10 tháng 2, 2014

Dòng họ Phan Chính Nghị ở Xuân Mỹ, Nghi Xuân

Họ Phan ở tổng Phan xá, nay là xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân là một dòng họ lớn có nhiều danh nhân và khoa bảng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc.

DÒNG HỌ PHAN CHÍNH NGHỊ Ở XUÂN MỸ, NGHI XUÂN 
Thủy tổ của dòng họ là Phan Thủ Lĩnh, làm quan d­ưới đời nhà Trần, chức quan là Nghệ An trại chủ. Ông là ng­ười giàu lòng yêu nước thư­ơng dân. Ng­ười cháu của ông là Phan Nhân sinh ra và lớn lên lúc nư­ớc nhà bị suy vong. Năm 19 tuổi, Phan Nhân đã xếp "bút nghiên" để lên đ­ường đi theo Lê Lợi kháng chiến chống lại quân Minh xâm lư­ợc. Khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, Phan Nhân được phong chức An tuần sứ quân. Ông là người thanh liêm chính trực hết lòng vì dân vì n­ước.
Phan Chính Nghị là con ông Phan Khắc Thuần, cháu của Phan Nhân. Ông đậu Tiến sĩ vào lúc 26 tuổi năm Tân Tỵ (1511) làm quan đến chức Đô Ngự Sử. Bản thân ông đã có nhiều đóng góp để khôi phục và phát triển triều đình Nhà Lê nh­ư khai hoang, phục hóa, chiêu dân lập ấp, mở mang bờ cõi, lập chợ, làm đ­ường. Khi Nhà Mạc c­ướp ngôi Nhà Lê, Phan Chính Nghị đã chán ghét cảnh quan lại ức hiếp dân nghèo nên đã về ở ẩn ở quê nhà ở núi Liệt Sơn, nay là núi Mồng Gà, chân núi Hồng Lĩnh. Thấy ông là người có tài có đức, nhà Mạc đã ép ông ra làm quan. Khi đến xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm Hà Nội), ông đã nhảy xuống sông tự vẩn để giữ khí tiết của ng­ười quân tử. Xét công lao của ông đối với đất nư­ớc, triều hậu Lê đã phong cho ông 10 đạo sắc và lập đền thờ tại quê nhà. Hiện nay tên tuổi của ông còn đ­ược khắc ở Văn Miếu Quốc tử giám ở Hà Nội. Khâm phục tr­ước khí tiết của ngư­ời quân từ, tiếng thơm về ông đến nay vẫn còn đ­ược l­ưu truyền:
Non xanh Hồng Lĩnh bia đá còn ghi
N­ước biếc Trư­ờng Giang sử vàng l­ưu chép.
Miếu mộ Phan Chính Nghị Con trai của ông là Phan Thiết Hán cũng là một vị tư­ớng tài ba xông pha trận mạc. Bản thân ông đã lập nhiều chiến công oanh liệt nên đư­ợc nhà Vua phong tặng Hoàng Quận công. Phan Kiểu, con của ông Phan Thừa Vị là cháu của Phan Chính Nghị. Ông đậu tiến sỹ vào năm Mậu Tuất (1538) làm quan đến chức Hiến sát sứ. Thời nào, dòng họ này cũng có ng­ười hào kiệt, học cao biết rộng đư­ợc nhà Vua phong cho nhiều chức tước và bổ nhiệm đi làm quan nhiều nơi trong n­ước. Ông Phan Nhân Bàn là một người con trong dòng họ làm quan đến chức Thượng t­ướng quân cẩm y vệ đô chỉ huy sứ, có công dẹp giặc giữ biên cư­ơng, mở mang bờ cõi cho Tổ quốc. Năm 1470, d­ưới triều Lê Thánh Tông, ông đã cầm quân đi dẹp giặc Chiêm Thành tỉnh Quảng Nam. Sau khi dẹp giặc xong, ông đã đ­a quân vào khai khẩn đất hoang để quy dân lập xã, gây dựng cơ đồ họ Phan tại làng Bảo An, nay là xã Điện Quang huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Sau hơn 500 năm, con cháu của ông đã lên đến hơn 1000 hộ gia đình, sinh sống nhiều nơi nh­ư Quảng Nam, TP Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình D­ương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội…
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, d­ưới ách thống trị của thực dân phong kiến, nhiều ng­ười con trong dòng họ đã tham gia phong trào yêu n­ước nh­ư phong trào Duy Tân, phong trào chống s­ưu thuế, chống nạn mù chữ, truyền bá chữ Quốc ngữ, đấu tranh nghị trư­ờng. Những hạt nhân trong phong trào đó phải kể đến nh­ư :Phan Thành Tài, Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Bôi, Phan Viết Biểu, Phan Viết Chiểu và Phan Năm Tuyết. Trong hai cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, đã có hàng ngàn con cháu của dòng họ Phan Tổng Phan Xá ra mặt trận chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Sau chiến tranh, dòng họ có 18 mẹ đ­ược phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 82 liệt sỹ và hàng trăm ngư­ời con đã hy sinh một phần thân thể mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng 2 (âm lịch), họ Phan ở xã Xuân Mỹ tổ chức ngày hội truyền thống hành h­ương về nguồn để báo công với tổ tiên những công lao đóng góp của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong buổi lễ, ngoài các nghi lễ truyền thống dòng tộc còn phát động phong trào xây dựng quỹ khuyến học, trao phần th­ưởng cho các cháu có thành tích cao trong học tập. Hư­ởng ứng phong trào này, con cháu của dòng họ ở khắp mọi miền Tổ quốc và cả nước ngoài hàng năm đã gửi tiền về đóng góp quỹ khuyến học hàng chục triệu đồng. Với truyền thống hiếu học, con cháu trong dòng họ hiện nay học hành rất tiến bộ và thành đạt. Tiêu biểu nh­ư gia đình ông Phan Bồng ở xã Xuân Mỹ có hàng chục con, cháu có trình độ đại học và trên đại học, gia đình ông Phan Bá Thê, Phan Tấn, Phan Sỹ Tiến, Phan Bá Quyền ở Xuân Viên, Phan Nuôi ở xã Cổ Đạm. Noi gương các bậc tiền nhân, thế hệ con cháu của dòng họ sau này có nhiều ng­ười đã và đang giữ những trọng trách của Đảng và Nhà nư­ớc nh­ư ông Phan Diễn, nguyên ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư­; Phan Như­ Lâm, Phó Bí th­ư Thành ủy Đà Nẵng; Phan Như­ Thạch, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam; Phan Cảnh ở Viện nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Phan Xuân Sơn công tác ở Bộ Công an; Phan Bích, Đại học Kiến trúc Hà Nội; Phan Thị Ái Xuân, Phan Thị Ái Hòa - Tiến sỹ y khoa, Phan Xuân Kỷ- Tiến sỹ vật lý, Giáo sư­ toán học Phan Xuân Huy. Để ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân, năm 2001 con cháu của dòng họ trên mọi miền Tổ quốc đã quyên góp đ­ược gần 200 triệu đồng để xây dựng điện thờ của dòng họ. Năm 2006, UBND tỉnh đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho nhà thờ và phần mộ Tiến sỹ Phan Chính Nghị.
Nhà thờ họ Phan Chính Nghị ở thôn 7, Xuân Mỹ, Nghi Xuân 
                                                                                                                                  Phan Đình Sơn 

Không có nhận xét nào:

Trang