9 tháng 12, 2015

Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Phan Thành Đạt
Việt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có diện tích 330.000 km². Với dân số 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân trên thế giới. Nhờ có một nền văn hiến lâu đời cùng với lịch sử hào hùng khoảng 3000 năm, đất nước này có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc được xây dựng từ nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng là mảnh đất sinh sống của 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm 87 % dân số toàn quốc. Lịch sử của Việt Nam gắn liền với các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược phương bắc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững nền độc lập. Lịch sử thời kì hiện đại của Việt Nam cũng gắn liền với các cuộc chiến tranh. Trong thế kỉ XX, Việt Nam là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh: Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh với Mỹ, chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay cuộc chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và Khmer đỏ nhằm giải phóng Campuchia.
Việt Nam thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi quân đội miền Bắc được Liên bang Xô viết và Trung Quốc ủng hộ tiến vào Sài Gòn. Quân đội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước đó được Mỹ ủng hộ, đã thua quân đội miền Bắc trong cuộc chiến ý thức hệ.
Giải phóng Sài Gòn (theo cách gọi của phe Xã hội chủ nghĩa) và Sài Gòn bị thất thủ (theo cách gọi của phương Tây) đã chấm dứt cuộc chiến tàn khốc kéo dài 20 năm. Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam áp dụng các chính sách kinh tế và chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa ở miền Nam đã khiến hơn 800.000 người Việt Nam phải rời bỏ quê hương để chạy chốn chủ nghĩa cộng sản. Từ “thuyền nhân” được nhắc đến trên nhiều trang báo ở các nước phương Tây để chỉ những người Việt Nam rời bỏ đất nước bằng thuyền hoặc bằng bè tự tạo, họ lênh đênh trên biển với hi vọng sẽ có tàu nước ngoài cứu giúp. Đây là một giai đoạn đen tối trong lịch sử của đất nước.
Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước có nhiều tiềm năng to lớn. Việt Nam có dân số trẻ vì 70 % người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển và đổi mới đất nước. Di sản văn hóa phong phú và độc đáo cũng trở thành nguồn lực cho phát triển du lịch, dịch vụ… Hơn 4 triệu người Việt Nam sống ở 70 nước trên thế giới luôn hướng về quê hương, họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Họ mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm thay đổi cách thức quản lí và điều hành đất nước bằng cách xây dựng thể chế chính trị kiểu mới.
Từ 1945 đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ độc quyền lãnh đạo. Một số nguyên tắc được đặt ra từ thời điểm đó đến nay vẫn không có gì thay đổi: Các đảng phái chính trị khác bị cấm không được phép hoạt động, trừ đảng cộng sản, sùng bái lãnh tụ vẫn được duy trì, báo chí thuộc quyền quản lí của Nhà nước, các quyền tự do bị hạn chế bằng các đạo luật mơ hồ thiếu cơ sở…
Con rồng Annam đã bắt đầu thức giấc và đảng đã bắt đầu biết sợ vì đảng không còn nắm độc quyền về thông tin. Đã qua rồi thời kì công dân chỉ được đọc những gì mà đảng muốn, hôm nay, công dân có quyền đọc những gì mà mình thích, nhờ có sự phát triển của Internet và nhờ sự xuất hiện của các trang mạng xã hội. 30 triệu người Việt Nam trong đó chủ yếu là những người trẻ tuổi có cơ hội sử dụng Internet. Một số nhà trí thức đã sử dụng các trang báo mạng để trao đổi thông tin và truyền bá tri thức cho đồng bào mình. Họ phê bình thẳng thắn một số chính sách của đảng và Nhà nước, họ khuyên đảng thay đổi cho phù hợp với thời cơ và vận hội mới. Nhiều người Việt Nam mong muốn đảng nên chấp nhận đa nguyên, để cạnh tranh với các đảng phái khác, theo họ đất nước cần sớm áp dụng thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây, (theo chế độ nghị viện hoặc chế độ tổng thống). Họ mong muốn Việt Nam nên xa rời Trung Quốc, một Nhà nước cộng sản theo kiểu maoïs, vì nước này hay can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Việt Nam cần xa rời cái bóng của người láng giềng phương bắc mới có cơ hội trở thành một nước dân chủ, lớn mạnh. Càng gần Mỹ và phương Tây, Việt Nam càng có nhiều cơ may rời xa vòng kiềm tỏa củaTrung Quốc, để thoát khỏi tầm ảnh hưởng của con rồng lớn này. Tuy nhiên, đối lập với những nguyện vọng chính đáng của nhiều người yêu nước, các nhà lãnh đạo bảo thủ của Việt Nam luôn lo sợ thay đổi vì đảng có thể mất quyền điều hành đất nước, và điều này, những người cộng sản chưa sẵn sàng chấp nhận. Vì thế cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do ở Việt Nam sẽ còn lâu dài. Điều đáng mừng là càng ngày càng có nhiều người tham gia vào sự nghiệp cao cả này, các nhà lãnh đạo tỏ ra lo lắng và họ tìm ra nhiều kế đối phó.
