Một thời bom đạn đã qua
Một
thời trai trẻ xông pha chiến trường
Nay
về cuộc sống đời thường
Soi
gương, tóc đã điểm sương mái đầu
Gia
tài nào có gì đâu
Xích lô, ba gác
nhuốm màu thời gian...
Tuổi ngoài 80, hằng ngày ông Trân vắt sức
đạp xích lô kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi con bệnh tâm thần - Ảnh: Nguyên Linh
Ông già xích lô ngồi ở ngã tư Bà Triệu - Tố
Hữu (TP Huế) mở đầu câu chuyện bằng những vần thơ lột tả cuộc đời nhọc nhằn của
mình.
Trưa. Huế đầu hè oi bức, mùi nhựa đường bốc lên khét lẹt.
Ông Bùi Hữu Trân (80 tuổi, trú phường Phú Xuân, TP Huế) đẩy chiếc xích lô cũ
rích cố tìm bóng mát để trốn cái nóng phả hừng hực. Đôi tai ông vẫn căng ra để
ngóng xem may mắn có ai đó gọi mình chở hàng. Ở góc phố này, người qua đường
dường như quá quen thuộc với hình ảnh của ông - một cụ già khắc khổ, mái tóc
bạc trắng, ngày ngày phơi nắng phơi mưa đợi khách. Suốt 30 năm qua, hằng ngày
ông vắt sức đạp xích lô kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi vợ con. Cánh xích lô biết
chuyện quý mến ông, thường nhường khách để ông kiếm thêm ít tiền. Mọi người
thường gọi vui ông là “trung tá xích lô”.
Ông vốn là chiến sĩ trung đoàn Trần Cao Vân, từng tham gia
chiến đấu ở chiến trường Bình Trị Thiên trong cả hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Sau ngày đất nước thống nhất, ông rời quân ngũ trở về cuộc
sống đời thường với quân hàm trung tá. Ông được chuyển ngành làm thợ máy ở một
công ty cơ khí, đến năm 1980 về hưu. “Cuộc sống bề bộn khó khăn, đồng lương hưu
ít ỏi không trang trải đủ chi phí gia đình. Thế rồi tôi gắn đời mình với nghề
xích lô” - ông tâm sự.
“Nhật ký” đời ông là một chuỗi tháng ngày cơ cực, từ khi
sinh cho đến lúc “gần đất xa trời” này dường như ông vẫn chưa có được một ngày
sống thảnh thơi! Ngày trước còn khỏe, khách thuê chở đông, giờ đã già sức giảm,
mỗi ngày đạp xích lô chỉ kiếm được bốn năm chục ngàn đồng để trang trải chi phí
sinh hoạt và tích cóp trả nợ. Nhiều người thương kêu ông chở ít vật liệu xây
dựng hay đồ gia dụng để ông có ít tiền, có người biếu ông bộ quần áo, đôi
giày...
Nhắc đến con, ông lại trào nước mắt: “Vợ chồng tui có ba mặt
con. Hai đứa con trai bị mắc bệnh tâm thần, ngô nghê như đứa trẻ lên ba”. Bần
thần một lúc, ông nói: “40 năm trước, cũng vì quá ngặt nghèo mà vợ chồng tôi
buộc phải bấm bụng cho đứa con gái út đi làm con nuôi”.
Cuộc sống nghèo khó, gia đình ông phải ở ké nhà người chị
ruột suốt mấy chục năm. Hằng ngày ông gò lưng đạp xích lô chở hàng thuê khắp
ngõ ngách TP Huế, rồi tất bật trở về chăm vợ bệnh, bón từng thìa cơm cho đứa
con tâm thần. Năm năm nay, tổ ấm của gia đình ông trở nên lạnh lẽo bởi vợ ông
chết vì bạo bệnh. Nhiều đêm ông khóc nhìn đứa con lên cơn điên, quậy phá trong
nhà. Mới đây, ông đau đớn nhìn con trai thứ hai mắc bệnh tâm thần trút hơi thở
cuối cùng. Nhà ông càng trở nên quạnh quẽ, cuộc sống mưu sinh thêm đơn độc.
Hằng đêm ông vẫn canh cánh nỗi lo số tiền nợ vay của người thân để lo chi phí
đám tang cho vợ và con trai xấu số.
Dù tất bật trong cuộc mưu sinh nhưng ông vẫn có niềm tin và
đam mê mãnh liệt với thơ. Những bài thơ - đứa con tinh thần - được ông đóng
khung treo trang trọng khắp nhà, nhiều bài thơ được chọn đăng trên báo và tạp
chí. Ông chia sẻ nhờ yêu thơ mà ông có thêm niềm tin để sống, không cảm thấy
đơn độc. Nói rồi, ông ngâm bài thơ Tâm sự đời tôi của mình cho tôi nghe để giãi
bày nỗi lòng:
Cơ cực vẫn còn, tuổi tám mươi
Hẩm hiu đeo đẳng mãi không
rời
Chạy tiền từng bữa xoàng đôi mắt
Kiếm gạo qua ngày đến hụt hơi
Mỏi gối
đau lưng luôn gắng sức
Dầm mưa dãi nắng khó nên lời
Mong sao còn khỏe làm ăn
được
Mơ ước đời tươi, chỉ thế thôi!
NGUYÊN LINH - VĂN THÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét