfare), để đạt được mục tiêu chiến lược. Theo binh pháp Tôn Tử, thượng sách là “thắng mà không cần đánh” (winning without fighting). Trung Quốc quen dọa nạt và bắt nạt (bluffing and bullying) các nước láng giềng tại Biển Đông, cũng như tại Doklam (nơi đang diễn ra xung đột giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Bhutan). (Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017).
Việt Nam đi về đâu
Trong giai đoạn đổi mới lần thứ nhất (từ 1986), đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính Châu Á (từ 1997), khi kinh tế một số nước bị đình trệ thì Việt Nam nổi lên như “con hổ mới” ở Châu Á. Nhưng đáng tiếc là chưa đầy 10 năm dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016), kinh tế Việt Nam chưa kịp cất cánh thì đã lụn bại. “Con hổ mới” đã biến thành “con mèo hoang”. Các nhóm lợi ích thân hữu đã lợi dụng thể chế độc quyền độc đảng để lũng đoạn và tham nhũng, biến các tập đoàn kinh tế nhà nước (những “quả đám thép”) thành gánh nặng thua lỗ và nợ nần (như Vinashin). Mô hình kinh tế thị trường “định hướng XHCN” đã đẻ ra một thứ quái thai là “tư bản đỏ”. Các nhóm lợi ích được chính quyền bảo kê đã kết hợp “CNXH thân hữu” (là cái vỏ) với CNTB hoang dã (là cái ruột) trong một cuộc hôn phối vụ lợi. Đoàn tàu cách mạng Việt Nam đã bị chúng bắt cóc và bẻ ghi chạy theo một hướng khác.
Trong khi Trung Quốc cải cách kinh tế thành công và “cất cánh” với mô hình phát triển mang “bản sắc Trung Quốc”, được các học giả phương tây gọi là “nền độc tài bền vững” (resilient authoritarianism), thì Việt Nam thất bại. Nguyên nhân vừa do thể chế bất cập (structural gaps) giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, vừa do điều hành tồi (operational failure) và quản trị kém (poor governance) cộng với tham nhũng tràn lan. Một khi quyền lực và tham nhũng không bị kiểm soát, thì nó sẽ hoành hành như con quái vật Frankenstein bị xổng. Tư duy “kiểu Việt Nam” dựa trên sự ngộ nhận về tính “đặc thù” (exceptionalism) và tư tưởng “giáo điều” (dogmatism), bị các nhóm lợi ích lợi dụng và thao túng để trục lợi.
Cải cách hành chính bị vô hiệu hóa bởi chống đối ngầm (passive resistance). Luật doanh nghiệp bị gây khó dễ bởi các loại “quy trình” và “giấy phép con” (thậm chí vi hiến) được các bộ ngành và địa phương đặt ra để trục lợi (rents seeking). Mọi việc đều bị chính trị hóa. Thói quen tư duy (mindset) “kiểu Việt Nam”, và cách làm việc “không giống ai” đã bị dập khuôn thành “quy trình” dựa trên danh nghĩa “hệ tư tưởng XHCN” (như bất khả xâm phạm), nên rất khó thay đổi. Ví dụ cái “loa phường”, ai cũng biết là đã quá lỗi thời, nhưng đến tận bây giờ người ta vẫn chưa từ bỏ. Đó là những sản phẩm ý thức hệ từ thời “chính trị là thống soái”.
Kết quả là tài nguyên thiên nhiên (“rừng vàng biển bạc”) đang cạn kiệt dần. Trong khi dầu khí, than đá, kim loại (và kể cả cát) sắp hết, thì ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhiều nơi tới mức báo động, như bờ biển miền Trung (bị ô nhiễm bởi Formosa), hoặc không khí ô nhiễm tại Hà Nội. Tài chính quốc gia đang cạn kiệt: ngân sách thu không đủ chi, dự trữ quốc gia chỉ đủ trả nợ đến hạn. Chính phủ không biết lấy tiền từ đâu để đầu tư phát triển, trong khi viện trợ phát triển (ODA) đang cạn dần. Nạn tham nhũng tràn lan đã làm tín nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, và lòng tin của người dân cũng đang cạn kiệt. Nhiều người cảm thấy bất an và bất lực đành “bỏ phiếu bằng chân”. Mỗi năm có khoảng một trăm ngàn người bỏ đất nước ra đi. Họ có thể là doanh nhân, trí thức, hay quan chức. Dòng người di cư ngày càng đông đã gây ra nạn chảy máu chất xám và thất thoát tài chính. Cũng như người Trung Quốc, người Việt đang đổ xô di cư sang Mỹ, Canada, Úc, Anh, và các nước phương Tây khác.