Diễn trình lịch sử của Việt Nam trong thế kỉ XX gắn liền với các phong trào dân tộc dân chủ trong nửa đầu thế kỉ. Trong nửa sau thế kỉ, lịch sử mang đậm dấu ấn của quá trình trưởng thành và lớn mạnh của đảng cộng sản Việt Nam. Lịch sử của đất nước trong thế kỉ XXI sẽ gắn với các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, tiếp đến là sự nghiệp xây dựng đất nước để theo kịp Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Vì vậy nghiên cứu thể chế chính trị của Việt Nam từ 1945 đến nay để rút ra những bài học cho tương lai là công việc hết sức quan trọng. Ôn lại lịch sử một cách trung thực không phải để gây chia rẽ giữa những người Việt với nhau, trái lại, càng làm cho tất cả người Việt chúng ta gắn bó, quý mến nhau hơn, để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp, lấy văn hóa Việt cùng truyền thống của cha ông làm nền tảng cho mọi suy nghĩ và việc làm. 
I. Xây dựng chế độ chính trị dân chủ ở Việt Nam, sau thời điểm năm 1945, ước muốn không thành hiện thực
Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các đại diện khác của Việt Minh ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, sau đó được mời làm cố vấn tối cao trong Chính phủ Liên hiệp. Hồ Chí Minh đại diện cho chính quyền lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trưởng Ba Đình ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được các học giả đại diện cho các nhóm người khác nhau trong xã hội biên soạn, Hiến pháp được công bố năm 1946 trước quốc dân đồng bào. Đây là bản Hiến pháp dân chủ dựa theo các bản Hiến pháp của Pháp từ thời nền cộng hòa đệ nhất đến nền cộng hòa đệ tam (1793-1940). Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền ở thời điểm đó đều được nhắc đến trong văn bản này: Chế độ nghị viện, đa đảng, trưng cầu dân ý, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, bảo vệ thiểu số… Nhưng điều đáng tiếc là bản Hiến pháp này chưa bao giờ được áp dụng trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam, do những nguyên nhân khách quan và cả do ý chủ quan của các nhà lãnh đạo.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, là thời kì chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa, Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu và Trung Âu theo chế độ cộng sản. Mỹ và Tây Âu theo chế độ kinh tế chính trị tư bản. Chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên bang Xô viết không thể diễn ra vì nếu có, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Raymond Aron nhận xét: “Đó là thời kì chiến tranh không thể có và hòa bình không thể đạt được”. Nếu như hai cường quốc về hạt nhân không đối đầu trực diện, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) lại phản ánh quá trình tham gia của các quốc gia này. Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á, lại ở bên cạnh nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, đã trở thành tiền đồn của hai phe Tư bản và Xã hội chủ nghĩa. Trước năm 1954, Việt Nam là thuộc địa của Pháp trong suốt hơn 80 năm. Nước Pháp đã công nhận độc lập cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp vì nước Pháp muốn duy trì một số quyền lợi ở Đông Dương. Các cuộc thương lượng giữa hai bên đã diễn ra tại Hội nghị Fontainebleau năm 1946, tuy nhiên mọi cố gắng đều dẫn đến thất bại. Cuộc chiến không hề mong muốn từ cả hai bên đã diễn ra.
II. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên xô, Trung Quốc từ 1954 đến 1986 
Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến phân chia. Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này trở thành đồng minh của Liên Xô và Trung Quốc. Đảng lao động Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 1959, dựa theo Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa được khẳng định trong Hiến pháp mới, thay cho các nguyên tắc dân chủ của Hiến pháp năm 1946: Hệ tư tưởng Mác-Lênin, đảng cộng sản nắm quyền (đảng lao động Việt Nam), nguyên tắc tập trung dân chủ, loại bỏ sở hữu tư nhân đề cao sở hữu nhà nước… Miền Bắc đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam.
