CHUYỆN TRÊN TRỜI DƯỚI BIỂN


Hải Phòng






Lâu rồi,trở lại Hải Phòng
Hồng Bàng,Cầu Đất nao lòng Quán Toan
Thủy Nguyên  Bến Bính quá giang
Cầu cao nối nhịp sang ngang đôi bờ
Đồ Sơn cao hứng làm thơ
Casino-đĩ nhởn nhơ cả ngày
Sòng bạc-gái gọi thời nay
Làm mồi câu khách  đêm ngày Đồ Sơn.
                            Hải phòng, 23-12-2012




 




Hải Phòng mùa này Rươi nhiều nhớ  đặc sản này hơn hoa phượng

Hưng Yên







Cây nhãn tổ vẫn đâm chồi nẩy lộc
Phố Hiến xưa nhộn nhịp thương gia
Đồ gốm ,mây tre tơ lụa ngọc ngà
Sôi động bán mua thuận tình trao đổi
Về với phố xưa lần nào cũng vội
Trên bến dưới thuyền chợ nổi thật đông vui.
                            Phố Hiến,28-12-2012


Khâu Vai


Lũng Cú Hà Giang có cột cờ
Bản đồ nơi đó chỗ đỉnh nhô
Lợn đen cắp nách khi xuống chợ
Rượu uống  tình say, quên cả thơ.
                       Khâu vai,24-12-2012


Tâm tư

Sáu tháng về hưu  tăng tám ký
Bước chân ,đầu óc nhẹ nhàng hơn
Thoái mái tâm can ,chẳng có giận hờn
Ăn ngủ vui chơi tự mình điều chỉnh.
                                   Bmt,05-05-2013



Bà tôi thời @


Bà tôi có cháu nội rồi
Nhưng còn phong độ như người thủ đô
Chiều chiều bà lái ô tô
Đi mua hàng hiệu, bà vô nhảy đầm
Tự đi làm đẹp âm thầm
Nâng mi bơm ngực ,cởi trần soi gương
Thấy đàn ông đẹp bà thương
Đưa về phòng ngủ ,diễn tuồng thâu đêm.
                                                          Thành phố HCM,19-05-2013



Gửi Nguyễn Khoa Điềm
Khi đọc bài thơ:Đất nước  những tháng năm buồn của ông.


Thôi đừng buồn nữa ông ơi
Nếu còn khỏe mạnh lên tôi chơi cờ
Ngày tôi  về hưu đến giờ
Bạn bè nhộn nhịp đánh cờ,uống bia
Chẳng còn biết giận là chi 
Chờ cho đến tháng là đi lĩnh tiền
Có tiền chồng vợ lên tiên
Đi ăn phở  sáng chẳng phiền cháu con.




NGỌT NGÀO HƯƠNG QUÊ

Áo tơi gắn bó với người dân quê tôi

Tự hào với chiếc áo tơi
Gió không thổi dạt,ấm người trời đông
Đang đi mót tiểu giữa đường
W.C(vi xi) di động cứ tương ào ào
Đau lưng mỏi cổ chỗ nào
Có tơi làm nệm ,ngọt ngào hương quê.

Áo tơi đan xong 



Tiễn đồng hương

Kính viếng  Hồ Đức Việt


Giải hạn cầu may không qua nổi
Bị gian thần ,bè phái tẩy chay
Uất hận hờn căm đồng chí xưa nay
Sinh bệnh tật phải vào nằm viện
Số đã tận ,không còn đường tiến
Về cõi vĩnh hằng đảng ,dân đưa tiễn
Một khúc ca buồn  đồng hương tiếc thương anh.
                           31-05-2013 túc (22-4 Quý tỵ)



NGÀY ĐÀN ÔNG


Cha nỏ cần chi nhạc
Cũng chẳng thích tặng quà
Muốn chút hơi đàn bà
Khác mùi hương của mẹ
Cho cha đi con nhé!
Chỉ riêng ngày đàn ông
Thuận Hữu-Phút xao lòng
Bạn thân cha ngày trước
Lâu rồi không gặp được
Giây ngoài vợ ngoài chồng
Nhờ có ngày đàn ông
Phiên chợ tình Lũng Cú
Mà tình xưa nghĩa cũ
Thỏa mãn giấc mơ người.
     Ngày của cha,16-06-2013



ĐIỀU BUỒN



Cộng sản quá thật tài tình
Biến sai thành đúng ,tường trình chi li
Việc đúng thì Đảng vơ về
Cái sai lại cứ cười khề cho qua
Đảng là con cái dân ta
Những kẻ vô phúc đẻ ra loại này
Điều buồn của Đảng hiện nay
Độc quyền tham nhũng cả ngày lẫn đêm
                                         Tháng 6-2013



Tâm kinh và Thư pháp viết trên cơ thể người phụ nữ đẹp khỏa thân



Nhân thể dữ tâm kinh
Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

Warning: "No under 18 years old" - Thoát khỏi trình duyệt ngay nếu bạn dưới 18 tuổi


Có lẽ cao siêu hơn mấy bậc lại là Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể mà là phụ nữ đẹp lõa thể.


Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về thư pháp chữ Hán và thư pháp Á Đông nói chung, trước khi tìm hiểu về nghệ thuật Thư pháp “Nhân thể dữ tâm kinh”, là thư pháp được viết trên những vùng nhạy cảm của phụ nữ, có lẽ khởi nguồn từ Trung Hoa.



Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.


Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia nổi tiếng, như Vương Hy Chi đời Đông Tấn hay Tề Bạch Thạch đời nhà Thanh.


Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.


  
Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.

Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.

Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.

Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.



Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng ‘Mộng cô’, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).
Hư Trúc đã đọc câu kinh được xem là thâm ảo nhất trong bài kinh Bát nhã này.Theo quan niệm Phật giáo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi là năm uẩn (ngũ uẩn). Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.



Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó …..
Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định : nói ‘sắc tức thị không’ thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm.
Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’ “vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng”.


 Có thể tất cả các định nghĩa đều thiếu dấu: sắc

Có thể kho lí luận đương đại đều quên dấu : nặng
Không đủ thuyết phục
Để có thể chấm đôi nhũ hoa nào lên ngôi hoàng hậu và trao vương miện.
Tôi chọn em
say xưa...
Như nhát kiếm xé trời sáng loá
Như mầu mực pha không đủ độ  nồng
Như bút vẽ của kẻ phàm phu bất lực dựng đứng ...trời trồng!
Mĩ thuật nhân loại khánh kiệt trên bầu ngực mĩ nhân.
Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú “yết đế, yết đế …”


Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; đề từ, lạc khoản ; chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật.


Trong chữ có pháp, trong hình có ý đọc ‘sắc’ ‘không’ trên thân trần sắc mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư pháp vậy.


Ngọc thể lưu Hán tự


Lõa thể dịch tâm kinh
Mặc nhiên nhi nữ tỉnh
Mỹ thuật kiến thất kinh

Có thể tất cả các định nghĩa đều thiếu dấu: sắc

Có thể kho lí luận đương đại đều quên dấu : nặng
Không đủ thuyết phục
Để có thể chấm đôi nhũ hoa nào lên ngôi hoàng hậu và trao vương miện.
Tôi chọn em
say xưa...
Như nhát kiếm xé trời sáng loá
Như mầu mực pha không đủ độ  nồng
Như bút vẽ của kẻ phàm phu bất lực dựng đứng ...trời trồng!
Mĩ thuật nhân loại khánh kiệt trên bầu ngực mĩ nhân.


Cầm bút vẽ như cầm đao

Hội họa trên nguồn hội họa
Phật pháp cao siêu cũng lạ!!!
Rất ngoan trên ngực đàn bà
Trần truồng chỉ là cái cớ
Để đo tâm sáng, tâm tà
Mấy ai người trong thiên hạ


Lắng mình, trước Phật, trước hoa




V HAI “CÁI Y” VÀ “CHUYN Y” TRONG CA DAO, TC NG

Mạc Thực  Thái Doãn Chất
         Faxuca: Mạc Thực Thái Doãn Chất là giáo viên văn, hưu trí ở huyện Diễn Châu, Nghệ An.  Ông là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hội viên Hội VHNT Nghệ An. Ông viết nhiều thể loại và khá nổi tiếng với dòng thơ châm biếm. Tuy nhiên, ông cũng là người nghiên cứu về văn hóa dân gian, với cái nhìn rất tươi tắn, sâu sắc về nhiều vấn đề tưởng rất đời thường. Ông có gửi đến Chuyên san Khoa học Xã hội & Nhân văn Nghệ An (Thuộc Sở KH&CN Nghệ An) bài viết này. Xét thấy nếu đăng ở Chuyên san KHXH&NVNA e chưa thật thích hợp, chúng tôi đã đề nghị ông cho đăng lên blog Tạp hóa Faxuca. Được ông đồng tình, Tạp hóa Faxuca xin giới thiệu bài viết rất đặc sắc, nhưng cũng đầy “tế nhị” này với bạn đọc.
      Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa hai “cái ấy” và “chuyện ấy” đã hiện hữu trong văn chương bác học và văn chương bình dân, trong đó có ca dao, tục ngữ. Đó là đề tài muôn thưở, là thứ “vàng ròng” (Chữ dùng của nhà thơ Trần Hữu Thung), làm cho con người vui vẻ, khỏe khoắn, ham sống, ham chiến đấu và trẻ trung hơn. Nếu không có nó thì “ mặt trời sẽ tắt”! Và cuộc đời của mỗi con người sẽ giảm phần hứng thú, ý vị.
     Trước hết nói về hai cái ấy. Thông thường thì “của ai nấy dùng”, thường đi riêng, nhưng cũng có khi C..và L..đi sóng đôi nhau như bóng với hình.

