Cách mạng có thành công hay
không? Đảng có tồn tại được không? Quyết định là ở đội ngũ cán bộ của Đảng.
Đảng ta là Đảng mạnh, có bề dày lịch sử trong đấu tranh cách mạng để giải phóng
đất nước và giữ nước. Giành nhiều thành quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng ta không có sai lầm, những sai
lầm đó đã được chỉ ra ở nhiều kỳ đại hội. Nhưng gần đây vẫn tiếp tục mắc sai
lầm trong việc không tuân thủ các nghị quyết của Đảng về tập trung dân chủ, làm
khuấy động bất ổn nội bộ. Khuynh hướng mâu thuẫn chia rẽ trong Đảng đang tăng!
Nhìn những gì đang diễn ra với Đảng ta mà vô cùng lo lắng!
Lịch sử chưa bao giờ xảy ra việc BCH Trung Ương bác bỏ tới 2 lần ý kiến Bộ
Chính trị như ở Khoá 11. Không phải Trung Ương sai, Trung Ương đã rất sáng
suốt. Còn Bộ Chính trị phải nói thẳng là sai là không sáng suốt trong nhiều vấn
đề, không đoàn kết và để động cơ cá nhân xen vào. Trách nhiệm này thuộc
về ai? Không ai khác, chính là Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban
Tổ chức TW Tô Huy Rứa. Đến lúc này mới chứng minh được bầu chọn Nguyễn
Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Phạm
Quang Nghị, Trương
Tấn Sang là sai lầm của Trung Ương. Vừa qua những người này có
nhiều hoạt động, phát biểu khiến cho dư luận hết sức bất bình. Ở đâu cũng nghe
người dân nói Trung ương Đảng cần lắng nghe cho hết dư luận về những đ/c nói
trên. Quả thật, lúc này dân không còn muốn nghe tiếng nói của những đ/c đó trên
phương tiện thông tin đại chúng nữa. Có người nói, nhìn thấy ông “Trọng lú”
trên tivi là tắt ngay màn hình.
Nhân đây
liên tưởng tới Liên Xô vào cuối thập niên 80, khi đó tình hình chính trị ở Liên
Xô vô cùng đen tối dẫn đến sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô vào tháng 8/1991, đó là
một bài học vô cùng sâu sắc với chúng ta.
Trong lúc
khủng hoảng về cán bộ, nền kinh tế Liên Xô cực kỳ khó khăn. Những Đảng viên
Đảng Cộng sản Liên Xô đã tìm những đ/c mới để thay vào thế hệ lãnh đạo cũ – một
trong số đó làGovbachop (Mikhail
Sergeyevich Gorbachyov - Một anh bí thư tỉnh lẻ, thuộc lớp người trẻ có thành
tích nói rất hay và thu xếp rất chu đáo cho lãnh đạo cấp trên mỗi khi xuống địa
phương nghỉ mát nên được lãnh đạo cấp cao chú ý tới). Cùng với Govbachop,
họ quy hoạch và bố trí một số nhân vật rất cơ hội như Alexander
Nikolaevich Yakovlev (Đại sứ Liên Xô tại Canada, người được CIA
tuyển dụng), Eduard Shevardnadze (Bộ
trưởng Ngoại giao Liên Xô) vào các chức vụ chủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô,
kết quả là sau 6 năm cầm quyền của nhóm này đã hướng Đảng Cộng sản Liên Xô vào
đường lối cải cách theo tư duy “xã hội dân chủ”. Từ đó, họ đã gạt 110 UVTW và
hầu hết các UVBCT cũ ra khỏi guồng máy chính trị. Đưa gần 400 cán bộ gọi là trẻ
hoá có tư tưởng “xã hội dân chủ” vào BCH TW, Bộ Chính trị, và vào các chức vụ
chủ chốt trong chính quyền, quân đội, an ninh,… từ đó chúng lũng đoạn nội bộ,
đập phá quá khứ, huỷ hoại thành quả Cách mạng Xô Viết, quy chụp tội lỗi cho những
tượng đài của Cách mạng Xô Viết, Lên án Lênin và Xtalin bắt tay với đế quốc để
chống lại Xô Viết. Cuối cùng đẩy Liên Xô sụp đổ thảm hại và rất chua xót.
Govbachop tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 08/1991.
Nhìn vào Liên Xô sụp đổ có
nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô
đã sai lầm trong quy hoạch, lựa chọn cán bộ vào những vị trí chủ chốt. Để tránh
những sai lầm đó, việc quy hoạch và lựa chọn cán bộ chiến lược của Đảng ta lúc
này phải tránh được những sai lầm chúng ta đã phạm phải của các khoá trước.
Không thể chọn cán bộ theo cảm tính của một số lãnh đạo chủ chốt hoặc theo gợi
ý của một số lão thành theo kiểu “cậu này được, cậu kia được đấy” thì sẽ bỏ mất
những người thật sự xứng đáng. Lấy ý kiến rộng rãi là cần thiết nhưng phải thấy
không thể lấy ý kiến của ông ở Đắc Lắc, Tây Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Quảng
Ngãi,… để giới thiệu một ông TW ở Hà Nội hoặc một tỉnh nào đó vào diện quy
hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ chiến lược. Cái chính là phải đánh giá
cán bộ bằng những hoạt động thực tiễn của họ, những người có tâm huyết với đất
nước vì quyền lợi của nhân dân, trung thành với sự nghiệp của Đảng, nhận biết
bạn thù rõ ràng, có tư tưởng đổi mới, có khả năng chỉ đạo và hoạt động thực
tiễn có hiệu quả cao, có được niềm tin tưởng của lực lượng vũ trang nhân dân
thì xứng đáng đưa vào quy hoạch. Từ đó Đảng tiếp tục hoàn thiện cho họ
về phẩm chất chính trị, về đạo đức, về năng lực quản lý điều hành đến khi họ
được bố trí vào cương vị cao họ sẽ không bao giờ phản bội lại lợi ích của Đảng
của Nhân dân và Tổ quốc.
Giai đoạn này xuất hiện quá nhiều cán bộ
cơ hội, họ sống lửng lơ, gió chiều nào theo chiều đó. Chỉ mong sao
lấy lòng cấp trên, được lòng cấp dưới. Họ, vợ họ thường
xuyên đi chùa chiền, lạy trời khấn phật độ trì thắng quan tiến chức. Họ xin
doanh nghiệp về tài chính để bôi trơn chức vụ. Công việc làm ít nhưng lên tivi
nói hay, nói nhiều và cuộc lễ nào cũng có mặt. Trong các hội nghị luôn luôn cho
mình là nhà lý luận, là người anh minh thông thái hơn người. Trong tâm can thì
tham vọng ngổn ngang. Nếu quy hoạch đúng vào loại người này thì vô cùng tai
hại. Vì họ có “ma thuật” làm mờ mắt những người lãnh đạo, nếu họ lọt vào những
vị trí chức vụ chủ chốt thì nguy hại không kém gì Govbachop ở Liên Xô.
Xin Ban Chấp hành Trung Ương tỉnh táo để nhìn người, phải mạnh dạn đào tạo
những người tuổi trẻ, có năng lực và đạo đức. Nhưng cũng trân trọng, tôn vinh
những người đã qua thử thách vì họ là những người vì dân, vì nước, có những
cống hiến cụ thể cho đất nước, cho nhân dân thì dù tuổi có cao hơn họ vẫn xứng
đáng được tiến cử vào các chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước vì đất nước
cần họ. Một tổ chức có già, có trẻ là một tổ chức cân bằng, ổn định và vững
mạnh.
Trước tình hình khó khăn như hiện nay, Ban Chấp hành Trung Ương bàn tới việc
quy hoạch cán bộ chiến lược là rất hoan nghênh. Hệ thống chính trị nước ta có
đủ những cán bộ có tâm, có tầm để gánh vác công việc của đất nước, đem lại hạnh
phúc của nhân dân. Tuy nhiên cũng đầy lo lắng nếu như phần tử
cơ hội chính trị vẫn nắm quyền lãnh đạo thì sẽ là một tai hoạ
cho Đảng, cho chế độ chính trị ở nước ta.
P.V.K
(Cán bộ lão thành)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét