31 tháng 1, 2015

Chạy chức, đã đầu tư là phải sinh lời?

-Điều mà dân cần ở lãnh đạo, bất kể cấp bậc nào là tài - tâm- ý chí. Cả ba điều cấu thành nên tiêu chí chuẩn mực của một người đứng đầu, không đồng tiền nào mua nổi.
LTS: Đề xuất luật hóa chuyện chạy chức chạy quyền của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia mới đây tiếp tục gây tranh luận. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Thịnh Hà để bạn đọc cùng trao đổi.
Đề xuất của nguyên Viện trưởng Viện khoa học hành chính dựa trên hai căn cứ chủ yếu: "Đã là kinh tế thị trường thì chạy là tất nhiên, luật hóa cho tiền chạy nổi lên, dễ kiểm soát" và "trên thế giới ai cũng chạy chức chạy quyền, kể cả Obama".
Vị GS “quên” mất rằng, cũng là chạy nhưng chạy một cách công khai, đàng hoàng bằng chính sức lực, tài năng và ý chí của mình để về đích khác hẳn với chạy tắt, chạy dối gian – chẳng hạn đua xe đạp, đến đoạn đường vắng cho người và xe lên ô tô, chạy vượt lên trước rồi thả xuống.
Từ cái cách tư duy khập khiễng ấy, mà dẫn tới hàng loạt suy diễn xa rời bản chất.
Thứ nhất, đâu phải chỉ đến lúc xuất hiện nền kinh tế thị trường thì người ta mới lo chạy chức quyền. Sử sách ghi rõ từ bao đời nay, các triều đại vua Việt đều cấm chuyện mua bán quan tước, coi đó là chuyện khuất tất không thể chấp nhận.
Thứ hai, ông Tri đã nhầm một cách rất chân thành ở chỗ cách ‘chạy’ vào Nhà Trắng của Tổng thống Obama không giống như ông nghĩ. Tranh cử chức tổng thống tốn rất nhiều tiền vì cần chi phí cho quảng bá hình ảnh, đi lại, tổ chức… Thế nhưng, dù là ai, tốn bao nhiêu tiền đi nữa, nhất định phải có thực tài. Nói chính xác là tài năng của ứng cử viên phải được đa số chấp nhận.
Thứ ba, dùng tiền để vận động tranh cử không hề đồng nghĩa với mua, bán, trong khi ông Tri cho rằng có thể mua để đồng tiền NỔI lên, dễ quản lý. Từ thuở có nhà nước cách đây hàng ngàn năm, chẳng có chế độ nào chấp nhận cách mua quan bán tước cho tiền… nổi lên (và tóm lấy) kiểu như thế.Điều mà dân cần ở lãnh đạo – bất kể cấp bậc nào là tài- tâm- ý chí. Cả ba điều cấu thành nên tiêu chí chuẩn mực của một người lãnh đạo, không có đồng tiền nào mua nổi.
Cứ giả sử như việc này mà được luật hóa thật, thì điều đầu tiên cần làm đó là phải lập "sàn" giao dịch chạy chức - chạy quyền mà cái giá của nó không thể nào lượng định nổi bởi có chức bằng tiền tức là đầu tư. Đã là đầu tư thì phải tìm cách sinh lợi. Muốn sinh lợi thì phải tăng cường kiếm chác. Quan càng tham vọng kiếm nhiều, dân càng khổ, xã hội hỗn loạn…Hệ lụy tiếp đó là xã hội thêm trì trệ, rối mù, tình trạng tắc trách không được giải tỏa, sự phức tạp càng tăng.
Trong khi đó, người có nhiều tiền không có nghĩa là người có tài kinh bang tế thế. Tiền do làm ăn bất chính, do buôn bán ma túy, do thừa kế… chẳng liên quan đến khả năng tề gia, trị quốc.
Cái vòng luẩn quẩn đã hiện ra: Ông Tri cho rằng cơ chế hiện nay không cho phép người trưởng non kém ‘thích’ người phó tài nên càng cần phải luật hóa chuyện… chạy. Ông giải thích sao nếu kẻ bỏ ra nhiều tiền để có chức nhưng vẫn hoàn toàn kém tri thức, khả năng để điều hành một bộ máy phức tạp. Người như thế liệu có thể xử lý vấn nạn trưởng kém không thích phó giỏi lâu nay. 
Muốn chọn được người thực tài, có đức, biết rõ điều hơn, lẽ thiệt, hãy có cơ chế cho dân bầu cử dân chủ.
Đừng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Nhiều nước rành rành nền kinh tế thị trường sao ít khi có tham nhũng, ít khi thấy quan chức yếu kém?
Những văn bản trên trời, những đề xuất lạ đời mọc ra ngày càng lắm. Phải chăng hầu hết những sai phạm về cái gọi là ý tưởng ấy cũng bắt nguồn từ chỗ “chạy” mà ra? Những ý tưởng ích nước lợi dân chẳng tiền nào mua được cho dù có chạy bằng cả cơ nghiệp.
Trên đời, có hai cái trong nhiều thứ không thể mua được, đó là đức độ và hiểu biết. Đã là không mua được, thì tại sao lại cần luật hóa cho dễ bán mua?
Thịnh Hà

Xã hội sẽ thế nào nếu ai cũng làm quan?