     Nó hay vì nhiều lẽ. Bắt đầu từ hai cái tên. Bắt đầu, ta  nói về C. C..là cái tên nôm, tên “cúng cơm” ngàn đời của nó. “Trâu thì lấy mũi mà dắc (dắt)/ Người thì lấy C mà lôi”. Và, “C. gãy mà bạy L troi”. Hay: “Hát ghẹo mà đẽo cổ cò/ C. anh mà gãy ba o phải đền”. Rồi đến tên phái sinh, tên tượng hình, tên ẩn dụ, tên lóng…Đó là  B.: “Nên không bay nói một lời/ Không thì choa sẽ dí b. choa đi”. Là thằng cu “Em như khế ngọt sân chùa/ Cho choa, choa không lấy,/ Bán choa, choa không mua/Nhưng vì thằng cu nhà choa hắn dại dại nên thấy của chua hắn thèm”. Là chim: “Người thì bé bằng cái kim/ Chim thì to bằng cái chày”. Là củ khoai từ: “Anh đây có củ khoai từ/ Em có cái rãnh cho anh dư lấy nòi”. Là cái gộc chè chuôm: “Ả có cái ao trưởng tộc / anh có cái gộc chè chuôm”. Là con cá tràu , khi con gái hỏi: “Tương phùng bạn với tương tri / Cá nằm dưới cỏ, cá chi rứa chàng?”. Thi bên con trai đáp: “Tương phùng bạn với tương tri/ Cá nằm dưới cỏ có khi cá tràu”. Là cái cần tăng dân số: “Anh có cái cần tăng dân số/ Ả có cái hố tăng cá nhân/ Hai bên phấn đấu chuyên cần/ Thì dân số nước sẽ tăng ào ào”. Là cái cuống đuôi: “Tình cờ gặp buổi chợ Sò / Ả khoe con mực tuộc, anh thò cái cuống đuôi”. Là cái cán dao: “ Anh H có cái cán dao/ Em mô (nào) ưng ý bỏ vào vừa ngay”. Là khúc trầm hương. Một cô gái ở thôn Hoàng Lao đến thăm chị gái lấy chồng về thôn Cự Phú, thấy một chàng trai đang cồng lưng đan rổ, bèn hát: “ Đất Hoàng Lao chữ lao là nhọc/ Đất Cự phú, chữ phú là giàu/ Em đến đây cũng muốn chị trước, em sau / Nhưng mùi trầm hương em nỏ chộ, mà chi chộ màu khói mây”’. Đã được một chàng trai Cự Phú đáp lại: “Giàu là giàu nơi hương hào dịch mục /Nhọc là nhọc nơi tú cử, trâm bào/ Khúc trầm hương anh còn để trong bao/ Em có đưa cái lò hương đi đó, để anh bỏ vào cho nó thơm”. Là cái dé: “Người bé, dé to”. Là “Đồ lề”: “Người cặp cách, đồ lề tráng hạng”.vv…




Tỷ lệ của nó so với thân chủ thì có khi thuận, có khi nghịch. Thuận thì: “Người to của nậy”. Nhưng có khi ngược lại: “Anh kia người thì nhom nhom (gầy gò, yếu ớt) / Người chôn tiểu, C. chôn hòm mà kinh !”.
    C. có một số mặt nổi trội so với các cơ phận khác. Nó rất mẫn cảm đối với phía bên kia: “Ra đường  gặp ả hồng nhan / Thằng cu nghển cổ nóng ran cả người”. Nó là cái máy i on nhạy vô kể: “ Đút vô be thì nghe nóng nóng/ Đút vô móng thì nghe nôn nôn / Đút vô L. thì nghe đễ chịu”. Nó rất thích của lạ: “Cái gì không mắt, không tai/  Cổ đeo hai bị, tóc dài ngang lưng / Của nhà thấy cứ lừng khừng / Hễ thấy của lạ bừng bừng xông lên”. Hoặc: “Cái gì chỉ có một đầu / Có mồm không mắt, đeo râu xồm xoàm / Khỏe đứng thẳng, nhọc nằm  ngang/ Thất thường tính khí họ hàng không ưa/ Của lạ xài mấy cũng vừa / Của nhà thì cứ dây dưa khất lần”. Đọc qua, ai cũng biết đó là cái C..

  Kích thước, hình thù  của nó cũng mỗi người mỗi khác. Vì thế,  mới có chuyện: Ba chị đi chợ về đố nhau: “Của cánh đàn ông thế nào thì sướng?”. Chị thì nói ngắn, chị thì nói dài, chị thì nói cong. Chẳng  ai chịu ai. Cuối cùng cả ba kéo nhau đến gặp một ả có tiếng lẳng lơ, mới được “bật mí” như thế này: “Ngắn sướng ngoài, dài sướng trong / cong cong sướng chính giữa”. Vì nó sướng thế nên phiá bên kia đã “cương quyết chiến dấu” để “không cho chúng nó thoát”: “Nhịn ăn, nhịn mặc, không ai nhịn C.. cho ai”. Và C.. được đề cao trên cả sự giàu có: “Bền C. lọ,  hơn đỏ nhà lim !”



