20 tháng 11, 2013

Giấm táo - "Biệt dược" chữa bệnh nan y

Giấm táo được người Mỹ ưa chuộng vào cuối những năm 1950, và những năm gần đây giấm táo trở nên quen thuộc trong chế độ ăn của nhiều người. Chúng ta có thể kể đến những tác dụng của giấm táo như chống lão hóa, chữa bệnh tiêu hóa, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể... tuy nhiên gần đây có những nghiên cứu cho thấy nó có còn tác dụng chữa những bệnh nan y khó điều trị.
Giấm táo Biệt dược chữa bệnh nan y anh 1

Giấm táo có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả 

Chữa bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu mới đây cho thấy giấm táo có thể làm giảm mức đường huyết. Ví dụ, một nghiên cứu trên 11 người bị bệnh tiểu đường sử dụng 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ được kiểm tra vào sáng hôm sau sẽ giảm lượng đường từ 4%- 6%.
Giảm huyết áp cao: Người sử dụng salad có trộn dầu giấm 5-6 lần/ tuần có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn những người không sử dụng.
Ngăn chặn tế bào ung thư: Một vài nghiên cứu có thất giấm táo có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chận quá trình tăng trưởng của nó. Một số nghiên cứu khác còn chứng minh chế độ ăn uống có sử dụng giấm táo có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản.
Sử dụng giấm táo tốt nhất là hai muỗng cà phê mỗi ngày (có thể pha với nước lọc hoặc nước trái cây).
Nhưng tác dụng phụ của giấm táo cần lưu ý:
Làm hỏng men răng: Do có chứa hàm lượng axit cao mà việc tiêu thụ dấm táo thường xuyên có thể làm suy yếu men răng, khiến răng yếu đi và không còn sáng bóng. Để ngăn chặn tác hại này, bạn không uống thẳng dấm táo mà hãy pha loãng với nước hoặc uống bằng ống hút để hạn chế tiếp xúc với răng. Sau khi uống xong, nên súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ các axit trên răng của bạn
Giảm lượng kali trong máu và mật độ xương thấp
Một nghiên cứu năm 1998 cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều dấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu) và mật độ xương thấp. Điều này dễ dẫn đến bệnh loãng xương.
Kali máu có tác dụng duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Bất kể trường hợp tăng hoặc giảm kali trong máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu lượng kali trong máu bị giảm xuống, các cơ không còn hoạt động theo ý muốn nữa, gây liệt. Trong trường hợp thiếu kali máu thể nhẹ, bạn có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống, thể nặng thì cần truyền vào mạch máu.
Để ngăn chặn trường hợp thiếu kali trong máu và làm cho mật độ xương thấp đi, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều dấm táo, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Ợ nóng và khó chịu đường tiêu hóa

Tuy nhiên sử dụng giấm táo cũng cần lưu ý những tác dụng phụ vì nó chứa nhiều axit hàm lượng cao
Dấm táo cũng được coi là một loại thực phẩm có tác dụng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người khi dùng thực phẩm này lại thấy xuất hiện triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng... do lượng axit trong dấm táo không được trung hòa trong cơ thể. Đây là những khó chịu ở đường tiêu hóa rất phổ biến và gặp phải ở nhiều người, nhất là những người tiêu thụ quá nhiều dấm táo.Nếu bạn cũng từng gặp trường hợp này thì hãy giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng hẳn. Nếu đã không sử dụng dấm táo mà vẫn gặp các triệu chứng trên thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Tương tác với thuốc
Dấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như digoxin (thuốc trợ tim) , thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide), thuốc nhuận tràng theo toa và insulin... Sự tương tác này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí còn có thể gây ra phản ứng dẫn đến tác dụng phụ khi dùng cả hai loại này cùng thời điểm.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc này thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng dấm táo để chắc chắn rằng nó sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào. 
                                                                                                                                                                                                                                            Dã Quỳ

Không có nhận xét nào:

Trang