19 tháng 10, 2015

Ông Nguyễn Tấn Dũng và những thách thức hiện nay

Việt Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Sau khi Hội nghị BCHTW12 kết thúc thì các thông tin về chuẩn bị nhân sự ra sao, danh sách các trường hợp “đặc biệt” thế nào cũng không được công bố. Tuy vậy cũng có ít nhiều các thông tin được coi là “rò rỉ” do các trang mạng lề trái công bố, song sự xác tín của các thông tin này đến đâu cũng khó có thể khẳng định.              Nhiễu loạn thông tin
Đáng chú ý là có các thông tin hoàn toàn trái ngược với các dự đoán phân tích của các chuyên gia nghiên cứu và phân tích tình hình chính trị Việt nam trong và ngoài nước, ở đó người ta khẳng định rằng ông Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị TW12 đã thực sự lâm nguy. Thậm chí họ còn nhận định rằng “Trong tập thể Bộ Chính trị chỉ còn hai phe, một phe có tới 13 người, dưới cờ của Tổng Bí thư Trọng, phe còn lại, của Thủ tướng Dũng, thì một ngu độn, ba phải là ông “ừ” Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí thư, một đã mất hết cả khí phách là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng. Trong Ban Chấp hành Trung ương, 7 phần của ông Dũng giờ cũng chỉ còn chưa đầy nổi 3 phần. Những thành phần ngoan cố chưa chịu theo Đảng, đã bị khóa bởi một loạt “án tích” với nhân chứng, vật chứng rõ ràng do Trần Đại Quang nắm giữ, dưới sự hậu thuẫn của tình báo Hoa Nam. Nếu trở cờ, sẽ bị thanh trừng ngay tức khắc, chứ không chỉ là bêu tên trên Chân dung quyền lực.“
Thậm chí có người còn khẳng định rằng, sau Đại hội Đảng 12 “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN để độc tài cá nhân”, không chỉ thế tác giả bài viết đã không ngần ngại khi cho rằng “Phải nói rằng tin này là có cơ sở“.
Qua trích những dẫn nêu trên và nếu như xem kỹ toàn bộ bài viết này, thì sẽ thấy với sự dẫn chứng thiếu logic và những bằng chứng tiếu xác thực, thì dễ dàng nhận ra đây là thủ đoạn làm nhiễu thông tin của các bên, nhằm để biện minh cho sự thất thế của phe mình. Thậm chí là còn mang tính kích động để bôi nhọ.
Tuy vậy, việc mới nhất như: con trai út của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Minh Triết vừa trúng cử Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bình định; hay việc ông Nguyễn Thanh Nghị coi trai cả của Thủ tướng vừa được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; chưa kể đến việc Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Bộ Chính trị để chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương. Thậm chí “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi tới các tướng lĩnh, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, công nhân viên lực lượng CAND lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất” là những bằng chứng khẳng định cho lập luận vừa nêu.
Xoay chuyển ngoạn mục
Lâu nay, Đại tướng Phùng Quang Thanh luôn không chỉ là đối thủ mà còn là một vật cản vô cùng lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình. Trước đây ít lâu, giới phân tích vẫn cho rằng việc ông Phùng Quang Thanh sẽ giữ một trong 4 vị trí tứ trụ, mà cụ thể là chức vụ Chủ tịch nước là điều chắc chắn. Song ông Dũng thì không muốn như vậy, vì ông ta muốn nhất thể hóa chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước và do chính bản thân ông Dũng nắm giữ.
Thế là lập tức một kế hoạch chính biến chống lại Thủ tướng, đã được cơ quan tình báo Quân đội phát hiện, đây được cho là là một kế hoạch nhằm “úp sọt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 5/2015, của cơ quan tình báo nước ngoài, dự định sử dụng một nhóm sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 9 hòng bắt cóc để vô hiệu hóa Thủ tướng Dũng trong một chuyến đi công tác phía Nam.
