Đình Hoa Vân Hải là một ngôi đình lâu đời tại Việt Nam. Đình thuộc làng Vân Hải tổng Cổ Đạm, nay là xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1639, hiện giờ là nơi thờ Thành hoàng của làng. Đình cũng là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân làng. Đây là nơi ra đời tổ Tân Việt Cách mạng Đảng và Đông dương Cộng sản Đảng đầu tiên của vùng Nghi Xuân.
Đình Vân Hải thuộc làng Vân Hải xã Cổ Đạm ( xã Xuân Hoa), huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh tên thường gọi: Đình Hoa Vân Hải .Làng Hoa Vân Hải xưa kia gọi là Cửa Mây rồi Phúc Hải. Đến khoảng năm Minh Mạng (1820 – 1840), Vì chữ “phúc” trùng với tên húy của Vua nhà Nguyễn nên mới đổi tên làng là Vân Hải. Làng Vân Hải thời Lê Trung Hưng thuộc xã Cổ Đạm gồm 4 làng: Kỳ Pha; Yên Phú; Mỹ Cầu và Vân Hải. Đến thời Minh Mạng, dân số làng Vân Hải phát triển đông, mới tách ra từng thôn, có bộ máy hào lý riêng. Năm 1946, hợp nhất các làng cũ lấy chữ “Hoa” đặt đầu, nên Vân Hải gọi là Hoa Vân Hải. Tháng 10/1955 xã Cổ Đạm đổi tên là xã Xuân Hoa. Đến năm 1974 theo chủ trương của Nhà nước xã Xuân Hoa lấy lại tên cũ truyền thống của làng là xã Cổ Đạm. Tuy vậy tên đình làng Hoa Vân Hải vẫn không thay đổi.
ĐỊA ĐIỂM ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
Làng Vân Hải nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh, trên trục đường tỉnh lộ 22-12. Từ thị xã Hà Tĩnh, vượt qua cầu Hộ Độ, đi theo hướng bắc, qua huyện Thạch Hà, Huyện Lộc Hà, về đất Nghị Xuân, đến Km 27 rẽ về hướng đông 500m ta sẽ đến di tích Đình Hoa Vân Hải. Nếu từ thành phố Vinh – Nghệ An theo quốc lộ 1A về hướng nam, vượt qua cầu bến thủy, rẽ về phía đông Theo tỉnh lộ 8B, đến thị trấn Nghi Xuân, theo đường tỉnh lộ 22 về đến mốc Km 27, rẽ xuống phía đông 500m ta sẽ gặp di tích. Đình Hoa Vân Hải nằm trong vành đai quy hoạch trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa Nguyễn Du của Tỉnh. Cách khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ 7Km, cách cảng biển Xuân Hải 9Km, bãi tắm Xuân Thành 3Km. Do vậy điều kiện đi lại và phát triển du lịch hết sức thuận lợi.
SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1) Những điều kiện để làng Vân Hải sớm trở thành làng cách mạng: Làng Vân Hải là một làng vùng biển. Có bờ biển dài 2,8Km, diện tích 3102ha. Nhân dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, số còn lại làm nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên nghề nông do ruộng đất bạc màu, thiên nhiên khắc nghiệt, mùa màng thất bát. Nghề biển phương tiện đánh bắt hải sản thô sơ, luôn chống chọi với bão tố. Mặc dù nhân dân ở đây rất cần cù, thuần phác, nhưng đời sống vẫn lam lũ nghèo đói. Đặc biệt trước khi chưa có Đảng, người nông dân phải sống dưới hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến, nên cuộc sống đã nghèo đói càng thêm cùng cực. Bên cạnh nghề nông và nghề đi biển, ở đây còn có nghề cổ truyền làm đồ gốm: “Đất Cổ Đạm vắt nồi”. Nghề gốm Cổ Đạm có từ lâu đời ( Chủ yếu ở Hoa Kỳ). Theo truyền thuyết ông tổ nghề gốm là Trần Cừ người tỉnh Thanh Hóa vào đây để lập nghiệp. Lúc đầu với ý định sản xuất chum vại để làm nước mắm, nhưng chất đất xấu nên chỉ sản xuất được loại gốm đất nung (nồi đất). Do có nghề thủ công, sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng, nên lớp thanh niên ở nhiều vùng cũng tụ tập về đây để học nghề, học việc. Sản phẩm nghề gốm làm ra, một số được đưa đi xa để trao đổi mua bán hàng hóa. Bước ra khỏi lũy tre làng họ sớm tiếp thu được sự tiến bộ và nhạy cảm với tình hình thời cuộc ở bên ngoài xã hội đưa về về quê hương. Nếp sinh hoạt văn hóa ở đây thường thu hút lớp trẻ tham gia. Ca trù Cổ Đạm không chỉ đóng khung trong một làng, một xã, mà về sau phát triển ra cả vùng, cả nước. Từ sinh hoạt văn hóa, từ những lời ca mang tính yêu nước, đã gắn bó lớp thanh niên tiến bộ và tạo điều kiện giao lưu những tư tưởng cách mạng mới sau này. Nhân dân làng Vân Hải còn có bề dày truyền thống yêu nước. Trong thời kỳ Phan Đình Phùng dấy cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp, nhiều người dân đã theo Phan Đình Phùng vào căn cứ Vũ Quang khởi nghĩa, trong số họ có một số người trở thành tướng sỹ tài giỏi của cụ Phan như ông Nguyễn Bật. Khi Nguyễn Hằng Chi và Trịnh Khắc Lập lãnh đạo phong trào khởi nghĩa chống thuế Trung kỳ (1908) cả làng Cổ Đạm đã đứng dậy tham gia phong trào. Ở đây còn nổ ra nhiều cuộc đấu tranh giữa phe hào và phe hộ để giữ đất, giữ làng ( Hai cây gò Binh và gò Hộ ở Ao làng tượng trưng cho sức mạnh của hai phe được đắp lên ở hai chỗ sâu nhất của Ao Làng ). Những truyền thống đấu tranh đó, đã rèn luyện ý chí chiến đấu kiên cường cho nhân dân làng Hoa Vân Hải. Bên cạnh truyền thống yêu nước, nhân dân ở đây có truyền thống hiếu học. Trong các kỳ thi cử, thuộc thời nào xã hội nào, làng đều có người đậu đạt, giữ được vị trí quan trọng trong xã hội. Cuộc sống dù lam lũ vất cả nhưng nhân dân vẫn cố gắng cho con em đi học. Nhiều trường học được mở, thu hút nhiều thầy giáo ở mọi vùng về dạy học như: Ngô Hữu Yêu (Huế), Hồ Văn Ninh (Đức Thọ), Phan Huy Quảng (Hương Sơn). Đây là những hạt giống tốt để gieo vào vườn ươm trong phong trào cách mạng sau này. Ngoài ra làng Vân Hải cách thành phố Vinh không xa – một thành phố bị thực dân pháp đô hộ. Nhiều người làng Vân Hải đã phải chạy ra thành phố để làm cu ly ở các nhà máy như: Nhà máy cưa, nhà máy gỗ, nhà máy điện Vinh. Thời kỳ này các nhà máy đang có phong trào vô sản hóa, do vậy ý thức giai cấp vô sản, tính dân tộc đã sớm thức dậy đối với tầng lớp công nhân và được họ đón nhận chuyển tải về làng quê Cổ Đạm. Với tất cả những điều kiện trên, là cơ sở hết sức cần thiết để nhân dân làng Hoa Vân Hải khi bắt gặp những tư tưởng tiến bộ, tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc được nhanh chóng thổi bùng lên thành một cao trào cách mạng. Đó cũng là cơ sở để làng Vân Hải sớm trở thành làng Cộng sản. Đình làng cũng là nơi thờ tự thành hoàng làng, là điểm gặp gỡ giao lưu của những nhà tri thức và những thanh niên tiến bộ. Đình Hoa Vân Hải trở thành một địa chỉ để tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ ấy và nơi ghi nhận những chuyển biến lịch sử của các phong trào cách mạng về sau.