-Khi mà học sinh chỉ cốt sao học cho giỏi, cho nhiều về kiến thức để sau này kiếm nhiều tiền hay làm quan to. Và như vậy giáo dục cộng đồng đã không có đất sống. 
Trong ba yếu tố cấu thành mái nhà giáo dục cho một đứa trẻ (giáo dục gia đình; giáo dục nhà trường; giáo dục cộng đồng) thì giáo dục cộng đồng hay còn gọi là ComEd (chữ viết tắt của Community Education) là thành phần bị thiếu hụt nhất hiện nay.
Các phân tích dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vai trò của giáo dục cộng đồng để chỉ ra sự khuyết thiếu nghiêm trọng với môi trường giáo dục Việt Nam. 
Giáo dục cộng đồng thoạt nghe qua thì dễ bị nhầm lẫn về khái niệm với tinh thần cộng đồng vì ở bối cảnh văn hóa làng xã mạnh mẽ và gắn kết của chúng ta thì rất dễ suy luận rằng ComEd vốn dĩ ăn rất sâu và bám rễ rất chắc. 
Điều đúng trong văn hóa lại chưa chắc đúng trong giáo dục. 
Chúng ta thường nghe rằng văn hóa phương Đông chú trọng tính cộng đồng, văn hóa phương Tây chú trọng tính cá nhân. Trong vùng ảnh hưởng của Khổng giáo thì Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có quan niệm học giống nhau là phải sao cho giỏi để thi cử đỗ đạt và làm quan.
Với một cá nhân thì điều này rất ổn. Một đứa bé sinh ra và lớn lên được ăn học đỗ đạt và kiếm tiền tốt để nuôi sống gia đình đã là đáng khen ngợi rồi. Quanh ta luôn có những người dành trọn thời gian, công sức, trí tuệ và tâm huyết để đạt được điều đó. 
Nhưng hãy thử đặt câu hỏi: "Nếu tất cả các cá nhân chỉ nghĩ đến như thế thôi thì xã hội sẽ ra sao"? 
Theo Fukuzawa - nhà tư tưởng và cải cách giáo dục vĩ đại của Nhật Bản, cũng đồng thời là người khởi xướng xu hướng thoát Á nhập Âu trong giáo dục Nhật, thì đây là một xã hội bất hạnh. 
Từ đó mà giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị đã nhất quyết thoát khỏi giáo lí và văn hóa Khổng Giáo để tiếp cận và hòa mình với các tư tưởng và triết lý giáo dục Tây phương. 
Thành công của Nhật Bản sau đó là một minh chứng hùng hồn cho cách tiếp cận và cư xử văn minh và nhân bản của người Nhật với cộng đồng và thiên nhiên. Người Nhật từ bé đã được giáo dục tinh thần hòa đồng và hy sinh cho cộng đồng. Họ tôn trọng cộng đồng một cách tuyệt đối: giữ yên lặng hoặc chí ít không làm ồn ở nơi công cộng. Xếp hàng một cách tự nguyện và kiên nhẫn. Biết nhún mình và khiêm nhường trước đám đông. 
Chúng ta hãy xem cách người Nhật đối xử với chim chóc và muông thú ra sao. Khi thu hoạch mùa màng người nông dân Nhật luôn chừa lại một khoảnh ruộng còn nguyên hoa màu để lại cho chim muông như là một sự biết ơn và đáp lại thiên nhiên.
Cách hành xử này cũng thật tình cờ trùng khớp với suy nghĩ của Tây phương khi mà ở đó Kinh Thánh dạy rằng: làm việc 6 ngày thì đến ngày thứ 7 phải nghỉ ngơi, phải cho cả thú vật và vật nuôi được nghỉ ngơi nữa. Phải biệt riêng ngày đó là ngày thánh và đó là nguồn gốc cho sự ra đời của ngày Chúa Nhật.
Sự kiện xin học "nổi tiếng" khi các phụ huynh xô đổ cổng trường, đua chen mua đơn xin học cho con vào trường Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội năm 2012. Ảnh: Văn Chung
Ở Việt Nam ngày hôm nay trong cuộc đua chen khốc liệt về giáo dục khiến người ta chạy theo: kiến thức (sao cho thật nhiều và thật giỏi - học càng khó càng tốt); điểm số; giải thưởng và thành tích. Cuộc đua chen này thậm chí đã đạt tới mức một cuộc dẫm đạp lên nhau (giữa học sinh /giữa phụ huynh – và một ví dụ là các phụ huynh thậm chí còn đạp đổ cổng trường để xông vào mua đơn xin học ). 
Các em cần gắn kết mình với cộng đồng một cách thật sự và tự nguyện. Không tư lợi cho dù số giờ và thành tựu trong hoạt động cộng đồng của các em sẽ là một phần quan trọng giúp các em vào đại học. 
Có nên chăng ComEd cần được đưa vào thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục quốc gia của Việt Nam hay không? 
Khi mà học sinh chỉ cốt sao học cho giỏi, cho nhiều về kiến thức để sau này kiếm nhiều tiền hay làm quan to. Và như vậy ComEd đã không có đất sống. 
Cách người Việt làm thiện nguyện một cách khoa trương và hình thức đã cho thấy sự tư lợi trong các hoạt động này. Những người có thiện tâm làm từ thiện một cách kín đáo hay nhẹ nhàng và thực chất thì quá ít. 
Trong một số trường chuyên nổi tiếng các hoạt động cộng đồng mang danh là tình nguyện hay thiện nguyện được tổ chức ra có một mục đích là nhằm đánh bóng hồ sơ cá nhân cho các em học sinh có ý định nộp hồ sơ đi du học đặc biệt là vào Hoa Kỳ nơi mà hồ sơ các hoạt động tình nguyện là một phần quan trọng giúp ích cho quá trình xin học và xin học bổng được thành công. 
Đã đành rằng ComEd thiếu vắng trong chương trình giáo dục của ta là một nhẽ nhưng ở chỗ có ComEd thì gian dối lại là một khía cạnh ít ai ngờ tới. 
Ở phương Tây một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà các nhà giáo dục muốn con trẻ hình thành và trau dồi trước khi rời trường phổ thông là tinh thần cống hiến. ComEd sẽ lãnh sứ mạng này và nó sẽ đưa các em gắn kết với cộng đồng thật sự; các em cần hiểu được các vấn đề của cộng đồng và góp sức của mình vào đó. Ta sẽ thấy các học sinh Mỹ đi phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện; tới các trường học giúp đỡ các em nhỏ hơn trong học tập nhất là những em yếu kém và khuyết tật... 
Các em cần gắn kết mình với cộng đồng một cách thật sự và tự nguyện. Không tư lợi cho dù số giờ và thành tựu trong hoạt động cộng đồng của các em sẽ là một phần quan trọng giúp các em vào đại học. 
Có nên chăng ComEd cần được đưa vào thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục quốc gia của Việt Nam hay không? 
Các nhà làm chính sách có nghe, có thấy hay không hay là họ vẫn see no evils, hear no evils and smell no evils? (Tạm dịch: Không nhìn thấy, không nghe thấy, không cảm nhận thấy những điều xấu)...
Tell me and I forget.
Teach me and I may know.
Involve me and I remember.
( Benjamin Franklin)

