31 tháng 7, 2012

BỒ

Sưu tầm
Bồ là phở nóng tuyệt vời
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu
Bồ là nơi tỏ lời yêu
Vợ là nơi trút bao nhiêu bậc mình
Bồ là rượu ngọt trong bình
Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo
Nhìn bồ đôi mắt trong veo
Nhìn vào mắt vợ nhăn nheo thật phiền
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
Bồ dỗi thì phải xuống thang
Vợ giận bị mắng ,bị phang thêm liền
Một khi túi hãy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
Một mai hết sạch sàng sanh
Bồ đi vợ lại đón anh về mà
Bồ là lều ,vợ là nhà
Gió lớn, lều sập mái nhà còn kia
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản của thằng cha láng giềng.




30 tháng 7, 2012

HỘI LỚP

                                             
                                                             Tác giả : Hoàng Như Lô


Ba lăm năm mới gặp lại nhau
Bao ký ức ùa về xao xuyến
Tuổi học trò với bao nhiêu kỷ niệm
Cả vui, buồn, hờn giận, yêu thương

Chia tay nhau mỗi đứa một phương
Đứa mải mê sự nghiệp, quan trường
Đứa doanh nhân, đứa làm cô giáo
Đứa âm thầm, bình dị ở quê hương

Cuộc sống mưu sinh, số phận nổi chìm
Ai cũng đã từng trải qua tất cả
Người giàu sang, người gian nan vất vả
Chẳng so đo, phân biệt sang hèn

Gặp lại em, trống ngực đổ dồn
Như thủa lần đầu cầm tay không nói
Mắt lén nhìn mà lòng bối rối
Em khác xưa nhiều, khác quá đi thôi.

Vẫn nụ cười, ánh mắt xa xôi
Em bảo ngày xưa sao mà nhát thế
Lại chỉ biết cười trừ khe khẽ
Nén chặt trong lòng tình cảm thuở xưa

Bạn bè trêu nhau, gán ghép tuổi thơ
Những mối tình qua thư ném cho nhau trong lớp
Những tối học thêm, những lần hội họp
Trong sáng như vầng trăng tròn vạnh đêm rằm

Ba lăm năm xa cách ngàn trùng
Giờ gặp lại đã lên Ông, lên Bà, ừ nhỉ!
Có sao đâu khi còn vương vấn nhẹ
Những mối tình lưu bút tuổi hoa

Một buổi chiều, một đêm trắng trôi qua
Chẳng biết đến bao giờ gặp lại.
Mà chưa nói được bao điều muốn nói
Đành khắc sâu trong lòng hình ảnh bạn bè, 
 Em.                                           
                                                      Hà Tĩnh 7/2010

NỖI NHỚ
                                      
                                   7-2001

Nỗi nhớ Quê, nhớ đến nao lòng
Nhớ cái nắng trưa hè rực lửa
Cát trắng loá, lung linh nỗi nhớ
Những trận gió lào vắt kiệt mồ hôi
*        *
                          *
Nhớ những đêm trăng lũ trẻ chúng tôi
Chơi trận giả trên ruộng cày mới ngả
Những tảng đất khô xếp thành chiến luỹ
Nặn tướng, nặn quân dấu kín trong hầm
Lấy đá ném vào thành luỹ đối phương
Đến cuối trận bên nào còn lại
Nhiều tướng, quân không bị vỡ, vùi
Là thắng trận, hò reo vang cả đất trời
Bên thua phải cõng quanh bờ ruộng
*        *
                        *
Nhớ những ngày mưa dầm gió chướng
Sóng biển ầm ì vỗ bờ cát thâu đêm
Nỗi nhớ dài theo năm tháng triền miên
Những kỷ niệm tuổi thơ không dứt
Bao nhiêu năm xa quê biền biệt
Chỉ lo toan cuộc sống đời thường
Nỗi nhớ dồn sâu tận đáy cõi lòng
Vẫn âm ỉ như lửa hồng không tắt
Đến hôm nay càng nhớ da nhớ diết
Nỗi nhớ ngọt ngào, nỗi nhớ quê hương./.
                                      Hoàng Như Lô ( Xuân Mĩ)









27 tháng 7, 2012

CÁC CÁCH CHỐNG YÊU RÂU XANH CỦA PHỤ NỮ

   Sưu tầm báo Đất Việt.

Quần chíp trinh tiết, bao cao su có gai, áo nịt ngực phòng thân, thậm chí nung đá dí phẳng ngực…là những độc chiêu chống hiếp dâm của phụ nữ hiện đại. Xã hội xưa dù bị bó hẹp bởi những khuôn giáo, lễ nghi vô cùng nghiêm ngặt, ví như: "Nam nữ thọ thọ bất tương thân", song, chuyện chòng ghẹo, sàm sỡ các cô gái liễu yếu đào tơ giữa chốn đông người hay trong tư phòng cũng chẳng phải chuyện hiếm.
Xưa hay nay, trinh tiết vẫn là thứ quý giá bậc nhất, tương trưng cho phẩm hạnh của người phụ nữ trước lúc kết tóc se duyên. Để gìn giữ sự trong trắng, thanh khiết của mình, phụ nữ Trung Quốc xưa dụng nhiều tuyệt chiêu, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào sự thông minh tài trí của họ.
 
Nhờ nhanh tay nhanh mắt, nàng cung nữ đã thoát 
           phải tiếng oan dâm đãng bất trinh.
Trốn chạy, vùng thoát là chiêu điển hình để cự tuyệt và phản kháng lại thói “dê xồm”. Tương truyền, vào thời Sở Hoài Vương Hùng Hòe (328-299 TCN), có một cung nữ nổi tiếng khắp thiên hạ bởi nhan sắc khuynh nước khuynh thành. Vẻ đẹp của nàng từng khiến bao đấng nam nhi si mê, đắm đuối. Nhưng không một ai dám sỗ sàng động chạm, chiếm hữu thân thể như hoa như ngọc của thiếu nữ này. Một hôm, Sở Hoài Vương mở tiệc khoản đãi quần thần. Tiệc rượu tới hồi tưng bừng náo nhiệt, tất thảy nến đang cháy rực bỗng dưng lụi tắt. Ai nấy đều bàng hoàng, không hiểu chuyện gì xảy ra, muốn bỏ ra về cũng không nhìn thấy lối. Trong cảnh bấn loạn ấy, một đôi tay bỗng dò dẫm lên xiêm y của cung nữ nọ rồi bất ngờ kéo tuột cổ áo nàng ta. Mỹ nữ nhanh tay nhanh trí chộp lấy chiếc mũ của đối phương. “Yêu râu xanh” trong bóng tối đành bỏ cuộc.
 Sau đó, nến lại được thắp sáng trưng, người người như vừa thoát khỏi giấc mộng dài, ngơ ngác nhìn nhau. Không ai hay biết chuyện gì đã xảy ra. Lúc này, xiêm y của tiểu cung nữ đã bị kéo tuột, khiến nàng trở thành đề tài bàn tán của đám quần thần xung quanh. Để tìm ra hung thủ và bảo vệ sự trong trắng của mình, người đẹp chỉ còn nước bẩm báo mọi sự với Sở Hoài Vương: “Thưa bệ hạ, thần bị người ta sàm sỡ hãm hại, xin người hãy phân xử việc này!”. Nhà vua cất lời: “Theo ngươi, ta nên làm thế nào?”. “Thần nghĩ, ai không còn đội mũ, kẻ ấy chắc chắn vừa động chạm vào người thần”, cung nữ quả quyết. Nghe xong, Hùng Hòe bèn lập tức sai người tra xét, cuối cùng cũng tìm ra kẻ háo sắc làm bậy.
Lại có chuyện kể rằng, thiếu nữ nọ sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh. Hằng ngày, cô phải đi vài chục dặm để vào thành. Bỗng một hôm, khi đang trên đường về nhà thì đột nhiên cảm thấy có người bám gót theo sau. Nhưng bản tính thông minh vốn có đã mách bảo cô rằng, “cái đuôi” lẽo đẽo này chỉ là kẻ xuẩn ngốc. Cô ta giả bộ không hay biết gì, cứ thẳng đường bước tiếp.