2) Đình Hoa Vân Hải nơi ra đời tổ Tân Việt và Đông dương Cộng sản Đảng đầu tiên của Huyện Nghi Xuân. Cuối thế kỷ thứ 19, phong trào yêu nước do các sỹ phu lãnh đạo đã chấm dứt. Hệ tư tưởng trung quân, ái quốc đã chuyển sang hệ tư tưởng yêu nước thương nòi do lớp trí thức tiến bộ khởi xướng. Cũng trong thời gian này phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh, những sách báo tiến bộ, những bài thơ ca cách mạng, như những luồng gió mới đã ảnh hưởng trực tiếp đến làng quê Vân Hải, thức tỉnh những người thanh niên trong hàng ngũ giáo viên, học sinh và những người thường quan tâm đến thời cuộc. Vào khoảng tháng 10 năm 1925 khi Hà Huy Tập – nhà tri thức cách mạng, sau này là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, về làm thầy giáo dạy học ở thành phố Vinh Nghệ An. Qua quá trình tìm hiểu thực tế. Hà Huy Tập đã phát hiện làng Hoa Vân Hải, nơi có thế phát động và gieo mầm cách mạng, đồng chí đã về tại đình làng, tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết, truyền bá những tư tưởng yêu nước cho tầng lớp thanh niên. Thính giả gồm các giáo viên, các phụ huynh học sinh và một số thân sĩ hào lý, có cảm tình ở các xã lân cận đã tụ họp để nghe diễn thuyết. Nội dung các cuộc diễn thuyết này nêu lên cái nhục của người dân mất nước và khêu gợi tinh thần hợp quân ái quốc, tự lập tự cường. Bước đầu những cuộc diễn thuyết đã gây được ảnh hưởng tốt và thức tỉnh được lòng yêu nước ở tầng lớp văn sỹ trí thức. Tháng 7 năm 1927 nhân có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo viên thuộc trưởng tổng ở thị xã Hà Tĩnh. Các đồng chí Hồ Văn Ninh, Hồ Hữu Yên được kết nạp vào Đảng Tân Việt của Thị xã Hà Tĩnh, sau đó được tổ chức phân công về Nghị Xuân vừa tiếp tục dạy học vừa tìm cách gây dựng phong trào. Về Nghị Xuân chỉ trong một thời gian ngắn các đ/c đã tập trung được một số giáo viên có tư tưởng tiến bộ như đ/c Phan Viết Chiểu, Trần Sỹ Cơ, Trần Văn Hoành, Lê Phụng Hịch, Trần Thủ Bút,Phan Viết Biểu và một số hào lý có cảm tình ở các xã vùng Cương Gián, Cam Lâm, Phú Lập ,Phan Xá tham gia vào hội viên những người yêu nước của huyện Nghi Xuân. Sau đó đ/c Ngô Hữu Yên đã kết nạp đ/c Phan Việt Chiểu của làng Vân Hải vào Đảng Tân Việt đầu tiên của huyện Nghi Xuân. Cuối năm 1927 Nguyễn Trí Tư giáo viên trường Pháp Việt, thuộc Tổng bộ Tân Việt – Hà Tĩnh được cử ra Nghi Xuân, cùng với đồng chí Ngô Hữu Yêu, Hồ Văn Ninh, Trần Mạnh Táo, Phan Viết Chiểu đã tổ chức cuộc hội nghị ở đình Hoa Vân Hải. Trong cuộc hội nghị này đã thảo luận chương trình hoạt động, củng cố tổ chức cách mạng và quyết định thành lập tổ Tân Việt Nghi Xuân do đ/c Ngô Hữu Yên làm tổ trưởng. Từ tháng 1/1928 trở đi, đình Hoa Vân Hải trở thành nơi tuyên truyền, kết nạp các thành viên tổ chức Tân Việt của cả vùng Nghi Xuân. Chỉ riêng làng Hoa Vân Hải ngoài đ/c Phan Viết Chiểu đã được kết nạp từ trước, còn có 4 Đảng viên mới đó là: Trần Sỹ Cơ, Trần Văn Hoành, Nguyễn Khôi, Phan Thúc Tạo. Hoạt động của Tân Việt ở Nghi Xuân lúc này chủ yếu là xây dựng cơ sở, kết nạp Đảng viên, vận động bài trừ mê tín dị đoan, giác ngộ tinh thần yêu nước cho nhân dân. Ảnh hưởng của tổ Tân Việt Nghi Xuân ngày càng lớn. Để mở rộng quy mô và xây dựng tài chính cho Đảng, tổ Tân Việt Nghi Xuân đã tổ chức cho các đ/c Phan Viết Chiểu, Trần Thủ Bút, Lê Phùng Hịch lần lượt đi học dệt chiếu, dệt vải ở thị xã Hà Tĩnh để về truyền lại cho các hội viên. Hoạt động tuyên truyền lúc này cũng được đẩy mạnh. Các bài thơ ca, yêu nước được truyền tụng trong các học sinh trường công và các sách tân thư do Hội đông kinh nghĩa thục soạn thảo. Những tài liệu này đã có ảnh hưởng lớn trong quần chúng, nâng cao ý thức dân tộc, gây được cảm tình đối với nhân dân. Hoạt động của Tân Việt Nghi Xuân lúc này đã có mối quan hệ chặt chẽ với tổng bộ Tân Việt tại thị xã Hà Tĩnh và thành phố Vinh. Vào cuối năm 1928 đáp lời kêu gọi của tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Được sự giới thiệu của đ/c Hà Huy Tập, đ/c Lê Duy Điếm (xã Xuân Viên – Nghi Xuân) hoạt động Tân Việt ở Vinh, được tổng bộ cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bắt liên lạc với tổ chức thanh niên và được tổ chức giao nhiệm vụ quay về nước vận động thanh niên xuất dương du học. Sau khi về nước đ/c Lê Huy Điếm đã về làng Hoa Vân Hải để tuyên truyền và vận động một số thanh niên và cử đ/c Hồ Văn Ninh, Phan Viết Chiểu xuất dương sang Trung Quốc học tập. Nhưng thời gian đó bị thực dân Pháp ngăn chặn sát sao, các đ/c này không đi được. Cũng trong thời gian này tổng bộ Tân Việt ở Vinh cử đ/c Nguyễn Thị Kim về Nghị Xuân phối hợp với đ/c Ngô Hữu Yên để mở rộng và củng cố tổ chức Tân Việt ở Nghi Xuân. Đầu tháng 6 năm 1929 Đông dương cộng sản Đảng ra đời, phát lời tuyên ngôn, ra truyền đơn và hoạt động mạnh mẽ, đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức Tân Việt ở Nghi Xuân. Cuối tháng 6 năm 1929, tại ngôi đình Hoa Vân Hải tổ chức Tân Việt Nghi Xuân, đã nhóm họp đầy đủ các thành viên và tuyên bố chuyển hóa hẳn sang Đông dương cộng sản Đảng. Như vậy đình Hoa Vân Hải đã ghi nhận cuộc hội nghị thành lập Đông dương cộng sản Đảng của huyện Nghi Xuân, chứng kiến một bước ngoặt lịch sử mới của tổ chức tiền thân để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này .
3) Đình Hoa Vân Hải nơi thành lập Đảng bộ huyện Nghi Xuân, nơi chỉ đạo cao trào cách mạng 30 – 31: Do việc chuyển hóa từ tổ chức Tân Việt sang Đông dương cộng sản Đảng một cách nhanh chóng và thuận lợi. Sau ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã cử đ/c Trần Hữu Thiều (bí danh là Trung Thiên) bí thư Tỉnh ủy lâm thời của Tỉnh ủy Hà Tĩnh được cử ra Nghi Xuân công tác, để bắt mối với các đ/c trong Đông dương cộng sản Đảng huyện Nghi Xuân chuẩn bị cho việc thành lập Đảng bộ lâm thời Đảng cộng sản Nghi Xuân. Ngày 12/5/1930 tại đình Hoa Vân Hải, trong cuộc hội nghị có đ/c Ngô Hữu Yên, Hồ Văn Ninh, Phan Viết Chiểu, Trần Mạnh Táo, Nguyễn Thị Kim, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đ/c Trần Hữu Thiều, đã tiến hành đại hội thành lập Đảng bộ lâm thời huyện Nghi Xuân. Trong đại hội này đã bầu một Ban chấp hành lâm thời do đ/c Phan Viết Chiểu làm bí thư . Sau khi huyện ủy lâm thời được thành lập đình Hoa Vân Hải được chọn làm trụ sở bí mật của tổ chức Đảng ở Nghi Xuân. Công tác kết nạp Đảng viên mới được xúc tiến mạnh mẽ tại đình Hoa Vân Hải. Từ đây đã có nhiều cuộc họp bí mật của huyện Đảng bộ, nhiều đ/c tỉnh ủy lâm thời Hà Tĩnh và xứ ủy Trung kỳ cũng đã trực tiếp về đình Hoa Vân Hải để nhóm họp và vận động nhân dân vùng lên đấu tranh, để thực hiện hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, nhằm giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Tại ngôi đình này để mở đầu cho phong trào đấu tranh ngày 28/4/1930 Đảng bộ huyện Nghi Xuân đã họp để bàn tổ chức cho cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930, bằng các hình thức treo cờ đỏ ở ngọn núi Cơm – Gia Lách (phía nam Bến Thủy) rải truyền đơn tại các chợ và nhà bọn hào lý trong làng. Việc treo cờ ở núi Cơm đã thể hiện sự ủng hộ của nhân dân Hà Tĩnh đối với phong trào đấu tranh của công nông Vinh – Bến Thủy, mở đầu cho sự chuyển tiếp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh từ Nghệ An sang Hà Tĩnh. Các truyền đơn sau khi được rải nhân dân ở trong vùng đã thấy hết,sức bóc lột của thực dân phong kiến và bọn quan lại tổng lý. Từ đó họ đã hăng hái ủng hộ Đảng và tham gia vào các đoàn thể quần chúng. Sau phong trào ngày 1/5/1930 Huyện ủy Nghi Xuân liên tiếp mở nhiều cuộc họp tại đình Hoa Vân Hải để tổ chức các cuộc đấu tranh có quy mô lớn, mang tính chất liên tổng, liên huyện như cuộc đấu tranh ủng hộ cách mạng tháng mười Nga, cuộc đấu tranh ủng hộ quảng châu công xã 12/12/1930 v.v… Từ đó đêm đêm nhiều cuộc họp bàn việc làng, việc họ, đánh tổ tôm,tam cúc ,cờ tướng ...vv . Các cuộc họp được tổ chức tại ngôi nhà Thượng điện, nằm phía sau đình Hoa Vân Hải có sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Lâm thời Hà Tĩnh. Cơ quan ấn loát của Huyện ủy Nghi Xuân thời gian đầu được đặt tại Gia Lách xã Xuân An. Để đáp ứng cho việc chỉ đạo và tuyên truyền, huyện ủy đã nhanh chóng chuyển cơ quan ấn loát về tại ngôi nhà thượng điện của đình. Nhiều bộ hương án, bàn đèn, đồ thờ tự của đình được dùng làm dụng cụ để in ấn truyền đơn, báo chí phục vụ cho các cuộc đấu tranh. Ngoài in truyền đơn nhiều tài liệu như chánh cương vắn tắt của Đảng, nhật ký chìm tàu, đường cách mạng, báo xích sinh của tỉnh Hà Tĩnh được in tại đình Hoa Vân Hải và đưa xuống các cơ sở vùng bắc Hà Tĩnh. Lúc này đ/c Trần Đình Vượng, Phan Niên được phụ trách tổ trưởng tổ giao thông liên lạc của huyện ủy . Năm 1931 khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra mạnh mẽ, đạt đến đỉnh cao, khắp các vùng trong tỉnh Hà Tĩnh bọn đế quốc cũng ra tay đàn áp và khủng bố phong trào. Nhân ngày chống đế quốc chiến tranh 1/8/1931, Đảng bộ Nghi Xuân đã huy động hàng ngàn người dân của các vùng lân cận về tụ họp ở bãi rộng (khu đất trước đình Hoa Vân Hải) để mít tinh, biểu tình cuộc đấu tranh này Tỉnh ủy đã cử đ/c Tuấn, đ/c Giáp về trực tiếp nằm tại đình Hoa Vân Hải để chỉ đạo phong trào. Từ đó các cuộc mít tinh đều xuất phát tại làng Hoa Vân Hải, rồi lên huyện đường, phối hợp với các huyện bạn như Thạch Hà, Can Lộc, kéo về thị xã Hà Tĩnh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Từ tháng 12/1930 dưới áp lực của các phong trào cách mạng, chính quyền của địch ở làng Hoa Vân Hải hầu như tan vỡ. Một số hào lý gian ác bị chính quyền cách mạng trấn áp phải bỏ chạy, một số phải tự trả quyền lực cho nhân dân, một số khác ngả theo phong trào cách mạng. Phong trào của nhân dân dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, tỉnh ủy đã đứng lên đánh tan các bộ máy của địch, lập chính quyền Xô viết công nông. Đình Hoa Vân Hải được nhân dân chọn làm trụ sở của chính quyền Xô viết. Đây là chính quyền Xô viết công nông đầu tiên được thành lập ở huyện Nghi Xuân. Tại đình làng nhân dân đã tổ chức lấy thóc của bọn hào lý, bọn nhà giàu chia cho dân nghèo, mở lớp học chữ quốc ngữ tại đình. Các sinh hoạt văn hóa như hát ví ,đối đáp và các tổ chức và giao lưu khác tại đình làng.Đình làng Hoa Vân Hải cũng là nơi ra đời các tổ chức nông hội. Ba tổ chức nông ngư hỗn hợp như Tây Bắc, Đông Nam, An Lạc, luôn luôn lấy đình làng để hoạt động. Tổng số hội viên của nông hội có trên 50 người. Khu đất bãi rộng trước đình làng là nơi luyện tập của các đội tự vệ đồng chí Phan Văn Tuyết, Trần Vũ, Phan Tường là những đội viên tích cực đội tự vệ của làng. Các đội tự vệ đã đi trấn áp bọn phản cách mạng và tổ chức canh gác bảo vệ cơ sở Đảng. Các tổ chức khác như thanh niên, phụ nữ, đồng tử quân cũng được ra đời và thành lập tại đình làng. Suốt trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh, đình làng Hoa Vân Hải đã trở thành trung tâm đầu não của huyện Đảng bộ Nghi Xuân, đã chứng kiến nhiều cuộc họp và nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh vùng Nghi Xuân. Nơi đây còn là trụ sở của chính quyền Xô Viết được ra đời sớm nhất của vùng bắc Hà Tĩnh.
4) Đình Hoa Vân Hải trụ sở rút lui của xứ ủy Trung kỳ năm 1931 – 1932: Làng Hoa Vân Hải có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Làng nằm trên trục đường tỉnh lộ 22A, là tâm điểm giáp giới của 3 huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà. Đây là những huyện có phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh lớn mạnh trong thời kỳ 30 – 31. Phía đông của làng ăn liền với bờ biển, phía tây có dãy núi Hồng Lĩnh đã bao đời nay từng là căn cứ của các cuộc kháng chiến, do các sĩ phu và những nhà yêu nước khởi xướng. Nhân dân địa phương lại thủy chung, trung thành với cách mạng. Với vị trí và khi phong trào cách mới chớm nổ ra, tổng bộ Tân Việt ở Vinh đã cử đ/c Hà Huy Tập, Lê Duy Điếm, Nguyễn Thị Kim hoạt động ở Vinh – Nghệ An nhiều lần về tại làng Hoa Vân Hải để tổ chức nhân dân diễn thuyết, giác ngộ cách mạng và thành lập các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng bộ lâm thời Nghi Xuân cũng nhanh chóng được thành lập, đình Hoa Vân Hải trở thành trụ sở hoạt động của Đảng bộ. Đ/c Trần Hữu Thiều lúc đó bí thư lâm thời của Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đã nhiều lần về Hoa Vân Hải để trực tiếp chỉ đạo, uốn nắn phong trào. Sau này Tỉnh ủy còn cử các đ/c Trần Văn Hoành, Trần Kính, Phong Nhã, Lê Tuấn v.v… về trực tiếp nằm vùng tại làng Hoa Vân Hải để lãnh đạo các cuộc đấu tranh và tìm cách ngăn chặn sự đàn áp của kẻ thù. Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp thực hiện chính sách khùng bố, đốt sạch, phá sạch, hòng dìm phong trào trong biển máu, xứ ủy Trung kỳ đã chọn đình Hoa Vân Hải làm nơi tạm lánh, nhằm bảo toàn lực lượng. Đình làng là địa điểm để giữ mối liên lạc, là chỗ gặp gỡ trao đổi những thông tin cần thiết. Trong những năm 1930 – 1933, có những thời điểm ở thành phố Vinh, các cơ sở Đảng trong các nhà máy bị kẻ thù ráo riết truy lùng. Trụ sở của xứ ủy Trung kỳ lúc đó đóng ở Yên Dũng Thượng, Yên Dũng Hạ thuộc thành phố Vinh – Nghệ An, bị thực dân Pháp lùng sục khủng bố. Các đ/c lãnh đạo của xứ uỷ Trung Kỳ như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Duy Trinh đã đóng giả thường dân để vượt qua sông Lam về làng Hoa Vân Hải tạm lánh, tránh sự truy lùng săn đuổi của kẻ thù. Sau đó tìm cách bắt mối liên lạc, nhằm duy trì phong trào cách mạng. Trường hợp của đ/c Lê Mao, bí thư khu ủy vùng Vinh – Bến Thủy - Ủy viên xứ ủy Trung Kỳ, khi bị kẻ thù truy đuổi, đ/c đã chạy ra cầu cảng ngoài bờ sông để tìm cách vượt sang Hà Tĩnh. Khi đang bơi qua giữa sông, bọn địch trên bờ xả đạn xuống đ/c Lê Mao đã hy sinh . Trong một số hồi ký của đ/c Chu Biên, Võ Thúc Đồng, Nguyễn Sỹ Quế, tại các địa điểm của xứ uỷ Trung kỳ đóng ở làng Hưng Dũng bao giờ ngoài bờ sông Lam cũng có một con đò ngang để khi bị địch vây đuổi thì các đồng chí có thể vượt sang Hà Tĩnh rồi tìm cách về làng Hoa Vân Hải để ẩn náu và bảo toàn lực lượng . Đình Hoa Vân Hải lúc này trở thành điểm liên lạc, điểm hẹn, trung tâm chỉ đạo của xứ ủy Trung Kỳ của thời kỳ cuối phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị nhấn chìm trong biển máu, làng Hoa Vân Hải được mệnh danh là làng Đỏ (làng cộng sản) . Thực dân Pháp và bon phong kiến cũng tập trung lực lượng khủng bố, xoá sổ bằng được làng Hoa Vân Hải. Chúng tổ chức mạng lưới mật