Người Mỹ ngày càng can thiệp quân sự sâu vào Việt Nam với mục đích chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và trên toàn thế giới vì họ cho rằng học thuyết này đe dọa đến tự do của nước Mỹ. Việt Nam Cộng hòa được Mỹ giúp đỡ để chống lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn. Năm 1976, Quốc hội quyết định đổi tên gọi Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam vẫn chưa phải là Nhà nước dân chủ, sau năm 1975, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, do cách điều hành và quản lí yếu kém của những người lãnh đạo. Bên cạnh đó, Nhà nước có các biện pháp mạnh đối với những người “bên thua cuộc”. Hàng trăm nghìn người Việt Nam trước đây là sĩ quan trong quân đội Việt Nam cộng hòa, hay là các viên chức cao cấp trong bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa phải đi tập trung cải tạo (không biết con số chính thức). Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế bao cấp, nông dân lao động trong các hợp tác xã. Tự do trao đổi hàng hóa bị hạn chế, quyền tự do đi lại và tự do ngôn luận của công dân bị vi phạm nặng nề. Đời sống của người Việt Nam trong thời điểm đó hết sức khó khăn thiếu thốn. Chính sách đổi mới và mở cửa bắt đầu được thực hiện từ năm 1986, bằng cách xóa bỏ bao cấp và áp dụng nền kinh tế thị trường. Do Chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô viết và tại Đông Âu sụp đổ, Việt Nam không còn đồng minh cũng như các đối tác thương mại. Đây là những lí do chính khiến đảng cộng sản Việt Nam buộc phải mở cửa mạnh mẽ hơn và tiến đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để giữ vững quyền lãnh đạo đất nước.
III. Việt Nam tiếp tục kiên định chủ nghĩa xã hội hay lựa chọn thể chế dân chủ trong tương lai?
Sau hơn hai thập kỉ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việt Nam đã thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, từ gần 50 % các hộ gia đình đói nghèo xuống còn 17 %. Tổng thu nhập quốc nội đã tăng gấp 3 lần. Kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục với mức độ trung bình từ 6 % đến 7 %. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước thuộc diện đói nghèo ở Đông Nam Á, đứng trên Lào, Campuchia và Miến Điện. Trong tương lai gần, các nước này sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn Việt Nam. Là nước theo nền kinh tế thị trường, nhưng Việt Nam lại không tuân theo quy luật cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế vì Nhà nước nắm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Các công ty nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi, đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa Nhà nước và tư nhân. Nhiều tổng công ty quốc doanh là môi trưởng cho tham nhũng lãng phí, dẫn đến nguy cơ phá sản, gây thấp thoát rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo xem ra vẫn chưa rút ra được bài học gì.
Các trí thức tiến bộ mong muốn đảng cộng sản tiến hành cải cách triệt để về kinh tế và chính trị. Đợt sửa đổi Hiến pháp vừa qua là thời cơ lớn cho đảng thay đổi thể chế chính trị để đáp ứng những đòi hỏi của nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước. Nhưng cơ hội hiếm hoi này đã bị bỏ qua vì thế cuộc đấu tranh vì dân chủ và quyền con người vẫn sẽ là mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.
Một số đảng viên cộng sản ủng hộ thay đổi thể chế chính trị bằng con đường ôn hòa, tránh dùng bạo lực. Họ hợp tác với các trí thức ưu tú để xây dựng xã hội dân sự. Nhiều người yêu cầu đảng phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp công nhận. Cạnh tranh chính trị và cạnh tranh kinh tế cần được đảm bảo. Về phía các nhà lãnh đạo, họ tỏ ra lúng túng và thường đối phó bằng các biện pháp trấn áp cứng rắn. Họ đang ở giữa “hai dòng nước”. Cần phải tiếp tục theo chế độ cộng sản do các nhà các mạng sáng lập ra chế độ đã vạch ra, hay cần tiến hành cải cách chính trị toàn diện theo mong muốn của nhiều người Việt Nam? Đây là điều khó khăn đối với đảng cộng sản, nhưng đó là đòi hỏi của thời đại mới. Nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua cơ hội đổi mới, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Các thế hệ tương lai sẽ đánh giá đúng về con người cũng như những việc làm của họ.