Tới trước một gốc đại thụ, người phụ nữ bèn nhanh chân lẩn nấp phía sau, rồi hé mắt theo dõi. Đó là gã có gương mặt ác ôn, hung hãn. Dù rất hoảng sợ, nhưng cô gái cố trấn tĩnh lại. May thay, ngay cạnh đó có một cây gỗ nằm chỏng chơ dưới đất. Người phụ nữ nhanh tay nhặt lên, đợi tên “dê xồm” tiến tới gần, ra sức đánh đập, tới khi gã kia lăn ra ngất xỉu, mới chịu dừng tay rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy.
Có tài liệu còn tiết lộ, thời bấy giờ, mỗi khi ra ngoài, cánh chị em đều mang theo một chiếc đuôi hồ ly để phòng thân. Nếu lỡ gặp chuyện chẳng lành, họ sẽ giơ đuôi cáo ra hù dọa, nạt nộ kẻ vô lại muốn sàm sỡ, chòng ghẹo mình. “Yêu râu xanh” trông thấy vật ấy, ngỡ đối phương là hồ ly thành tinh, sẽ bỏ chạy thục mạng, chẳng còn màng tới chuyện xâm chiếm thể xác người đẹp.
         Để phòng thân, nhiều phụ nữ cổ đại mang theo cả đuôi cáo khi ra ngoài.
Những chiêu như vậy quả là giản đơn. Với họ, cứu được mạng mình và giữ thân trong sạch đã là đáng quý. Nhưng cũng không ít mỹ nhân cổ đại biết dùng trí khôn và sự sắc sảo của mình để dằn mặt lũ “dục quỷ”.
Cuốn “Tam thủy tiểu độc” của Hoàng Phủ Mục thuật lại câu chuyện khá thú vị thời nhà Đường - nàng hầu trị “yêu râu xanh”. Giám sát ngự sử Lý Dữu vùng Hồ Nam hạ sinh được bốn quý tử, đều thuộc hạng dâm đãng. Trong phủ họ Lý có một hầu gái tên là Khước Yếu. Nàng ta mơn mởn xuân thì, nhan sắc mặn mà, ăn nói có duyên, lại khéo chiều lòng chủ nhân. Cả bốn quý tử họ Lý đều thèm thuồng, muốn được một lần vui vẻ “cá nước” cùng mỹ nhân. Vào tết Thanh minh, lúc trời đã nhá nhem tối, Khước Yếu đang thưởng hoa trong vườn thì trưởng nam họ Lý thình lình xuất hiện, buông lời trêu hoa ghẹo nguyệt rồi đòi hỏi chuyện ái ân. Không chối từ, cũng chẳng nhận lời, Khước Yến nhanh chân rảo bước vào trong tìm một chiếc chiếu rồi dặn dò kẻ phong lưu: “Chàng tới góc đông nam đại thính (phòng hoặc sảnh lớn) đợi thiếp, thiếp nhất định sẽ tới”. Đại lang họ Lý vừa đi khỏi, cô gái xinh đẹp lại đụng mặt nhị lang. Cũng như lần trước, cung nữ Khước Yếu đưa cho hắn chiếc chiếu và căn dặn tỉ mỉ: “Chàng tới góc đông bắc đại thính đợi thiếp”. Cảnh tượng tương tự lại diễn ra khi tam lang, tứ lang lần lượt xuất hiện trước mặt nàng. 
Đêm đến, bốn kẻ hiếu dâm chui tọt vào bốn góc phòng tối om, kiên nhẫn chờ đợi. Kẻ tới trước chột dạ khi trông thấy người đến sau, nhưng không ai dám hé nửa lời. Lát sau, Khiết Yếu cầm nến bước vào. Vừa tới cửa, nàng a hoàn sắc sảo đã cao giọng: “Lũ hành khất này ở đâu ra vậy? Sao dám ngủ tại đây?”. Lúc này, bốn quý tử họ Lý mới điếng người vỡ lẽ đã trúng kế mỹ nhân, bèn vội vàng che mặt lủi mất.
 

