1 tháng 3, 2015

Cái ác từ ngoài đời đến Lễ hội !?


... Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong 07 ngày tết, các bệnh viện tiếp nhận gần 195.000 trường hợp đến khám cấp cứu. Trong đó, hơn 5.000 người phải nhập viện do đánh nhau, ngày cao nhất có 900 trường hợp và có 15 người tử vong. Những con số lạnh lùng mà không vô hồn. Bởi nó dường như gửi thông điệp cho cộng đồng về tính cách “thích chiến” của người Việt trong… thời bình.
Đánh nhau là hiện tượng XH ở bất cứ quốc gia nào cũng có. Nhưng chỉ trong một dịp nghỉ tết, mà có tới 6.200 trường hợp đánh nhau, 15 người bỗng chốc trở về với cát bụi dù đang tuổi trẻ đầu xanh, quả là vô nghĩa và lãng xẹt!
Mà cái sự “thích chiến” giờ đây không chỉ vì lúc ngấm rượu bia. Ngay cả bình thường, người Việt chỉ cần va chạm nhỏ đã có thể thành … hỗn chiến. Hiện tượng hỗn chiến có thể diễn ra ở bất cứ đâu: Bệnh viện, công sở, nhà hàng… Dân thường hỗn chiến đã đành, đến cả sếp, khi cần cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Liệu hiện tượng đó có thể coi là bình thường không? Chắc chắn là không.
Kỳ lạ nữa, người Việt không chỉ đánh nhau khi va đập, còn sẵn sàng đánh nhau cả trong những lễ hội văn hóa. Mà câu chuyện buồn tranh cướp hoa tre, cướp trầu cau tại Lễ hội Gióng là một minh họa điển hình. Từ một lễ hội “cướp” mang tính biểu trưng lễ hội, sang hiện tượng “cướp” mang tính tâm lý XH. Văn hóa và phản văn hóa giờ đây luôn có bước nhảy hoàn vũ nghênh ngang tại các lễ hội, từ hiện đại như hội hoa xuân đến các lễ hội truyền thống.
Vụ việc choảng nhau khiến hơn 6200 trường hợp thương tích phải vào bệnh viện cấp cứu còn chưa lắng xuống, một vụ việc khác lại nổi lên ồn ào, quyết liệt hơn thế.
Nhưng khác với chuyện con người choảng nhau. Vụ việc này, có cả sự bất bình cùng bênh vực, có cả sự sợ hãi cùng biện minh nhân danh đủ các khái niệm “học thuật và văn hóa”. Đó là Lễ hội Chém lợn của làng Ném Thượng (tên cũ là Niệm Thượng), tỉnh Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào ngày 06 tháng giêng âm lịch.
Cảnh chen lấn, xô xát xảy ra tại Hội Gióng ngày 24/2. Ảnh: Zing.
Thực ra, người viết bài này, đã nhiều lần bỏ qua, không dám đọc các thông tin và hình ảnh trên các trang mạng về lễ hội này. Nhưng bất ngờ, nhìn hình ảnh con lợn đẹp đẽ béo múp tột cùng khiếp sợ, giẫy giụa bất lực trong khi bốn chân bị buộc chặt kéo căng ra trong đám đông nhốn nháo trước lúc thân hình bị chém đứt đôi một cách tàn khốc, đã bật khóc.
Con người hoan hỉ trong cái không khí gọi là lễ hội, trước nỗi đau đớn, sợ hãi tột cùng của một con vật không cách nào tự vệ, và những đồng tiền vấy máu lợn đỏ chót với niềm tin ăn nên làm ra. Nếu coi sự hành hạ một cách đầy khoái cảm, nhân danh cái gọi là lễ hội văn hóa, có lẽ, đến khái niệm Văn hóa cũng phải che mặt vì… hổ thẹn!
Theo đại diện của Bộ Văn hoá, việc thay đổi lễ hội là do cộng đồng địa phương quyết định. Ảnh: Animalsasia.
Không phải vô lý, mà từ năm 2013, Tổ chức bảo vệ động vật châu Á (Animals Asia) đã phản đối quyết liệt lễ hội này khi gửi thông báo cho Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Theo đó, Chém lợn là lễ hội tàn bạo nhất. Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.