Một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa, tránh xử dụng bạo lực có phải là phương pháp đúng đắn không? Và liệu có đến đích được không? Người viết bài này chỉ xin đưa ra một vài nhận xét và đây cũng là kết luận cho bài viết:
Dân chủ là một quá trình lâu dài đòi hỏi người dân có trình độ hiểu biết ở mức độ nhất định về văn hóa pháp luật và văn hóa chính trị, điều này đang được nhiều nhà trí thức, cũng như nhiều người có tâm huyết tiến hành bằng con đường khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Dân chủ được củng cố nhờ đời sống vật chất đầy đủ, tầng lớp có thu nhập trung bình chiếm số đông theo tỉ lệ dân số, dân chủ cũng gắn liền với phát triển đô thị.
Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa bằng cách phê phán cơ chế vận hành của thể chế hiện nay chứ không phải gạt bỏ những người trong thể chế đó. Bởi vì thay đổi để cho xã hội tốt đẹp lên, nhằm phục vụ con người tốt hơn nhờ tuân theo các nguyên tắc công bằng, bình đẳng đem lại hạnh phúc cho con người, chính vì vậy không có lí do gì để đàn áp con người bằng bạo lực để đạt được mục đích. Biện pháp này ẩn chứa nhiều nguy cơ và không hợp với dân chủ vì dân chủ dựa trên phản biện đối kháng để tìm ra giải pháp.
Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa là phương pháp tốt để tạo nền tảng cho dân chủ lâu dài, dựa trên thỏa hiệp, tranh luận, nhằm tạo thêm sức mạnh cho những người muốn thay đổi đất nước. Khi họ đã có đủ lực tạo thế cân bằng với nhà cầm quyền, khi đó hai bên buộc phải có đối thoại. Bằng giải pháp bạo lực, con người có thể giành chính quyền được một thời gian, nhưng để giữ được chính quyền, người lãnh đạo phải cần đến bạo lực và “nuôi dưỡng” bạo lực,và cứ như vậy bạo lực sẽ tiếp diễn, sẽ rất khó thiết lập được nền dân chủ trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn như thế vì nền dân chủ ở thời kì đầu rất mong manh. 
Un aperçu sur le Vietnam de 1945 jusqu’à aujourd’hui
Le Vietnam est un pays en Asie du Sud-Est. Sa superficie est de 330.000 km². Sa population est de 90 millions d’habitants. Ayant une histoire de 3000 ans, le Vietnam bénéficie de ses héritages culturels, architecturaux laissés par les générations précédentes. Le Vietnam est aussi un pays où vivent ensemble 54 ethnies différentes dont l’ethnie Viet occupe de 87 % de la population. L’histoire de ce pays était très mouvementée au XX ème siècle car le Vietnam a connu plusieurs guerres: La guerre d’Indochine, la guerre avec les États-Unis, la guerre frontalière avec la Chine, l’intervention vietnamienne au Cambodge contre les Khmers rouges. Le Vietnam s’est réunifié, le 30 avril 1975, suite à la libération de Saigon par les troupes vietnamiennes du Nord soutenues par les Alliés communistes russe et chinois, tandis que l’armée de la République du Vietnam du Sud était soutenue par les Américains.
La chute de Saigon et l’application du régime politique très dur au Sud du Vietnam par les dirigeants communistes ont été à l’origine de la fuite du communisme des millions de Vietnamiens. La notion de boat-people a apparu dans les années 80 pour désigner les Vietnamiens qui ont quitté leur pays en barque et en radeau fragiles sur la mer. Il s’agissait d’une page d’histoire sombre du Vietnam au XX ème siècle.