26 tháng 1, 2015

“Chuyện tử tế” ngày nay

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Đạo diễn Trần Văn Thủy.
Nhiều vấn đề bức bối
Trong những năm vừa qua nhân sĩ trí thức Việt Nam đã lên tiếng lo ngại cho việc xuống cấp đạo đức, văn hóa suy đồi nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đáng buồn từ trường học cho tới mặt bằng xã hội từ chính quyền cho tới hệ thống truyền thông, giải trí đâu đâu cũng xảy ra những vấn đề bức bối không thể chấp nhận.
Mời quý vị theo dõi cuộc mạn đàm giữa Mặc Lâm và đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả cuốn phim “Chuyện tử tế” phát hành từ hơn 30 năm trước nhưng nay nhìn lại vẫn thấy như cuốn phim nói về cuộc sống hôm nay. Trước tiên đạo diễn Trần Văn Thủy nhận xét:
Trần Văn Thủy: Tôi thấy có lẽ vào thời điểm hiện tại những bi kịch của xã hội, những chuyện trên báo đài và trong các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra các mặt trái của xã hội, tệ nạn, những chuyện hiếp đáp nhau và những chuyện đau lòng nhiều quá.
Theo sự hiểu biết trải nghiệm cũng như cái ám ảnh của tôi thì một đất nước có trở nên hấp dẫn hay không, có hạnh phúc hay không cái quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người với người, cái tình người. 
-Đạo diễn Trần Văn Thủy
Đúng là thời điểm hiện tại thì tự nhiên nó rộ lên đề cao sự tử tế. Truyền hình thì có chương trình “Việc tử tế” và gần đây thì người ta nhắc nhiều lắm kể cả những tổ chức xã hội dân sự có quan tâm họ mời tôi đến để chiếu phim, nói chuyện, mạn đàm. Không phải ngẫu nhiên mà bây giờ lại quan tâm đến chuyện tử tế, coi như một đề tài nóng bởi vậy cho nên vừa rồi theo lời mời của một số diễn đàn thì tôi có trao đổi tham luận và có một số suy nghĩ như thế này:
Nếu mà nói về sự tử tế thì nó là vấn đề của nhân loại, nó lớn lắm và nếu nói về sự tử tế tận cùng tới cái góc khuất của đời sống thì nó cũng sẽ đụng tới vấn đề chính trị. Đấy là qua cái trải nghiệm của tôi mà nhất là Việt Nam khi bàn về chuyện tử tế, bàn về nếp sống văn hóa, sự ứng xử văn hóa thì thực ra nó không phải là vấn đề nhỏ.
Theo sự hiểu biết trải nghiệm cũng như cái ám ảnh của tôi thì một đất nước có trở nên hấp dẫn hay không, có hạnh phúc hay không cái quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người với người, cái tình người. Tôi nghĩ chưa chắc một đất nước giàu nhất to nhất hay đông dân nhất hay đánh nhau giỏi nhất… mà ở xứ sở nào có tình người tốt đẹp thì người ta tìm thấy hạnh phúc và người ta coi là nơi đáng sống nhất.
Mặc Lâm: Trong lúc xã hội bàn cãi một cách rộng rãi về chuyện tử tế thì truyền thông có nhắc lại cuốn phim cùng tên của ông đã làm hơn 30 năm trước hay không?
Trần Văn Thủy: Gần đây người ta bàn rộ lên chuyện tử tế thì tôi đôi khi trở thành mục tiêu cho người ta đàm tiếu. Thường thường người ta đặt ra cho tôi câu hỏi: Tôi hỏi ông cái xã hội bây giờ so với hơn 30 năm trước khi ông làm “Chuyện tử tế” thì bây giờ nó tốt lên hay xấu đi? Tôi cũng thẳng thắn mà thưa rằng 30 năm trước đây tuy nghèo thật, khó khăn đời sống vất vả hơn nhưng tình người, cách đối xử giữa con người với nhau nó tốt hơn bây giờ. Bây giờ đời sống đi lên nhưng về mặt tình người, về mặt đạo đức, ứng xử thì nó tệ hơn ngày xưa. Rõ ràng bây giờ trộm cắp hơn, tệ nạn hơn, tham nhũng hơn, nhiều chuyện bất nhẫn hơn. Đấy là một nghịch lý.
Một cảnh trong phim Chuyện Tử Tế. Screen capture.
Có lẽ tôi là người khởi xướng cái đề tài này cách đây 30 năm mà tôi phải xin thưa với quý thính giả rằng thời tôi làm bộ phim có tên là “Chuyện tử tế” thì mọi người nhìn tôi bằng con mắt ít thiện cảm và cũng ít sự chia sẻ. Những người có trách nhiệm trong chính quyền về phương diện điện ảnh gây khó khăn cho tôi rất nhiều. Mà bộ phim cho tới giờ phút này cũng không nhận được một vinh danh, một đánh giá nào chính thức của các Liên hoan phim hay các hội đoàn về điện ảnh.
Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là giữa người với người. Sự ứng xử, lòng tốt, sự tử tế… thậm chí tôi viết trong lời mở đầu của cuốn phim có một đoạn nguyên văn mà tôi còn thuộc lòng như thế này:
“Từ rất xa xưa cha bác có dạy rằng tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bĩ đánh thức sự tử tế đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế, trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành giỏi giang hoặc siêu phàm.
Tương tác giữa văn hóa và sự tử tế
Mặc Lâm: Thưa ông xét trên bình diện xã hội thì sự tử tế có liên quan mật thiết thế nào đối với văn hóa, nhất là trong thể giới văn minh ngày nay sự tử tế được xem như là khởi điểm của ứng xử trong cộng đồng?
Trần Văn Thủy: Cái chìa khóa cho xã hội đi lên là vấn đề văn hóa. Tất nhiên giữa văn hóa và sự tử tế nó có sự tương tác. Một người tử tế thì không thể nào thiếu văn hóa được. Tử tế là đỉnh điểm của văn hóa. Trong bản thân người được gọi là có văn hóa không thể nào thiếu sự tử tế được. Đây là một đề tài lớn lắm anh Mặc Lâm ạ, đề tài của nhân loại, tuyệt đối không phải là đề tài nhỏ.
Cái chìa khóa cho xã hội đi lên là vấn đề văn hóa. Tất nhiên giữa văn hóa và sự tử tế nó có sự tương tác. Một người tử tế thì không thể nào thiếu văn hóa được. Tử tế là đỉnh điểm của văn hóa. 
-Đạo diễn Trần Văn Thủy
Thế nhưng ở Việt Nam đã lâu rồi ai nói cái gì cứng một tí, lệch lề phải lể trái một tí thì “Ối giời ôi chuyện chính trị” hoặc là “không nói chuyện chính trị” hay “không thích chuyện chính trị”. Khổ, chính trị nó có tội vạ gì đâu? Xã hội Việt Nam bây giờ nếu mà luận bàn sơ sơ hay nói chuyện phiếm lề đường quán nước thì không sao nhưng bất kỳ một đề tài gì mà nói đến sự tận cùng của nó thì đều đụng đến cái gọi là chính trị.
Mặc Lâm: Thưa có lẽ vì vậy mà chính quyền đang kêu gọi thực hiện theo nghị quyết vực dậy đạo đức nơi công sở cũng như thực hiện đời sống văn hóa mọi nơi…đem chính trị hướng dẫn văn hóa đôi khi cũng thuyết phục người dân phải không ạ?
Trần Văn Thủy: Tôi nói thì nó hơi ngược tí anh Mặc Lâm ạ. Ở Việt Nam đã từ lâu rồi người ta quan niệm rằng văn hóa là một phạm trù của chính trị. Một phạm trù nhỏ bé trong chính trị và chính trị phải lãnh đạo văn hóa, điều đó xã hội Việt Nam xem là mặc nhiên từ lâu rồi nó là như thế. Có lúc tôi đã nghĩ như thế này: hình như không hoàn toàn là như thế mà hình như chính trị là một phạm trù của văn hóa. Nếu như một nền chính trị mà không mang màu sắc văn hóa, không mang tinh thần nhân văn, nhân đạo, tiên tiến thì không thể nào có một cái thứ chính trị chân chính được.
Nếu cứ quan niệm đặt chính trị lên trên, rồi thì văn hóa phải đi theo chính trị thì một đất nước có một nền văn hóa tốt sẽ không thể nào có một nền chính trị dở được và cũng không thể sản sinh ra chính trị gia tồi được cho nên cái văn hóa nó phải bao trùm lên. Tôi nghĩ rằng nó bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội chứ không riêng những phạm trù nào đâu. Phải nói rằng đến bây giờ chúng ta ý thức được điều đấy thì cũng là may mắn nhưng cũng quá muộn.
Mặc Lâm: Ông có vẻ bi quan nhưng tôi vừa đọc một bản tin nói về người dân Sài Gòn kéo một tên trộm dưới sông lên và thấy anh ta lạnh quá có người cởi áo ra cho anh ta nữa. Đây là một sự tử tế tuy ít nhưng vẫn xảy ra phải không?
Trần Văn Thủy: Anh gợi ra cái chuyện một số bà con đã lấy áo cho người ăn trộm thì nó là cái chuyện quý mà nó không phải là ít đâu những người tốt trong xã hội còn nhiều nếu không có chắc chúng ta không sống nỗi. Tôi xin thưa cũng trong bộ phim vừa nhắc đến là bộ phim “Chuyện tử tế” cách đây hơn 30 năm có một đoạn nguyên xi cái hình và lời của nó như thế này; “Xung quanh chúng ta có nhiều người tử tế lắm chứ! Những người tử tế chính là những người bất hạnh, nghèo khó. Họ chính là những người khát khao sự tử tế hơn ai cả.
Tôi vẫn tin đời sống còn rất nhiều người tử tế nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của người trí thức, vai trò của thông tin đại chúng, vai trò báo chí phát thanh truyền hình và đặc biệt là vai trò của người cầm quyền. Tôi nghĩ trong một đất nước, trong một gia đình, vai trò của người cầm quyền rất là quan trọng nếu anh không gương mẫu thì xã hội không thể tốt đẹp lên được.
Nhưng bây giờ nhìn vào những người cầm quyền thì đâu có nhiều gương tốt? Phần lớn những người tốt thì tiếng nói của họ đâu phải là tất cả và nhiều khi nổi lên những chuyện băng đảng rồi chạy quyền chạy chức, rồi tham nhũng. Để làm sao xã hội nó tốt lên được, để làm sao xã hội mà văn hóa và sự tử tế nó có đất tồn tại, thì có lẽ người cầm quyền chịu trách nhiệm rất là quan trọng. Bên cạnh sự khích lệ sự tử tế có lẽ phải bàn đến việc tạo ra một môi trường để con người ta có thể sống tử tế được. Nếu không có môi trường để con người ta sống tử tế, người ta đói rách quá người ta bần hàn quá, bất công ngạt thở quá thì làm sao người ta sống tử tế được mà cái này thì tôi nghĩ trách nhiệm của người cầm quyền.
Mặc Lâm: Như ông nói thì hình như vai trò của người dân trong xã hội không mấy quan trọng trong việc ứng xử với nhau một cách tử tế. Dù sao thì trong mỗi cá thể phải tự chịu trách nhiệm trong cách ứng xử của mình thưa ông?
Trần Văn Thủy: Tôi thấy anh Mặc Lâm hôm nay lại nhắc nhiều đến trách nhiệm và hiện trạng của người bình thường. Vâng, tôi rất chia sẻ và tán thành với anh bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với vần đề thịnh suy, tốt xấu của xả hội. Tôi là người có chính kiến và tôi nghĩ đầu tiên phải là người câm quyền. Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Thưa anh nếu như dân chúng, trí thức và những người có lòng không được tự do trình bày cái ý kiến của mình tức là lại đụng đến vấn đề lớn là vấn dề tự do ngôn luận ở Việt Nam, thì không có cách nào xây dựng một xã hội có văn hóa và có sự tử tế được đâu. Nếu bây giờ chỉ nói theo lề phải, chỉ nói theo văn bản, chỉ nói theo đường lối chính sách tại vì cuộc sống nó muôn màu muôn vẻ và nó đa dạng. Có lẽ để kết thúc buổi mạn đàm ngày hôm nay anh cho phép tôi được nhắc lại cái câu mà tôi cho rằng cũng đáng lưu tâm.
Vừa rồi có một buổi giao lưu ra mắt cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” của sử gia Larry Berman ông ấy viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn ra mắt ở số 3 Phạm Ngũ Lão. Họ cũng biết tôi là người tham gia chiến tranh có mặt ở chiến trường cũng có rất nhiều quan tâm đến thời chiến, có một nhà báo bảo ông Trần Văn Thủy phát biểu đi, thế là tôi lên phát biểu. Cái đoạn cuối cùng tôi có nói như thế này: “Thượng đế sinh ra cho chúng ta mỗi người một cái mồm. Cái mồm có bổn phận phải nói những điều chúng ta nghĩ. Không có lý do gì cái mồm do Thượng đế sinh ra mà chúng ta lại nói những điều người khác muốn”. Cho nên tôi cho rằng tôn trọng tự do ngôn luận là điều tối thượng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tử tế hơn, văn hóa hơn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn đạo diễn Trần Văn Thủy.

Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý.
Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN. 
Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay
Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.
Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
“Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế”.
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:
“Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi”.
Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?
Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:
“Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
Cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều bà Nguyễn Thế Thanh
Nguyên nhân xa gần
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?
Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:
“Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp.
TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên
“Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”
Theo Tạp chí CS, nguyên nhân chủ quan của vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp là do: “Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ."
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:
Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được?
TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng
“Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”.
Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:
“Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp”.
Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.

Lầm lẫn tai hại về chạy chức

- Anh có nhiều tiền thì mua được nhà đẹp, nhiều người cùng muốn mua một cái nhà đẹp thì cơ bản ai trả giá cao sẽ mua được. Nhưng nếu chức vụ mà đem đấu thầu công khai thì hệ thống hành chính chắc phải đổi là hệ thống hành chính tiền tệ.
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình này đã buộc phải thay đổi nhiều trong tư duy. Nhà lãnh đạo chính trị cao cấp thể hiện sự thay đổi bằng các chủ trương, chính sách kinh tế theo cơ chế thị trường, người nông dân thay đổi bằng trồng cây gì, nuôi con gì cho lãi nhất.
Minh họa: Vũ Toản / Dân Trí
Cho dù đất nước đang vận động như vậy, nhưng những gì chúng ta hiểu và trải nghiệm về cơ chế thị trường vẫn là quá ít. Điều may mắn là có cái của người đi trước mà nghiên cứu, thấy hay, phù hợp thì vận dụng, thấy những điểm dở thì cố mà tránh đi, cố tránh cho được những lầm lẫn tai hại trong nhận thức về cơ chế thị trường khi áp vào hành chính.
Một trong những lầm lẫn đó là về biện pháp chống chạy chức. Trả lời báo Đất Việt mới đây, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính quốc gia đề xuất "cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền", với lập luận "chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được" và sẽ không có khoản ngầm chạy vào túi ai hết!
Phải thừa nhận một thực tế ở nước ta, đó là có chuyện chạy chức. Các vị đại biểu Quốc hội không ít lần chất vấn các đời Bộ trưởng Nội vụ về câu chuyện này. Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào chống lại được món này. Nếu có, chắc phải được thưởng cực lớn. Đùng một cái có ý kiến đề xuất trên đây.
Trước hết phải thừa nhận đây là một ý tưởng hoàn toàn mới và độc đáo. Mới và độc đáo vì chưa có ai ở Việt Nam nghĩ ra, các nước trên thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì thấy không ổn.
Trong hành chính công, đã có nhiều ví dụ về áp dụng các kết quả tốt, các giá trị của quản trị khu vực tư vào khu vực công như coi người dân là khách hàng của hành chính.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi thứ của cơ chế thị trường đều có thể áp dụng vào hành chính công.
Ngoài thị trường, anh có nhiều tiền thì mua được nhà đẹp, nhiều người cùng muốn mua một cái nhà đẹp thì cơ bản là ai trả giá cao sẽ mua được. Nhưng trong hành chính, nếu chức vụ mà đem đấu thầu công khai, ai trả giá cao nhất rồi nhà nước chấp nhận thì sẽ mang đến bao nhiêu thứ tai hại ngang hoặc hơn cái tai hại do chạy chức kiểu như hiện nay kéo theo.
Mọi giá trị bị đảo lộn, đồng tiền là quyết định. Bộ máy nhà nước chắc sẽ bao gồm những người nhiều tiền kinh khủng, từ các bộ toàn những người tiền trên thiên hạ mới đấu thầu trúng được và rồi chủ tịch các tỉnh, huyện… Hệ thống hành chính chắc phải đổi lại là hệ thống hành chính tiền tệ cho chính xác.
Trong khi chưa có biện pháp nào chống chạy chức hay hơn được nghĩ ra thì có lẽ thi cạnh tranh giống như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bộ Giao thông - Vận tải …đã thí điểm là cái tốt nhất. Tất nhiên, để làm được cần phải có cơ sở pháp lý và rút kinh nghiệm của các nơi đã làm.
Lầm lẫn về dịch vụ công
Thời kinh tế bao cấp, chúng ta không biết đến khái niệm dịch vụ công. Bệnh viện, trường học, đương nhiên là bệnh viện, trường học nhà nước khám, chữa bệnh cho nhân dân, dạy dỗ con em chúng ta. Giờ sang kinh tế thị trường, cái mà bệnh viện, trường học này làm được gọi là dịch vụ công. Giấy khai sinh, sổ đỏ, giấy phép xây dựng nhà… cũng là dịch vụ công. Có không ít người quan niệm dịch vụ khám, chữa bệnh của các đơn vị y tế tư nhân, dịch vụ dạy học của các đơn vị giáo dục tư nhân cũng là dịch vụ công. Quan niệm sai lầm này có thể dẫn đến sai lầm về chính sách mà cuối cùng người dân vốn là người thụ hưởng dịch vụ công sẽ gánh chịu hậu quả.
Cần hiểu hai đặc trưng cơ bản của dịch vụ công, đó là nó là cam kết, trách nhiệm của nhà nước thực hiện, cung cấp cho xã hội và Nhà nước cung cấp dịch vụ công từ ngân sách nhà nước, không đặt vấn đề kiếm lời, thu lợi nhuận.
Chính vì ngộ nhận dịch vụ công giống dịch vụ tư, có thể áp dụng cơ chế thị trường vào cung cung cấp dịch vụ công mà Hà Nội vào các năm 2001, 2002 đã thí điểm Trung tâm hành chính công tại quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm bên cạnh bộ phận một cửa đã có sẵn tại hai đơn vị hành chính này. Cùng làm sổ đỏ, ai ít tiền thì vào một cửa, ai nhiều tiền, chịu được giá cao thì xin mời vào Trung tâm hành chính. Làm như vậy là quên mất cấp sổ đỏ là nghĩa vụ của cơ quan hành chính, cơ quan hành chính chỉ được phép thu phí theo quy định của pháp luật.
Nếu hành chính còn có tiêu cực trong cấp sổ đỏ như công chức nhũng nhiễu, đòi thêm tiền ngoài quy định thì phải tìm cách phòng chống, chứ không phải theo kiểu mở Trung tâm này là khắc phục tiêu cực dân dấm dúi đưa tiền dưới gầm bàn bằng cách đưa công khai trên bàn tại Trung tâm.
Đinh Duy Hòa
'Chạy chức, chạy quyền đã thành 'đấu thầu' cán bộ'?

Phải cảnh giác, chủ động và kiên quyết bảo vệ chủ quyền

“Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc ‘gặm nhấm’ và mưu đồ tạo ra ‘vết dầu loang’ trên biển. Nếu chúng ta không có sự chủ động ứng phó, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của khối ASEAN và cộng đồng quốc tế thì hậu quả sẽ rất khó lường…
Theo tôi cần phải có một lực lượng giám sát quốc tế để xem xét các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, chúng ta cần cảnh giác cao độ để đảm bảo cho nền an ninh – quốc phòng của Việt Nam ngày càng vững chắc" – tướng Lê Mã Lương.
Bộ Ngoại giao Việt Nam và giới quan sát chính trị bày tỏ quan ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ những luận điệu bịp bợm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. 
Yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động sai trái
Trước hành động Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng các công trình ở Trường Sa, bà Phạm Thu Hằng - phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 cho biết, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam…
Trung Quốc xây dựng nhiều công trình trên bãi Chữ Thập (Ảnh:Rappler) 
“Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của ViệtNam, nghiêm túc thực hiện tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC)", bà Hằng nói.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 23/1, Báo điện tử GDVN dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh cho hay, nước này bác bỏ những cáo buộc có liên quan đến những vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông tại cuộc họp báo hôm 22/1. 
Bà Oánh nói: "Trung Quốc luôn khẳng định rằng tất cả các nước bất kể kích thước lớn hay nhỏ đều bình đẳng. Chúng tôi chống lại sự bắt nạt của các nước lớn với các nước nhỏ, đồng thời chúng tôi cũng cho rằng các nước nhỏ không nên có những đòi hỏi vô lý"?! 
Phát biểu của bà Oánh được đưa ra hôm 22/1 tại Manila, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia tố cáo Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) khổng lồ ở Biển Đông.
Philippines cũng lên án hoạt động biến đá thành đảo nhân tạo bất hợp pháp Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, một số nước có quyền và lợi ích liên quan theo quy định - PV) 
Trước đó, từ 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo và xây dựng nhiều công trình trên các bãi san hô và đá ngầm ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập.
"Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm" 
Trước những động nói trên, giới quan sát chính trị trong nước bày tỏ quan điểm lo ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ, lên án hành động vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Việt Nam và các nước có lợi ích trên biển, được luật pháp quốc tế thừa nhận, cần đưa ra giải pháp nhanh, kịp thời, mẽ hơn nữa, nhằm chống lại tham vọng bành trướng từ phía Trung Quốc.
Hôm 23/1, trao đổi với Báo điện tử GDVN, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên tư lệnh Quân khu 4 nhận định: “Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy, họ đang cố tình, bất chấp luật pháp và sự lên án của cộng đồng quốc tế, trong việc thực hiện ý đồ bành trướng phi pháp trên Biển Đông. Tôi hoan nghênh Bộ Ngoại giao Việt Namtrong việc đưa ra tuyên bố cứng rắn, thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp trên biển của chúng ta...Tuy nhiên, những tuyên bố chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ”.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng, những phát ngôn từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/1 là không đúng với thực tế đang diễn ra trên Biển Đông: “Từ trước tới nay, việc nước lớn áp đặt tư tưởng, chủ quyền đối với các nước yếu hơn đã xảy ra nhiều. Ngược lại, chả có nước nhỏ nào, bỗng dưng đi sinh sự với các nước lớn, nhằm tranh chấp chủ quyền khi đó là thứ không phải của họ. Do vậy, việc Trung Quốc cho rằng họ làm đúng pháp luật là trò lừa gạt, nhằm đánh lừa dư luận…"
"Nếu Trung Quốc chiếm được đảo, xác lập chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, thì trong tương lai gần, họ sẽ vũ trang quân sự cho các vị trí này. Lúc đó, chúng ta có muốn lên án, sử dụng các biện pháp khác để lấy lại thì cũng rất khó. Do đó, đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm", Tướng Thước lo ngại.
Từ những nhận định trên, Tướng Thước cho rằng Việt Nam cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn, trong khuôn khổ đấu tranh hòa bình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ: "Chúng ta không thể nói suông để bảo vệ thứ chúng ta có, nếu không huy động tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp".
Đồng quan điểm trên, mới đây, trong bài phân tích được đăng tải trên Báo điện tử GDVN, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên là Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam cho rằng, Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc "gặm nhấm" và mưu đồ tạo ra "vết dầu loang" trên biển. Nếu chúng ta không có sự chủ động ứng phó, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của khối ASEAN và cộng đồng quốc tế thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Tướng Lê Mã Lương đưa ra giải pháp nhằm ổn định tình hình, trên Biển Đông trong những năm tới: “Theo tôi cần phải có một lực lượng giám sát quốc tế để xem xét các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, chúng ta cần cảnh giác cao độ để đảm bảo cho nền an ninh – quốc phòng của Việt Nam ngày càng vững chắc".
“Tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc, bởi chỉ khi có sức mạnh đó, không có kẻ thù nào có thể chia rẽ, đánh bại được chúng ta”, Tướng Lê Mã Lương nêu quan điểm.
Cuối cùng, để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, thời gian tới chúng ta phải tăng cường các trang thiết bị, các phương tiện chiến đấu hiện đại cho các lực lượng để tăng hiệu quả chiến đấu và khả năng sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra…
Nguồn: Theo GDVN/

25 tháng 1, 2015

Sao cái ác cứ đạp lên nhau mà sống?


Thanh niên bị trói cột điện, tra tấn vì tội trộm gà
Thật nguy hiểm cho một xã hội khi mà mọi người đang nhìn vào những cái sai của nhau mà bắt chước. Người bé bắt chước người lớn, người lớn học theo người lớn hơn, cứ đạp lên nhau mà sống.
1. 
Nhiều khi đọc tin tức trên các báo, không biết quý vị bạn đọc có cảm thấy giống như tôi, hoang mang vì không biết mình đang ở đâu, đang sống trong hoàn cảnh xã hội thế nào.
Đơn cử như tin tức dưới đây xảy ra ở một trường THPT ở tỉnh Quảng Bình.
Vào ngày 12/1, trong giờ học môn vật lý, giáo viên Lê Thị Hiền yêu cầu học sinh Huyền (Lớp 11A2, Trường THPT Đồng Hới) đứng dậy đọc bài trước lớp. Tuy nhiên, Huyền không những không nghe mà còn nói trước lớp những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của cô giáo Hiền.
Thế nên, cô Hiền đã ghi tên Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Bực tức trước việc bị cô giáo ghi tên mình vào sổ đầu bài, nữ sinh này đã lên bục giảng, túm tóc và đánh cô giáo ngay trong lớp học.
Ban giám hiệu nhà trường vừa tiến hành kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, buộc nghỉ học 1 tháng đối với học sinh Nguyễn Ngọc Huyền vì có thái độ và lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm giáo viên.
Thật là choáng váng với những nữ sinh vô đạo đức như Huyền. Em đã học đến lớp 11, không hiểu trong suốt chừng ấy năm đi học, em đã học được những gì để có một lối hành xử không ai chấp nhận được như vậy.
Mái trường của chúng ta cũng đã không còn là nơi che chở bình yên, là nơi ươm mầm những ước mơ xanh trong một bài hát ca ngợi về người giáo viên nhân dân từ vài chục năm trước.
Lời bài hát ấy, tôi còn nhớ thế này: “Ước muốn ngày nào ôm ấp trong tim mai đây là cô giáo. Kìa đôi mắt tròn xoe, kìa đàn em thơ ngây. Hôm nay em đứng đây trong niềm mơ ước lớn”…
Thầy cô ngày nào như cha mẹ hiền từ của học sinh, thì nay những tấm gương trong sáng ấy, ít nhiều có những tấm gương cũng đã nhuốm màu. Và những đàn em mắt tròn xoe thơ ngây, nhiều em không còn thơ ngây nữa. Cá biệt có em như hổ báo (tôi biết đôi khi kiểu so sánh thế này sẽ khiến hổ báo thấy… chạnh lòng).
Tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, bà Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Phạm Ngũ Lão đã ký vào quyết định đình chỉ học của một học sinh vì lý do, em bỏ diễn văn nghệ trong buổi lễ sơ kết học kỳ I của trường.
Bà Lê Thị Thanh Nguyệt, Hiệu trưởng cho rằng: “Ngày nào học sinh chưa nhận lỗi thì vẫn đình chỉ học. Còn nhận lỗi rồi thì sẽ được đến lớp”. Bà Nguyệt nói thêm rằng trường làm vậy vì muốn cảnh cáo về chuyện vô kỷ luật.
Chuyện vỡ lở ra vì quyết định đình chỉ học bị đưa lên mạng xã hội. Sở Giáo dục Đào tạo TP vào cuộc, nữ sinh đã được đi học trở lại.
Cả hai trường hợp trên, đều là những ứng xử lệch chuẩn trong môi trường giáo dục. Một nơi thì trò không ra trò, một chốn thì thầy chẳng ra thầy. Và vì thế, nó cũng góp phần làm đảo lộn trật tự xã hội.
Chúng ta cứ thường tự hỏi mình, cái ác từ đâu ra. Một phần cái ác bắt nguồn rất sâu xa từ những ứng xử lệch chuẩn trong môi trường giáo dục như thế đấy. Chỉ cần thầy chẳng ra thầy, làm trái những quy tắc ứng xử nhân văn và đạo lý, lẽ tất nhiên nhà trường sẽ đẩy ra cho xã hội một thế hệ trơ lỳ, vô cảm, hành xử độc ác và thiếu tính người.
2. 
Vừa mới hôm qua, trên mạng xã hội lại ồn lên chuyện một clip ở Quảng Ninh, có một vụ tra tấn vì bị bắt quả tang ăn trộm một con gà. Kẻ trộm bị trói vào cột điện, lột trần ra, xung quanh người lố nhố đứng xem. Người tra tấn, hẳn là trời rất rét, nên mặc áo trong áo ngoài, thản nhiên cầm xô nước lạnh dội lên người thanh niên, vừa dội vừa mắng chửi.
Kẻ trộm gà rét run cầm cập, van lậy nhưng vẫn không được tha, may mắn là cuối cùng đã được công an xã đến giải cứu và mang về đồn. Xung quanh người vẫn lố nhố đứng xem, quay clip để úp lên mạng.
Để có một phân tích thấu đáo, đầy đủ về cái ác trong ứng xử của xã hội đương thời, một bài viết là không thể. Nhưng dù sao, đọc những tin tức dạng này vẫn làm chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở và thấy day dứt.
Tôi nghĩ nhiều hơn đến những mối dây đạo đức, đạo lý và tình thương vốn sinh ra để ràng buộc và gắn kết một cộng đồng. Xã hội mà chúng ta đang sống phải chăng đã thiếu quá nhiều những mối dây ràng buộc ấy, nên nó đang tan vỡ ra? Người ta mạnh ai nấy sống, ai làm ác được thì cứ ác, ai làm sai được cứ làm?
Mấy ngày trước đây, dư luận xã hội đã dậy sóng lên với chuyện ông Bí thư huyện ủy Thạch Thành (Thanh Hóa) “giữ nhầm” 12 con dê của hộ nghèo trong trang trại mình suốt nửa năm. Tại sao một việc sai trắng trợn như thế vẫn xảy ra? Liệu có phải vì người ta đã nhìn thấy những cái sai khác, to hơn nhiều, trắng trợn hơn nhiều cũng đã xảy ra, mà chẳng ai làm sao?
Thật nguy hiểm cho một xã hội khi mà mọi người đang nhìn vào những cái sai của nhau mà bắt chước. Người bé bắt chước người lớn, người lớn học theo người lớn hơn, cứ đạp lên nhau mà sống.
Rồi sẽ còn những vụ nữ sinh nhảy lên bục giảng túm tóc đánh cô. Rồi sẽ còn nữa những vụ tra tấn, nhục mạ nhau, rồi giết nhau vì mất một con gà. Bởi vẫn còn đó những nhà trường bêu tên học sinh chưa kịp đóng tiền, phạt phơi nắng học sinh chưa kịp mua bảo hiểm.
Bởi vẫn còn những đàn dê “đi nhầm” vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy. Bởi vẫn còn những đại án tham nhũng làm nghèo đất nước.
Những cái ác cứ nối tiếp nhau mà lớn dần lên. 
Theo Mi An

