21 tháng 12, 2015

Tiếu lâm xứ “Thiên đường”

Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống cộng sản là loại hình chế độ chính trị duy nhất tạo ra một dạng hài về chính nó.
Truyện cười vừa là hình thức phản kháng nhưng cũng có tác dụng xả van an toàn cho chế độ.
Tiếu lâm Hungary về lãnh tụ Matyas Rakosi:
"Hai người bạn đi trên phố. Một người hỏi:
"Anh nghĩ gì về ông Rakosi?"
"Tôi không thể nói cho anh ở đây được," "Hãy đi theo tôi."
Hai người đi vào một phố vắng. "Nào, cho tôi biết anh nghĩ gì về Rakosi?" người bạn gặng hỏi.
"Không, chưa được, chỗ này chưa được," và thế là hai người tiếp tục vào một ngõ nhỏ, "Chỗ này được chưa?" Họ xuống một tầng hầm của tòa nhà.
"Chưa, chưa an toàn." Cuối cùng, họ xuống tận một tầng hầm vắng vẻ. "OK, cho tôi biết đi chứ." Người bạn nhìn quanh lo ngại rồi nói,"Đúng ra thì tôi khá thích ông ta."
Chuyện 'trại cải tạo'
Liên Xô là nơi có nhiều tiếu lâm chính trị lưu truyền ngay sau khi Cách mạng Tháng 10 thành công:
"Ngay sau tháng 10/1917, một bà già Nga vào thăm vườn thú Moscow và lần đầu tiên được được thấy một con lạc đà. "Ôi, bọn Bolshevik đã làm gì với con ngựa thế này.”
Theo sử gia Roy Medvedev người đã đọc các tài liệu về tù chính trị ở Liên Xô cho hay chừng 200 nghìn người đã bị bỏ tù chỉ vì kể tiếu lâm cười chế độ. Chẳng hạn một truyện cười như sau đủ để công an Xô Viết bắt công dân:
"Trong trại cải tạo ở Siberia, ba tù nhân nói chuyện và hỏi vì sao họ vào đây.
Một người nói: "Tôi bị tù vì hay đi làm muộn năm phút, và người ta xử tôi tội phá hoại sản xuất."
Người thứ nhì tiếp: "Tôi thì hay đi làm sớm năm phút và bị buộc tội làm gián điệp, theo dõi công xưởng cho địch."
Còn người thứ ba thì thở dài: “Tôi luôn đi làm đúng giờ và họ hỏi vì sao thì tôi lại chìa đồng hồ đeo tay ra và bị tù vì dùng hàng Phương Tây."
Lãnh tụ cũng thích
Tiếu lâm chính trị trong chỉ lưu hành trong dân mà còn được chính các lãnh đạo cộng sản kể cho nhau. Stalin, bản thân là người Gruzia rất khoái tiếu lâm sau:
“Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin.
''Khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.
''Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: “Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”
Trong đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô, chính Khrushchev-người Ukraina - cũng kể tiếu lâm sau khi đọc bản báo cáo nổi tiếng kể ra các tội ác của Stalin: “Stalin muốn cho cả nước Ukraina đi đầy nhưng các trại ở Siberia không còn chỗ.” Bản tốc ký của đại hội còn ghi lại phản ứng của các đại biểu là “Cười!”
Tại Đông Đức thì chính một lãnh đạo cao cấp, cựu Ủy viên Bộ chính trị kể lại chuyện như sau về bộ máy tuyên truyền Liên Xô: “Chủ nghĩa tư bản đã đứng bên bờ vực thẳm. Chủ nghĩa cộng sản mau mắn đi vượt lên…”
Adam và Eva
Hay tiếu lâm về “dân chủ xã hội chủ nghĩa” như sau:
“Nền dân chủ của Liên Xô quả là như thiên đường vì bầu cử chẳng khác gì Thượng Đế đặt Eva trước mặt Adam và nói: “Ngươi hãy chọn đi.”
Hoặc: "Người Đông Âu nghĩ về Liên Xô như nước đàn anh hay nước bạn?"
"Dĩ nhiên Liên Xô là Anh Cả rồi. Vì anh em thì không chọn được, còn bạn thì tự mình được quyền chọn."
Cũng có tiếu lâm về người Do Thái ở Đông Âu:
"Này Hymee, em trai Joseph của anh thế nào?"
"Cậu ấy sống ở Praha và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội."
"Thế còn chị gái Judith của bạn thì sao?"
"Chị ấy khoẻ, sống ở Budapest và đang đóng góp xây dựng tương lai cộng sản."
"Thế còn ông anh Bernie?" "Anh ấy sang sống ở Israel rồi."
"Và cũng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội bên đó?" "Anh điên à? Đời nào anh ấy chịu làm chuyện đó cho đất nước yêu quý của mình?"
'Chưa hết hôn mê'
Quan hệ Đông-Tây cũng là đề tài cho nhiều truyện cười.
“Tôi đố bạn vì sao nước Đan Mạch không đi theo con đường cộng sản?”
“Thượng Đế thương dân tộc nhỏ bé đó quá nên không nỡ.”
“Quân Mỹ ở Tây Đức hỏi một đàn cừu từ phía Đông sang: “Sao cừu lại bỏ vùng do Hồng quân Liên Xô chiếm?
Cừu đáp: “Tất cả chỉ vì công an mật.”
“Sao thế? Họ làm gì?”
"Stalin ra lệnh cho họ bắt tất cả các con voi."
"Nhưng chúng bay có phải là voi đâu." "Thế thì các ngài thử giải thích với công an mật xem."
Các lãnh tụ cộng sản cũng là đối tượng của truyện cười. Người Ba Lan dưới thời thủ tướng Cyrankiewicz kể với nhau: “Đồng chí thủ tướng xấu trai, đầu hói sang Paris. Vào thăm bảo tàng Louvre, đồng chí dừng lại và ngắm, tấm tắc: “Bức Picasso này tuyệt thật.” Người thư ký vội nói thầm: “Thưa thủ tướng, đây không phải là tranh Picasso mà là một tấm gương.”
Hay truyện cười về ông Brezhnev già cả, khi ra đọc diễn văn trước Thế vận hội há miệng ra "O-O-O-O-O." Người phụ tá vội nói "Không, đây là logo của Olympics.”
Ngay cả khi các lãnh tụ già nua ốm yếu, dòng tiếu lâm vẫn không dứt: "Đài phát thanh Matscơva đưa tin: Dù chưa tỉnh cơn hôn mê, đồng chí tổng bí thư kính mến vẫn quay lại văn phòng để lo công việc cho đất nước".

Nam mô...! Chú Tiểu đây xin bái phục Đại sư huynh!

Không có nhận xét nào:

Trang