Đáng tiếc là khi vụ việc vỡ lở, thì Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, do có tật giật mình nên khi nghe tin này đã quyết định ở lại Pháp để chữa bệnh (được cho là để nghe ngóng). Chính vì thế đã bị cáo buộc là có liên quan.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Dũng, vụ việc này cần phải được xử lý nghiêm khắc, tuy vậy do các bằng chứng chưa thật rõ ràng để khẳng định ai là người chủ mưu, trong lúc ông Phùng Quang Thanh đã thừa nhận thiếu trách nhiệm do buông lỏng quản lý. Đồng thời đích thân Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đứng ra đảm bảo với lý do để tránh sự xáo trộn trong nội bộ quân đội do vụ việc này gây ra, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ban lãnh đạo. Cuối cùng Bộ Chính trị đã thống nhất chỉ xử lý nội bộ.
Vì vậy, ngoài việc thay đổi chớp nhoáng lãnh đạo ở Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 9, Bộ Chính trị đồng ý để Đại tướng Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về nước với điều kiện phải ở lại trong trụ sở Bộ Quốc phòng và được xuất hiện với sự giám sát chặt chẽ. Và vấn đề chính là ông Phùng Quang Thanh đã chính thức bị loại khỏi cuộc chơi quyền lực. Ngoài ra cũng có không ít các Ủy viên Bộ Chính trị và cả Tổng Bí thư phải chịu trách nhiệm liên quan đến vụ việc này. Đó là cái đích của ông Dũng nhắm tới, đồng thời khiến cho Đại tướng Phùng Quang Thanh sững sờ vì trở tay không kịp.
Sự kiện này được coi là sự kiện mang tính bản lề và quyết định nhất, tạo điều kiện cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nắm quyền thống lĩnh quân đội, đồng thời đã giúp cho ông và phe cánh của mình đã vốn đã mạnh lại càng mạnh hơn, trước sự lép vế rõ rệt của phe Đảng trong cán cân quyền lực. Việc ông Dũng và tay chân của ông không ngần ngại khi đưa con em mình vào giữ các chức vụ chủ chốt ở các tỉnh trong những ngày qua càng cho thấy điều đó là chính xác.
Điểm mạnh, điểm yếu
Theo đánh giá chung thì vào thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Tấn Dũng là người nhiều ảnh hưởng nhất và có thực lực nhất, có ý kiến cho rằng ông Dũng nắm tới 75 % các Ủy viên Trung ương là điều hoàn toàn có thể. Bởi vì với bề dày kinh nghiệm hoạt động chính trị, cộng với vai trò là Thủ tướng 02 khóa – ban phát quyền lợi kinh tế và quyền lực nên ông Dũng đã xây dựng cho mình một hệ thống chân rết từ trung ương đến các địa phương.
Hơn nữa ông Dũng là người dám quyết đoán và biết xây dựng thế lực, đồng thời luôn tỏ ra thức thời hơn các quan chức lãnh đạo cao cấp khác trong Ban lãnh đạo hiện nay. Tuy vậy, cái này đã trở thành một trở ngại cho ông Dũng vì ông Dũng quá tự tin vào điểm này và đây cũng trở thành một yếu điểm dẫn đến việc có nhiều người coi là ngứa mắt. Một trong những nhược điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là không được lòng nhân sĩ trí thức, một phần là vì lý do như vậy.
Một điểm mạnh nữa của ông Dũng là ông ta biết cách sử dụng và nắm chắc quân đội, một lực lượng rất có ảnh hưởng lớn nhất ở VN hiện nay và ông đã làm xong việc này. Sau gần hết 2 nhiệm kỳ giữ chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ cho thấy là một người cực kỳ mưu mô và có nhiều thủ đoạn.
Việc ông Dũng được cho là có một ban cố vấn giỏi, làm việc cực kỳ hiệu quả là hoàn toàn đúng, song đáng tiếc điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì là bản chất của ông Dũng. Đó là, ông Dũng là một nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn xa và các viễn kiến chính trị cần thiết. Từ thất bại của ông Dũng trước đây trong việc nhìn nhận các Doanh nghiệp nhà nước là các quả đấm thép, với các thiệt hại về kinh tế đến hàng chục tỷ đô la. Song cho đến nay ông lại chỉ đạo Kinh tế tư nhân phải là thành phần quan trọng trong nền kinh tế.