thám, lùng bắt tra khảo, bắn giết những người cộng sản. Nhiều cán bộ của xứ uỷ Trung kỳ, Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Đảng bộ Nghi Xuân, đang trực tiếp hoạt động tại làng Hoa Vân Hải, hoặc dưới chân núi Hồng Lĩnh đều bị kẻ thù vây ráp truy đuổi. Ngôi đình làng Hoa Vân Hải và khu đất bãi rộng trước đình trở thành nơi giam cầm xét hỏi, tra tấn hành quyết của thực dân phong kiến đối với những người cộng sản. Trong đó có tấm gương của các đ/c Trần Sĩ Cơ và Phan Viết Biểu là cán bộ Tỉnh ủy Hà Tĩnh được biệt phái về công tác tại Hoa Vân Hải bị bọn mật thám theo dõi và truy bắt. Chúng đã dùng mọi biện pháp tra tấn hết sức dã man, bắt đ/c nằm giữa chợ Cổ Đạm hiện nay, đóng cọc cột bốn tay chân ,căng mắt để nhìn ánh nắng mặt trời giữa trưa mùa hè,khát nước chúng hòa muối vào đĩa cho uống với biết bao đòn tra tấn man rợ như cho đồng chí Phan Viết Biểu đứng trên thang tay cầm hai nắm cật Dang cột chặt rồi đạp cho thang ngã toàn bộ da thịt của hai bàn tay đ/c bị cật Dang cứa nát ...Nhưng cũng không lay chuyển được ý chí trung kiên của người cộng sản .Giặc Pháp đã tử hình Đ/C Phan Viết Biểu vào ngày 01/06/1931 .Tại chợ Cổ Đạm ngày nay, trước đây nơi đó là đồn bốt của giặc Pháp . Mặc dù bị đàn áp, khủng bố dã man, nhưng sự đoàn kết giữa Đảng và nhân dân càng thêm gắn bó. Quần chúng nhân dân Hoa Vân Hải vẫn một lòng đùm bọc che chở, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng. Những tấm gương tiêu biểu của quần chúng nhân dân như cụ Phan Công Chính (thân phụ Phan Viết Biểu) ngày đêm canh gác bảo vệ cơ sở Đảng. Bà Dương Thị Thiều, có 4 người con trai đều hiến dâng cho cách mạng (hai người làm liên lạc, hai người trong đội tự vệ bảo vệ tổ chức Đảng) cả 4 người đều bị bắt đi tù đày, riêng bản thân bà Dương Thị Thiều bị quản thúc, nhưng khi một số đ/c cách mạng của ta bị truy đuổi lâm nguy phải chạy vào nhà, bà vẫn tìm cách che dấu nuôi nấng. Bà Phan Thị Đình (vợ Trần Sỹ Cơ) đã có hàng tháng trời lăn lộn, tiếp cơm cháo, quần áo cho cán bộ, giữ mối liên lạc giữa các đ/c trên đỉnh núi Hồng Lĩnh với vùng cách mạng. Tất cả các gia đình nhân dân thuộc làng Hoa Vân Hải đều có người bị bắt, bị tra tấn hoặc bị đốt phá nhà cửa, nhiều gia đình có người bị đày đi biệt xứ như Trần Văn Hoành, Phan Năm Tuyết, Trần Đình Vượng, Phan Viết Chiểu ,nhưng những người nhà của họ vẫn một mực trung thành với đảng, che dấu nuôi nấng, tìm cách tiếp tế cho cán bộ. Ngôi đình làng nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu, cũng bị thực dân pháp và bọn phong kiến đổ dầu đốt cháy toàn bộ vào những ngày cuối năm 1932 (Ngôi đình chỉ còn lại nhà hậu cung phía sau, nơi xứ uỷ Trung kỳ đã từng đặt cơ quan ấn loát và hoạt động bí mật của thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh). Đến giữa năm 1933 thực dân Pháp và phòng kiến đã thiết lập lại được chính quyền ở làng Hoa Vân Hải. Nhưng tất cả những thủ đoạn đàn áp, cũng như những hình thức mĩ dân của kẻ thù, không làm lung lay được tinh thần cách mạng và tấm lòng bảo vệ Đảng của quần chúng dân làng. Những ảnh hưởng của Đảng và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đã thấm sâu vào đại đa số quần chúng nhân dân, khi có điều kiện và thời cơ, tinh thần cách mạng ấy lại được thổi bùng lên thành những cơn báo táp cách mạng mới.
Với những công lao đóng góp trên ngày 9/3/1966 Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Phạm Văn Đồng đã phong tặng bằng có công với nước cho nhân dân làng Hoa Vân Hải và gia đình ông bà PHAN CÔNG CHÍNH. Vì đã có thành tích bảo vệ Đảng, bảo bệ thành quả cách mạng trong phòng trào XVNT. Tấm lòng đó ngày nay đang được nhân dân trân trọng đặt tại ngôi đình Hoa Vân Hải nơi tỉnh uỷ Hà Tĩnh và xứ uỷ Trung kỳ đã từng họp,làm việc .
Năm 2000 bộ văn hóa thông tin công nhận Đình làng Vân Hải là DI TÍCH CÁCH MẠNG cấp quốc gia.
(1)... Theo tư liệu sưu tầm được và lời kể chuyện của các cụ Phan Viết Chiểu,cụ Nguyễn Thị Yên( Chị gái cụ Nguyễn Khôi),cụ Trần Thị Khiêm và các cụ khác trong làng Vân Hải khi còn sống.
Phan Cương
(1)... Theo tư liệu sưu tầm được và lời kể chuyện của các cụ Phan Viết Chiểu,cụ Nguyễn Thị Yên( Chị gái cụ Nguyễn Khôi),cụ Trần Thị Khiêm và các cụ khác trong làng Vân Hải khi còn sống.
Phan Cương
Bài Thơ Làm đình làng Vân Hải
Ông DươngYếm sáng tác ( Cha bà Nga)Canh tuất lai niên.
Kể tự ngày,năm canh tuất lai niên.
Dân bình yên thái hoà, làng tu bổ các toà
Để lưu ly vạn đại, để lưu truyền vạn đại
Gậm trong dân Vân Hải, buổi sông lặng nước đừng
Kẻ hái củi trên rừng, cũng phong điền vũ thuận
Về thưa với dân ta, ai nấy cũng bằng lòng
Hội gió mát trăng trong, ra hội ngộ đình trung
Kẻ con cha cháu ông, Ra kể thể nối dòng
Mở miệng bàn việc công, kẻ hào mục có lòng
Có dân đây mới kể, dân với làng mới kể.
Thưa với dân tình tệ
Buổi của ít lòng nhiều, kẻ lão hạng lão nhiêu
Cũng đồng tâm phụ giúp, tiền bổ ra ba bậc
Trên hai chục mười lăm, dưới chiêu hạng chí dân
Năm mười quan cũng được, vội vàng trong đất nước
Tiền gạo góp không lo, giá như than với sò
Củi chặt hết mấy lò, xin dân ta đừng nghĩ
Dân với làng đừng nghĩ, trên thành hoàng đứng ngữ
Thầy cửu phẩm bàn đầu, bàn với thợ một câu
Trên phượng nóc cái rồng châu
Cái lương lông triều nguyệt tứ bề xây cột quyết
Thích câu đối đôi bên, đất Vân Hải hữu duyên
Sinh ra người trí lý, kẻ anh hào hữu ý
Hai hiệp thợ đồng công, thợ ngói tô đầu rồng
Thợ mộc nỏ quán công, chạm tứ linh mặt phượng
Chạm trùng triềng mặt phượng.
Mặt phượng hoàng đào ly, dân hỏi thợ con chi?
Thợ nói phượng hoàng chim dao động
Buổi dân sự đồng lòng, lo bảo đáp cho xong
Trăm bề chi hữu lợi, việc dân tình hữu lợi
Bước sang năm Tân hợi, dừ tất công hoàn thành
Tô các điện sự thành Nỏ câu chi tự ý,
Nỏ điều gì tự ý .Giấy khâm sai đắc chí,
Đức Hoàng Đế mở lòng:
Ban các điện sắc rồng, cũng nơi có nơi không
Đất Vân Hải anh lông, ban các đền đầy đủ
Dừ bước qua năm cộ, dân khai hạ minh niên
Hội dân lại cho nghiêm, mới ra điều tề chính
Dục tiếng trống phất cờ, nổi ba tiếng chiêu hô
Trên cửu trùng mở rộng, kẻ anh hào đi lộng
Người vật lực đi ô, dưới chức dịch dân phu
Cũng áo quần tử tế, trên nhờ ơn Hoàng Đế
Dưới kính phụng thần linh, rước sắc về tại đình
Làng với dân bái tạ, dân với làng bái tạ
Sang minh niên khai hạ, dân làm cộ ít nhiều
Tiền gạo tốn bao nhiêu? tốn công dân đừng nghĩ
Dân với làng đừng nghĩ, sắc Vua phong thiên lý
Để vạn đại lưu truyền, được hai chữ thiên niên
Để lưu truyền vạn đại, dân cận cư Vân Hải
Điền địa ít không nhiều, vô phần đất xã Liêu
Cải khe đi làm ruộng, khoét chân rừng làm ruộng
Trên nhờ ơn thiên thượng, dưới bảo đáp hộ dân
Việc khuy sớm tảo tần, buổi khó nhọc đi mần
Sau ra rồi bớt đói, Tây sang làm nên nỗi
Dân nỏ trách chi làng, việc sưu ích nước Nam
Cũng thông đồng thiên hạ, ai phụ thu làm bổ
Dừ hao tốn của dân, làng đã bắc đồng cân
Về chiếu bố cứ phần, về đập mõ rao dân
Rao thượng hạ chỉ dân, ra đình trung mà xướng
Ra hội làng mà xướng, trách người làm lý trưởng
Nó thấp nhảy cao lòn, bàn một chuyện cho khôn
Dầu ít nhiều dân biện, Vì ai sinh thưa kiện
Đưa vô cửa công minh, nộp số bộ dân đinh
Ở ra điều bất nghĩa, kẻ hữu điệu tấm lòng
Ra kể cỗ hàng dòng, bước một nước lên dong
Kẻ bất ý vô tâm, bước lên thềm lui xuống.