Trả lời phỏng vấn của VnExpress, ngày 29/1 mới đây, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ của tổ chức này cho rằng hành động đâm trâu, chém lợn hay bất kỳ lễ hội nào có lối đối xử tàn bạo đối với động vật có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em, hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của người VN và cũng không thể gọi là văn hoá sống của con người.
Cũng theo ông Nguyễn Tam Thanh, trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ, mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất “độc ác” và “dã man” của tập tục này. Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Còn Chính phủAustralia đã cấm xuất khẩu cừu và gia súc còn sống sang Ảrập Xêút trong giai đoạn 1991-2000 sau khi hàng trăm con bị chết vì nắng nóng khi trên đường di chuyển tới vịnh Ba Tư.
Như vậy, vấn đề hành hạ, ngược đãi gia súc không phải là việc riêng của quốc gia nào, nhưng trước thông điệp của Tổ chức Động vật Châu Á, các quốc gia nói trên đã phải thay đổi cách ứng xử của mình. Đó cũng là dấu hiệu của sự nhận thức và thay đổi theo hướng văn minh của con người trong thế giới thiên nhiên, cùng các giống loài.
Tiếc thay ở nước Việt, dường như đã không có một sự thay đổi nào. Ngược lại, có không ít quan niệm bảo vệ cho quyền hành hạ gia súc, nhân danh một lễ hội văn hóa, lại là của các nhà nghiên cứu, thậm chí có cả của những vị đại diện nọ kia, với rất nhiều "mỹ từ". Có cảm giác các nhà nghiên cứu này chỉ thuần túy học thuật, bất cần thực tiễn đang diễn ra, đang vận động, biến chuyển theo hướng văn minh, bất cần cả… danh dự quốc gia.
Nào là, văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông. Nào là, bỏ lễ hội là ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa, làm nghèo văn hóa. Nào là, việc bỏ lễ hội sẽ tác động tiêu cực đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam hiện nay v..v… và v…v…
Thú thực, người viết bài này nghĩ mãi vẫn không hiểu nổi ý tứ hoa mỹ của phát ngôn văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông. Chả lẽ, hành hạ tàn bạo và dã man một giống loài gia súc chuyên phải phục vụ cho cái dạ dày của con người, trong hoàn cảnh con vật không chút tự vệ, và vô cùng đau đớn, lại là tính nhân đạo, hơn nữa, còn là nhân đạo mênh mông?
Chả lẽ, chỉ vì bỏ một hủ tục không còn phù hợp với xu thế ứng xử của nhân loại văn minh, sẽ làm nghèo văn hóa của đất nước có tới hơn 8000 lễ hội lớn nhỏ, mà báo chí đã từng phê phán cho rằng quá tốn kém và lãng phí cả tiền của, thời gian lao động? Chả lẽ, lòng yêu nước của người Việt lại kém đến mức chỉ vì bỏ một hủ tục nhân danh lễ hội, lòng yêu nước lập tức sẽ bị… giảm sút?
Chỉ thấy kỳ lạ. Trên hành trình hội nhập với văn minh, văn hóa nhân loại, vẫn có không ít lý luận biện hộ cho những tập tục lỗi thời đến thành hủ tục. Kỳ lạ nữa, nó lại là sản phẩm của văn hóa Kinh bắc, xứ sở của những làn điệu quan họ thẫm đẫm tình người, tình đời, thấm đẫm chất nhân văn.
(Theo Kỳ Duyên – BVB Biên lược từ bài “Người Việt ‘thích chiến’ và giặc nội xâm” )