Điều đó cho thấy ông Dũng chỉ là một kẻ đẽo cày giữa đường, đây là vấn đề thuộc về nhận thức của cá nhân ông Dũng. Do vậy nếu nói rằng HNTW12 hoàn toàn thuận lợi đối với ông Dũng thì vẫn còn quá sớm và cũng có thể nó sẽ là một cái họa cho dân tộc.
Những thách thức
Từ trước đến nay, người ta luôn đánh giá cao vị thế và cho rằng việc ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đắc cử chức vụ Tổng BT Đại hội đảng CSVN khóa 12 là điều chắc chắn và không thể đảo ngược được, kể cả nếu như ông Dũng không muốn thế cũng không thể làm khác. Bởi ông Dũng hiện nay đang ở vị thế của một người đã trèo lên lưng cọp, buông tay ra là chết, vì có không biết bao nhiêu kẻ thù đang rình rập để chờ giây phút đó để báo thù.
Ba người con của ông Dũng hiện nay cũng là những trở ngại không nhỏ đối với ông Dũng, vì thực sự trong con mắt của các phe nhóm đối nghịch của ông Dũng thì đây sẽ là các con tin của họ. Điều này chính là sự ràng buộc khiến ông Dũng khó có thể ra tay làm bất kể điều gì khi muốn. Kể cả việc cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng có dám trở thành người dẫn dắt cải cách ở VN hay không?
Có nguồn tin cho rằng ông Dũng đã mệt mỏi và muốn từ giã chính trường để trao quyền lực cho lực lượng trẻ hơn, mà người được ông Dũng nhắm tới để trao chức vụ Tổng Bí thư là tướng Trần Đại Quang. Dù rằng ông Trần Đại Quang là một nhân vật khéo léo, tuy ra mặt ủng hộ ông Dũng song có nhiều biểu hiện tỏ ra thiếu trung thành. Song do ông Trần Đại Quang có khá nhiều tỳ vết mà ông Dũng đã nắm được và với rất nhiều tài liệu mà ông Dũng nắm trong tay đã buộc ông Quang phải trở nên trung thành một cách miễn cưỡng. Tuy vậy đây là nước cờ hoàn toàn không dễ đối với ông Dũng.
Trước hết, là vì ông Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm của mình đang khống chế toàn bộ nền kinh tế Việt nam, đồng thời nhiều diễn biến cho thấy ông Dũng luôn có ý triệt tiêu các nhóm lợi ích của các quan chức cao cấp khác nếu một khi làm cho ông Dũng không vừa ý, mà bài học của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một ví dụ.
Từ trước đến nay, Nguyễn Sinh Hùng đã vốn không ưa gì Ba Dũng, song vì các lợi ích mà Nguyễn Sinh Hùng phải ngậm đắng, nuốt cay, thậm chí phải ngậm bồ hòn làm ngọt để vừa ý của Thủ tướng. Vậy mà đến phút cuối, Ba Dũng đã trở tay hại Nguyễn Sinh Hùng bằng cách đập tan sân sau của gia đình Chủ tịch Quốc hội – bắt giữ Chủ tịch Hà Văn Thắm, NH Đại dương. Gần đây người ta thấy Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chửi thủ tướng không tiếc lời, lý do cũng bởi vì như vạy.
Điều này cũng đã khiến cho nhiều tay chân của ông Dũng đến nay đã tỏ ra dè dặt và thận trọng hơn, vì họ biết anh Ba không dễ tha thứ cho bất kỳ kẻ nào dám trái ý, đặc biệt là có ý định chống lại mình. Thực tế đã chứng minh điều đó và đây sẽ là cái họa vô cùng lớn của ông Dũng, nếu khi ông sa cơ lỡ bước thì lập tức “giậu đổ, bìm leo”.

Không có nhận xét nào:

Trang