26 tháng 7, 2012

SỢI TÌNH

                                     Tác giả: Nguyễn Sĩ Nhiếp ( Thị trấn Nghi xuân -Hà Tĩnh)



              SỢI TÌNH
Mải thơ quên tuổi tác mình
Sợi tóc thì bạc sợi tình thì xanh
Vui cùng thơ phú năm canh
Sợi tóc cứ bạc vẫn xanh sợi tình

                 LỘC BIÊC
Hoa cam phảng phất vườn nhà
Hồn say lộc biếc nõn nà sắc xuân
Xin khất vào thọ bát tuần
Trái đất còn trẻ vội mừng chi ta

              LỬA TIM
Bát tuần một thoáng vu vơ
Hồn say lộc biếc trăng mơ cuối ghềnh
Ô hay yến lão bát tuần
Lửa tim bốc cháy bập bùng thời xanh

             ĐỘC THOAI
Cột mốc bát thập qua rồi
Với người thì đã da mồi tóc sương
Riêng mình còn lắm tơ vương
Trên tay cháy dở cây hương còn trầm

             NGẮM TRĂNG
Ngọt ngào vào tuổi tám ba
Đời đang nhủ lộc nở hoa đầy cành
Trang thơ thấm đẫm chữ tình
Chênh vênh sườn núi Thiên Cầm ngắm trăng

             HỘI NHẬP
Vào thời vê kép a còng
Nên tôi thích mốt lòng thòng lôi thôi
Bao giờ cháu khóc ông ơi
Thì tôi ,mới hết lôi thôi lòng thòng

             TRĂNG GIÓ
Nào nào giờ chẳng còn ai
Đồng không mông quạnh chỉ hai chúng mình
Đừng, anh trăng vạch lá nhìn
Gió hay thóc mách tỏ tình em lo.

            TƠ LÒNG
Ai bảo tình yêu sẽ hết
Khi người tóc bạc răng long
Tôi bảo trái tim còn đập
Còn giăng mắc sợi tơ lòng


Sỹ Nhiếp
Thị Trấn Nghi Xuân-Hà tĩnh
ĐT:01652593336

25 tháng 7, 2012

EM CÕNG

Cây sanh  giá 10 tỉ
                                                                       
                                                          Tác giả: Nguyễn Sĩ Nhiếp

Chị cho tôi nói khoác
Làm gì có đến đêm bảy, ngày ba
Tuổi tám tư pủ ri còn tốt
Đúng y cheng em cõng cụ về nhà


ĐƯỢC PHONG ANH

Với người lão giả an chi
Với tôi lão thật còn đi Xuân Thành
Vùng này cụ được phong anh
Chủ trương trẻ hoá trở thành trai tơ


CẢM ƠN

Cảm ơn trời đất
Tôi được chút thành danh
Không vì nền học vấn
Vì giỏi đi Xuân Thành


KHEN TÔI

Nhiều người khen tôi đi xe máy
Có gì đâu dễ ợt thôi mà
Tám tư, đi Xuân Thành mới khó
Thở đều đều nhịp bảy nhịp ba


SỐNG THÀNH THẬT

Tôi làm thơ không đụng đến ai
Sống thành thật có răng nói rứa
Chuyện ấy ,không còn như ngày xưa nữa
Tháng, tám lần gắng đạt chỉ tiêu
                                  Sỹ Nhiếp( Xuân Giang)




GỪNG GIÀ

                             Kính tặng bác: Nguyễn sỹ Nhiếp ( Xuân Giang)


Càng già, gừng lại càng cay
Răng long, đầu bạc vẫn say thơ tình
Câu thơ tròn, đẹp lung linh
Ý thơ trong sáng, nghĩa tình thủy chung
Nghi Xuân - Uy Viễn anh hùng
Địa linh  nhân kiệt, lẫy lừng non sông.

22 tháng 7, 2012

LY BIỆT

                      Kính viếng linh hồn Liệt sĩ :Trung úy-Bác sĩ  Trần Kinh.
                                                 nhân ngày 27-7
Liệt sĩ : TRÀN QUANG KINH
1958-1987



Anh về Thủ Đức sáng nay
Trời xanh, mây tạnh một ngày đau thương!
Người, xe cảnh vật bên đường
Cúi đầu vĩnh biệt! Đau thương lan dần
Một đời sống chỉ vì dân
Ra đi anh cũng âm thầm vậy thôi
Nghĩa trang quái vật nuốt người
Ngậm bao báu vật, của đời cần lao
Nỗi buồn thương nhớ nôn nao
Trời xanh tắt một vì sao sáng rồi
Chia tay anh những bồi hồi
Chỉ mong ngày gặp vui cười cùng nhau
Ai ngờ anh hẹn kiếp sau!
Lời vàng còn đó, thương đau tràn đầy!
Bây giờ em mới tới đây
Biết không anh, những tháng ngày nhớ thương!
                              Thủ Đức,26/10/1987

