14 tháng 9, 2013

ĐẶNG NGỌC VIẾT – CÁI CHẾT TỪ NỘI TÂM !


BÙI VĂN BỒNG
Trong mấy ngày qua, tiếng súng lúc 2 giờ chiều ngày 11/9, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình, tiếp đến là phát đạn tự tử của anh Đặng Ngọc Viết dưới chân tượng Phật bà Quan Âm  tại chùa Đông Sơn, đã làm xôn xao dư luận trong cả nước. Nhiều nguồn tin, chủ yếu bên ‘lề phải’ nói rằng anh Viết ham mê cờ bạc, lại bức xúc về ‘nội cảnh’, mâu thuẫn  gia đình, nên đã gây án.
Đó là lối thông tin theo chỉ đạo, đổ vấy trách nhiệm cho các yếu tố khách quan, các chi phối ngoại  lai, né tránh trách nhiệm. Nhưng ngay sau đó, những người dân địa phương nơi anh Viết cư trú đã phản ánh lên các trang mạng là: Anh Viết không phải kẻ bài bạc, đề đóm, mà do buồn gia cảnh nên chơi bài, đánh phỏm giải sầu, như bao người chơi giải trí, xả stress thôi. Và dư luận cũng cho rằng: Nếu vì mâu thuẫn gia đình thì cớ gì anh Viết xách súng đến bắn những cán  bộ nhân viên tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất T.p Thái Bình?

                      Có thể đình chỉ vụ án…
Trong bài “Vợ sắp cưới của kẻ xả súng ở Thái Bình lên tiếng” đăng trên Đất Việt, tác giả Hà Nguyễn đã ghi lại lời kể của chị Ngọc:  "Gia đình Viết có 3 anh em, Viết là con út. Bố Viết năm nay 82 tuổi sống tại quê ở huyện Kiến Xương, từng là bộ đội chống Mỹ và bị nhiễm chất độc hoá học, mẹ Viết mất năm 2011.