ĐÂY LÀ SẢN PHẨM CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở VIỆT NAM
Mở Google : Đánh chữ : [VIDEO] Choáng váng nghe siêu mẫu Trang Trần lăng mạ công an-
Mở Google : Đánh chữ : Phụ nữ chửi thề, cầm dao dọa chém CSGT Hà Nội
Mở Google : Đánh chữ : Nhà báo cãi luật với cảnh sát giao thông
Mở Google : Đánh chữ : Thanh niên cứng hổ báo với cảnh sát giao thông
Mở Google : Đánh chữ : CSGT ko thuộc luật,còn đánh người dân vì quay phim
Nếu đất nước có những cán bộ tử tế , đứng đắn thì người dân đâu có phản ứng coi thường cán bộ như thế này , xem xong những băng hình sau thì thấy rằng những nhà văn hóa Việt Nam chắc là rất đau lòng , vì đã làm cho người dân , mất đi những cái gì quý giá nhất của văn hóa dân tộc , bởi vì văn hóa của người dân thời nào thì là sản phẩm của cán bộ thời đó : Tốt nhất là ông bộ trưởng bộ văn hóa và các ông bà bộ chính trị cần xem những băng hình này , đêm về nghĩ xem có phải , văn hóa của dân là sản phẩm của xã hội mà do các ông bà ở bộ chính trị tạo dựng lên không : Vì các ông đang lãnh đạo toàn diện mà …85 Năm nay ở Việt Nam chưa bao giờ có những hợp như vậy ?
Thực ra người dân bị ức chế quá thì phát khùng lên thôi ? Nhưng ai làm cho người dân ức chế , đó là cả một vấn đề : Hỏi rằng có bao nhiêu % thanh niên được vào trường công an không phải mất bao nhiêu tiền bất chính : Đó mới là then chốt của vấn đề xã hội hiện nay ? Có thấy ai là cảnh sát giao thông mà gia đình không giầu có , đa số làm vài năm nghề cảnh sát giao thông là có biệt thự xe hơi , nếu hiện nay mà tìm được một người cảnh sát giao thông mà nghèo như người dân bình thường thì quả là hiếm hoi như ta bới cát tìm vàng vậy ?
Thoạt nghe người dân nói bậy thì tưởng rằng họ vô văn hóa ? Nhưng cái gốc không phải là ở chố này / Cốt lõi là sản phẩm của một xã hội đương thời đang là như vậy …. Nếu cô siêu mẫu Trang Trần mà là người vô văn hóa thì cô ta không thể có mấy cửa hàng ăn ở thành phố Hồ Chí Minh được ? Chẳng qua người dân bị ức chế quá thì phát khùng lên thôi : Hiện nay xã hội ta có 3 loại sản phẩm của cán bộ đảng viên , đó là Dân oan , côn đồ và dân khùng ?
Tử tế như ông Kim Quốc Hoa tổng biên tập báo người cao tuổi có biết bao nhiêu bằng khen của Đảng và nhà nước và được nhân dân cả nước yêu quý về chống tham nhũng vì dân vì nước … Nay còn bị khởi tố cơ mà ?
Nhìn vào bức tranh trên thì thấy xã hội sắp có biến động chính trị rồi ? không xa đâu ?
Nhớ lại vào những năm trước năm 2003 : Đa số người dân gọi là chú công an , sao bây giờ thì lại địt mẹ mày … thằng chó …. Bọn chó …? Xã hội hiện nay rất thèm 3 chữ : Chú Công An ? không có thể có bao nhiêu tiền để mua được 3 chữ này thoát ra từ trái tim chân thành của người dân đất Việt vào thời điểm hiện nay ? Đây là cả một vấn đề với văn hóa của bộ chính trị hiện nay đang điều hành đất nước tới đây sẽ ra sao ?
ÔNG THỦ TƯỚNG và ông trưởng ban tuyên giáo còn gì để nói nữa hay không với 6200 người nhập viện vì đánh nhau vào dịp tết này ? Ông tổng bí thư sử lý thế nào đơn kiến nghị của ông Kim Quốc Hoa tổng biên tập báo người cao tuổi gửi vào ngày hôm nay tới ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ?
Cách mạng Việt Nam cần phải chú trọng việc này ?
Mở Google : Đánh chữ : Khi người dân Việt Xuống Đường
Bùi Đình Quyên : 27/2/2015.

Không có nhận xét nào:

Trang