Cũng như mọi năm, dù bận rộn thế nào thì
vào ngày 4/5 âm lịch, người dân thành phố cũng tranh thủ mua vài chục bánh ú
tro, ít hoa quả để chuẩn bị cho ngày Tết diệt sâu bọ vào ngày hôm sau (5/5 âm
lịch).
Để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ, ngay từ sáng
11/6 (tức 4/5 âm lịch), rất đông người dân thành phố đã hối hả đổ về các chợ để
mua sắm lễ vật chuẩn bị cho bàn cúng. Các sạp bánh ú tro, rượu nếp, hoa quả…
luôn đông nghịt khách.
Dù cuộc sống hối hả, người dân thành phố
vẫn giữ gìn phong tục cúng bánh ú tro trong ngày Tết Đoan ngọ
Dạo quanh các chợ truyền thống ở khu vực
trung tâm TPHCM như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Tân Định (quận 1), Nguyễn Văn
Trỗi (quận 3), chợ Bình Thới (quận 11)… đều thấy lượng người mua bánh rất đông.
Trên 1 số tuyến đường như Nguyễn Trãi (quận 5), Lê Văn Sĩ (quận 3)… cũng xuất
hiện nhiều sạp bán bánh tro di động trên vỉa hè để đáp ứng nhu cầu của người
dân trong dịp này.
Tuy vậy, các tiểu thương vẫn than sức mua
năm nay yếu dù giá bánh tro không tăng so với năm ngoái. Chị Hoàng Thị Tuyết
(tiểu thương chợ Tân Định) cho biết: “Thường như mọi năm đến thời điểm này
người dân mua bánh rất đông, thế nhưng năm nay lượng người mua bánh tro giảm
hẳn”.
Ghi nhận của phóng viên trong sáng 11/6,
giá bánh loại bánh ú tro có nhân giao động trong khoảng 30.000 - 40.000
đồng/chục, giá bánh loại không nhân giao động trong khoảng 25.000 - 30.000
đồng/chục, lá treo 5 ngàn đồng/bó, cơm rượu 15 - 25 ngàn đồng/hủ…
Các gian hàng trái cây cũng tranh thủ tăng
giá
Một số loại hoa quả thường dùng để cúng
kiếng cũng nhích giá lên một chút so với ngày thường. Cụ thể, giá các loại trái
cây ghi nhận tại chợ Tân Định (quận 1) như: vải thiều giá từ 35 – 40 ngàn
đồng/kg (tăng 5 ngàn đồng/kg so với ngày thường), xoài cát 30 ngàn đồng/kg
(tăng 5 ngàn đồng/kg), nhãn 60 ngàn đồng/kg (tăng 10 ngàn đồng/kg), thanh long
25 ngàn đồng/kg…
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được
tại các chợ và các tuyến đường bán bánh tro cúng Tết
Đoan ngọ:
Cơm rượu cũng được người dân ưa chuộng.
Đổ xô tắm biển xả xui ngày tết Đoan ngọ
Cứ đến khoảng giữa trưa
ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn (Bình Định) lại đổ xô
đi tắm biển… xả xui.Cao điểm nhất là lúc 12h, bãi biển đông nghịt
người như đi hội.
Nhiều người tin rằng nước
biển sẽ cuốn phăng đi mọi xui rủi vào ngày tết Đoan ngọ
Người dân ở đây quan niệm, vào giờ Ngọ (12
giờ trưa) tết Đoan ngọ, nước biển sẽ cuốn phăng những xui xẻo, phiền toái, rắc
rối và đem đến nhiều may mắn.Nhiều thí sinh và phụ huynh từ nơi khác tới
đưa con đi ôn thi đại học cũng xuống biển tắm cầu mong một mùa thi thuận lợi.
Tết Đoan ngọ: Gặp
bà Trợ “lá mùng năm”
Hơn 50 mươi năm qua, bà Nguyễn Thị Trợ vẫn đều đặn trên vai
gánh lá đi bán. Người làng quen gọi bà là bà Trợ "lá mùng năm".
Cái lưng còng võng
theo thời gian, ở tuổi 75, đáng ra bà phải được nghỉ ngơi. Nhưng cuộc đời
xui khiến, đến nay bà vẫn một thân một mình.
Gặp bà
Trợ tại căn nhà thuộc tổ 15, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng (sát chân núi
Phước Tường) để lại cho người ta một cảm giác thật khó quên.
Bà Trợ dáng người
nhỏ thó, đi dôi dép lào, mặt bộ đồ bà ba bạc màu, tóc phần đỉnh đầu rụng đi gần
nửa, bốn chiếc răng cửa trên đã rụng đi từ rất lâu, cái lưng còng làm bà
khi bước đi mặt lúc nào cũng phải cúi xuống đất. Nhưng thật lạ, khi tiếp xúc
nói chuyện miệng bà luôn nở nụ cười hiền từ.
Bà Trợ với cái nghề bán
"lá mùng năm" đã tần tảo suốt 50 năm
Bà Trợ kể: “Khi
xưa, trong làng Hòa An có nhiều người đi bán lá lắm, nhưng chỉ toàn phụ nữ gánh
đi bán thôi (còn đàn ông lo việc đồng áng). Bây giờ phần đông do tuổi đã cao,
sức yếu họ không còn đi bán lá nữa. Hơn nữa họ đều đã lên chức nội, ngoại có
người lên cố, con cháu đầy đàn, hằng ngày họ được phụng dưỡng, còn như tui
đây... một thân một mình".
“Cứ dịp đến Tết Đoan
ngọ là người ta mua lá uống nhiều lắm. Nhiều bữa gặp hên,
có nhà mua hết gánh luôn (trung bình gánh 200 ngàn). Những ngày này đi bán cảm
thấy trong lòng vui sướng vì có thêm được nhiều tiền để dành lúc mưa gió sắp
đến”, bà Trợ nói.
"Nghề"
hái "lá mùng năm" ở làng Hòa An đã có
từ lâu đời. Các bậc cao niên ở Hòa An kể lại rằng,
ngày trước, làng nằm lọt trong rừng, nên các loại cây thuốc nam quý mọc
rất nhiều. Thành ra, người làng Hòa An bên việc đồng án còn
có thêm nghề hái lá thuốc.
Bà Trợ kể: “Có lần
đang bứt lá bàu đường không may bị con rắn lục cắn trúng cổ tay phải nằm nhà
hơn hai tháng mới đi lại được, tưởng chừng như đã chết đến nơi rồi”.
“Công việc này cũng
hay lắm, không bỏ đồng vốn nào hết, chỉ bỏ công sức lên núi Phước Tường gần đó
mà bứt về. Nhưng những năm gần đây do đô thị hóa nhanh quá, núi Phước
Tường ngày càng nhỏ lại (do việc khai thác đá - PV). Nên các loại lá không còn
nhiều như trước. Muốn được nhiều phải đi vào sâu có khi đi từ sáng sớm đi tối
mịt mới về, có khi phải lặn lội qua triền núi Sơn Trà lận, vất vả hơn rất
nhiều", ông Nguyễn Hữu Phán (bà con với bà Hai Trợ), cũng là dân "bứt
lá”, cho hay.
Ngoài bà Hai Trợ
ra, trong làng Hòa An vẫn còn có một số gia đình giữ cái nghề “lá
mùng năm”. Lá khi nấu xong có màu nâu nhạt, mùi thơm rất dễ chịu và vị ngọt
đọng lại trong miệng rất lâu. Từ lâu, đây là thức uống quen thuộc của
người dân địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Phán với kho
"lá mùng 5"
Chị Lưu Thị An, trú tại tổ 2
cùng phường với bà Trợ cho biết: "Mấy năm nay tui ngày nào cũng uống
nước lá do bà Hai Trợ bán, lúc trước tôi mập lắm, bị nhiễm mỡ trong máu, còn
thêm phần cao huyết áp nữa chứ. Vậy mà nhờ uống nước lá của bà thân thể
hiện nay gọn lại, mà huyết áp lại ổn định”.
"Lá mùng 5" thường gồm các loại: bàu đường, rễ tranh, cam thảo, diệp hạ châu (cây chó đẻ), hà thủ ô… Khi nấu chung có vị đắng lẫn ngọt, tính mát. Có công dụng rất tốt như: sát trùng, tiêu ứ, thông độc, lợi tiểu, thông huyết điều kinh... điều trị viêm gan siêu vi B, mỡ trong máu, ung nhọt, bệnh chứng ở ngoài da, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột. Lưu ý những người thường xuyên bị tiêu chảy cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng (theo lương y Nguyễn Phùng Hưng).
Chị An nói thêm: "Xưa kia trẻ con bị ung nhọt, mẫn ngứa, rôm sảy làm gì có thuốc tây như bây giờ mà uống đa phần được gia đình nấu nước lá mùng 5 uống vài lần là tự nhiên khỏi".
|
1 nhận xét:
Tết đoan ngọ mồng năm tháng năm chung cho mọi người ở đất Việt Nam nhưng mỗi một miềm quê lại có một tập tục riêng ở quê mình thường giữa trưa 12 giờ (giờ ngọ) mỗi người thường ra vườn hái hoa vừng nuốt mong mắt càng ngày càng sáng ,những người có trẻ con thì đúng 12 giờ đi tìm bắt con thằn lằn(Thạch sùng) về ngắt đuôi rồi cho bơi vào chậu nước sạch tắm cho con để trừ rôm sảy mong cho mát da ,mát thịt nhưng thạch sùng vào thời điểm này nó trốn sạch không dễ gì thấy để mà bắt , mọi người hãy chú ý mà xem cứ đến khoảng gần 12 giờ trưa ngày 5-tháng 5 âm lịch rất hiếm khi thấy thạch sùng.
Đăng nhận xét