THƠ CÁI CHÀY

                         Thơ vui sưu tầm
Vợ chồng nhà nọ rất yêu thơ, cứ mở miệng ra là thơ. Bên cạnh nhà hàng xóm có đôi vợ chồng  cũng yêu thơ không kém. Một buổi chiều đi chợ mua được một  mớ cua đồng rất ngon ,bóc xong yếm định giã  ra để làm riêu cua, nhưng tìm mãi không thấy cái chày đâu, cô vợ liền sang nhà hàng xóm  gặp ông chồng ở  nhà  và nói:
Anh ơi! cho em hỏi cái này
Anh cho em mượn cái chày giã cua.
Anh chồng nhà hàng xóm vào lấy cái chày ra cho mượn và nói :
Chày anh, em thấy đẹp chưa!
Giã vừa chóng được, cầm vừa chặt tay.
Vừa lúc đó bà vợ hàng xóm về nghe được liền hỏi  ngay:
Nhà cô cũng có cái chày?
Sao cô lại thích, mượn chày nhà tôi.
Cô ả mượn chày  đỏ mặt tía tai vẫn chống chế cho đỡ ngượng:
Chày tôi nhỏ quá chị ơi!
Giã lâu không được, nên tôi sang nhờ
Anh chồng bên nhà ngồi chờ chày về để giã cua  liền nghe được  bèn nói vọng sang:
Thôi không mượn nữa em ơi
Nhỏ, to cũng giã được thôi kén gì! 

15 tháng 7, 2012

THÔI TA VỀ

                                       Thu Nguyệt
Thôi mình trở lại với quê
Lá cao đến mấy cũng về cội thôi
Quê nhà ta mến yêu ơi
Đây bờ tre chốn ta ngồi nghêu ngao
Đây trong vắt nước kinh đào
Tấm gương soi chẳng lừa nhau bao giờ
Ta xin lỗi cỏ gà xưa
Một thời tuổi nhỏ ngắt bừa đá nhau
Bây giờ ta mới biết đau
Biết thân  phận cỏ rơi đầu vì xanh
Ta xin lỗi ớt và chanh
Cay chua có mấy mà mình đã kêu
Ta xin lỗi nhé cánh diều
Đứt dây ta bỏ quên chiều gió mưa
Chân trần trở lại quê xưa
Mới hay rằng cỏ phải thưa vì màu
Mới hay là chẳng nơi đâu
Chân ta bước vững như cầu bến ta.

RỒI CÓ MỘT NGÀY TA NGOÁI LẠI

                                          Tác giả: Đinh Thị Thu Vân
Rồi có một ngày ta ngoái lại
Bạn bè ơi, khi ấy có còn nhau?
Cơn lốc đời đưa đẩy bạn về đâu
Ta ngoái lại tìm nhau, e mất dấu
Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm cảm thông ơi
Ta ngoái lại rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, ít chơi vơi
Ta ngoái lại tìm nhau, đừng sỏi đá
Đừng dập vùi chi nữa trái tim hoang
Thôi đừng nhớ  đừng quên  đừng xa vắng
Xin một lần tha thứ thuở lang thang
Tha thứ nhé, bạn ơi, ngày càng đắng
Ta quẩn quanh nuôi giữ xót xa mình
Tha thứ nhé những niềm vui không vóc dáng
Thuở yêu mê bè bạn khuất xa dần...
Rồi sẽ có một ngày, sau tháng ngày dâu bể
Chúng mình cùng ngoái lại tìm nhau
Ta nói yêu thương khi mắt đổi thay màu
Bàn tay héo cầm lâu cho ấm mãi
Trái tim héo, nụ cười xưa dẫu héo
Chỉ xin đừng tàn lụi chút niềm tin
Dẫu mong manh vụn vỡ chẳng nguyên lành
Xin hãy có một ngày nhen nhúm lại.

QUÊ HƯƠNG

                             Tác giả: Đỗ Trung Quân


Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương  là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ  giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương  là vàng hoa bí
Là hồng tím dậu mùng tơi
Là đỏ đôi bờ  dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.

14 tháng 7, 2012

TIẾN SĨ VƯỢT MƯƠNG

Ngày nay có một anh tiến sĩ ăn nói ,làm việc nhất nhất đều căn cứ theo sách vở,không giám sai một chút nào.Có một hôm tiến sĩ về  quê ,trên đường đi gặp một con mương rộng hai thước chắn ngang đường ,anh ta không biết  làm sao để vượt qua .Vừa lúc đó  có chú bé chăn trâu đi lại ,tiến sĩ hỏi " Chú bé ơi !làm sao để vượt qua  bờ mương bên kia?" Chú bé chăn trâu trả lời:" Cứ nhảy qua là được".Tiến sĩ nghe lời đứng sát đến bên mép mương chụm hai chân lại nhảy mạnh một cái"Ừ" một tiếng  tiến sĩ rớt thẳng xuống mương ,chú bé chăn trâu vội kéo tiến sĩ lên và cười nói:" Chú phải nhảy thế này mới được chứ " nói xong nó co một chân nhảy vọt qua mương nước một cách dễ dàng .Tiến sĩ lắc đầu mắng chú bé  chăn trâu " Đấy là vì cháu chẳng biết gì cả,co một chân lên như cháu  người ta gọi là NHÓT ,chụm hai chân lại mới gọi là NHẢY ,làm như cháu là nhót qua chứ không phải nhảy qua" Hiểu chưa?

NƯỚC MẮT VU QUY

Một bà nọ ở với đứa con gái đã lớn tuổi.Mấy lần có người đến  dạm hỏi  bà mẹ rất muốn gả chồng cho con  nhưng đám nào, đứa con gái cũng một mực từ chối , nhiều lúc nó  còn nói hỗn  với mẹ mình : "Thằng đó mẹ  muốn thì lấy chứ con nhất định  không..." Mãi tới khi  có người đàng hoàng ,tứ tế trong làng  đến dạm hỏi mặc dù con gái vẫn không muốn  nhưng bà  đã dùng quyền lực của mình  để ép nó  lấy chồng.Sau ngày cưới bà nóng ruột đợi con về thăm lại gia đình ,nhưng ngày này  qua ngày khác  đứa con gái vẫn biệt tăm .Hơn một tuần sau  mới thấy con gái lò mò về ,bà mừng rỡ chạy ra hỏi : Con ở nhà chồng  thế nào hả con? Sao lâu vậy mới về thăm mẹ?...Hỏi mãi  con gái vẫn không trả lời ,chỉ tấm tức khóc .Một lúc sau nó òa khóc càng to hơn ,bà mẹ hoảng hồn  dỗ mãi cũng không chịu nín .Phải một hồi lâu mới nghe con gái  hờn dỗi nói:
Mẹ ác lắm! Lấy chồng sướng vậy mà mẹ không nói cùng con . Biết  có chồng mà sướng thế này ,con đã lấy khi mới mười hai  tuổi.

CHỮ GÌ

Một đôi vợ chồng mới cưới ,tối đến chồng chỉ chữ "SONG HỶ" mà đố vợ:
Đố em biết chữ này là chữ gì?
Vợ đáp: Song hỷ
Không phải
Thì  Tam hỷ
Cũng không phải
Thì đó là Tứ hỷ
Cũng không phải nốt
Vậy chứ đó là chữ gì?Anh nói đi
Đó là chữ NGỦ HỶ!
Vợ mỉm cười hiểu ý chồng.Sớm mai thức dậy nàng tủm tỉm cười khẽ nói với chồng:
Anh ơi bây giờ thì em biết rồi  đó là chữ "SƯỚNG HỶ"