Chuyển sang cái L. L. là tên cúng cơm ra đời trước nhất. Nhiều câu ca dao nói tới “của quí” này. “Nửa đêm thức dậy đâm xay / Khải (gãi) L. xoạc xoạc lông bay đầy nhà”. “Chiều chiều xách mủng xuống đồn/ Cậu cho bát gạo, banh L. cậu coi”. “Mẹ em cứ bảo không L./ Cái chi dưới háng như cồn cỏ may”. “Hai bà đi hái lộc mưng / Trèo lên rớt xuống đau lưng đấm L.”.vv. Tiếp đến là bướm: “ Bướm đồng động đến thì bay / Bướm nhà động đến lăn quay ra giường”. Là cái khuôn đúc tượng. Một chàng trai thấy một cô gái đẹp liền hát: “Hỡi người đi đó xinh thay / Có khuôn đúc tượng, cho anh đây đúc cùng”. Cô gái đã trả lời rất tình tứ: “Người sao ăn nói lạ lùng / Khuôn ai nấy đúc, đúc cùng ai cho!”. Là cái ngã ba: “To đàng cấy, nậy ngã ba”. Là con mực tuộc (xem C). Là cái ao trưởng tộc (xem C).  Là cái lộ lù trong phát ngôn sau: Một cô gái dùng lối nói lái để hỏi cánh thợ đắp tượng: “Anh đi đắp phượng, đắp cù / Đố anh đắp được bốn cái lộ lù nhà em”. Liền bị một chàng trai “đập” lại: “Bốn cái lộ lù kính chú em ba / Đắp công, đắp phượng mới là tay anh”. Là:“Cây luồng mà bỏ u rê”.Bây giờ có người gọi nó là“đám ruộng ba bờ” v v


   Màu da của nó cũng thay đổi. Thông thường thì màu trắng: “Cái L. trắng bảnh, trắng banh /L. ăn C. sống có tanh không L.?”. Có khi là màu đen do môi trường lao động vất vả, nặng nhọc: “Lộ cộ có lộ tiền chôn / Cái răng mốc thếch cái L. đen thui”. Hoặc do sự cọ xát của “thớt trên”. Có một cô gái ngây thơ hỏi chị dâu khi cả hai “chị em rủ nhau tắm đầm/ Của em sao trắng, chị thâm thế này?”. Đã được cô chị dâu cho biết nguyên nhân: “Nó thâm  bởi tại  anh mày / Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm”
   Sự cân đối so với các cơ phận khác cũng mỗi người mỗi vẻ. Thông thường thì tỷ lệ thuận: “To đường cấy, nậy ngả ba”. Hoặc: “Em là con gái Phú Đa/ Con người phốp pháp, ngã ba to đùng”. Nhưng cũng có khi ngược lại: “Em là con gái chợ Cồn/ Người thì bé bé cái L. lại to !”. Rồi diện mạo của nó thế nào? Một chàng trai hỏỉ: “Cô kia, cô kỉa, cô kìa/ Người cô thế ấy, cái kia thế nào?”. Đã được phía bên kia trả lời thật tuyệt vời: “Nó xinh, nó xỉnh, nó xình/ Nó cũng như mình, nó đã có ria!.” Nó giống  mồm anh. Đau hơn hoạn !
      Nó cũng có độ sâu chết người. Bởi thế có khách qua sông đã hỏi cô lái đò: “Sông này sâu cạn thế nào /Lại đây anh thả một cơn sào hỡi em”. Đã bị đối phương giáng trả: “Sông này chỗ cạn chỗ sâu/ Sa chân thì ngập cả đầu đó anh!”. Lại có chuyện: Ba anh chàng đi học về, thấy một chị nông dân đang cấy dưới ruộng, xúc cảnh sinh tình, liền đố nhau:“Của chị ấy thế nào?”. Anh nói tròn, anh nói méo, anh nói vuông. Chẳng ai chịu ai, bèn kéo nhau vào huyện đường nhờ quan phân xử. Quan phán: “ Mai gọi thị ấy xuống đây, rồi ta phân xử cho”. Về nhà, ba anh biện ba món quà để “ hối lời” chị ta. Sáng hôm sau kéo nhau vào huyện  đường. Lập nghiêm, quan hỏi: “Thị kia ! Của mày thế nào mà để ba thầy đây đi học về đố nhau: Thầy nói tròn, thầy nói méo, thầy nói vuông?”. Được quan cho phép, chị nông dân lễ phép thưa :“Bẩm quan, cả ba thầy đều đúng ạ!” Quan ngạc nhiên. Chị ta nói tiếp: “Khi con đi, thì của con méo/ khi chồng con đến đéo, thì của con tròn/ Những khi ngồi đòn, thì của con vuông!” Có người còn vẽ hình hài nó như thế này: “Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười/ Vô phúc mạt đời, mọc cái răng nanh !”.
    L. có sức mạnh hơn cả ma quỷ: “ Ma hớp hồn, không bằng L. rút ruột”. Vì nó mà có kẻ mất hết cả trí tuệ: “Khoe anh lắm khéo, lắm khôn/ Qua cửa nhà L. bảy vía, còn ba !” Đến những bậc văn nhân,tài tử mà dính lấy nó thì cũng trở nên đần độn: “Văn chương chữ nghĩa bề  bề/ Thần L. ám ảnh thì mê mẩn đời !”. Nó làm cho các víp, các sếp đến mê mệt mất cả tỉnh táo: “ Cây luồng mà bỏ u rê/ các vip, các sếp đều mê cây luồng”. Kì diệu hơn,  nó có thể tái sinh sự sống. Bởi thế mới có chuyện: một ả đi cày thách đố một chàng trai: “Đưa chàng một nắm ngô rang/ Chàng đúc vô cho nó mọc, thiếp theo chàng về ngay”. Anh ta đã trả lời thật hóm hỉnh: “Nơi nào mà nắng  không khô/ Mà mưa không ướt đúc vô, mọc liền !”. Có khi nó trở thành “tiêu chuẩn”để đo sự trưởng thành của một đấng tu mi nam tử: “Làm trai cho đáng nên trai/ Mồm thơm mùi rượu, tay khai mùi L.”. Đến các bậc quân tử cũng có khi “gương mẫu” như thế này: “Tưởng là quân tử nhất ngôn/ Ai ngờ quân tử rờ L. hai tay”. Bởi thế, mới có kẻ tuyên bố: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại/ Quân tử nói lại, là quân tử khôn/ Quân tử rờ L. là quân tử giỏi !”. Thật là hết chỗ nói ! Lắm anh chàng nổi tiếng khôn cũng bởi do biết :“Làm trai như thế mới khôn/ Ăn cơm dùng đũa, rờ L. dùng tay”. Rồi khi thiếu vắng nó, thì cả bọn  “dùng sức mạnh tập thể” cất công đi tìm: “L. lông bay bổng lên trời/ Một bầy C. lọ mang tơi đi tìm”.

