12 tháng 3, 2015

Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến cao 636m

Tác giả: Kỳ Duyên (VnExpress)
KD: Bất ngờ, tối qua, một GS là một nhà khoa học mà mình rất quý trọng, gọi điện cho mình hỏi, có phải bài viết này là của chị KD. Mình thưa không phải. Chắc bạn này làm ở bên VnExpress và trùng tên (bút danh) thôi..
Vị GS nói rất kỹ lưỡng về chuyện này. Theo ông, hiện thế giới không có quốc gia nào tiếp tục theo đuổi việc xây dựng Tháp truyền hình nữa. Vì thời đại này, người ta không cần đến. Việc xây như vậy rất lãng phí tiền của..
Thì sáng nay, mình nhận được email của GS ghi chú khá kỹ lưỡng vấn đề này. Vì ông là nhà khoa học rất cẩn trọng. Xin đăng nguyên văn để bạn đọc nắm được thông tin và chia sẻ:.
Chào chị Kim Dung!
thống kê các tháp cao nhất Thế giới.
Có thể rút ra một số thông tin bổ ích từ trang ấy. Ví dụ:Các tháp cao trên 250 mét của USA là:
Năm xây Độ cao
1996  350,2 m
1962  329 m
1994  323,8 m
1956  317,6 m
1980  314 m
1973  295 m
1991  291 m
1953  257 m
Như vậy, tháp mới nhất của USA được xây dựng vào năm 1996, cách nay đã 19 năm, và chỉ cao 350,2 mét. Các tháp cao trên 250 mét của nước Đức thống nhất (Germany) là:
1969  368 m
1979  337,5 m
1977  292 m
1968  289,5 m
1992  282,2 m
1968  279,7 m
1981  266 m
1976  255 m
1969  252 m
Như vậy, tháp mới nhất của Đức được xây dựng vào năm 1992, cách nay 23 năm và chỉ cao 282,2 mét.
Tháp duy nhất cao trên 250 mét của Vương Quốc Anh (United Kingdom) được xây năm 1970 (cách nay 45 năm) và chỉ cao 330,4 m.
Tháp duy nhất cao trên 250 mét của Pháp là tháp Eiffel Tower, vốn dĩ không phải xây để làm tháp TV, đã được xây từ năm 1889 (cách nay 126 năm) và chỉ cao 324 m.
Nước Mỹ siêu giàu mạnh và rộng gấp 27,5 lần so với Việt Nam, mà chỉ xây dựng tháp TV cao nhất là 350,2 mét, và việc xây tháp cao như thế cũng đã diễn ra cách nay 19 năm. Điều đó chứng tỏ công nghệ đã phát triển đến mức để phục vụ nhu cầu xem TV của nhân dân thì cột TV không cần phải quá cao nữa. Trên thực tế, chỉ cần một chảo vệ tinh rẻ tiền thì bà con ở những vùng cách rất xa Hà Nội vẫn xem được TV, không chỉ từ Hà Nội mà từ mọi nơi trên thế giới.
Vậy mà theo bài “Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến cao 636m” đăng tại
thì “Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn cả tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo – Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu – Trung Quốc (600m).”Khi xem trang http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_tallest_towers_in_the_world
ta sẽ thấy: Trong số các tháp cao hơn 300 mét được xây dựng trên thế giới trong 20 năm qua thì chỉ ở Trung Quốc là nhiều nhất. Đó là nơi nhà nước (chứ không phải người dân) có rất nhiều tiền, tham nhũng hoành hành và khá sính danh “nhất…”. Mấy nước còn lại, như Iran, Kuwait, Azerbaijan, India… chỉ xây mỗi nước một cái, và đặc điểm chung của các nước đó cũng là nhà nước có đủ tiền và không phải là cường quốc công nghiệp hàng đầu. Ngoại lệ duy nhất là Tokyo Skytree, được hoàn thành năm 2012 ở Nhật Bản, hiện đang là tháp cao nhất Thế giới. Vì sao Nhật Bản xây tháp đó thì tôi chưa tìm hiểu. Nhưng xét về hiệu quả kinh tế (tức hiệu quả sử dụng của tháp TV) thì nơi đó cao hơn nhiều nơi khác trên Thế giới, vì chỉ riêng khu vực Tokyo đã có khoảng 13 triệu người sinh sống..
Blog KD/ KD xin đăng vấn đề này lên, rất hy vọng các bạn đồng nghiệp ở Đài THTW tham khảo, và nên có phản hồi, thậm chí có bài viết tường minh về vấn đề này trên báo chí để bạn đọc, khán thính giả xa gần nắm được vấn đề. Nếu chủ trương này không lạc hậu với lĩnh vực truyền hình quốc tế nói chung, thì rất tốt. Còn nếu đã là lạc hậu với thời cuộc, cho dù đó là ước mơ của ĐTHTƯ từ những năm 80-90, thì cũng nên xem xét nghiêm cẩn, tránh sự lãng phí, lại chuốc sự cười chê.
—————
Với độ cao này, công trình vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng sẽ thuộc loại cao nhất trong số tháp truyền hình đã được xây dựng trên thế giới.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG ngày vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam. Nguồn tin của VnExpress cho biết sau khi ký kết, 3 bên sẽ góp vốn thành lập một công ty cổ phần để chịu trách nhiệm, tiến tới lập dự án tiền khả thi, chọn nhà thầu thi công…
Phần vốn góp của VTV sẽ được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài, trong khi SCIC và BRG sẽ góp từ vốn kinh doanh.
BRG là tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính – ngân hàng, trong đó có SeABank.
Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn tháp Sky Tree ở Tokyo (Nhật Bản).
VTV dẫn lại lời phát biểu của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn cả tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo – Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu – Trung Quốc (600m).
“Khi nói chuyện về việc xây dựng tháp truyền hình, Thủ tướng nói tháp truyền hình sẽ phải cao nhất khu vực. Tôi đã hỏi Thủ tướng là cao nhất khu vực Đông Nam Á hay châu Á? Đông Nam Á thì đương nhiên sẽ là cao nhất rồi. Thủ tướng nói: Cao nhất châu Á”, ông Trần Bình Minh nói.
Trước đó, Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư dự án Tháp truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Đây được đánh giá là dự án tầm cỡ quốc tế, có tính chất đặc thù nên cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn BRG được lựa chọn sau khi Thủ tướng cho phép Đài Truyền hình Việt Nam chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực tài chính và kinh doanh, góp vốn cùng tham gia dự án.

Không có nhận xét nào:

Trang