26 tháng 4, 2019

Cái quan định luận

Tác giả: theo FB Son Kieu Mai 

Cụ nằm xuống với mọi phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; nhưng cụ Lê Đức Anh cũng sẽ là đề tài bàn luận của dư luận xã hội từ nhiều chiều. Có như vậy mới biết câu răn của người xưa: Cái quan định luận. Đậy nắp quan tài rồi mới bàn luận về công tội của các đấng bậc cầm quyền. (SKM). 
KD: Từ hôm qua đến nay, mình chứng kiến hai hiện tượng trái ngược hoàn toàn: Báo chính thống nhà nước liên tục đưa bài ca ngợi ông LĐA, ngược lại mạng XH cũng không ít lời “ca ngợi … ngược” kinh hoàng 
Nghĩ cho kỹ, đó cũng là điều bình thường tuy hơi đáng buồn khi mà lòng dân không hề giống với lòng dạ “báo chí”. Đánh giá một nhân vật lịch sử cực khó, công, tội ra sao không chỉ là chuyện đời nay mà còn là cả chuyện đời sau, với góc nhìn lấy lợi ích Dân tộc làm trọng. Nhất là trong một Đất nước, một XH đầy phân ly, phân hóa và đầy chia rẽ, cộng với sự rối loạn giá trị, như dải đất S đau thương này. 
Cũng bởi chính trị XH nước Việt này rất thiếu minh bạch, nhưng lại thừa tù mù 
Xin trích một cái comm trên FB của mình của một cô giáo: “Em thấy trên trang ông con trai có stt thông báo ông bố chết mà 1,8k người vào để icon mặt cười ( ). Choáng quá. Phần nữa ông con làm chính trị mà viết cái stt rất không nên. Có gì ngạo mạn, hung hăng.Thiếu gì cách đề cao ông bố mà phải viết kiểu ấy” 
Có lẽ không chịu nổi thái độ và phản ứng của cư dân mạng, người con trai ông LĐA đã phải bóc stt đó 
Vì sự nhạy cảm, xin không đưa stt này lên FB. Nhưng có điều phải sòng phẳng, đó là người dân, dư luận XH từ lâu họ không còn tin những điều không có thật. Sư thiếu minh bạch của một XH chỉ là mảnh đất mỡ màu cho những điều “lợi bất cập hại” 
———— 
Cụ Lê Đức Anh qua đời ở tuổi 99 (tuổi Tây), 100 (tuổi ta), cũng là quy luật của đất trời, không ai sống mãi được. Cụ ở vào hàng đại thọ của bậc tứ trụ. Tính đến nay, mới có 3 cụ hàng tứ trụ thọ tới tuổi 100 mới chịu ra đi. Đó là cụ Võ Chí Công (100 tuổi), cụ Đỗ Mười (102 tuổi) và cụ Lê Đức Anh (100 tuổi). 
Cụ Lê Đức Anh gần như là được tất cả những chức vụ cao nhất, vinh quang tột đỉnh của nước Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng – Chủ tịch nước – Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao. 
Cụ Lê Đức Anh cũng là người cuối cùng của nhiều sự kiện lịch sử: Tư lệnh cuối cùng của Đoàn 232 đơn vị tiến vào giải phóng Sài Gòn (30/4/1975); vị chỉ huy cuối cùng trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) với chức vụ Phó Tư lệnh; vị Cố vấn cuối cùng của BCH Trung ương Đảng; người cuối cùng trong câu ca sau Đại hội Đảng VI (1986): Hùng – Linh – Mười – Kiệt – Công – Anh – Thọ (Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ đều từ trong tay áo ông Lê Đức Thọ). 
Sinh thời, cụ Lê Đức Anh cũng để lại nhiều tai tiếng. 
Những năm gần đây, khi nhắc đến sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (14/3/1988), người ta lại nhắc tới bài nói chuyện của Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương khẳng định: Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1988 đã ra lệnh cho Đô đốc Giáp Văn Cương (1921-1990) không được nổ súng khi quân Trung Quốc xâm lược. 
Điều này là một nghi án lịch sử cần phải làm rõ. Đáng tiếc là Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân sau nhiều năm đều lặng thinh. Còn thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh, đại tá Khuất Biên Hoà thì phản ứng, nhưng không chứng minh bằng tư liệu mà lại đi nói về tư cách cá nhân của Thiếu tướng Lê Mã Lương. Tôi nghĩ rằng, cần phải bạch hoá tư liệu và làm rõ chuyện này. Đời nay không làm thì hậu thế sẽ làm. Không ai xoá được lịch sử! 
Còn một sự việc khác đó là hồ sơ Đảng của cụ Lê Đức Anh. Khi cụ Lê Đức Anh được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, những đồng chí của cụ thấy trong hồ sơ cụ khai tham gia hoạt động cách mạng năm 1937 khi mới 17 tuổi và được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938 khi 18 tuổi. Lập tức các cụ Phạm Văn Xô (Hai Xô), Đồng Văn Cống (Mười Cống), Nguyễn Văn Thi (Năm Thi) có đơn gửi Bộ Chính trị tố cáo cụ Lê Đức Anh khai man lý lịch, chui vào Đảng, không phải đảng viên. Có người còn tố cáo từ năm 1940-1945, cụ Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su Phú Riềng. 
Từ đó, từ Bắc chí Nam có câu vè rằng: “Sáu mươi tuổi Đảng tưởng rằng oai/ Nào ngờ lộ mặt tay cai Phú Riềng…”. 
Sau đó vài năm, trên báo An ninh Thế giới (hình như cuối năm 2003, đầu năm 2004, tôi không nhớ chính xác), có đăng 1 bài viết theo lời kể của Anh hùng LLVTND Võ Văn Ngôm kể lại, năm 1950, đồng chí Lê Đức Anh chỉ đạo đánh quân Pháp thì bị đạn bắn trúng vào mắt, hỏng mất một con ngươi. Các cụ lão thành lại có đơn tố cáo và báo ANTG phải đăng bài CÁO LỖI rằng Đại tướng Lê Đức Anh bị bệnh đậu mùa từ bé cho nên chột mất một bên mắt. 
Nhắc đến cụ Lê Đức Anh, dân gian vẫn gọi đùa cụ là ông cai lé, hoặc anh hùng một ngươi là vì vậy. 
Kể cả cuốn sách có thể coi như hồi ký của cụ đó là “Đại tướng Lê Đức Anh” (Nxb Quân đội Nhân dân, 2004) do đại tá Khuất Biên Hoà thể hiện, vừa ra đời cũng bị nhiều cán bộ lão thành, tướng lĩnh quân đội viết đơn tố cáo lên Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương là LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN. Đến năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật in hồi ký “CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG” của Đại tướng Lê Đức Anh đã phải mời thêm người vào sửa chữa và hiệu đính nhiều chi tiết, cũng như thanh minh nhiều chuyện. (Tôi từng định đem so sánh 2 bản in với nhau nhưng rồi chẳng muốn làm vì mất thì giờ, người không trung thực thì dù có cắt dán thế nào vẫn cứ lộ cái việc bịa chuyện). 
Cụ nằm xuống với mọi phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; nhưng cụ Lê Đức Anh cũng sẽ là đề tài bàn luận của dư luận xã hội từ nhiều chiều. Có như vậy mới biết câu răn của người xưa: Cái quan định luận. Đậy nắp quan tài rồi mới bàn luận về công tội của các đấng bậc cầm quyền./.

Không có nhận xét nào:

Trang