Cổng đình làng Hoa Vân hải chụp 8-2012 |
CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM THÌN-2012
Phan Cương
Nhâm Thìn chúc dân làng mạnh khỏe
Phát huy truyền thống tốt năm xưa
Bốn trăm bốn ba năm ,ngày thành lập đến giờ *
Hậu duệ, cháu con luôn tự hào ghi nhớ
Làng Phúc Hải vững bền muôn thuở
Đất Cửa Mây hào kiệt mãi trường tồn.
Giao thừa,01-01-Nhâm thìn(2012)
*Năm 1569 Làng Phúc Hải được thành lập.
ĐÌNH LÀNG
Trong khuôn viên đình làng Vân Hai 8-2012 |
Đình là chung của cả làng
Già trẻ trai gái,kẻ sang người hèn
Năm xưa Canh Tuất lai niên
Tiền nhân xây dựng nên đình làng ta
Cầu mong khỏe mãi đến già
An khang thịnh vượng,mọi nhà bình yên
Rể ngoan,dâu thảo con hiền
Học hành tiến bộ,nòi tiên giống rồng
Bốn phương Nam Bắc Tây Đông
Tết ,rằm hội tụ một lòng kính dâng
Thành Hoàng ,chư vị Thánh Thần
Độ trì phù hộ,con dân,giống nòi
Hậu duệ Vân Hải hiện nay
Làm ăn tấn tới,càng ngày tiến lên
Để cho cội rễ vững bền
Sức dân đã có,ta nên góp vào
Đình Trung,đình Thượng ,tường rào
Ao sen,đường sá cùng vào sửa sang
Trùng tu,nâng cấp đàng hoàng
Thờ phụng Thành Hoàng,chư vị Thần Tiên
Nhâm Thìn phát động quyên tiền
Chung tay,góp sức cháu hiền,con ngoan
Đại gia,các vị cao sang
Công nhân viên chức ,sỹ quan dân thường
Đồn điền ,trang trại công thương
Cử nhân tiến sĩ,buôn phường bán bưng
Hướng về phía các tiền nhân
Lòng nhiều,của ít toàn dân đồng lòng
Trùng tu,xây dựng phải xong
Đàng hoàng to đẹp ,năm rồng nhớ ghi
Thỏa lòng kẻ ở,người đi
Đời sau con cháu,nhớ về tiền nhân
Mần như rứa* mới là mần
Di tích lịch sử, của dân làng mình.
* Theo yêu cầu của độc giả làng Vân Hải tác giả đã đổi lại chữ " Thế" thành chữ "Rứa" hợp và hay hơn.( Phan Cương)
Buôn Ma Thuột,ngày 21 tháng 03 năm 2012
Già trẻ trai gái,kẻ sang người hèn
Năm xưa Canh Tuất lai niên
Tiền nhân xây dựng nên đình làng ta
Cầu mong khỏe mãi đến già
An khang thịnh vượng,mọi nhà bình yên
Rể ngoan,dâu thảo con hiền
Học hành tiến bộ,nòi tiên giống rồng
Bốn phương Nam Bắc Tây Đông
Tết ,rằm hội tụ một lòng kính dâng
Thành Hoàng ,chư vị Thánh Thần
Độ trì phù hộ,con dân,giống nòi
Hậu duệ Vân Hải hiện nay
Làm ăn tấn tới,càng ngày tiến lên
Để cho cội rễ vững bền
Sức dân đã có,ta nên góp vào
Đình Trung,đình Thượng ,tường rào
Ao sen,đường sá cùng vào sửa sang
Trùng tu,nâng cấp đàng hoàng
Thờ phụng Thành Hoàng,chư vị Thần Tiên
Nhâm Thìn phát động quyên tiền
Chung tay,góp sức cháu hiền,con ngoan
Đại gia,các vị cao sang
Công nhân viên chức ,sỹ quan dân thường
Đồn điền ,trang trại công thương
Cử nhân tiến sĩ,buôn phường bán bưng
Hướng về phía các tiền nhân
Lòng nhiều,của ít toàn dân đồng lòng
Trùng tu,xây dựng phải xong
Đàng hoàng to đẹp ,năm rồng nhớ ghi
Thỏa lòng kẻ ở,người đi
Đời sau con cháu,nhớ về tiền nhân
Mần như rứa* mới là mần
Di tích lịch sử, của dân làng mình.
* Theo yêu cầu của độc giả làng Vân Hải tác giả đã đổi lại chữ " Thế" thành chữ "Rứa" hợp và hay hơn.( Phan Cương)
Buôn Ma Thuột,ngày 21 tháng 03 năm 2012
Cây Từ bi trước Đình làng 8-2012 |
Đình Trung của làng đang thi công 8-2012 |
TIN VUI
Hôm nay ngày 21 tháng ba năm 2012 Tại nhà ô Nguyễn Kháng 175 Lê Thị Hồng Gấm Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đak Lak . Con em cháu chắt người làng Vân Hải đang sinh sống ,công tác tại Buôn Ma Thuột, Krông Păk và Một số địa danh lân cận.Rất vui mừng được đón đoàn công tác của Làng từ Vân Hải vào vận động,quyên góp : Tiền bạc,vật chất ,để về nâng cấp ,trùng tu đình trung của làng .Trưởng đoàn là ông Dương Đệ nguyên chủ tịch xã Cổ Đạm,phó đoàn ông Phan Thanh Bình Nguyên Trưởng trạm yế xã và thư ký đoàn là trưởng trạm Y tế Hoàng Xuân Thái .Cuộc hội ngộ thật vui vẻ con cháu có mặt tại buổi hội ngộ.Rất đồng tình với quyết định của dân làng , mọi người đã hướng về quê hương đất tổ đóng góp theo khả năng của mình và gia đình .Số liệu ban đầu cho biết đã quyên góp tại buổi hội ngộ này được khoảng 19 triệu tiền mặt và hơn mười tấn xi măng .Ngày mai đoàn tiếp tục đi xuống nhà ông Trần Quế Lâm theo lời mời của chủ nhân và tiếp tục đi EATÓ dưới sự tài trợ phương tiện ô tô đi lại của cô Mỹ Lệ con gái ông Trần Tùng Long.
KHÁNH THÀNH TÒA TRUNG ĐỀN ĐÔNG GIÁP (CỬA ĐIỆN)
Ngày 17 tháng 3 năm 2017 tức ngày 20-02 năm Đinh Dậu .Tại thôn 11 (Xóm Hải Bắc) xã Cổ Đạm,huyện Nghi Xuân ,tỉnh Hà Tĩnh ,toàn thể dân làng cùng các đơn vị liên quan đã làm lễ khánh thành tòa Trung đền Đông Giáp.Chính nơi đây năm 1931 cụ Phan văn Tuyết đợi cụ Phan Viết Biểu để cùng về đơn vị sau đợt thăm quê và cũng ngày hôm đó cụ Phan Viết Biểu bị bọn tay sai việt gian bắt giao cho đế quốc Pháp .Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man nhưng không khuất phục nổi người chiến sĩ cộng sản kiên trung Phan Viết Biểu .Chúng đã tử hình cụ Biểu tại chợ Cổ Đạm vào đúng ngày quốc tế lao động 01-06-1931.
Ảnh Phan Cương chụp ngày làm lễ khánh thành 17-03-2017.
Dân làng tập trung chuẩn bị làm lễ khánh thành.
LÀNG TA VÂN HẢI
Làng ta Vân Hải thuộc xã Cổ Đạm huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.Đã được chủ tịch tỉnh VÕ KIM CỰ ký quyết định Bằng xếp hạng DI TÍCH TỈNH THÀNH PHỐ số 3396/QĐ UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 cho Đền Đông giáp( Đền Cửa Điện).
