1 tháng 3, 2015

KINH TẾ ĐI XUỐNG, NGAI VÀNG NỔI LÊN

Đầu năm mới, tôi đọc bài“Vì sao năng suất làm việc của người Việt thấp nhất”, đăng trên wb “Triết học đường phố’. Cá nhân tôi cho rằng tác giả chưa lý giải đúng nguyên nhân năng suất thấp. Tôi cho rằng, dân ở đâu cũng phải lo làm ăn, mà đã làm thì ai cũng mong đạt năng suất, hiệu quả cao, có làm phải có ăn, có làm mới nên giàu.
Vấn đề đầu tiên là người lao động đứng, sống (đặt) trong chế độ chính trị - xã hội nào? Vấn đề là thể chế, cung cách lãnh đạo thế nào để người dân lao động có hiệu quả, phát huy được năng lực sáng tạo, giải póng được sức sản xuất, vừa làm giàu cho bản thân, gia đình, vừa đóng góp được nhiều cho xã hội. Nếu như ‘hệ thống chính trị-xã hội’ quá yếu kém, lại không toàn tâm lo cho dân, không toàn trí lo phồn thịnh đất nước, lãnh đạo chỉ lo quan liêu, cửa quyền, tham nhũng thì không có người lao động nào yên tâm phát huy năng lực, trí lực trong lao động sản xuất, bản thân họ cũng không sống nổi. Nguyên nhân ấy cũng dẫn tới sự lãnh đạo, điều hành kém cỏi, phân bố nguồn lực sai lầm, gồm:
1) Bẻ gãy xương sống của nền kinh tế là Nông nghiệp: dễ nhận ra mấy tay đầy tớ kém cỏi thường hay hỏi: "VN nên trồng cây gì? nuôi con gì?". Rõ ràng các nước có nền nông nghiệp phát triển đâu có nuôi cá tầm, trồng cây sưa sao họ vẫn mạnh vậy? Nông nghiệp bị bẻ gãy bằng các tạo cơ chế luật đất đai cho phép chính quyền và côn đồ kết hợp cướp đất của nông dân nên hễ ai sản xuất nông nghiệp có hiệu quả đều có nguy cơ bị cướp đất. Điển hình là trường hợp nhà ông Vươn.
2) Phân bổ đầu tư công theo đường lối "tư nhân hóa lợi ích, xã hội hóa rủi ro" tin đồn trên mạng hiện nay là 30% cho người duyệt dự án, 30% cho nhà thầu và 40% là chi phí xây dựng thực tế. Điển hình là truyền thống cắn xén hạng mục và đẩy nhanh dự án khi đi đăng ký và khi thực hiện thì bổ sung hạng mục và kéo dài thời gian làm chi phí thật tăng đến 3-4 lần ai cũng biết nhưng đều "ngậm miệng ăn tiền", không dự án nào mà không thấy. Khi đề xuất chi phí 100đ hiệu quả 50đ nhưng khi làm thực tế là 300đ thì không có cách nào mà năng suất lao động cao được vì năng suất gắn liền với hiệu quả.
3) Ưu đãi vốn cho doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp nên làm khan hiếm vốn đẩy lãi suất cho khu vực tư nhân; nơi không hiệu quả thì giảm chi phí, nơi hiệu quả thì đẩy chi phí lên; không khuyến khích đầu tư dài hạn cải tiến công nghệ, hệ thống quản lý mà có xu hướng thúc đẩy lối làm ăn "ăn xổi ở thì", nhất là tình trạng đẻ ra nhiều thứ kế hoạch, quy hoạch chắp vá, đối phó, giáo điều, xa thực tế, lấy thành tích…; Nền kinh tế chỉ dừng ở mức độ gia công may mặc, "sang chai đóng gói" và "bị ngẽn mạch tăng trưởng". Phấn đấu ‘công nghiệp hóa-hiện đại hóa’ (năm 2020 thành nước công nghiệp), mà nay đến mức sản xuất cái ốc vít cho hãng SamSung còn bị chê?