Khủng hoảng kép
Trong tháng 7/2017, có hai sự cố như “khủng hoảng kép” (double crises) vào thời điểm nhạy cảm, đặt Việt Nam vào thế mắc kẹt (catch-22). Thứ nhất là khủng hoảng do khoan dầu tại Biển Đông. Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngừng khoan thăm dò lô 136-03 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc đe dọa tấn công các cứ điểm Trường Sa nếu Việt Nam không chịu dừng. Dù ngừng tạm thời hay lâu dài, Việt Nam khuất phục Trung Quốc về quyền khai thác dầu khí, do không có đồng minh bảo vệ, và không đủ sức mạnh răn đe. Thứ hai là khủng hoảng ngoai giao Viêt-Đức. Việt Nam đã dùng hạ sách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và đưa về nước (theo thông báo của phía Đức) “như một bộ phim hành động thời chiến tranh lạnh”. Đức đã phản ứng mạnh mẽ, lên án Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế một cách “trắng trợn” (blatant) và “chưa từng có” (unprecedented).
Vụ bắt cóc này đang dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức coi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là “không thể chấp nhận được” (unacceptable) và “không thể bỏ qua”. Đức đang đặt mọi phương án trừng phạt Việt Nam lên bàn (và chờ thái độ phản ứng của Việt Nam), đúng lúc Việt Nam cần Đức ủng hộ Hiệp định tự do thương mại (EVFTA), cũng như tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thương mại song phương Viêt-Đức tăng từ $10 tỷ (2006) lên $48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Mỹ bỏ rơi, thì có lẽ EVFTA là cái phao cứu sinh duy nhất đối với Việt Nam. Nhưng, thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước EU phủ quyết EVFTA cho Việt Nam (dự kiến năm 2018).
Hiện nay, Viêt Nam đang bị bao vây bởi quá nhiều vấn đề nan giải (như “thập diện Mai phục”). Nhưng nan giải và bức xúc nhất vẫn là vấn đề nợ công và Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để trả nợ và đối phó với nguy cơ vỡ nợ (nếu mất khả năng thanh toán) hay nguy cơ xung đột Biển Đông do tranh chấp chủ quyền và khai thác dầu khí (không thể nhân nhượng)? Liệu Trung Quốc có dám tấn công Trường Sa (như năm 1988) hay chỉ hù dọa bắt nạt Việt Nam, theo kế “rung cây dọa khỉ” và “bất chiến tự nhiên thành” (trong Binh pháp Tôn Tử)?
Tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-50 (Manila, August 5-8, 2017), mặc dù bị cô lập trong lập trường về Biển Đông, và trước sức ép của Trung Quốc, nhưng đoàn Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh. Cuối cùng hội nghị ASEAN vẫn ra được Thông cáo Chung phản ánh được phần nào quan điểm cứng rắn của Việt Nam về Biển Đông và về quy tắc ứng xử (COC), làm Trung Quốc tức giận, hủy cuộc gặp chính thức giữa hai ngoại trưởng. Tuy nhiên, Thông cáo Chung của ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc (Manila, 7/8/2017) có nội dung và lời lẽ cứng rắn hơn nhiều so với Thông cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN (6/8/2017). Ba ngoại trưởng đã lên án hành vi “bồi đắp đảo và quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp”, và kêu gọi “quy tắc ứng xử Biển Đông phải ràng buộc pháp lý, thực chất và hiệu quả”. (Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin tuy táo tợn nhưng “chuyên nghiệp một cách vụng về” (too good to be true). Thứ nhất, họ tiến hành giữa ban ngày tại công viên có nhiều người qua lại (rất lộ liễu). Thứ hai, họ để lại smart phone tại hiện trường (có chứng cứ). Thứ ba, họ thuê xe có cài đặt thiết bị GPS chống trộm (dễ phát hiện). Thứ tư, họ đưa Trịnh Xuân Thanh vào Đại Sứ Quán Việt Nam (theo thông báo của Đức). Không biết đây là do sơ xuất của những người thực hiện, hay là họ làm theo kịch bản của một đạo diễn “cao tay”. Có lẽ đây là một nước cờ “gambit” trong “trò chơi vương quyền” (game of thrones) đầy bí ẩn “kiểu Việt Nam”, trong khi có “đợt sóng ngầm” (theo Lê Hồng Hiệp) đang diễn ra trước Đại hội Đảng Giữa kỳ. Khủng hoảng ngoại giao do sự kiện này gây ra sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ Viêt Nam với Đức (cũng như với EU), làm cho quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam càng thêm khó khăn. Nó vừa phản ánh khủng hoảng chính trị và đấu tranh quyền lực tại Việt Nam đã tới đỉnh điểm, vừa bộc lộ khủng hoảng truyền thông và đấu đá phe phái, với nhiều “tin vịt” (fake news) làm thật giả lẫn lộn.
Giải pháp khả thi
Gốc rễ của vấn nạn tham nhũng là do chế độ độc quyền, độc đảng, bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng để trục lợi. Trong một chế độ không có pháp quyền mà chỉ có đảng trị, thì không thể kiểm soát được quyền lực, vì những người cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật và thao túng mọi quyền lực và nguồn lực xã hội, dẫn đến tha hóa quyền lực, bất công xã hội và mất lòng dân. Nếu bắt và xử được một Trịnh Xuân Thanh thì sẽ có mười Trịnh Xuân Thanh khác, nếu không thay đổi thể chế chính trị. Vì vậy, để thúc đẩy cải cách thể chế (vòng hai), Việt Nam cần tập hợp những “nhân tố thay đổi” (change agents) trong nước và ngoài nước thành một liên minh những người cùng chủ trương cải cách thể chế (a coalition of like-minded institutional reformers). Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa thành lập là một ý tưởng đúng hướng (nếu đó là thực chất), vì một chính phủ “Kiến tạo” (Constructive government).
Đối với Việt Nam, lúc này có lẽ Nhật là đối tác chiến lược quan trọng nhất làm đối trọng trước sự bành trướng và bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, khi Mỹ không còn đáng tin cậy. Nhật không phải chỉ là một cường quốc kinh tế, mà còn là một cường quốc quân sự, sẵn sàng hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì cân bằng quyền lực tại khu vực này. Lợi ích an ninh của Nhật tại Biển Hoa Đông song trùng với lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông, nên cam kết an ninh của Nhật đối với Việt Nam và khu vực chắc bền vững và đáng tin cậy hơn.
Vì Chính quyền Trump đã quyết định rút khỏi TPP và có thể giảm cam kết an ninh với Châu Á, nên việc các nước khu vực hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn với Nhật càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết để lấp vào chỗ trống đó. Các nước không chỉ cần tăng cường quan hệ song phương mà còn phải lập ra một “Mạng lưới An ninh trên Nguyên tắc” (Principled security network) như Tổng thống Barack Obama đã từng gợi ý, hoặc một “Mạng lưới Liên kết mở” (Mesh Networks) như Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper mới đề cập gần đây (“How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017).
Cơ chế của một mạng lưới an ninh khu vực như vậy phù hợp với mô hình an ninh tập thể và đối tác chiến lược, nhằm đảm bảo sự tồn tại bền vững. Theo Anne-Marie Slaughter, ngay cả khi “một khâu bị đứt thì hệ thống vẫn tồn tại”. Quan hệ an ninh song phương được tăng cường giữa Nhật với Việt Nam cũng như các nước khác (như Mỹ, Ấn, Úc) là nòng cốt để xây dựng một “Đối tác Chiến lược cùng Quan điểm” (Like-Minded Strategic Partnership) bao gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc và Việt Nam (AJIA+V). Một liên minh bền vững như vậy là một đảm bảo thiết yếu cho sự thiếu hụt cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực, cũng như là một răn đe hiệu quả đối với mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận Mỹ sẽ cho tàu sân bay thăm Cam Ranh (năm 2018) qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (7-10/8/2017) tiếp theo chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, (31/5/2017) là một dấu hiệu răn đe, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).
Việt Nam hoặc bất cứ nước nào khác cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc. Các nước có cùng lợi ích chiến lược tại Biển Đông phải liên kết lại trong một liên minh để răn đe và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Muốn duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không thể trông chờ vào Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận một bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực. Trong mấy năm nữa, ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, khi khu vực còn nghi ngờ vào các cam kết của Mỹ, nếu các nước này không hình thành được một liên minh gồm các nước có chung lợi ích chiến lược như vậy, để đối phó với Trung Quốc, thì sẽ là quá ít và quá muộn (như bài học dưới thời Tổng thống Barack Obama).
Thay lời kết
Những người cực đoan giống con gà trống. Mỗi lần nó gáy thì thấy mặt trời mọc, nên nó ngộ nhận tưởng là do mình gáy nên mặt trời mọc. Vì vậy, nếu nó chưa gáy mà mặt trời đã mọc thì nó rất tức tối, cho rằng mặt trời sai, chưa gáy đã mọc. Những người cực đoan thường bảo thủ, với tư duy “đặc thù”, nên không chịu lắng nghe. Họ có xu hướng luôn khẳng định mình là đúng, còn những người khác là sai. Vì tư duy cực đoan và giáo điều, họ tin rằng chỉ có họ mới có quyền phán quyết đúng sai. Những ai không giống họ và không theo họ đều bị coi là phản động và thù nghich. Vì họ không chấp nhận đa nguyên, nên khẩu hiệu “thêm bạn bớt thù” là vô nghĩa. Nếu không tỉnh ngộ và thay đổi thì Việt Nam rất khó hội nhập, sẽ cô đơn không có bạn bè mà chỉ có kẻ thù. Ngay bạn bè và đồng minh cũng có thể biến thành kẻ thù.
Chính quyền Việt Nam tỏ ra quyết liệt chống tham nhũng (tuy nhắm vào những đối thủ chính trị nhất định) nhưng lại không chịu thay đổi thể chế chính trị (là nguyên nhân đẻ ra ra tham nhũng). Trong khi chống tham nhũng, lãnh đạo Việt Nam sợ đánh “vỡ bình” (thể chế) nhưng lại làm chao đảo cái thuyền kinh tế & đối ngoại (là cái phao cứu sinh). Câu chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là một ví dụ, bất chấp luật pháp của Đức và quốc tế, có thể bị Chính phủ Đức trừng phạt, tuy Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Khủng hoảng bất ngờ trong quan hệ Đức-Viêt thật không đúng lúc khi Việt Nam rất cần Đức và EU để ủng hộ EVFTA, và bênh vực Việt Nam đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Trong khi hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đang biến một đối tác tốt thành thù địch. Đây là một nghịch lý chết người, mà chỉ có thể hóa giải được bằng thay đổi thể chế.
Quyền lực và tham nhũng là hai thứ khó kiểm soát, nếu không quyết thay đổi thể chế bằng cách thay mô hình đảng trị (party rule) bằng pháp trị (rule of law) và pháp quyền (rule by law). Nếu quyền lực không bị kiểm soát nó sẽ tiếp tục đẻ ra tham nhũng, do quản trị yếu kém và thiếu minh bạch. Đó là nguyên nhân chính làm kinh tế thị trường “định hướng XHCN” bị méo mó, đi chệch đường ray phát triển. Từ mô hình phát triển (growth model) để “hóa rồng/hóa hổ” Việt Nam đã biến thành “con mèo hoang”, với mô hình thất bại (failed state). Đó là bài học đắt giá từ những “diễn biến tiêu cực” trong một thập kỷ qua, làm triệt tiêu thành quả đổi mới của hai thập kỷ trước đó, làm Việt Nam vẫn sa lầy tại ngã ba đường ý thức hệ.

Trang