Đền Đông Giáp nằm tọa lạc tại phía bắc làng( Bên cạnh dự án sân gôn Xuân Thành hiện tại).Trước đây đền Cửa Điện chủ yếu được bà con làm nghề chài lưới đánh bắt cá biển ở các xóm Hải Tây ,Hải Bắc,Vân An và Vân Lạc .Đứng đầu là bà con ông cố Tràn ,cha cố Cát ( các bậc cố can của ông Nậm,ông Chương) xây dựng nên để thờ cúng thần Nam Hải Đại Vương ,mỗi lần ra biển đánh bắt cá hoặc những khi được nhiều cá về ,ông thợ cả thường ra Cửa Điện thắp hương cúng bái ,tạ ơn thần Nam Hải .Ngày trước những thập niên đầu nhân dân thờ Thành Hoàng Làng tại một nơi trang trọng riêng biệt đó là đền ĐỆ TAM ở xóm Vân Lạc gần nhà cu Khoa Bá thôn 10 bây giờ.Sau cách mạng thành công ,qua bao cuộc cải cách đền ĐỆ TAM và một số đền miếu khác được hợp tự về thờ chung tại đình làng Hoa Vân Hải.Đền Đông Giáp trong những năm đầu thành lập Đảng là điểm hẹn hò hội họp ,ẩn nấp tránh giặc của các Đảng Viên cộng sản .Đặc biệt nhất là vào tháng 5 -1931,xóm Vân An bị cháy rất lớn gần như lửa đã thiêu sạch toàn bộ những ngôi nhà ở gần nhau của cả xóm này….Phan Văn Tuyết và Phan Viết Biểu đang hoạt động ở Phan Xá được tổ chức cho về chỉ đạo và thăm gia đình ,hai ông lấy Cửa Điện làm điểm hẹn chờ nhau để cùng về đơn vị.Cả hai người không nhà ai bị cháy cả Phan văn Tuyết ra trước quẳng nón bên đường báo hiệu đã có mặt theo hẹn rồi vào Cửa Điện ẩn để chờ.Phan Viết Biểu về nhà mẹ vợ là bà Tuệ ở Hải Nam (Bên cạnh nhà thờ Họ Phan thôn 11 bây giờ).Không ngờ bị bọn việt gian tố cáo với bè lũ phản động ác bá cường hào,bọn chúng đã gọi lính đồn của Pháp đi truy đuổi ra gần đến Cửa Điện thì Phan Viết Biểu bị chúng phát hiện do trong túi quần có hộp thuốc lào và con ốc biển dùng để hút thuốc va chạm vào nhau gây tiếng kêu,chúng đuổi xuống đến Bàu Ổi thì bị bắt vì bùn quá sâu nên không thể chạy được.Còn Phan văn Tuyết( Người sau này làm bí thư chi bộ nhà tù Buôn Ma Thuột và trực tiếp bày binh bố trận cho Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh Vượt ngục thành công,sau này Nguyễn Chí Thanh đã về làng đưa ông đi nhưng ông từ chối ở lại không đi) trốn trong Cửa Điện cũng bị ngọn giáo của giặc đâm vào chân nhưng ông bình tĩnh lấy khăn cầm chặt mũi giáo vuốt sạch máu ,bọn giặc tưởng mũi giáo đâm vào thân cây dứa ,không nghi ngờ gì nên ông thoát được.Phan Viết Biểu bị bọn chúng đưa về đồn Cổ Đạm tra tấn hỏi cung chúng dùng nhục hình đưa ra chợ Đồn( Chợ Đạm bây giờ) đóng 4 cọc trói chân tay vào mặt trời phía nào thì ngả mắt hướng theo nó ,khi khát nước chúng pha nước muối đổ vào dĩa cho uống ,dã man nhất là chúng chẻ cật giang bỏ thành hai nắm cột chặt bắt ông Biểu trèo lên thang tay nắm vào cật giang và đạp thang cho ông tuột xuống cật giang tuốt hết toàn bộ phần thịt ,da của hai bàn tay …Ông vẫn không khai một lòng trung thành với tổ chức Đảng và đồng chí của mình …Ngày 1 tháng 6 năm 1931 giặc Pháp đã tử hình ông tại chợ Cổ Đạm.Gia đình liệt sĩ Phan Viết Biểu .Ông Phan Công Chính ,bà Tô Thị Quán đã được nhà nước ,chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng bằng CÓ CÔNG VỚI NƯỚC và nhiều huân huy chương khác…
Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước dọc bờ biển làng ta từ kheng 1 đến kheng 5 lên tận lạch Đào biết bao lần bộ đội pháo mặt đất đã về đây lập đài quan sát ,trận địa để bắn tàu chiến hạm của Mỹ .Nhiều trận chiến giữa bộ đội ta với tàu địch rất ác liệt nhưng lạ thay trong suốt cuộc chiến không có lấy một viên đạn nào của kẻ thù rơi trúng nơi đây…
Những sự hiểu biết ,tư liệu này là chủ quan của riêng tôi về Đền Đông Giáp( Cửa Điện) .Mong các cụ bô lão ,những bậc đàn anh trung niên ,các chiến hữu bạn bè trang lứa và thế hệ trẻ đã đang sinh sống ở làng hay công tác ,làm việc sinh sống xa quê có được nững thông tin tốt ,chính xác hơn về Đền Đông Giáp hãy viết, lưu lại cho hậu duệ những thế hệ tương lai có cơ sở để tự hào về làng ta VÂN HẢI.
PHAN CƯƠNG (Buôn Ma Thuột-ĐAK LAK).
ĐẤT HẢI NAM.*
Đất Hải Nam ,dân sinh bách nghệ
Với địa hình ,địa thế ai tày
Long hồi ,Thủy tụ rồng mây
Có Ao cổ thụ ,có cây bốn mùa
Đất Hải Nam thật chưa từng có
Làm nhiều nghề văn võ nêu gương
Lại nói về đạo đức lập trường
Ngoài xã hội muôn phương nổi tiếng
Với chòm xóm không hề gây chuyện
Những đêm trăng vui miếng nước chè
Trong gia đình ,anh nói em nghe
Ở lân cận không hề sốt sắng.
Hoàng Duệ
Nhưng hiện nay ,bởi vì ai đào chắn
Mạch xuống Ao đứt hẳn đi rồi!
Bởi cho nên gây nhiều chuyện lôi thôi
Mới mở miệng là lời tít rắn
Anh với chị sinh ra lặng đặng,
Ông với tôi xủng xẳng không nghe
Xóm với chòm rày chọc ,mai đe
Lại sinh chuyện lôi bè ,kéo cánh
Trong nội bộ sinh ra tranh cạnh
Ngoài nhân dân chịu cảnh đau thương
Kẻ tài ba ,lánh thoát tìm đường
Người cậy khéo lập lường xuôi ngược
Bây giờ đây làm sao tránh được
Sẽ có ngày rõ trắng ,rõ đen
Ông ba đồng hay chú bảy tiền
Rồi sẽ được đem ra ánh sáng
Đèn măng sông ,soi lên sáng lạn
Là ngọn đèn của Đảng dẫn đường
Soi vào tim,vào óc ,vào Xương
Của những kẻ ,mưu cầu lợi nhỏ
Hỡi bà con ta hay là ai đó
Hãy suy đi nghĩ lại cho tường
Ngẩng đầu lên nhìn lại bốn phương.
Phan Huyên
*Làng Vân Hải gồm bảy xóm: Hải Tây ,Hải Nam
Hải Đông ,Hải Bắc,Vân Lạc ,Vân An và Vân Thanh.
Hải Nam là một xóm có chu vi chạy tù nhà Bà Ích xuống Nhà Ô Vinh Nham
theo kênh đến Ao làng sang Trộ Lội lên nhà Chắt Hảo và theo lầm qua đền thượng ,họ Nguyễn về lại nhà bà Ích
Cảnh trước cửa đình cũ chụp 8-2012 |
VÈ ĐI LỘI
Trần Thiện (Ông Lập)
Mẹ bây ơi ngồi lại
Cha bàn dại vài lời
Mùa lội lặn đến rồi
Kiếm cho cha hươu rượu
Kiếm cho mình hươu rượu
Thiếu đến mô thì thiếu
Thiếu rồi lại hẳn đầy
Mẹ bây bỏ cù vầy
Lấy sức mô đi lội
Lấy sức nào đilội.
Thân cha dừ đã tội
Ngâm ngoài nác cả đời
Mùa lạnh lẽo đến rồi
Kiếm cho cha tấm bạy *
Mua thêm vài tấm bạy
Khi nửa đêm gà gáy
Lúc vượt ụ băng hầm
Sút ống lợ, ống châm**
Lấy sức mô mà lặn
Hơi nghín nào mà lặn
Nước biển đông thì mặn
Mùa lội lặn còn dài
Kiếm mô được vài chai.
Để bồi thêm sức khỏe
Để tăng cường sức khỏe.
Bình thường cha nói nhẹ
Nhắc với mẹ thằng Cu
Muốn đầy đụt mở khu***
Kiếm đồ về bồi dưỡng
Mua thêm đồ bồi dưỡng.
Khi gió đông thổi xuống
Dừ nồm lại thồi về
Sóng ộp oạp bổ kề
Hai cái chân giún mạnh
Cả con người giún mạnh
Mặc mưa sa gió lạnh
Sóng xô dạt vào bờ
Ngài lạnh cóng trơ trơ
Vẫn muốn bòn lô ruốc
Bòn thêm vài lô ruốc.
Cha nói ra sơ lược
Bây nghĩ lại mà coi
Đường rành mạch hẳn hoi
Xin em về nghĩ lạiDặn bạn về nghĩ lại.
Tình vợ chồng mãi mãi
Khi giận có lúc yêu
Phải bồi dưỡng thật nhiều
Để đêm hôm đỡ nghiện
Buổi lạnh lùng đỡ nghiện...
Giờ đây ta nói chuyện
Xin lỗi bà con nha
Có một số đàn bà
Chồng vác Lội đi ra
Muốn bữa mô cũng được
Muốn chiều nào cũng được.
Những chiều về được ruốc
Vai cõng Trú vào nhà
Vợ hón hén chạy ra
Bây múc nác cho cha
Trù với cau sẵn đó
Cơm bữa chiều sẵn đó.
Những bữa về không có
Tay ôm trú vô nhà
Vợ liếc mắt dòm ra
Miệng vừa chửi vừa la
Câu mô mà lắm rứa
Ngã chi ngoài lắm rứa!
Cơm ăn ngày ba bữa
Nước uống lại kèm trù
Không bòn được một xu
Lấy tiền mô mà sắm
Tiền mô mà mua sắm!
Xin thưa cùng các bạn
Nghĩ rứa thật sai nhiều
Ruốc thì được có chiều
Phải bữa mô cũng được
Phải chiều nào cũng được.
Việc lần mò dưới nước
Bữa được có bữa không,
Cứ mỗi bữa mỗi gồng
Giàu để mô cho hết.