- Nếu ai không tin thì có thể đến doanh nghiệp tư nhân mà xem có ai đi nhậu, nghỉ lễ mà dám không hoàn thành công việc không? Có ai không đủ kỹ năng mà được ngồi làm việc yên ổn không? Càng không nói đến chuyện tín ngưỡng và truyền thống văn hóa.
- 6 nguyên nhân của tác giả nêu trong bài viết phù hợp với câu hỏi: Tại sao càng gần Trung ương thì tình trạng vô kỷ luật, lười lao động, suy đồi về đạo đức lại càng biểu hiện mạnh mẽ? Mỗi người chỉ cần so sánh Hà Nội và Saigon sẽ thấy rõ.
- 3 nguyên nhân tôi kể trên lý giải tại sao phong trào chống Đảng CSVN và CNXH ngày càng mạnh mẽ. Bởi lý luận cơ bản nhất của Đảng CSVN là: đất đai (và các tài nguyên khác) là tài sản chung, do nhà nước quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng; "Đảng hóa toàn diện" (lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt-!?) và phân bổ theo hình thức "tư nhân hóa lợi ích, xã hội hóa rủi ro"
- Hình ảnh liên tưởng trong quá khứ đó là thời công xã nguyên thủy mọi người đều đi săn bắn hái lượm gom góp tài sản chung sau đó nhờ một vị "đức cao vọng trọng" quản lý và phân chia. Trong quá trình phân chia vị "đức cao vọng trọng" ấy đã lén lút giấu làm của riêng kết hợp với năng suất xã hội tăng dần theo thời gian và phân hóa giàu nghèo, Vị "đức cao vọng trọng ấy" chính là các chủ nô sau này... na ná giống chuyện một vị "suốt đời vì sự nghiệp cách mạng" sau một thời gian làm Tổng bí thư đã kiếm được chiếc ngai vàng.
* * *
Tờ Tiền Phong trong một số báo mới đây đã phổ biến mấy bức ảnh chụp tư gia của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, hình như ở bên hồ Tây thì phải. Tôi rất ghét hai chữ “hoành tráng” nhưng đành phải dùng chúng vì không tìm được những chữ nào khác hơn và chính xác hơn để mô tả nội thất của người đàn ông ấy.
Ông Ngô Đình Diệm, theo một người (Ðại Úy Châu, em ruột họa sĩ Mạnh Quỳnh) rất thân cận với ông, vẫn chỉ ngủ trên một chiếc giường trải chiếu, ăn cháo trắng, có 3 bộ complet, mấy cái ca vát, 2 đôi giày. Ông Diệm là tổng thống của đệ nhất Cộng Hòa ViệtNam. Đến lúc chết, đời sống của ông cũng chỉ có thế. Đạm bạc, giản dị, tầm thường, khổ hạnh.
Tổng Thống Thiệu cũng không khá gì hơn. Số vàng 10 hay 16 tấn mà người ta nói là ông mang theo khi rời Sài Gòn là chuyện không hề có. Frank Snepp, người lái xe cho ông Thiệu ra phi trường đi Đài Bắc viết trong cuốn Decent Interval xác nhận chi tiết đó. Số vàng ấy do Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Lê Quang Uyển giữ tại ngân hàng và sau được con Lê Duẩn đưa sang Nga bán lấy tiền, nói là để trả nợ, bây giờ ai giữ thì đi hỏi Lê Duẩn may ra biết như ông Phạm Kim Ngọc đã nói từ những năm của thập niên 60, một tiên đoán rất chính xác của Đường Xăng Đại Huynh (tên của Đạo Cấy đặt cho tổng trưởng kinh tế Phạm Kim Ngọc).
Ông Nguyễn Cao Kỳ thì hớt hơ hớt hải bay chiếc trực thăng đáp vội xuống hàng không mẫu hạm Mỹ chỉ có bộ quần áo trên người.
