Chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Quan trọng nhất là xem tính thực chất của dự án,
tránh quy hoạch “treo”, còn lại cần dựa trên lợi ích quốc gia để quyết định,
tránh thiên vị cho một doanh nghiệp
Việc
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) mới đây có văn bản đề nghị Bộ Công Thương
không nên đồng ý dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội trị giá khoảng 27 tỷ USD do
Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư đã khiến dư luận thực sự quan
tâm.
Lý do được PetroVietNam đưa
ra là nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu. Bởi theo quy hoạch phát
triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 (trên cơ sở dự báo
để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu của Việt Nam đến năm 2025 và các năm tiếp
theo) không có dự án lọc dầu Nhơn Hội.
Về vấn đề này, tờ Tuổi trẻ dẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Việc PVN
đề nghị Bộ Công thương không nên ủng hộ việc xây dựng Nhà máy Nhơn Hội cho thấy
họ có thể lo cho cái chung là mất cân đối cung cầu xăng dầu trong nước, hiệu
quả đồng vốn nhà nước bỏ ra ở Dung Quất, Nghi Sơn sẽ giảm, nhưng có thể thực tế
là họ lo bảo vệ lợi ích của mình, không chấp nhận cạnh tranh.
“Nếu dự án này được
triển khai thì kinh tế của Bình Định sẽ phát triển rất nhanh. Chính vì thế nên
lãnh đạo tỉnh rất ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút dự án này”- ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Định
Chuyên gia kinh tế Phạm
Chi Lan
Dù có thể được mời tham gia vốn ở nhà máy 27 tỉ USD nhưng PVN cũng sẽ gặp khó ở
các nhà máy lớn đã, đang đầu tư. Bà Lan cho rằng việc nhà đầu tư PTT có năng
lực hay không, có đảm bảo hiệu quả cho đất nước hay không cần tính đến, nhưng
là một bài toán khác, giữa nước chủ nhà và PTT. Còn bài toán cạnh tranh thì
doanh nghiệp cần chấp nhận”.
“Việc PTT đề nghị đầu tư Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội, đi vay 50% vốn, mà vẫn đảm
bảo hiệu quả cao thì phía Việt Nam cũng nên đặt câu hỏi tại sao họ bỏ vốn gấp
mấy lần nhà máy lọc dầu trong nước mà vẫn hiệu quả cao. Theo bà Lan, với dự án
của PTT cần áp dụng phương án đánh giá tổng thể, cả tác động tích cực và tiêu
cực. “Quan trọng nhất là xem tính thực chất của dự án, tránh quy hoạch “treo”,
còn lại cần dựa trên lợi ích quốc gia để quyết định, tránh thiên vị cho một
doanh nghiệp nào””, báo Tuổi trẻ viết.
Mới
đây, bày tỏ quan điểm của mình trên báo Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế
Nguyễn Minh Phong cho rằng: lý do phản đối của Petro Việt Nam không thỏa đáng
và có dấu hiệu mưu tính 'lợi ích nhóm'. Ông Phong cho biết thêm: “Tôi nghĩ chúng ta nên ủng hộ Bình Định, ủng hộ
Bộ Công thương và phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội vì kéo
theo đó là rất nhiều cái lợi…”. Cái lợi đầu tiên theo chuyên gia này, nếu phê
duyệt dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội chính là tăng tổng cung mặt hàng xăng
dầu.
“Bình Định tạo điều kiện về
đất đai, có mặt bằng sạch, giá thuê đất thấp, các cơ sở hạ tầng… Nói chung là
nhà đầu tư cũng rất hài lòng khi chọn Bình Định để đặt tổ hợp lọc, hoá dầu ở
đây. Bản thân tôi muốn có nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào Bình Định. Đây thực
sự là một “siêu dự án” vì số tiền đầu tư lên đến 27 tỷ USD chứ không phải là
triệu USD nữa. Có thể đây còn là dự án lớn nhất Đông Nam Á chứ không riêng của
Việt Nam". - ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
“Dù cho Petro Việt Nam nói
là thừa nhưng thừa thì chúng ta xuất khẩu. Điều này sẽ biến nước ta không chỉ
là nước nhập khẩu mà còn xuất khẩu sản phẩm hóa dầu. Hơn nữa nó góp phần phát
triển ngành công nghiệp hóa dầu thúc đẩy ra tăng các ngành chế biến nguyên vật
liệu từ dầu khác”, ông Phong đánh giá.
Từ ổn định tổng cung, cái lợi tiếp từ “siêu dự án” chính là việc ổn định, chủ
động đảm bảo nguồn cung tránh trường hợp giá dầu thế giới chao đảo quá mức ảnh
hưởng giá dầu trong nước. “Bởi nếu ta ổn định tổng cung có dự trữ sẽ giúp chủ
động được số lượng mức cung và giá cả, bên cạnh đó dự án này cũng sẽ giải quyết
vẫn đề việc làm không nhỏ cho một bộ phận lao động địa phương”.
Theo vị chuyên gia kinh tế này, cái lợi quan trọng nhất là giúp cải cách, cải
thiện cơ cấu kinh tế không chỉ ở cấp quốc gia mà ở các địa phương. Hơn nữa ở dự
án này chúng ta không bị thâm vào đầu tư công do đầu tư chủ yếu là của Thái
Lan. Quan trọng là thời gian tới ta làm rõ hơn cơ chế huy động vốn thêm ngoài
nguồn vốn chủ thầu Thái Lan thì các nguồn vốn bổ sung. Đồng thời hoàn thiện cơ
chế hợp tác cho phù hợp.
Liên quan đến năng lực tài
chính, phương án nhập khẩu dầu thô để chế biến..., ông Pireeyutma Vanapruk cho
biết PTT sẽ không thông tin thêm bất cứ vấn đề nào liên quan đến dự án cho đến
khi Chính phủ VN có thông tin chính thức. Dẫn lời phó tổng giám đốc PTT Sukrit
Surabotsopon, ông Pireeyutma Vanapruk cho biết: “PTT là một doanh nghiệp nhà
nước của Thái Lan và là công ty đại chúng, vì vậy sẽ không cung cấp thêm bất cứ
thông tin nào khác vì vi phạm các quy định công bố thông tin và có thể ảnh
hưởng đến giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán”.
(Theo Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét