5 tháng 5, 2013

Chuyện thờ cúng



Gần đây mới đọc một bài của một bác đi tây cũng lâu, ở Châu Âu, dè bỉu việc thờ ông địa ở các cửa hàng của người Á Châu. Bỏ qua chuyện bỉ bai tín ngưỡng (rất là không tốt) thì việc ở ta có thời phá đền chùa miếu mạo, phá cả đàn Nam Giao, cũng xuất phát từ những não trạng vô thần, phủi cả tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công thổ địa (dù ngô nghê nhưng lương thiện, không mê tín, không dị đoan). Vô thần và triệt tiêutín ngưỡng (của người khác) là mặt bên kia của thái độ độc tôn tư tưởng, ý thức hệ (của mình). Cho nên phái rất tránh các bác có suy nghĩ bài bác tín ngưỡng.
Nhân tiện tóm tắt mấy cái dưới đây để mọi người đỡ nhầm lẫn. Đây cũng chỉ là sơ lược, thực tế thì thờ cúng sẽ phức tạp hơn:
       a)      Chùa thờ Phật
       b)      Quán thờ Phật (Bụt), Nho (Khổng tử), Lão (Lão Tử)
      c)      Hoàng Thành: Vua và gia đình ở (phong kiến châu Á hơi giống Đế chế La Mã Thần Thánh ở chỗ Vua là thần thánh luôn, làm thiên tử. Vua có thể phong thần, thần là do vua phong).
      d)      Đàn Nam Giao: Thờ cúng Trời
      e)      Miếu:
+    Điện Miếu: Vua thờ vua cha vua cụ vua ông. Trong kinh thành có Thái             Miếu, tương đương bậc với Đàn Xã tắc (bậc thần)
+     Đình Miếu: Thờ Thành Hoàng (cấp làng xã)
+   Đền Miếu: Thờ anh hùng được phong thần, kiểu đền thờ đức thánh Trần.
     f)       Đàn (để cúng hơn là để thờ phụng):
+    Đàn Nam Giao: Cúng Trời .
+   Đàn Xã Tắc: Cúng thần Đất (Thái Xã) và cúng thần Nông/Ngũ Cốc (Thái Tắc).
+   Đàn Âm Hồn: Cúng hồn oan
+   Đàn Sơn Xuyên: Cúng thần Núi, thần Sông
+   Đàn Lệ cúng các thần Lệ.
Chỉ có Đàn Nam Giao (cúng trời) là vua đích thân làm lễ.
Còn Đàn Xã Tắc thì cúng thần nên quan đại thần làm lễ, lâu lâu có dịp quan trọng kiểu cầu mưa thì vua mới ra. Chúa Trịnh cũng có lần tham gia.
Đàn Xã Tắc ở Hà Nội đang ầm lên cùng vụ làm đường là Xã Tắc Đàn ở bên ngoài kinh thành. Trong kinh thì đại khai sẽ có: Hoàng Thành cho Vua (nhà nước) , ngoài hoàng thành mà vẫn trong kinh thành là khu vực cho Triều Đình (chính phủ).
Sau này có chúa Trịnh nên triều đình mở rộng đến Phủ Doãn. Chắc để cung vua, phủ chúa và triều đình đỡ dẫm chân nhau. Phủ chúa sau bị Tây Sơn đốt nên giờ không còn mấy.
 Đàn Xã Tắc ở Hà Nội so với thực địa thì nằm ngoài thành (ngoài cửa ô, cụ thể là nằm ngoài tường thành Đại La và bên trong sông Tô Lịch vốn có lẽ rất lớn hồi đấy). Tức là đàn Xã Tắc nằm ở trên khu đất của nông dân, miếng đất này nếu mà ở phía nam sẽ được gọi là Châu Thành. 
Đàn xã tắc của Thăng Long có lần còn dùng để tế trời trước khi mang quân đi đánh nhau (Lê hay Trần gì đó, đi đánh Chiêm, tự nhiên quên). Cúng kiểu hiến sinh, giết trâu với gà để cúng.
Đàn Xã Tắc ở Hà Nội là do Tây Sơn đánh ra, Lê Chiêu Thống bỏ chạy, rồi Tây Sơn về Huế, từ đó mất đàn Xã Tắc của Thăng Long. Đến 2006 mới tìm lại được. Dù địa danh của cái làng chỗ này rất là chỉ dấu: làng Xã Đàn. Nhưng vì cái đàn xã tắc nó rất nhỏ (hình chữ nhật, mỗi chiều mấy chục mét, lại không sâu không cao, độ 3 tầng) nên đánh nhau xây dựng liên miên làm nó mất tích. Đến lúc làm đường mới lộ ra.
       Tây Sơn cũng là nhà đổi quy tắc (ngày) cúng Nam Giao, không theo lệ của Tàu. Người đổi là vua Quang Toản.
Đàn xã tắc đầu tiên là ở Hoa Lư. Đàn xã tắc cuối cùng là ở Huế. Nay may quá vẫn còn.



Không có nhận xét nào:

Trang