13 tháng 7, 2012

BÀI VĂN ĐIẾU MẸ VỢ

Bà: TRẦN THỊ TỈU
01/1929-05/2012
Than ôi! Con cháu vẫn mong bà trăm tuổi thọ
Ở trần gian dẫn dắt cháu con
Ai ngờ đâu bà đã không còn
Lật đật theo ông về miền tiên giới.
Nhớ khi xưa: Còn ở với bà, ông văn hoa, tài giỏi
Đa đoan nhiều phụ nữ mến yêu 
Đường ăn ở, sinh nhiều trắc trở
Thơ ông làm, bà có nợ quên đâu!
Tình thương con chịu đựng, dãi dầu
Bà đã giữ ông trong niềm thân ái
Vợ chồng, cha con lại thương nhau mãi
Cho đến ngày "Ta toại lòng nhau"
Và giờ đây! chung một nhịp cầu
Vợ chồng ngâu lại cùng nhau sớm tối.
Hỡi ôi! Xa trần gian bà vẫn còn mong đợi
Cho cháu con dâu, rể mãi an khang
Làng xóm gần xa, hạnh phúc vẹn toàn
Thật sự thương nhau, suốt đời gắn bó
Nội ngoại xa, gần cháu con thương nhớ
Vĩnh biệt Bà dòng lệ trào tuôn
Hàng xóm, thân quen thắp một nén hương
Đưa tiễn bà về miền tiên giới.
                        Thượng hưởng.

11 tháng 7, 2012

GIỮA ĐÊM

                        Gia Cương-Kỹ sư điện tử
        Thơ tặng vợ
Em nợ lòng nào cứ giận anh?
Cái gường mét rưỡi hóa mông mênh
Cái chăn thừa giữa,hai bên thiếu
Và mấy tấc lòng cứ chông chênh!
Vẫn biết làm thơ chẳng sẵn tiền
Nhưng vì  nghiệp chướng nợ tiền duyên
Đã theo kỹ thuật, theo khoa học
Mà cứ làm thơ......
                      Thế mới điên!
Lỗi của anh là lỗi trái tim
Yêu thơ như vợ ,ít yêu tiền
Giữa đêm thao thức-thơ-quên ngủ
Để khổ mắt em chói ánh đèn
Họ bảo nhà thơ"chập" với "gàn"
Ừ, thì  anh nhận ,chẳng kêu oan!
Khi trầm, khi hứng,khi đờ đẫn...
Dở dở ông đồ,dở dở quan!
Anh viết thơ rồi để đấy chơi
Chẳng luồn ,chẳng lách  chẳng ai mời
Ba nghìn năm nữa...em đâu biết
Có kẻ đi tìm...lúc rỗi hơi
Em giận ,nên anh phải giãi bày
Người chê thơ giở,kẻ khen hay
Thơ như bầu rượu men đời ủ
Đắng,ngọt,chua, nồng ...cuộc tình say!
Thôi nhé chắc em bớt giận rồi
Còn anh....
                 tạm gác mấy vần thôi!
Nửa đêm ,giờ tý,canh ba....nhỉ?
Đâu chỉ nhà thơ...
                      cũng khối người!

ĐẤT THIÊNG

Đất thiêng thì gọi địa linh
Nhân kiệt để chỉ dân mình tài ba
Địa linh nhân kiệt nghĩa là
Đất thiêng ,người giỏi mặn mà quê tôi!
Bôn ba đất khách quê người
Vẫn không quên được quãng đời ở quê
Càng già càng lại muốn về
Nghỉ ngơi , sinh sống trên quê hương mình
Đất thiêng  nhân kiệt hồi sinh
Nghĩa tình làng xóm ,thân tình anh em.
                                                                 Buôn Mê,tháng 7/2012


                          ĐỒ GIẢ


Đi một vòng quê Bác ,xuống tắm tại Cửa lò
Vừa đẹp lại vừa to, cả một rừng bát ngát
Toàn là hàng quá đát,mong má lại thịt da
Chuyên lừa khách đường xa.Cửa Lò nhiều đồ giả.
                                                Cửa lò,tháng 8/2008

TIẾC THƯƠNG

                                        
Ông : HOÀNG TÝ
1923 -2002
                                                 Kính tặng hương hồn cha: Hoàng Tý
Biết tin cha mất sáng nay
Con không về kịp trong này tiếc thương
Đã lâu cha liệt trên gường
Cháo cơm săn sóc, đoạn trường mẹ lo
Từ lâu con vẫn mong chờ
Cha vào Đak Lak một giờ cùng con
Tấm lòng nguyện mãi sắt son
Chữ trung, chữ hiếu vẫn còn y nguyên
Xa quê vào đất tây nguyên
Những mong kiếm được đồng tiền đỡ cha
Bây giờ người đã đi xa
Tiền tài bỏ mặc, ai mà vấn vương
Trong này con ,cháu nhớ thương
Không về kịp thắp nén hương cho người
Thương nhiều, tiếc lắm cha ơi.
                                          Buôn Mê,11 giờ ngày 26/12/2002.