Giờ nói đến chuyện ấy. Đó là chuyện “ giao lưu” của một cặp tình nhân muôn đời. Có nhiều cách để gọi sự giao lưu ấy. Thông thuờng thì gọi là đ. Khi thì gọi là “mần”, là  “ấy”: “Thấy ai ai, ta cũng ai ai/ Ai ai ấy thì ta cũng ấy” (Trần Lê Vĩ)…Nhưng phổ biến nhất vẫn  là đ. Từ xa xưa, tạo hóa đã bắt C. và L. phải làm bạn với nhau. Ai không có bạn “ thân mến” ấy là bất hạnh, là vô phúc ! Bởi thế một cô gái mới đem “của mình” ra để đố bạn trai: “ L. vàng, bẹn ngọc, đóc sơn son/ Trai nam nhi đối được, thiếp theo non về dừ”. Bạn trai của cô ta đã đối lại khá chuẩn: “Lông mun, dái trắc, C. xà cừ/ Anh đây đối được, em cho dừ hay mai ?”. Rõ ràng là cái chắc đã ngoắc lấy cái đẹp. Và cái đẹp đã kẹp lấy cái chắc! Ca dao phồn thực còn cho ta biết: “Con gái 17/ vú cảy L. sưng/ Hai mắt trập trừng/ Hình như muốn đ..” Vì thế đến tuổi dậy thì,  mới có chuyện con trai trách con gái: “Tổ cha ba đứa có L./ Không cho choa đ. để  L. mần chi?”. Liền được phía con gái trả lời: “Bay hỏi thì choa xin thưa / L. choa đang nhỏ, chưa vừa C. bay”. Có khi lấy ngoại cảnh để nói chuyện ấy: “Con cò ăn bên tê hói/ Con cói ăn bên ni sông/ O kia ơi, có phải đạo vợ chồng/ Sang bên ni ta kè coọc”. Nó còn cho biết chuyện ấy sẽ xẩy ra khi nào: “No thì L. .L., C. C./ Đói thì hục hặc chuyện ăn”. Con người khác với loài vật ở chỗ nào: “ Chó mùa thu, tru (trâu) mùa hè/ Người thì nhè bát tiết”. Nghĩa là quanh năm .