'Chân dung quyền lực' - khắc tinh của tham nhũng thượng đỉnh (!?)

* MAI TÚ ÂN
Hiện tượng do trang mạng Chân Dung Quyền Lực đang làm cho dân Việt ta, vốn bị bưng bít thông tin về những ông đại quan xứ ta, thấy khoái trí quá. Bất ngờ, kinh ngạc và cuối cùng thì say sưa đọc và hả hê chém gió vù vù...
Cũng là lẽ thường tình, ở đời cái gì cứ bưng bít che dấu mãi thì người ta hay tò mò cố tìm hiểu. Giống như chị nạ dòng che kín thân thể sẽ khiến cho thiên hạ cố dòm nhiều hơn là dòm các em chân dài khoe hàng. Mặc dù biết đâu có gì phải xem trong váy áo nạ dòng, cũng như chuyện tham nhũng, bè phái... của các quan chức chính quyền ta là chuyện biết rồi, khổ lắm...
Nhưng sự xuất hiện của trang CDQL và những điều tiếng mà trang web này đưa ra đã đánh động dư luận như một tiếng sét nổ giữa trời quang. Các bài viết chắc, chuẩn như một tờ báo lớn có sự tài trợ, có nhiều người chuyên nghiệp tham gia chứ không phải chỉ một người như các trang web, blog, facebook bình thường khác. Về tính xác thực hay độ đáng tin cậy của nó thì cần có thời gian, nhưng đến giờ này thì chưa có một điều gì chỉ ra rằng, đây là trang thông tin đáng tin cậy nhưng cũng chẳng có gì nói đây là trang thông tin không đáng tin cậy...
Nhưng qua những gì mà trang mạng này đã đưa ra thì cũng quá đủ để chứng tỏ nhiều điều. Nó đưa ra thông tin bất ngờ nhưng không bất thường về những nhân vật chóp bu không ít thì nhiều có tỳ vết và luôn cùng số liệu, hình ảnh... về công việc làm ăn kinh doanh của các ông quan quyền lực của xứ ta và gia đình vợ con họ. Như chuyện cha con ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cha con ông BTQP Phùng Thanh Quang, cha con ông Viện trưởng VKS Hòa Bình...(Và không biết còn có con nhạn là đà nào trong đỉnh cao trí tuệ lọt vào tầm ngắm của em Lực nữa hay không) Mà những thông tin đó thì trước nay dân đen làm gì mà biết được. Nếu không phải là người ở chung nhóm, hay đã từng ở chung nhóm với các tên tuổi trên thì không thể có được những thông tin đã đưa ra. Chắc chắn là người đứng sau trang mạng này là người đã cùng ngồi chung một con đò, hoặc cùng bị một con rận đốt chung vì từng đắp chung chăn với mấy quan to đã nêu trên. Và nếu thế thì đây là lần đầu tiên có sự phản kèo chơi qua chơi lai như thế này trong hàng ngũ chóp bu của chính quyền VN.
Và với truyền thống nói một đằng làm một nẻo, ăn đằng mô nói đằng tê thì giờ đây các anh lớn của chính quyền gặp phải một tay đối thủ đồng hạng chơi chiêu. Mờ mờ ảo ảo, sương sương khói khói, thực thực hư hư.... không biết nó còn ra chiêu gì nữa không, còn khai tên ai ra nữa không...Đó là chân dung của quyền lực.
Còn nhiều điều để nói về Trang mạng CDQL này, và chắc nó sẽ còn gây khốn đốn cho những anh quyền cao chức trọng mà xưa nay vốn không sợ ai và không thèm đếm xỉa gì đến thông tin mạng. Nhưng giờ thì khắc tinh xuất hiện từ trên Giời và có hàng triệu độc giả. Nó tấn công trực diện, quyết liệt không chừa một ai trong thượng tầng kiến trúc lẫn đỉnh cao trí tuệ. Tất cả những anh to đầu đang cùng lúc gặp cơn bĩ cực chưa từng có, chưa từng xảy ra. Tất cả đang bị vạch mặt chỉ tên tới từng người, từng cái thẹo của họ, cùng các công việc lem nhem của gia đình họ.
Chả biết vụ này tới đâu, chả biết có đưa được con chuột cống tham nhũng nào lên đĩa được không nhưng dân đen ta vừa ăn cơm với mì gói vừa được xem diễn tiến màn đấu võ miệng cung đình này, giống như xem cảnh lột truồng mẹ nạ dòng vậy. Còn những kẻ đại tham quan giờ đây phải run sợ trước mọi nguồn thông tin phải, trái, đa chiều chứ không còn lộng hành như khi họ một mình môt chợ với một hệ thống thông tin quốc doanh chỉ có mỗi một chiều như trước nữa. Mặc dù các quan anh chơi tình vờ, thấy có mà làm như không thấy bóng ma của CDQL đang lan tỏa nhưng bên trong thì loạn nhịp cu dế, ăn không ngon ngủ không yên và hẳn Tết này Chùa Bà cùng các chùa linh thiêng khác sẽ có lắm anh to đầu đến quì lạy cầu mong cho tai qua nạn khỏi, cầu cho thằng CDQL chết sớm hoặc không chết thì nó cũng bỏ sót tên mình...
Hoặc ngửa cổ lên Trời mà kêu lên rằng :
- Trời đã sinh ra Đỉnh Cao Trí Tuệ rồi sao còn sinh ra Chân Dung Quyền Lực nữa...
Trâu bò húc nhau ruồi muỗi hưởng lợi. Câu châm ngôn ngược này lại đúng cho dân ta lúc này. Các bác to đầu cứ chơi nhau đi, chơi thật lực vào, nếu không ích nước lợi nhà, không có thằng chết thằng bị thương thì ít ra phận dân đen muỗi mòng cũng có cái chùa để xem giải trí...
Chân Dung Quyền Lực sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !

Đặc tính người Việt qua nhận xét của viện nghiên cứu Mỹ

Long Nhất
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .
“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân.
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

23 tháng 1, 2015

“Quan chức phút… 89” sự “vô trùng” ở phủ “Khai Phong”!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám.
KD: Việc các bác quan chức trước khi hạ cánh còn kịp …. vỗ cánh ký cho vài chục đàn em “vừa trung vừa gian” lên chức, báo chí nói mãi rát mặt người đọc mà các bác không rát mặt, kể ra da mặt cũng dầy thật..
Rồi lại nghĩ, Phủ Khai Phong (Thanh tra CP) mà có bác Trần Văn Truyền làm mẫu rùi, thì chả trách các quan chức khác náo nức học tập và làm theo :
————
“Công chức trăm triệu”, “công chức cắp ô…” và giờ đây lại thêm một cụm từ mới “quan chức phút 89”. Đó là các “quan chức” được phong khẩn cấp, phong tốc hành nhiều khi bất chấp tiêu chuẩn vào cái phút cuối cùng trong một nhiệm kỳ của “quan anh” trước khi “hạ cánh” hoặc chuyển sang vị trí công tác mới.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Phút 89 chính là phút cuối cùng trong một trận bóng đá 90 phút.
Cách đây mấy tháng, dư luận bàng hoàng khi biết thông tin nguyên Tổng thanh tra Chính phủ trước khi rời “phủ Khai Phong” 5 tháng đã phong cấp “siêu tốc” cho hơn 60 chức danh cấp vụ trưởng và tương đương. Nếu tính trừ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật thì có lẽ con số bổ nhiệm là khoảng 2 ngày/một chức vụ. Trong điều kiện cơ quan bình thường, tức là không phải chia tách hay mới thành lập thì đây là một… kỉ lục đáng ghi vào Guinness.
Sau đó ít lâu, dư luận lại tiếp tục giật mình khi biết trước khi nghỉ hưu 2 tháng (1-2/2Ȱ14), ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TP HCM đã ký quyết định bổ nhiệm “siêu tốc” cho 21 cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương không đúng các quy trình, quy định để ngày 1/3, ông Rum có quyết định nghỉ hưu.
Và gần đây, dư luận lại một lần nữa ngỡ ngàng khi biết tin trước lúc nghỉ hưu, từ ngày 17/10 đến 25/12/2013, ông Nguyễn Văn Hóa – nguyên Phó GĐ Sở Công thương Bình Định kiêm Chi Cục trưởng Chi cục QLTT đã ký 29 quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ sai quy định. Cá biệt trong hai ngày, 17/10/2013 ông Hóa ký 11 quyết định điều động, luân chuyển và ngày 16/12/2013 ký bổ nhiệm mới lãnh đạo cấp phòng và đội cho 6 trường hợp.
Đây có thể được coi là “hội chứng” mang tên “quan chức phút 89” và hình như đang lây truyền nên rất nguy hiểm, cần phải có thái độ nghiêm khắc.
Thế nên sau những việc làm sai trái của người tiền nhiệm, hai trong số ba cơ quan trên đã sửa đổi quyết liệt.
Cụ thể là ngày7/8/2014, Giám đốc sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê đã Quyết định thu hồi và hủy bỏ 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ trước đó do ông Rum ký.
Ngày 18/1 vừa qua, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Bình Định quyết định hủy 6 quyết định bổ nhiệm chức danh Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội QLTT sai quy định do ông Hóa bổ nhiệm trước đó.
Mới đây tại hội nghị của VKSND Tối cao (sáng 16-1), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng”.
Mong rằng “phủ Khai Phong” sẽ là nơi “siêu sạch”, “vô trùng” với những bàn tay không bị “nhúng chàm” để công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả!