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

                                   Nguyễn Thị Mai
Nhà không có bố buồn sao
Cái đinh cũng thiếu,con dao thì cùn
Bơm xe chẳng hiểu cái giun
Rát tay bật lửa đá mòn xăng khô
Không có bố ,không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ ,chẳng mâm
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái dột âm thầm mẹ con
Chẳng vui tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống đâu còn bán chai
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố biết ai pha trà?
Cho dù bãi mật phù sa
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

10 tháng 7, 2012

BÀI THƠ CÁI NỒI

                                                             VUI ...VUI...VUI

Một ông chồng thường hay say rượu,lần nào đi nhậu về đến nhà  cũng bị bà vợ cằn nhằn,chửi mắng.Quá nhiều lần như vậy ông ta rất bực mình nhưng vì đã say  rượu  nên đành ngậm bồ hòn chịu trận.Một hôm vui vẻ và tỉnh táo ông chồng phát hiện  vợ mình rất thích làm thơ nên đến lần  say rượu tiếp theo anh chàng liền vận dụng ngay.Vừa cho xe đậu tại sân nhà anh đã nói luôn:
                            Em ơi !cho anh nói vài lời
                      Em cho anh mượn cái nồi để nôn
Người vợ nghe thấy mỉm cười à ra thế chồng mình cũng biết làm thơ ,chắc là chưa say nên nói luôn:
                           Nồi em tuy nó không trôn
                     Miệng thì lại rộng anh nôn thỏa lòng
Anh chồng cao hứng nói tiếp:
                          Nói ra đừng có buồn lòng
                   Loại nồi rộng miệng ,anh không thể dùng
Bà vợ tức quá nổi giận đùng đùng ,biết ông đã quá say vừa dìu ông vào gường vừa đọc tiếp cho xong hai câu thơ mới ngẫu hứng nghĩ ra :
                         Tưởng rằng ông sức còn sung
                  Ai ngờ ông đã lăn đùng ngủ say.
Rồi quay trở ra sân, xô nốt cái xe máy vào nhà kẻo không trộm nó thỏ mất . 

6 tháng 7, 2012

CON CÁ GỖ

                                                      Mỗi vùng đất ,một hồn quê,một nền văn hóa ẩm thực
                                                             Con cá gỗ xin lắng lại chút hồn xứ Nghệ

Chuyện kể rằng: Chàng nho sinh ấy nghèo lắm,đến nỗi trong hành trang"Lai kinh ứng thí" của mình ,chàng chỉ có ít cơm độn sắn,khoai và....Muối rang.Để giúp cho bữa ăn hàng ngày ngon miệng ,chàng đã tự đẽo và mang theo mình một "Con cá bằng gỗ".Kỳ thi đình năm ấy thành công .Chàng vinh quy bái tổ sau những ngày lều chõng với một con cá gỗ giữa chốn kinh kỳ đầy của ngon vật lạ .Từ đó "Con cá gỗ" đã trở thành biểu tượng của một vùng đất hiếu học,thông minh và tràn đầy nghị lực-vùng đất Nghệ An -Hà Tĩnh ngày nay.

3 tháng 7, 2012

TÊN ĐÈO

Bao lần,muốn đổi tên đèo
Tiền nhân Hà Tĩnh" Ta nghèo do đây!"
ĐÈO NGANG oan trái tháng ngày
ĐÈO ĐÓI sự thật nay mai vẫn còn
ĐÈO ĐỨNG khuyên bảo cháu,con
ĐÈO NGHẾCH hiện tại trường tồn mai sau
Đường hầm chạy dọc ra,vào
Đói nghèo, bế tắc ngày nào lưu thông
Hậu duệ kính báo cha ông
TÊN ĐÈO cứ để song song cùng hầm.
                                     Hà tĩnh ,2009

Trang