Trong ca dao chuyện ấy ít nói bóng, nói gió. Đa phần là nói thẳng. Cho nên có anh chàng nào đó đã đề nghị: “L. em tủm hủm mu rùa/ Cho anh đ. cái, đến mùa lấy khoai”. Thì bên kia nói ngay: “Khoai khoai cha tổ là khoai / Cho anh đ.. cấy đến mai lấy tiền/ Tiền tiền cha tổ là tiền/Cho anh đ.. cấy L.. liền lộ khu! ”. Có khi là chuyện “động trời” làm cho cả làng phát khiếp.: “Trai đại hạn, gái loạn canh/ Đ. chắc một bữa khiếp xanh cả làng !”.Có khi phái yếu ở trong tư thế  sẵn  sàng “chiến đấu”: “Nửa đêm nghe chuột khoét dần/ Tưởng chồng đến đ. trương gân  banh L. !”. Có người còn so sánh, đề ra ‘tiêu chí” thế nào là cha thương con, vợ thương chồng: “Cha thương con làm nhà tứ trụ/ Vợ thương chồng cho đ. suốt đêm”. Có chỗ còn nói tới tác hại của nó khi vượt ngưỡng: “Hay ăn thì béo, hay đéo thì gầy”. Trong khi văn chương bác học nêu lên cách tẩm bổ và hành lạc như thế này: “ Bán dạ tam bôi tửu/ Bình minh nhất trản trà/ Tam nguyệt giao nhất độ/ Lương y bất đáo gia”. Nghĩa là: “Nửa đêm ba chén rượu/ Sáng mai một chén trà/ Ba tháng  “ấy” một cái/ Thầy thuốc đếch tới nhà”. Thì tục ngữ  dân gian  nói: “Đêm bảy ngày ba, vô ra không kê”. Để giữ được nhịp độ đó, người xưa bày cho: “Thương chồng nấu cháo cu cu/ Chồng ăn chồng đ. như tru (trâu) phá ràn”. “Thương chồng thì nấu cháo lươn/ Chồng ăn chồng đ. cho trườn ra sân”. “Thương chồng thì nấu cháo gà/ Chồng ăn chồng đ. gấp ba ngày thường”. “Thương chồng thì nấu cháo gà/ chồng ăn, chồng đ. cửa nhà rung rinh”. Thật là khủng khiếp! Lại  còn bày cho cách tiến hành  thế nào để đạt đến cực điểm của sự khoái lạc: “Kéo gỗ thì cốt bỏ đà/ Đ. chắc thì cốt đàn bà nắt lên”. Ca dao còn cho biết trong chuyện ấy, thành phần nào, lứa tuổi nào là khỏe nhất: “Lính về, lính đ. ba ngày/ Bằng anh dân cày đ. trong ba tháng”. Hoặc: “Ba năm du kích cận kề/ Không bằng lính chiến hắn về một đêm”. Đúng  là: “Ăn thì đi rú, đ. thì đi lính”, hoặc “lính về thì đ., rú về thì ăn”. Rồi hình dung bề ngoài như thế nào, thì khỏe khoản ấy. Nào là: “Tóc loăn quăn, bạo ăn, bạo đ./ Tóc lụ xụ bạo đ., bạo ăn”. Nào là: “Người gầy thầy đ.”. Hoặc : “Trai tơ mà đ. gái tơ/ Hắn sướng trong bụng hơn mơ được vàng”. Còn lớp người “trên bảo dưới không nghe” thì: “Ông già mà đ. bà già/ Cũng bằng bốc trấu mà xoa giữa L.”. Và đây là cách chơi của kẻ tra (người già): “Đứt ú thì quàng lấy sừng/ Già thì dụt dặt, xin đừng bán đi”. Hoặc: “Trẻ đâm xay, già dụt dặt”. Hoặc coi đây là một phép dưỡng sinh cực kỳ quí giá: “Trẻ thì lấy con, lấy cái/ Già thì thông đái, ngon cơm”. Nhưng cũng có khi: “Càng già càng dẻo, càng dai”, như cái chuyện đã xẩy ra ở  một xã, tại huyện nọ: “Q.L lại có chuyện cười/ Dưỡng sinh, sinh dưỡng mới lòi đuôi ra/ Cụ ông mà đ. cụ bà/ Người già L., C. chưa già, vơ bay !”. Nhiều khi nó có giá trị như một liều thuốc “cải lão hoàn đồng”: “Cụ già tuổi dã tám mươi/ Nghe nói chuyện đ. trong người nóng ran”. Hay: “Lâu ngày đ. cái khỏe ra/ Mặt mày trẻ lại, cái già mất tiêu”. Bởi thế nhịn “khoản ấy” là con người trở nên tiều tụy, phờ phạc: “Nhịn ăn mười bữa chưa gầy/ Nhịn đ. một bữa mặt mày xanh xao”. Nhiều kẻ giàu có, vì chuyện ấy mà khuynh gia bại sản: “Anh kia tan cửa nát nhà/ Vì một cái đ. nên ra thế này”. Hoặc: “Tan cửa nát nhà, cũng vì ba cái  đ.!”.
   Người ta có nhiều cái khổ. Một trong những cái khổ ấy là vợ mất sớm. Vợ mất sớm là một trong ba “nhân sinh tam khổ”: “Tuổi trẻ mất cha/ về già mất con/ Trung niên mất vợ/ Héo hon vô cùng”. Vì thế vợ chết, hoặc vợ đi đâu lâu ngày, lắm người đã khổ và bức xúc như thế này: “Vợ chết mới được ba ngày/ Cái C. đã ngỏng như chày đâm vưng (vừng)”. Hoặc : “Vợ chết mặt còn rầu rầu/ Cái C. đã nóng như đầu hỏa xa”. Hay: “ L. đi giữ cháu ba ngày/ Ở nhà C. nhớ  C. gầy trơ gân !”.
    Còn phía  bên kia thì sao? Cũng khổ không kém ! “Chồng chết sang ngày thứ tư/ Cục đú hắn dựng y như hòn lèn”. Hoặc: “Đàn bà chồng chết ba năm/ Được một cái đ. sướng rân tháng tròn”. Hoặc:“Chồng chết thì chưa đoạn tang/ Cái L. ngáp ngáp như mang cá mè”. Cho nên có trường hợp đã phải tìm cách “phá bỏ gông xiềng nô lệ !”. Nếu xa vợ lâu ngày quá thì: “Vợ rồi thì mặc vợ rồi/ Lâu ngày đại hạn, sang ngồi với em”. Nếu xa chồng lâu ngày quá thì: “Có chồng thì mặc có chồng/ Lâu ngày vắng vẻ, “tơ hồng” cứ xe”. Thậm chí có chị vừa ru con, vừa thông báo hoàn cảnh của mình cho láng giềng biết: “Bố cháu lâu nay không nhà/ Muốn xuân một tý la cà sang đây !”.
    Còn trường hợp sau đây thì không biết  là  “khổ” hay là “sướng”, phản đối hay không phản đối: “Hôm qua em đi hái chè/Gặp thằng phải gió hắn đè em ra/ Em  xin mà hắn không tha/ Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào /Đêm về lòng những khát khao/Ngày mai em lại đồi cao hái chè !”. Hoặc “ trực trần kỳ sự” như cái ông chết vợ này: “Ai có L. thì giữ/ C. bọ hoe Lự đi kiếm ăn !”.
      Tóm lại, hai cái ấy và chuyện ấy sớm được đề cập trong ca dao, tục ngữ. Nó trở thành của “gia bảo”, “liều thuốc vạn năng” để người lao động có thêm sức lực vượt qua những “chướng ngại vật” trên đường đời. Bởi thế, mất gì thì mất, nhưng những câu ca dao , tục ngữ nói về hai cái ấy và chuyện ấy,thì dù không được bày, dạy vẫn  “thừa sức” lướt qua phong ba bão táp của thời gian; chỉ cần một lần thoảng qua cái lỗ tai là găm lại trong trí nhớ. Nó trở thành “tiềm lực” trong con người, đặc biệt là những người lao động chân tay. Ca dao xưa có câu: “Chàng làng chèo chẹt nỏ mần (chẳng làm) chi ai/ Chim cu ngẩm ngẩm, ăn hết đậu, hết khoai nhà người”. Một số người, nhìn bề ngoài có vẻ “đạo mạo, nghiêm túc”, nhưng bên trong lại là những tay “thợ giác, thợ khoan” “nổi tiếng”! Vì thế,  người xưa đã lớn tiếng tố cáo,vạch mặt: “Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình/ Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”. Hoặc: “Ban ngày quan lớn như thần/ Ban đêm quan lớn tần mần như ma” đó sao? Còn ngày nay nếu chịu khó sưu tầm cũng không phải là “của hiếm”.
Trong ca dao, tục ngữ, cũ và mới, nếu “săn lùng” cho hết thì còn phờ râu trê! Người viết “chân ngắn quá, không đi cùng trái đất”, có chỗ nào chưa đủ, mong bạn đọc bổ sung cho phong phú thêm. Có chỗ nào “vui quá hóa…dại”, lỡ lời, lỡ bút, mong bạn đọc xa gần lượng thứ.  Xin thành thật cảm ơn !
                                                         



                                                    Không khí đầu giờ ra quân





                    Giám đốc,Phó giám đốc và công đoàn  chuẩn bị hành lễ


                             Chủ tịch công đoàn,Trưởng phòng tổ chức VT Tỉnh cũng có mặt



                    






 






            GỌI HỒN

Gọi hồn thì Bác phải lên
Khổ quá,chết cũng không yên dưới mồ
Cháu nào ,đồng cậu ,đồng cô
Cứ xoen xoét gọi Bác Hồ kính yêu
Các cháu ,cứ việc dệt thêu
Bác chứng minh hết cả điều xấu xa
Xấu tốt,bởi Đảng mà ra
Xin đừng ngu quá ,dân ta khinh thường
Từ ngày cộng sản Đông dương
Toàn dân sống bị nhiễu nhương đọa đày
Tưởng là đuổi được giặc tây
Đánh xong giặc Mỹ đến ngày vinh quang
Thế mà dân vẫn lầm than
Người Việt vẫn cứ kêu oan,thét gào
Bác biết tội lỗi năm nào
Đi theo cộng sản,rước vào Mác Lê
Ngày xưa giả nước Hoa Kỳ
Giúp Bác,vận nước khác đi nhiều rồi
Đổ bao xương máu than ôi!
Dân nghèo nhục nhã,sống đời hạ nhân
Dân là chủ ,phải nghe dân
Khi nghe dân nói ,phải cần lắng tai
Cố nhân ta nói câu này
Dân là yếu tố ,nâng hay lật thuyền
Các cháu cứ dựa bạo quyền
Tham lam,vơ vét túi riêng làm giàu
Bác dưới âm phủ lòng đau
Đôi khi vừa giận ,vừa lau lệ tràn
Lại còn các cháu công an
Sống quen như thói chó săn mất rồi
Âm mưu theo dõi ,bắt người
Tra tấn ,hành hạ nát đời người ta
Chuyện an nguy của nước nhà
Nước bạn Trung Quốc ,đúng là bất lương
Tây nguyên là nóc Đông Dương
Bọn nó muốn chiếm dọn đường xâm lăng
Bau xit,bùn đỏ ba zan
Hại hơn chất độc da cam rất nhiều
Kiến nghị là tiếng dân kêu
Hàng ngàn trí thức đã liều ký tên
Biển đông tàu lạ đâm thuyền
Giết dân mà Đảng cứ hèn thế sao?
Tàu lạ ,có lạ gì đâu!
Bác nghe họ nói lầu bầu tiếng Hoa
Rồi chuyện bát nhã tam tòa
Côn đồ du đãng ,đâu ra đánh người
Bác thấy máu chảy,lệ rơi
Người dân đau khổ thốt lời đắng cay
Sư cha các cháu nghe ai?
Không chịu tôn kính,lại bày trò ma
Đất phật,đất chúa người ta
Chiếm hữu gây sự tính ra lợi gì
Bắt người mà chẳng nghĩ suy
Những người yêu nước lại đi bỏ tù
Họ đòi ,dân chủ tự do
Hy sinh tất cả là cho đồng bào
Cháu nào vừa mới xì xào
Không phải hồn Bác ,hồn nào giả đây?
Thật lòng Bác chẳng nói sai
Không tin thì Bác thăng ngay bây giờ
Cháu nào lại mới xì xồ
Chắc hồn không phải Bác Hồ mình đâu
Nói năng phản động thế nào
Bác nghe sợ bắt thôi mau xuất hồn
Chúc các cháu mạnh khỏe luôn
Bác đi,các cháu đừng buồn Bác đi
Cháu nào bụng vẫn còn nghi
Không phải Bác Hồ thì Bác là ai!
                            ( Theo Internet)





                                                
     Chuyện xưa

Cái thời rượu mía qua rồi
Ống quần cao thấp,lần hồi chăn heo
Cám ,ngô ở các bản nghèo
Mua về Thị xã,chăm heo nuôi người
Đói nghèo vất vả ai ơi!
Tình người chân thật,một thời thương nhau
Tưởng rằng:Thương đến bạc đầu
Ai ngờ tiền bạc,sang giàu phân chia
Đời người hết thịnh,đến suy
Bạc vàng bỏ lại,quyền uy đâu còn
Làm cha khuyên nhủ các con
Chữ Tâm,Chữ Đức,sống còn phải tu
Ở đời thêm bạn ,bớt thù
Tham tiền,bỏ ngại,ngục tù không tha.




      






















1 nhận xét:

Phan Văn Cương nói...

Đọc bài về hai cái ấy lại nhớ đến thầy dạy văn hai năm lớp 9a ,10a khi học ở trường cấp 3 Nghi Xuân ở xuân Mỹ sau đó thì ra xuân Tiên trường đổi sang tên Nguyễn Du .Mình học văn rất kém chưa bao giờ bài tập làm văn thầy Chất cho 6 điểm ,một hôm vào nhà thầy Đan mình thấy bài Văn của Trịnh Đại Tỵ người xuân Thành học trước mình một lớp anh này là học sinh giỏi văn tỉnh Hà Tĩnh bài văn phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng của liệt sỹ Nguyễn văn Trỗi Thầy Đan lúc này là trưởng bộ môn văn học của trường cấp ba Nguyễn Du cho 9 điểm ,mình đưa bài văn về nghĩ rằng sắp tới thế nào lớp cũng làm bài văn này mình sẽ chép y nguyên nó để nộp chắc chắn trong đời học sinh mình sẽ có bài văn ít nhất được 7 điểm.Chờ đợi một tuần sau thầy trả bài tập làm văn vui mừng chợt tắt trong khuông cho điểm thấy một con số 4 và mở ngoăc chữ bốn đóng ngoặc ôi buồn và tức thầy Chất lắm nhưng không giám nói....Ba mươi lăm năm sau khóa 1971-1974 của trường cấp ba Nguyễn Du tổ chức gặp mặt bạn bè ,thầy giáo cũ .Thầy Thái Doãn Chất vẫn khỏe mạnh ,vui vẻ và biết được Mạc Thực là bút danh của thầy .Mình mạnh dạn kể lại chuyện xưa về bài làm văn năm ấy thầy nói: vì Phan Cu chưa bao giò có bài văn nào hay nên thầy biết bài này chắc chắn là Phan Cu chép được nên cho 4 điểm là châm chước đấy trò bắt tay thầy cười trong niềm vui hân hoan và tất cả những suy nghĩ của cái thời học sinh bay biến mất .Bây giờ trên báo mạng lại gặp được bài viết này của thầy mình đưa vào blog riêng để làm kỷ niệm những lúc nhớ quê ,nhớ thầy nhớ bạn mở ra đọc ,những ai vào trang này nếu đọc đừng có hiểu nhầm thầy tôi như bài văn ngày xưa tôi đã nghĩ sai về thầy nhé.

Trang