Tiền tiêu mô cho hết
Trần Trạch (Con ông Tư Thuận) đọc Cương ghi lại ,đây là vè truyền miệng do vậy sẽ không thể đúng hoàn toàn theo nguyên bản.Ai có được bản chuẩn thì bổ sung.
*Tấm bạy là cái áo ngày trước các ông đi lội thường ở trần chỉ mặc chiếc quần đùi.
** Ống lợ ,ống châm là hai cái ống ngắn để tháp vào kheo hoặc ống dài tùy theo mực nước,khi đi qua vũng bùn hoặc cồn đòi hay bị tụt lại phải lặn xuống lấy.
*** Đụt là chỗ để đựng ruốc ,thông thường ruốc vô đằng miệng nhưng lấy ruốc phải mở trào ra đằng khu.
Của Ao ,Trộ lội, Bù Tru ,
Cửa Đình ,Bàu và các con mương Làng Vân Hải
Hoàng Cường( Cường Ước Hải Tây)
Ao làng hiện nay |
Bù Tru đến hỏi Cửa Đình
Mùa mưa sắp đến ,chúng mình nghĩ sao?
Cửa Đình nước mắt tuôn trào
Thưa ông tôi đã thành ao người rồi
Ngày nay không được ngược xuôi
Tự do đi lại cả đời lang thang
Mời ông về hỏi ao làng
Sụt sùi Ao mới vội vàng kêu qua
Bàu con ,Bàu Nậy bao xa?
Trước đây ta đã giao hòa cùng nhau
Bây giờ ai biết ai đâu!
Người ta đã lấp,ao sâu thành hồ
Hỏi mương ,mương nói không lo
Lúc này tôi vẫn nằm co đói lòng
Trước đây tôi thẳng nước trong
Bốn mùa tôi chẳng nằm không mùa nào
Bây giờ ,đường thấp tôi cao
Trông cho mưa xuống ,nước trào lên trên
Mưa đâu ý nghĩ thấp hèn
Tự do mà chạy mà chen trên đường
Hỏi ai có rủ lòng thương
Có hay ,có thấu đoạn trường này chăng?
Hay là mây phủ, mưa giăng
Giữa đường nhìn thấy bất bằng cũng tha
Phải chăng nắng lóa ,mắt lòa *
Kỷ cương ,luật pháp nay là chuyện chơi
Đã qua những tháng năm dài
Tuổi thơ ta vẫn nhớ hoài không quên
Nhớ Trộ Lội ,ngát hương sen
Cửa Đình ,xanh bóng dừa chen nghiêng hàng
Gò cao soi bóng Ao làng
Mùa hè tắm mát của đàn trẻ thơ
Cuộc đời như thực ,như mơ
Ao Làng ,trộ lội bao giờ như xưa?**
Qua làng về tiết trời mưa
Nhìn đường ,thấy cảnh mà chua chát lòng
Những người lãnh đạo biết không?
Nuối tiếc
Hoàng Cường
Nhiều đêm thao thức về quê
Chiêm bao,toàn thấy đi về nơi đây!
Ngày qua ,rồi lại qua ngày
Quê cha đất tổ Hải Tây yên lành
Nhớ từ lúc tuổi học sinh
Mùa hè ,bơi tắm Cửa Đình sang Ao
Lớn lên theo với phong trào
Lúc đi liên lạc, khi vào dân quân
Trực đêm ,nằm lán ngủ hầm
Chiến tranh bom đội ,pháo gầm quản chi
Vào hợp tác cũng đi búa lưới
Cảnh làm chung sớm tối có nhau
Bà con ,chòm xóm trước sau
Thương yêu ,đoàn kết khác nào anh em
Dời nhà lên Chọ Sim ăn ở
Sai nước cờ ,tốt lỡ sang sông
Giờ đây tóc bạc,răng long
Còn son,má phấn môi hồng được sao?
Già rồi! Còn trẻ nữa đâu
Bạn bè ,nhiều kẻ đã vào cõi tiên
Nhiều đêm thao thức triền miên
Trông cho rể thảo ,dâu hiền như ai
Ăn bữa tối ,có bữa mai
Buồn vui có bạn đêm ngày sẻ chia.*
Hoàng Cường
Nỗi lo
Bây giờ nhiều khoản phải lo
Lo cho con cái ,sao cho trưởng thành
Phần lo ,con được học hành
Phần lo ,cuộc sống đua tranh với đời
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ quê tôi viết mấy lời nôm na
Trông cho sức khỏe tuổi già
Trước sau, rồi cũng dần già hồi qui.
Hoàng Cường Ước
TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM *
Ô Hoàng Bốn gửi Phan Cương
Ô Bốn,Ô Huy và Ô Diên |
Tiết thiều quang nhân khi thong thả
Sẵn bút tiên ,tay tả mấy lời
Mượn Hồng tiện đưa tới người quân tử
Gửi sang đây vài lời tâm sự
Chúc mừng người hai chữ bình yên
Sống xa quê Nam Bắc hai miền
Vì nhiệm vụ thanh niên tuổi trẻ
Nhớ ngày nào về thăm quê mẹ
Chữ hiếu tình nặng nhẹ ở quê hương
Viếng thăm bà ,con thắp nén hương
Trăm ngàn bạc lòng thương yêu nhớ
Mối tơ vương vì tình duyên nợ
Nghĩa xóm làng ăn ở cùng nhau
Lúc qua sông nối lại nhịp cầu
Tình phụ tử ân sâu nơi nghĩa mẹ
Tình dưỡng dục, từ ngày thơ bé
Công học hành đạo lý văn chương
Đạt thành danh quân tử đôi đường
Đất Nghệ Tĩnh quê hương Xô Viết
Ngôi sao sáng thanh niên Nam Việt
Tay anh hùng hào kiệt đã thành công
Chữ hiếu tình ,nặng nhẹ với non sông
Tấm gương sáng nối dòng cho xã hội
Lá thư nay mượn Nhãn Hồng đưa tới
Gọi là tình nghĩa hải minh sơn
Biết lấy gì trả lại công ơn
Đường ân nghĩa kể sao cho xiết
Đêm canh tàn tay cầm bút viết
Lệ đôi hàng như sương tuyết nhỏ sa
Mấy vần thơ gửi tới phương xa
Đường giao viện biết là có thấu.
*Tiêu đề Cương Đặt .Ngày về thăm quê nghe tin bà Bốn mới mất mình ra thăm
thắp cho bà nén hương chia buồn cùng ông nhưng ông đi vắng không ở nhà .Sau này
ông viết lại bài thơ gửi cảm ơn mình.
MỘT NÉN TÂM NHANG
Phan Cương gửi tặng ông Hoàng Bốn.
Tình làng, nghĩa xóm,tình người
Khi thương,lúc giận hết vơi lại đầy
Nghĩa tử ,nghĩa tận là đây!
Nén tâm nhang,thắp tiễn người đi xa.
Có gì đâu,chút gọi là
Ở nơi chín suối,mong bà thứ cho.
PHÚC HẢI LÀNG TA
Kỷ niệm lần hai vợ chồng về quê
Đội Trưởng và Thư ký Đội 202 Vân Hải |
Đưa em về thăm quê
Vào đồng lầu,đồng quốc
Bao địa danh quen thuộc
Ta gặp lại dọc đường
Từ ao làng thân thương
Qua lời Rào ,lời Trúc
Giờ đây ! Ai nhớ được
Đường cầu Rào nơi đâu?
Ao Làng |
Dân quê mình từ lâu
Ra khỏi nhà là lội
Phân trâu ,bò ngập lối
Mùi hôi ,thối đầy đồng
Đường làng uốn cong cong
Đi ngược chiều khó tránh
Khổ nhất khi đang gánh
Mỏi vai những chỗ này
Con cháu ta hôm nay
Ruộng làng |
Làm đồng đi xe máy
Cấy cày và đi lạiNgồi bò lốp hiên ngang
Không còn lo cày rang
Mạ già không có nước
Bây giờ ai biết được
Một nắng và hai sương
Đồng chòa |
Ôi hai từ quê hương
Đi xa ai không nhớ
Nhiều đêm nằm bên vợ
Nhớ lịch sử quê nhà
Kể những chuyện xảy ra
Ông ,cha mình từng trải
Ngày nào làng Vân Hải
Cải tạo được con đường
Từ cổng làng thân thương
Vào tận trong Trạng Bệ
Đập đồng Quốc đang cải tạo |
Chưa mang tên người nào
Nếu thật sự tin yêu
Làng đặt tên Phan Hiến
Ôi cái tên trìu mến
Với Vân Hải quê ta.
Biển quê ngày lặng |
Những tháng ngày vừa qua
Dân làng mình thư tháiBao điều khi nghĩ lại
Giờ ta sướng quá rồi
Mọi người,quê ta ơi!
Đừng ham tiền bỏ ngại
Câu dân ca đã nói:
Giận,để mà thương nhau
Cha ông ta từ lâu
Thường dạy cho con cháu
Ở đời Phải hiếu thảo
Nên nhường dưới ,kính trên
Khi ăn quả chớ quên
Người đã trồng cây đó
Sống trên đời thật khó
Chân Thật và thương nhau
Con người sống càng lâu
Càng thấy nhiều điều mới
Bao đêm nằm nghĩ lại
Lời răn dạy ông,cha
Mong mỗi người dân ta
Hãy sống chân ,thiện ,mĩ
Ôi cuộc đời như thế
Thật hạnh phúc biết bao
Cả làng sẽ thương nhau
Như xưa! làng PHÚC HẢI.
TIN MỚI NHẤT VỀ QUÊ HƯƠNG
LÀNG VÂN HẢI 01-02-2013
ĐÌNH TRUNG mới được xây dựng và khánh thành ngày 18-chạp năm Nhâm Thìn |
ĐÌNH TRUNG NHÌN PHÍA ĐÔNG XUỐNG |
NHÌN HƯỚNG TÂY LÊN |
TRƯỚC MẶT ĐÌNH TRUNG |
MẶT TIỀN ĐÌNH TRUNG MỚI XÂY DỰNG |
SÂN TRƯỚC ĐÌNH TRUNG |
Gần
một tháng về thăm,mình rất vui và tự hào với những đổi thay ban đầu của quê ,ai
đi xa lâu chưa có dịp về hãy tranh thủ bớt chút thời gian vàng ngọc trở lại
chứng kiến sự đổi thay này của làng ta .Những ngày cuối năm Nhâm Thìn chuẩn
bị đón tết Quý Tị,chính quyền và nhân dân các thôn làng đang tích cực đấu tranh
với các phần tử chậm tiến bộ để cùng nhau xây dựng một nông thôn mới thật
sự theo 19 tiêu chí nhà nước đã đề ra ,việc chuyển vùng đổi
thửa ruộng đất ,bước đầu có một số người dân thôn 11 chưa đồng tình ủng hộ
nhưng đến nay thì đã chịu nhận ruộng đất để cấy cày .Riêng việc làm đường
bê tông nông thôn cũng có vài chút khó khăn trong việc giải tỏa mặt bằng
,vốn và phương án thi công song khi người dân hiểu ra vấn đề thì đã tình
nguyện hiến đất không cần đền bù như hộ nhà ông Nguyễn Trọng Trường thôn
10.Đây cũng là một việc thuận lợi cho chính quyền địa phương trong việc
giải phóng mặt bằng cũng như giải quyết các công việc khác có liên quan trực
tiếp đến quyền lợi người dân .
Đặc biệt nhất là việc ban quản lý di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
ĐÌNH HOA VÂN HẢI đã xây dựng hoàn thành hạng mục công trình:ĐÌNH TRUNG
của làng và được làm lễ khánh thành có sự chứng kiến của thần linh,các quan
chức liên quan và toàn thể người dân trong làng .Đây là một cố gắng rất lớn của
ban quản lý khu di tích cũng như ban lễ nghi của làng,trong gần một năm trời kể
từ ngày ban vận động quyên góp xây dựng đình làm việc ,đứng đầu ban quản lý di
tích là ông Hoàng Tùng Mậu .Đình làng làm lễ khánh thành vào hồi 10 giờ ngày 29
tháng 01 năm 2013 tức là ngày 18 tháng chạp năm Nhâm Thìn .Tất cả mọi việc thu
chi đều được công khai minh bạch bằng loa phát thanh công cộng cho toàn dân
cùng được biết trước đó một ngày ,phát đi phát lại nhiều lần vào
nhiều thời điểm khác nhau để mọi người dân trong làng đều nghe :
Tổng
kinh phí thu được tính ra bằng tiền là :486.100.000đồng.( Cụ thể như đoàn Sài
Gòn 55,2 triệu,Bình Dương 22,4 Triệu,Đắc Nông 16,8 triệu,Đăk Lăk 36,9 triệu
,Ngọc Hồi 16,6 triệu,Hà nội và các tỉnh phía bắc là 66,9 triệu ... số còn lại
là các đoàn thể và dân làng đang sinh sống tại quê nhà đóng góp.)
Tổng
số tiền chi tiêu để hoàn thành hạng mục Đình Trung đến ngày
28-01-2013 được công bố là:543.261.000đồng .( Năm trăm bốn ba triệu hai trăm
sáu mốt nghìn đồng)
Như vậy công trình còn thiếu khoảng 57,2 triệu đồng chưa kể đến thu
,chi phí của ngày làm lễ khánh thành.Đây là một thành tích rất đáng trân trọng
,tự hào của những người con cháu,hậu duệ ra đi từ làng và những người dân hiện sinh
sống trên đất làng Vân Hải .Chúng ta thành thật nói lời cảm ơn tới công
sức ,trí tuệ sự nhiệt tình của ban quản lý di tích, ban lệ nghi đứng đầu là ông
Hoàng Tùng Mậu, con cháu ở xa có thể liên lạc với ông Mậu qua điện thoại
:01652785294. Trên và Sau đây là những bức ảnh ghi nhận được tại Đình,
làng Vân Hải sau thời gian người viết tin này về thăm quê.
Thôn 11Cổ Đạm, ngày 30-01-2013
NHỮNG HÌNH ẢNH KHỞI ĐẦU NÔNG THÔN MỚI Ở LÀNG HOA VÂN HẢI
Dân Đập Tường uống Bia Rượu với chủ nhà vui vẻ |
Hiến đất ,đập tường rào ở thôn 10 Cổ Đạm |
Chủ nhà cùng Dân Phối hợp Đập Tường rào |
Đoạn móng đường nông thôn đầu tiên ở Cổ Đạm |
Đoạn đường bê tông nông thôn đầu tiên ở Thôn 10 Cổ Đạm |
Trộ Lội quê hương 1-2013 |
ĐÀO ĐÓN XUÂN SỚM 30-01-2013 |
NGƯỜI VÂN HẢI
Tác giả : Nguyễn Lương .
Người Hải Nam Hiện tại sống ở CƯMGA ĐAK LAK
Tặng 7 người Vân Hải vào Buôn Mê Thuột đầu tiên.
********
Tiền nhân Vân Hải vào Đak lak
Mở miệng văn chương rất tuyệt vời
Thiên hạ lắng nghe tròn xoe mắt
Thực tình nhìn kỹ quá lôi thôi
Đầu tiên nổi tiếng chính Nguyễn Lương
Ốm đau -gái gúng chẽn trăm đường
Phận yếu không im nhường thiên hạ
Ngang đầu - cứng cổ lắm tai ương
Đàn anh quan lớn nhất Dương Sinh
Bỏ vợ, bỏ con ,bỏ chính mình
Nuôi con hầu vợ thằng thiên hạ
Hết quan về khoác áo- Ôsin
Khua mồm đạo đức có Kháng Hòe
Vợ bỏ-Nhà chia-Cảnh bét nhoe
Vẫn tưởng thánh nhân nơi trần thế
Thực tình thối khắm -đít vàng hoe
Học nhiều thi lắm có Phan Dương
Những tưởng rạng danh khắp nẻo đường
Ai biết chạy vòng quanh Đak Lak
Dài chân bước vội tội mà thương
Cả làng-Khen,sợ -chính Phan Cương
Có khôn-có dại -có ương ương
Lòng ngay-miệng thẳng -thành tai vạ
Tài đâu không biết lụy mồm vương
Tưởng rằng trọn vẹn nhất Mão Sen
Nổi danh từ nhỏ học thánh hiền
Đã giúp được ai ngoài bia rượu
Chức nhiều- uống lắm bệnh triền miên
Điểm chung thấy được có Sơn Bình
Khoác lác- to mồm -lúc mới sinh
Biết cách chở che nên trọn vẹn
Nhìn vào gia đạo ấm êm hơn
Các bác tiền nhân Vân Hải ơi!
Nhìn chung các bác quá lôi thôi
Học cao quên cả điều nên học
Học cách yêu thương giúp đỡ người.
Sáng tác,15-07-2010.
Nguyễn Lương
TÌNH LÀNG VÂN HẢI TẠI QUÊ NGƯỜI
Gửi tác giả bài thơ :NGƯỜI VÂN HẢI.
Nhờ có người "nổi tiếng" quê hương
Nên dân Vân Hải được tỏ tường
Các vị xa quê vào Đak Lak
Chức quyền ,nhân đức cũng bình thường
Ai khảo tra đâu mà khai báo?
Ghen ăn ,tức ở cả người nhà
Trước sống tại làng Vân Hải cũ
Anh em ,bè bạn thật chan hòa
Thương nhau dắt díu vào Đak Lak
Tình cảm làng quê vẫn mặn mà
Dẫu có vài điều chưa sự thật
Xin đừng ! Xé toạc áo lưng ra
Bao nỗi vui ,buồn nơi đất khách
Bà con,bè bạn ít thăm nhau
Bon chen vất vả,lo công việc
Những mong đời sống sớm đẹp giàu
Con ,cháu học hành ngày tiến bộ
Mấy người ngoài vợ,đã có bồ
Cà phê,phòng mạch tăng thêm giá
Hơn chục người làng sắm ô tô
Thắm đượm tình quê -người Vân Hải
Tỏa ngát hương thơm chốn đất người
Tĩnh tâm ,dưỡng sức yêu cuộc sống
Trẻ mãi không già Vân Hải ơi!
Hãy để-Tình quê nơi đất khách
Tỏa mãi hương thơm đến muôn đời
Hậu duệ,cháu con lưu truyền mãi
Tình làng Vân Hải tại quê người.
Buôn Ma Thuột,rằm tháng bảy năm Canh Dần
(Tháng 8-2010)