Ghé thăm tư gia của Nông Đức Mạnh người đàn ông gốc thiểu số nông dân thuộc tỉnh Bắc Kạn thì đúng là một trời một vực. Gọi là tư gia thì không đúng lắm. Tư dinh thì đúng hơn. Dinh Độc Lập hồi ông Thiệu còn là tổng thống cũng không bằng. Biệt điện của Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn ở Đà Lạt cũng thua xa. Nơi ông Nguyễn Cao Kỳ ở trong căn cứ không quân thì còn tồi tệ không thể nào đem sánh với trú sở của anh thiểu số người Tày họ Nông này. Dinh của Nông Đức Mạnh là một kiến trúc tráng lệ rõ ràng là đắt tiền. Tất cả đều được làm bằng cẩm thạch và đá hoa cương từ sàn lên đến trần. Phòng khách bày hai chiếc ghế thếp vàng, chạm trổ hình đầu rồng kê hai bên một chiếc bàn cũng thếp vàng. Trên tường treo một mặt trống đồng lớn. Phải nói là nơi tiếp khách ở lâu đài Windsor hay điện Buckingham của nữ hoàng Anh cũng không “khủng” bằng. Nơi tổng thống Mỹ tiếp khách cũng chỉ là mấy chiếc ghế không có gì đặc biệt. Chiếc ngai nữ hoàng Anh ngồi mỗi khi thiết triều ở Westminster cũng không sánh nổi với chiếc ghế của Nông Đức Mạnh ở phòng khách nhà hắn.
Có thể những đồ trang trí đó đắt tiền vì được mạ vàng hay thếp vàng, nhưng chúng vẫn có cái vẻ nhà quê, diêm dúa một cách quá đáng. Đó là kiểu trang trí của mấy anh nouveau riche mới giầu lên muốn khoe của nhưng mắt thẩm mỹ thì không có. Nông Đức Mạnh nhất định không chịu thua Lê Khả Phiêu. Dân thường nói: “Giản dị Bác Hồ”; nay cấp lãnh đạo cao nhất học, làm theo HCM mà sống cái kiểu đó à?
Anh họ Lê này cũng bầy ra cảnh giàu sang trong ngôi nhà của anh ở Hà Nội. Trong nhà đầy những đồ đạc đắt tiền, bước vào là thấy ngay một chiếc trống đồng, mấy cái tủ kính, tranh ảnh chụp với các ngợm khác. Cứ thế, anh này không chịu thua anh kia. Anh họ Nông qua mặt anh họ Lê, không ai chịu thua ai.
Nhưng hình như làm vậy cũng chuế thì phải, vì sau khi những bức ảnh đó xuất hiện trên trang điện tử của tờ Tiền Phong thì chúng bị lấy xuống không có một lời giải thích nào.
Nhiều người cho rằng tờ báo này phải lấy xuống vì có nhiều ý kiến phản đối cảnh (cựu) lãnh tụ sống xa hoa quá đáng trong khi người dân thì quá khổ sở. Điều đó có thể đúng. Nhưng một số ý kiến khác thì cho rằng cần phải phổ biến những bức ảnh đó để cho thấy nhà nước của ta đối xử tử tế như thế nào với những người có công với đất nước chứ đâu có như cách đối xử của lũ Ngụy dành cho các cựu lãnh tụ của chúng.
Kể ra xuất thân từ một anh thiểu số theo cách mạng mà giầu sang được như vậy là giỏi quá rồi còn gì. Mặc dầu là vẫn nhà quê nhà mùa gốc Tày vậy. Cũng có khác gì cảnh “su hào rủng rỉnh Mán ngồi xe” mà Trần Tế Xương đã có lần nhắc đâu!
Người ta nhớ đến đoạn cuối của cuốn The Animal Farm của George Orwell, cảnh mấy con heo tiệc tùng với mấy tên trại chủ láng giềng sau khi cách mạng lật đổ lão chủ trại, nói là để giải phóng cho lũ gia súc trong trại. Milovan Djilas, nhà văn Nam Tư gọi chúng là Giai Cấp Mới. Chúng nó còn tệ hơn là anh chàng Jourdan trong kịch hơn Le Bourgeois Gentilhomme (Trưởng Giả Học Làm Sang) của Molière vì chúng nó không chỉ nhà quê nhà mùa mà còn cực kỳ khốn nạn nữa. Chúng nó cách mạng chỉ để ăn trộm ăn cướp với nhau mà thôi.
Nhìn nhà cửa của chúng nó là thấy liền.
BĐ-ND và Bùi Bảo Trúc

Không có nhận xét nào:

Trang