Le Vietnam d’aujourd’hui est un pays en voie de développement, pourtant, ce pays dispose de grands potentiels: Sa population est jeune. 70 % des Vietnamiens sont nés après la guerre, la diaspora vietnamienne dans le monde est de 4 millions de personnes. La richesse de ressources humaines et naturelles sont considérables… Le parti communiste a le monopole de diriger le Vietnam depuis 1945 jusqu’à présent. Certains principes imposés par les gouvernants communistes sont immuables: L’interdiction du pluralisme politique, le culte de la personnalité de Ho Chi Minh, la presse appartient exclusivement à l’État, les droits et libertés sont restreints…
Le dragon d’Annam se réveille aujourd’hui et le parti communiste au pouvoir trembloie car l’État ne détient plus le monopole de l’information. Grâce au développement de l’internet et des réseaux sociaux, 30 millions de Vietnamiens ont l’accès à l’Internet. Certains intellectuels courageux qui n’ont plus peur du régime, critiquent les politiques du parti communiste. Beaucoup de Vietnamiens souhaitent que le parti communiste accepte le pluralisme politique et un régime politique démocratique soit mis en place. (le régime parlementaire ou le régime présidentiel reste le modèle typique de la démocratie occidentale) et que le Vietnam s’éloigne de la Chine, pays socialiste maoïste qui aime bien intervenir dans ses affaires intérieures. Selon leurs avis, si le Vietnam souhaite devenir une vraie démocratie, il doit s’approcher des États-Unis et de l’Europe, en adoptant leur modèle politique. Pourtant, certains dirigeants vietnamiens conservateurs ont peur du changement politique car le parti communiste peut perdre le pouvoir de gouvernance.
La lutte pour la démocratie et la protection des droits de l’homme au Vietnam attirent de plus en plus des couches sociales différentes et le gouvernement communiste s’en inquiète. L’histoire mouvementée du Vietnam au XX ème siècle s’est étroitement liée à la direction du parti communiste dont le leader est Ho Chi Minh. Il est donc nécessaire d’étudier le régime politique de ce pays depuis 1945 jusqu’à nos jours:
I. Le souhait d’un régime politique démocratique au Vietnam dans la tourmente historique en 1945-1946
Suite à la présence de l’armée japonaise au Vietnam, le Vietminh sous la direction de Ho Chi Minh et de Vo Nguyen Giap a appelé les Vietnamiens à se soulever pour l’indépendance du pays. Ho Chi Minh au nom du gouvernement provisoire a proclamé l’indépendance du Vietnam, le 2 septembre 1945 à Hanoi. La Constitution vietnamienne a été rédigée et publiée en 1946, mais ce texte constitutionnel très démocratique en calquant les Constitutions démocratiques françaises n’était jamais appliquée. Sont tous énumérés dans cette Constitution la plus démocratique, le régime parlementaire, le pluralisme politique, le référendum, le respect des droits fondamentaux. Mais celle-ci reste une Constitution morte-née, sous la mainmise du pouvoir du parti communiste vietnamien.
Après la Seconde Guerre mondiale, le monde se divise en deux camps politiques opposés: l’Union soviétique et les pays de l’Europe de l’Est ont adopté le régime communiste. Les États-Unis et les pays de l’Europe occidentale suivent toujours le modèle politique et économique capitaliste. Le Vietnam, quant à lui, dispose d’une position géopolitique très importante en Asie car il se trouve à côté de la Chine communiste de Mao et il possède une position stratégique dans la mer pacifique où toutes les puissances veulent avoir des influences politiques. Pourtant, le Vietnam reste une colonie française en Indochine depuis 70 ans. La France reconnaît l’indépendance du Vietnam à condition que le Vietnam demeure un État dans l’Union française. Les négociations franco-vietnamiennes étaient en échec à la conférence de Fontainebleau. Une guerre insouhaitable s’est déclenchée en Indochine.
II. L’adoption du régime politique socialiste selon les modèles soviétique et chinois, pendant la période de 1954 à 1990
Le Vietnam devient un allié de la Chine communiste et de l’URSS. Le parti communiste vietnamien a adopté la Constitution de 1959 dont les principes essentiels sont inspirés de la Constitution soviétique de 1934 tels que le socialisme, l’économie planifiée, l’idéologie marxiste-léniniste, le parti unique au pouvoir, le centralisme démocratique… Le Vietnam du Nord s’est séparé du Vietnam du Sud au 17 ème parallèle par l’accord de Genève. L’intervention militaire des États-Unis au Vietnam dans le but de lutter contre l’expansion du communisme en Asie et dans le monde. Le Vietnam du Sud devient une République qui s’oppose au Vietnam du Nord. La guerre du Vietnam a pris fin au 30 avril 1975 lorsque les troupes du Nord sont entrées à Saigon qui sera nommé Ho Chi Minh-ville, à partir de 1976.