Muốn có bứt phá, người đứng đầu cực kỳ quan trọng

Tác giả: Mỹ Hòa (thực hiện)
.KD: Người đứng đầu phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên”, -PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc.
.PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc nói không sai bất cứ cái gì. Đúng là quan chức ở Viện nghiên cứu có khác. Có điều, XH không bứt phá lên được. Cứ lẹt đẹt, lẹt đẹt. Thua các quốc gia mạnh dễ hiểu, giờ có nguy cơ đi sau cả Campuchia và Lào nữa. Lý thuyết một đằng, thực tế một nẻo. Chả hiểu ra răng? :
———–
TVN: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2 cuộc trò chuyện với PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, xung quanh vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của Đảng hiện nay.
TS Nguyễn Trọng Phúc nhận định: Trong điều kiện một đảng cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải nắm vững 2 “vũ khí” để quản lý đất nước, xã hội, vận hành vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là: kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chẳng hạn quy định về 19 điều đảng viên không được làm rất cụ thể, nhưng có cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức có quyền có khi lại không để ý và vì thế vẫn vi phạm. Phải giữ kỷ luật Đảng tốt, chứ vừa rồi ta còn lơi lỏng.
Thứ 2 là về tuân thủ pháp luật. Một đất nước văn minh thì mọi người phải tuân thủ pháp luật, đảng viên và tổ chức đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Bất kỳ đảng viên ở cấp nào vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, khi ấy thì mọi hoạt động sẽ đi vào khuôn khổ.
Vào để thăng quan, không đạt thì bất mãn
Không giống như thời chiến tranh, khi mà đảng viên luôn là những người đi đầu, dấn thân, hiện nay có một thực tế là quần chúng đang có suy nghĩ rằng nhiều người vào Đảng không vì lí tưởng cao đẹp như xưa nữa mà vì những động cơ vụ lợi, mượn danh nghĩa của Đảng để tiến thân. Ông có bình luận gì?
Với người đảng viên trong sáng, Đảng giao trách nhiệm thì tôi làm, mà không giao thì tôi là một đảng viên, một công dân bình thường.
Nhưng trong 4 triệu đảng viên hiện nay, không tránh khỏi có một bộ phận lấy động cơ vào Đảng là để được thăng quan tiến chức. Nếu không đạt được ý đồ đó thì họ sinh ra bất mãn, nói xấu Đảng.
Vì thế mà có cả cái “bộ phận không nhỏ” là hậu quả của việc kết nạp không đúng, thứ 2 là giáo dục của tổ chức chưa đến nơi đến chốn và thứ 3 là bản thân người đó không tự rèn luyện, trau dồi.
TS Nguyễn Trọng Phúc: “Vào Đảng đừng vì mục đích cá nhân”. Ảnh: Mỹ Hòa
Trong điều kiện lịch sử hiện nay, anh cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân là đã tốt rồi. Anh có thể không vào Đảng mà vẫn cống hiến tốt về chuyên môn, công việc…, chẳng ai kỳ thị. Đảng không hề phân biệt, giờ nhiều trí thức có phải là đảng viên đâu nhưng vẫn được trọng vọng, được xin ý kiến, có chế độ chính sách tốt đó thôi.
Đó là xét chung, nhưng chẳng hạn đối với các vị trí mang tính trọng yếu thì sao, thưa ông?
Nhiều nơi bây giờ chức vụ cao ở các tập đoàn kinh tế có phải đảng viên đâu, bởi người ta cần người chuyên môn cao. Trong tương lai rồi có thể có những vị bộ trưởng không phải là đảng viên. Chính phủ ta ngày xưa từng có nhiều đồng chí bộ trưởng không phải đảng viên. Quan trọng là Chính phủ đó phải thực thi đường lối của đảng cầm quyền này.
Hiện nay các trí thức cứ cống hiến tốt thì chẳng có gì phải lăn tăn chuyện vào Đảng hay không vào. Tôi nhớ một thời người ta suy tôn những người như thế là “những người Cộng sản ngoài Đảng”. Còn nếu tâm huyết thì có thể vào Đảng để cống hiến chứ đừng vì mục đích riêng, cá nhân.
Trong thời đại hiện nay, một vấn đề cũng đặt ra là Đảng phải làm sao để tăng sức thu hút của mình, sao cho mọi người vào Đảng để cống hiến chứ không phải vì động cơ cá nhân?
Điều này chính là nằm ở chỗ Đảng phải cầm quyền hiệu quả, đất nước ngày càng phát triển, vị thế quốc gia ngày càng tăng cao, đời sống dân chúng ngày càng khấm khá lên. Đó chính là thước đo của đảng cầm quyền.
Thứ 2 là phải chú ý đến phong cách lãnh đạo, làm việc của các đảng viên, nhất là những người có chức có quyền. Họ có hòa đồng vào dân, chia sẻ với dân không. Đảng viên phải gương mẫu trước, nói phải đi đôi với làm, chứ nói một đằng làm một nẻo thì không thể hấp dẫn quần chúng được. Anh nói chống tham nhũng nhưng lại tham lam thì dân người ta biết hết. Hoặc anh nói chống quan liêu nhưng lại xa dân, vô cảm với dân, xa rời thực tế thì không được.
Chạy chức, chạy quyền rất tinh vi
Một nội dung trọng tâm của Nghị quyết TƯ 4 là quy hoạch cán bộ và nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách khi Đại hội Đảng XII đang đến gần. Như ông quan sát, công tác quy hoạch đang được tiến hành thế nào và đội ngũ cán bộ được quy hoạch bây giờ có gì khác so với các thế hệ đi trước?
Quy hoạch cán bộ vừa rồi được thực hiện rất tốt. Chuẩn bị cho Đại hội XII, hiện ta đã mở 5 lớp dự nguồn cán bộ cao cấp của Đảng mà bản thân tôi cũng tham gia giảng dạy. Mỗi lớp khoảng 100 đồng chí, sắp kết thúc lớp thứ 5 và mở lớp thứ 6 là xong. Công tác nhân sự đó đã được chuẩn bị từ 2 năm nay rồi chứ không phải sang năm Đại hội thì bây giờ mới làm.
Các cấp tỉnh thành phố ở dưới cũng đang mở các lớp, 63 tỉnh thành đang làm rất khẩn trương.
Thời kỳ ngày nay đất nước đang phải hướng vào 2 nhiệm vụ chiến lược lớn là xây dựng CNXH đổi mới và 2 là bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền. Cán bộ lãnh đạo tất cả các cấp luôn luôn sẽ phải bám chắc nhiệm vụ chính trị lớn lao, mục tiêu chiến lược đó.
Qua quan sát quy hoạch nhân sự, trước hết tôi thấy xu hướng trẻ hóa là rõ. Như vậy họ có điều kiện làm việc vài ba nhiệm kỳ, chứ chỉ được mỗi nhiệm kỳ thì dễ bị mắc “tư duy nhiệm kỳ”. Nhưng trẻ hóa phải đi với sự chuẩn bị chu đáo, bài bản về trình độ lý luận, năng lực, phẩm chất, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm… chứ không phải chỉ nhìn vào tuổi tác.
Việc trẻ hóa gắn liền với đào tạo có bài bản, có hệ thống là một đột phá. Trước đây trước Đại hội chúng ta đâu mở được các lớp dự nguồn như lần này.
Xưa nay việc lựa chọn nhân sự được nhấn mạnh là phải khách quan, công tâm. Ông có thấy điều này có được thực hiện triệt để?
Đây luôn là điều chúng ta hướng đến nhưng nó sẽ là cả một quá trình chứ không phải ngay một lúc mà có được.
Hình ảnh Đại hội Đảng bộ của một phường ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Việc lựa chọn cán bộ thông qua các khâu: Đầu tiên là đánh giá, đánh giá mà sai thì sẽ hỏng. Sau khi đánh giá mới đưa vào quy hoạch. Quy hoạch xong đưa vào đào tạo bồi dưỡng, rồi sau đó mới xếp sắp vào các vị trí. Xếp sắp xong rồi mới luân chuyển các vị trí để rèn giũa qua thực tế… 
Trong lựa chọn cũng khó tránh khỏi việc có hiện tượng thiếu công tâm. Muốn hạn chế phải dựa vào nguyên tắc tập thể, chứ đừng chen vào đó lợi ích cá nhân, người nhà, người thân thiết, cánh hẩu với mình. Chọn cán bộ nào là tập thể cấp ủy đó phải chịu trách nhiệm.
Quy trình nhân sự của ta hiện đã được làm bài bản, hệ thống, chặt chẽ hơn nhưng cũng không thể tránh hoàn toàn cái sai, những hiện tượng như chạy chức, chạy quyền. Và những cái “chạy” này thường rất tinh vi, khó khám phá được, nhưng khi đã nhìn thấy được thì phải sửa, điều chỉnh ngay.
Yêu cầu nghiêm “trách nhiệm cá nhân”
Theo ông, những đảng viên được chọn vào các vị trí chiến lược thì cần đạt những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn hàng đầu là phải có phẩm chất, có trách nhiệm đối với nước, với dân, toàn ý, hết sức hết lòng phục vụ nhân dân, Tổ quốc.
Thứ 2 là phải có trình độ, học vấn, có tầm hiểu biết trí tuệ. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức mà học vấn thấp thì làm lãnh đạo rất khó.
Thứ 3 là phải có năng lực tổ chức thực tiễn. Thực tiễn rất phong phú ở mỗi ngành, mỗi cấp, địa phương đang đòi hỏi người lãnh đạo phải năng động, sáng tạo. Ai thiếu thực tiễn thì phải rèn. Hiện có rất nhiều cán bộ cấp TƯ phải xuống địa phương, lăn lộn thực tiễn để từ đó trở về hiểu được lãnh đạo cấp chiến lược như thế nào.
Thứ 4 là uy tín với dân, được dân tin cậy.
Năm 2015, VN sẽ hội nhập sâu hơn, có thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức. Đến nay chúng ta đã thực hiện đổi mới được 30 năm, người dân trông chờ bước ngoặt, vận hội mới cho đất nước. Trong bối cảnh đó, người lãnh đạo chiến lược phải có phẩm chất gì?
Người lãnh đạo ở cấp nào cũng phải phát huy được thực lực của đất nước, địa phương. Đồng thời họ phải có sự nhạy cảm về chính trị, tức là nắm bắt được cái mới, vận hội, cơ hội để phát triển thì sẽ bứt phá lên.
Đất nước mình đang trong điều kiện tuy còn khó khăn nhưng những thuận lợi là rất lớn. Ví dụ ta có đường lối, cương lĩnh, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Chúng ta đã thoát khỏi vị trí nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Thế nước đã khác và hiện ta có quan hệ với 13 đối tác chiến lược, đang hội nhập rất sâu, tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định. Cuối năm nay sẽ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Đó là những cơ hội vàng.
Sắp tới đây, Đại hội XII sẽ có những quyết sách để bứt phá, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững, không thể chậm trễ quá được, nếu không sẽ tụt hậu.
Với những nhiệm vụ đó, kỳ Đại hội này sẽ phải lựa chọn những người có tư duy năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm và dám làm. Làm có thể sai rồi sửa, chứ không nên sợ, có người không làm, không sai, cứ tròn trịa như vậy thì không được.
Tóm lại, chính thực tiễn đất nước hiện nay đặt ra nhiệm vụ chọn nhân sự cho chính xác. Người ta nói thời thế tạo anh hùng, nhưng người nhân sự giỏi ở vào vị trí của mình thậm chí có thể làm xoay chuyển thực tiễn, thúc đẩy đất nước phát triển mạnh.
Đây là bài toán khó. Là người trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp dự nguồn, tôi tin nhưng cũng vẫn lo. Người đứng đầu cực kỳ quan trọng để tạo ra những bứt phá, vận hội.
Nghị quyết Trung ương 4 cũng nhấn mạnh việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Ở đây tôi muốn hỏi vấn đề về chịu trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo, tầm quan trọng của nó và hiện nay chúng ta thực thi quyết liệt đến đâu?
Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã được đề ra từ lâu, nhưng trong thực tiễn đã có hiện tượng thành tích thì của cá nhân, nhưng khuyết điểm thì thuộc về tập thể. Hội nghị TƯ 4 đã nhấn mạnh bất kỳ xảy ra chuyện gì ở địa phương nào, ngành nào, lĩnh vực, cơ quan nào thì người thủ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước.
Theo tôi đó là nguyên tắc rất rõ ràng và vừa rồi chúng ta đã thực thi điều này, đi sát sạt vào trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Ví dụ, tác dụng của việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, 2 lãnh đạo có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều vào lần trước là bộ trưởng Bộ GTVT và Thống đốc Ngân hàng thì đến lần vừa rồi đều rất tốt. 
Và điều này phải được cụ thể đến từng đơn vị, cơ quan. Anh đứng đầu một xã, phường mà để xảy ra vấn đề thì anh phải chịu trách nhiệm. Chúng ta đã quy định rất rõ, chẳng hạn người đứng đầu tỉnh, thành phố để xảy ra vấn đề ở địa phương thì phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Nên vừa rồi mới có chuyện các báo đưa là chủ tịch tỉnh xuống đường, xuống thực tiễn để kiểm tra tình hình xe quá tải.
Vấn đề là phải thực thi nghiêm, không phải khi xảy ra sai phạm mới nhắc nhở, mà phải có biện pháp xử lý kỷ luật. Như vậy mới đi vào khuôn khổ. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm thì rất nguy hiểm.

Trang