“Viết từng lao động bên Nga cùng vợ, song đã li dị và đưa 2 con về Việt Nam sống. Hiện Viết đang nuôi dưỡng người anh thứ 2 - bị nhiễm chất độc hoá học và đứa con trai út (đứa con gái gửi về quê)". Thầy Thích Đàm Hương – Trụ trì chùa Đông Sơn cho biết: Ông bố của anh Viết đã già yếu lại bị liệt, thêm gánh nặng lo toan gia đình đổ dồn vào vai anh Viết”…
Viết tự làm đi ảnh trước lúc đến TT Phát triển quỹ đất Thái Bình
Đã gánh nặng gia cảnh như vậy, lại thêm chuyện bức xúc về giải quyết bồi hoàn giá đất quá thấp, làm cảng thẳng thêm cho anh Viết. Chị Ngọc kể: “Nhiều lần Viết tỏ ra bức xúc vì đất của gia đình không được đền bù với giá hợp lý. Bà Lê Thị Tám cũng xác nhận: “Khi trò chuyện, Viết cũng tâm sự với những người phật tử chuyện mình bất mãn về việc đền bù đất đai”. Bà Tám cũng kể lại rằng: “Sau khi lang thang quanh chùa, Viết đi đến tượng Phật bà Quan Âm chắp tay đi vòng quanh hơn 30 phút. Đến khoảng 18h cùng ngày, khi tới giờ cơm, Đặng Ngọc Viết có xin một bát cơm chay ở nhà chùa để ăn sau đó ra ngồi tại phía lăng Phật bà rồi ngồi im tại đó”.  Như vậy, trên đời này còn biết tin vào đâu? Cửa Phật cũng khó nương, anh Viết đã chọn cái chết ngay dưới chân tượng Phật để được Phật chứng giám (?!).
Rõ ràng, gia đình anh Viết thuộc diện chính sách đặc biệt nhưng đầy khó khăn túng thiếu. Có lẽ, đêm ngày đồng tiền co bóp trên đầu anh Đặng Ngọc Viết. 
               Người giàu ra chợ thanh nhàn
Mua không trả giá chen ngang đồng tiền
             Người nghèo ra chợ lo phiền
            Móc ra, cất lại đồng tiền mồ hôi ( Chợ làng )  
Đã thế, chính quyền lại bồi hoàn giá đất không thỏa đáng, càng gia tăng thêm nỗi bức xúc. Rồi sắp cưới vợ, tiền đâu?
Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần.
Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng". Và, "Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh".  Trong những comment trên mạng, một bạn đọc đã viết: Có một thứ còn quý hơn cả độc lập tự do, đó là mạng sống. Người ta chỉ có thể tự hủy hoại mạng sống của minh khi bị dồn vào bước đường cùng, bởi sống còn khổ hơn chết, Đặng Ngọc Viết là một con người như vậy. 200 mét vuông căn nhà của anh bị giải tỏa và chỉ được trả 500 triệu đồng trong khi nếu lấy nền tái định cư thì phải bù thêm tiền. Anh đã lựa chọn lấy tiền với hy vọng dùng nó để mua một nền nhà khác song chính quyền TP chi trả làm nhiều lần nên hy vọng đó trở nên xa vời, buộc phải làm đơn xin trả lại tiền để lấy nền tái định cư nhưng không được chấp nhận. Nguy cơ vô gia cư đã hiện hữu mà "đi thưa" thì có lẽ người đàn ông 42 tuổi này hiểu rằng chắc chắn là "mệt người mà chẳng lên công cán gì" bởi anh đã biết vụ Đoàn Văn Vươn, vụ "hòn đá" ở Chư Se và nhiều người ôm cả mớ giây tờ đi gõ cửa các cơ quan công quyền ròng rã năm này qua năm khác cho đến khi nhắm mắt vẫn không thấy tăm hơi công lý. Tức nước vỡ bờ, tất cả những cái đó là nguyên nhân của sự kiện chiều ngày 11/09 tại Thái Bình như truyền thông đã đưa tin. Bây giờ thì anh đã về với Cao Xanh, đang rong chơi như mây như gió để lại dương gian bố già bị liệt, người anh tàn phế vì chất độc màu da cam, hai đứa con (vợ đã ly thân đang ở Nga) và nỗi day dứt cho những người có liêm sỉ còn đang sống. Chính quyền T.p Thái Bình bảo: “Quan hệ của chúng tôi với anh ấy là ô kê, việc đền bù giải tỏa rất ô kê, không có khiếu kiện gì, lỗi là của hắn, chúng tôi bao giờ cũng sáng lấp lánh…”. Và có lẽ họ ô kê cả cái chết ‘bất dắc kỳ tử’ trong nỗi quấn bách trăm chiều của anh Viết!  Thì biết vậy! Có lẽ chỉ Đức Phật là thấu hiểu hết nỗi khổ ải của chúng sinh nơi trần thế nên Viết đã chọn chân búc tượng Phật là nơi trút hơi thở cuối cùng và Ngài, hẳn đã mở cửa đứng đợi :"Vào đây, vào đây ta quạt cho, sao mà mồ hôi mồ kê nhễ nhại thế này". 
Như báo Đất Việt đã tìm căn nguyên vụ việc và lý giải: Người nhà hung thủ cho biết nguyên nhân vụ này có thể xuất phát từ việc đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đó, căn nhà nơi Viết đang ở có diện tích khoảng 200m2, được đền bù số tiền quá thấp và trả xé lẻ nhiều lần, muốn chuyển sang khu tái định cư phải bù thêm tiền trong khi anh Viết hoàn cảnh gia đình qúa khó khăn không thể xoay xở được. Ban đầu Viết định lấy tiền đền bù bằng tiền mặt nhưng phía UBND không trả một lần mà chia ra làm nhiều đợt. Sau khi lấy được 3 đợt, Đặng Ngọc Viết muốn chuyển sang hình thức nhận đất ở khu tái định cư và trả lại tiền mặt đã nhận nhưng không được chấp thuận…
  Như thế, căng thẳng từ nội tâm anh Viết đã lên cực điểm, chỉ còn chọn cái chết. Có người nói tỉnh queo và vô cảm: “Thì tìm cái chết, nhưng tại sao lại bắt người khác phải chết theo?”. Nói như vậy chỉ là xoay xoáy tư duy một chiều, mắt tế bào hình que, nhìn đâu chr thấy đó. Tại sao anh Viết đến thẳng Trung tâm PTQĐ và tìm gặp kỳ được ông Vũ Ngọc Dũng? Ông Dũng phải là đầu mối chủ yếu gây ra sự bất bình và đẩy tâm lý căng thẳng lên cao độ, anh Viết mới tìm đích danh như vậy! Ai sẽ làm rõ chuyện này?
Khi người ta không còn tin vào chính quyền, không tin vào công minh, kịp thời, chính xác của pháp luật và kèm theo những hành xử thiếu tôn trọng dân chủ, bế tắc không còn biết tin vào đâu để sống, thường là nguyên nhân dẫn tới quẫn bách và sinh ra chủ đích “tụ xử” ! Đúng không?
Vụ Đặng Ngọc Viết cần làm rõ 5 nội dung liên quan sau đây:
1 – Sự quan tâm thực hiện các chính sách hậu phương quân đội của địa phương T.p Thái Bình như thế nào?
2- Với hoàn cảnh đặc biệt do hậu quả chất độc da cam đối với CCB Đặng Văn Vu, bố của anh Viết, 82 tuổi, bị liệt và với những nạn nhân chất độc da cam trong gia đình anh Viết, địa phương đã quan tâm chu đáo chưa?
3 - Việc thực hiện các chính sách thu hồi, bồi hoàn, giải tỏa đất ở thành phố Thái Bình có gì khuất tất, ngoài vụ này có những vụ dân đang khiếu kiện giải quyết thế nào?
4- Trong vụ giải quyết chính sách thu hồi đất, tái định cư cho gia đình anh Viết có gì khuất tất?
5- Đã “ăn” kinh phí lớn, nhưng công tác thực hiện “Quy chế dân chủ cơ sở”, việc bảo vệ cơ quan có gì còn buông lỏng?...
Thế mà, Đại tá Nguyễn Đình Chung - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình, còn nói tỉnh bơ, như phủi tay: “ Đến thời điểm hiện tại, Viết được xác định là bị can duy nhất trong vụ án nhưng đã tự sát khi bị truy bắt. Vì lý do trên nên trong nay mai, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án và đình chỉ điều tra đối với bị can theo đúng quy trình tố tụng”. Trách nhiệm trước vụ tày đình này của cấp ủy, chính quyền, công an T.p Thái Bình chỉ có thế thôi ư?  Không thể “người chết hết chuyện”, không thể chối bỏ trách nhiệm như vậy!

Không có nhận xét nào:

Trang