Après l’indépendance, le Vietnam n’était pas encore une démocratie, mais un régime autoritaire. Le pays était en crise à cause de la mauvaise gestion économique du parti communiste. Des centaines de milliers de Vietnamiens qui étaient au paravant officiers ou fonctionnaires du régime de Saigon, devaient passer leur vie pendant un certain temps dans les camps de rééducation. L’économie planifiée, l’agriculture organisée dans les coopératives, l’interdiction de libre échange et de libre circulation deviennent les grands obstacles du développement socio-économique du pays après la guerre. La politique du renouveau et celle de l’ouverture du pays ont commencé à se réaliser en 1986. La chute du communisme en Russie et en Europe centrale et orientale a obligé le Vietnam d’adopter l’économie de marché pour survivre.
III. Le régime politique du Vietnam dans l’avenir, le choix du communisme ou le choix de la démocratie ?
Après plus de 20 ans de renouveau, le Vietnam a acquis de belles réalisations: Le Vietnam a réussi dans sa lutte contre la pauvreté. L’économie du pays est en croissance permanente. Mais le respect des droits de l’homme, la démocratie et l’économie de marché restent toujours les exigences des Vietnamiens à l’égard du parti communiste, car le pays a suivi l’économie de marché mais paradoxalement, l’État détient toujours le monopole économique dans plusieurs secteurs importants. L’égalité dans la concurrence économique est une condition indispensable.
Les intellectuels vietnamiens souhaitent que le parti communiste entame des réformes profondes en matière politique et économique. La rédaction d’une nouvelle Constitution démocratique peut ouvrir la voie au changement du régime politique. La lutte des Vietnamiens en faveur de la démocratisation du pays et du changement politique radical constitue une grande occupation.
Certains cadres du parti communiste favorisent un changement politique pacifique, ceux-ci collaborent avec les intellectuels vietnamiens pour encourager la construction de la société civile. Les Vietnamiens demandent solennellement au parti communiste de respecter les droits constitutionnellement protégés. Il faut qu’il respecte également la concurrence politique et économique, c’est à dire la garantie du pluralisme politique et de l’économie de marché. Les dirigeants vietnamiens sont dans l’embarras, face à la vive contestation de plusieurs couches sociales. Il faut continuer à suivre le régime communiste choisi par les fondateurs ou il faut changer dès maintenant du régime politique en faveur des intérêts du peuple. Ménager la chèvre et le chou, c’est difficile en ce moment pour le parti communiste, car le peuple veut vivre dans une vraie démocratie dont les premières conditions sont réalisées depuis 23 ans de renouveau du pays.
Une question importante peut être toujours posée par les personnes qui se doutent de la philosophie de la lutte sans violence: Est-ce que ce choix de cette méthode de lutte est correct et réaliste face aux gouvernants ayant une force de domination totale? Et peut-on parvenir au but suprême en l’appliquant. Je me permets de donner quelques remarques sur la lutte sans violence en faveur de la démocratie et des droits de l’homme au Vietnam. Il s’agit de ma conclusion de cet article: 
La démocratisation reste un long processus qui aura des succès si le niveau de connaissance du peuple sur la culture juridique et politique s’améliore. Les intellectuels d’élite vietnamiens prennent conscience de cette exigence c’est pourquoi l’augmentation du niveau de connaissance, l’ouverture de l’esprit et l’amélioration de la qualité de vie du peuple constituent les éléments essentiels en faveur de la démocratie et l’État de droit. La démocratie sera mieux assurée par les conditions matérielles correctes, la naissance de la classe moyenne majoritaire dans la société et l’urbanisation.
La lutte sans violence pour la démocratie se lie à la critique permanente vis-à-vis du régime politique, elle n’a pas pour but d’écarter les personnes qui servent ses institutions. Car la démocratie garantit bien des droits humains s’agissant de l’égalité, de la justice et de la recherche du bonheur. Il sera irraisonnable de répresser l’homme ou de l’évincer pour y parvenir. L’usage de violence provoque de grands risques au contraire des valeurs démocratiques.
La lutte sans violence pour la démocratie demeure toujours une bonne méthode dans le but de consolider la démocratie se référant à la négociation, au débat. Les militants disposent plus de force et de chance de réussir. Lorsque leur influence sera importante il y aura certainement des négociations entre les gouvernants tenant le pouvoir et les gouvernés souhaitant le changement. On peut prendre le pouvoir par la violence mais on doit toujours avoir besoin de la violence pour le préserver. C’est malheureux! Car le pouvoir est l’opium du prince. La violence devient permanente et évidente dans une société autoritaire. Il sera difficile d’établir une vraie démocratie dans une telle société.

Không có nhận xét nào:

Trang