11 tháng 1, 2014

Lễ 100 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa- Đảo Yến

Sáng nay ngày 11/1, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức lễ 100 ngày mất cho Đại tướng tại Vũng Chùa- Đảo Yến. Trước đó, gia đình Đại tướng đã thông báo sẽ tạm dừng đón khách viếng mộ Đại tướng, và tiếp tục đóng khách viếng sang 14h ngày 11/1.

Cận cảnh lễ 100 ngày Đại tướng:
Từ sáng sớm, người nhà Đại tướng đã có mặt đông đủ dâng hương và chuẩn bị tổ chức lễ 100 ngày mất Đại tướng.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã chuyển trống đồng, súng thần công và kiếm lệnh vào Vũng Chùa để dâng lên anh linh cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến trong dịp lễ 100 ngày mất của người.
Bên cạnh đó, rất nhiều đoàn là các cựu chiến binh, thương binh, chiến sỹ cảnh sát, quân đội đã về đây để dâng lên anh linh Đại tướng nén tâm hương. Mỗi người một tấm lòng, nhưng đứng trước khu mộ của Đại tướng, ai cũng trang nghiêm, thành kính hướng về người, cầu mong người được an giấc nghìn thu. 



Gia đình Đại tướng có mặt từ sớm để chuẩn bị lễ 100 ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình bên mộ Đại tướng.


Trống đồng ,súng thần công tỉnh Thanh Hóa dâng Người





Con trai cả Võ Điện Biên, con trai út Võ Hồng Nam thay mặt gia đình đón nhận tặng phẩm của tỉnh Thanh Hoá.

Tỉnh Thanh Hoá kính dâng trống, pháo và kiếm lệnh lên Đại tướng.
Chiều ngày 4/10/2013 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam đã từ trần vào lúc 18 giờ 8 phút, hưởng thọ 103 tuổi.
Đại tướng qua đời tại Bệnh viện Quân Y 108 (Hà Nội), nơi Đại tướng được chăm sóc trong thời gian qua.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đại tướng vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đại tướng là người chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông cũng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968). Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
                                                                                                                                           H.Nguyên

Thay nén tâm hương tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hà Trọng Đạm


 (Bài thơ có 103 câu tượng trưng 103 tuổi)

Đất nước đi qua mấy cuộc chiến tranh
Sau lưng cụ...bao nhiêu là..ông tướng
Tình quí trọng sẽ trở thành phần thưởng
Anh lính ,nhân dân ..bè bạn...năm châu

Còn lại gì? Để lại cho nhau
Cụ ra đi nhưng muôn đời vẫn sống
Có những kẻ quyền cao chức trọng
Sống bê tha...đã chết...ở lòng dân

Thời chiến tranh con mê mải hành quân
Ngày hòa bình con ngược xuôi lam lũ
Con thương con và thương đời Cụ
Làm trưởng ban sinh đẻ một thời!!

Cụ bảo rằng:”Đảng phân công tôi”
Cương vị nào cũng hoàn thành nghiêm túc
Thật trớ trêu...Sống làm theo lời Bác
Ngoài Cụ ra ..còn có những ai theo?

Cán bộ Trung Ương..Lớp lớp..rất nhiều
Ai gương sáng- sống  vì dân vì Đảng?
Ai liêm khiết để nhân dân tôn kính
Cụ đi rồi còn lại có ai đây ?!

Sự nghiệp chiến công nhắc được mấy ngày?
Cụ về quê không vào Mai Dịch
Cả lúc chết vẫn làm điều có ích
Vẫn nhân sinh vẫn hòa hợp nhân quần

Những bài điếu văn đọc trước toàn dân
Có thành tích đặt vòng tránh thai không nhỉ?!
Đại tướng ơi những trầm luân dâu bể
Vẫn kiên trung vẫn bình tĩnh lạ thường

Mọi buồn vui đã để lại sau lưng
Người thanh thản đi về theo Tiên Tổ
Rất có thể chết chưa yên...còn khổ
Lại ngợi ca...lại bài học..tấm gương

Đời trải qua vinh hạnh với nhiễu nhương
Thực sự vinh quang cũng nhiều buồn tủi
Rất bản lĩnh Cụ biết đường ,biết lối
Biết địch biết ta ... sống đến bây giờ

Có những điều không thể viết thành thơ
Không thể viết ra vì biết gì mà nói
Nén tâm nhang rực lòng con không khói
Nước mắt không rơi con tiễn đưa Người

Những ngày này khắp miền ngược miền xuôi
Con dân Việt cùng bạn bè Quốc Tế
Nước mắt rơi những nén hương cháy đỏ
Nỗi tiếc thương vô hạn gửi theo Người

Tiếng đàn bầu vọng mãi:Đất nước tôi....
Mấy cuộc chiến tranh ,mấy nghìn ông tướng
Ai sinh ra từ lụa là sung sướng?
Ai trưởng thành từ mĩ vị cao lương

Ai sống xa hoa không biết chiến trường
Ai rách quần ghế giảng đường ,học viện
Ai đến thắp hương chắp tay kính viếng
Cụ nằm yên...nói với Cụ điều gì?

Những bậc cao niên những em bé nối nhau đi
Rất im lặng dọc vỉa hè nhà Cụ
Nhích từng bước để thắp hương tưởng nhớ
Có ai bắt đâu.. tự nguyện đấy mà

 Có những người khóc tiễn mẹ tiễn cha
Nay lại khóc khi nghe tin Cụ mất
Khắp miền quê những ông già chân đất
Ngồi luận bàn thương Cụ hậu chiến tranh

Có những em thơ tóc vẫn tơ xanh
Ánh mắt sáng đi thắp hương viếng Cụ
Có những người vượt hơn ngàn cây số
Đến tận nhà thắp cho Cụ nén hương thơm

Có bà mẹ sắp đến ngày sinh con
Bước chậm chạp theo dòng người đi viếng
Có cụ già lấy khăn tay lau kính
Nước mắt rơi như con trẻ sụt sùi

Cũng khối người đảo mắt ...liếc soi
Qua ánh mắt tỏ ra điều khó chịu
Chắc họ nghĩ ngày mai mình đến lượt
Dân có thương có kính thế này không....

Tình yêu thương,kính trọng khắp mọi vùng
Nỗi nuối tiếc trào dâng như sóng bể
Những người lính gọi Cụ là Anh Cả
Trí dũng song toàn như tấm gường  soi

Câu hát còn gọi mãi: Đất nước ơi
Còn nhắc lại những ngày lam lũ
Quên sao được thời chiến tranh giặc giã
Khói lửa mịt mù phía trước phía sau

 Lời quê hương thon thả tiếng đàn bầu
Như thấu hiểu nỗi đau lòng mẹ
Có hiếu hết trầm luân dâu bể
Đánh giặc xong rồi...lo việc phòng thai!!

Đất nước này đâu của riêng ai
Ai vô cảm ,ai gây điều oan trái
Dân ta biết ,dân hiếu, dân nhìn thấy
Nén hương buồn tiễn đưa Cụ ... tri ân

Cao cả hơn là sống giữa lòng dân
Dân tôn thờ bậc tài hiền ân nghĩa
Vẫn trở lại với Quảng Bình , Nhật Lệ
Nơi sinh ra nơi kí thác cuối đời

Xin cúi đầu bái lạy Cụ...Cụ ơi
Đất nước này có những ai như Cụ?!
Không tham lam không lộng quyền ích kỉ
Sống để cho,không vụ lợi ,xưng hùng

Đã đi vào nơi ấy cõi hư không
Cụ có thương dân tình đang nhức nhối?
Nạn tham nhũng chuyên quyền.. vô lối!
Vẫn gây ra từ “công bộc”: A Còng(@ )

Nắm đất mầu quê mẹ phủ là xong
Ngước mắt nhìn phía trời xa bái vọng
Thương nhớ Cụ ...con hiểu...nhân cách sống
             Hà Trọng Đạm

Không có nhận xét nào:

Trang