14 tháng 10, 2019

Nghe tin Chủ tịch nước sắp thăm Mỹ, trí thức “lề trái” gấp rút kêu gọi “thân Mỹ – thoát Trung”

Nhân việc Trung Quốc
cho tàu khảo sát xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, từ ngày 12/07/2019 đến nay, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã liên tục đòi thay đổi chính sách đối ngoại và thể chế chính trị, kích động biểu tình. Ba nhóm dẫn đầu hướng tuyên truyền này là Diễn đàn Xã hội Dân sự,nhóm Lập Quyền Dân và nhóm Zombie Nguyễn.
Nhìn lại, có thể thấy từ ngày 24/07 đến nay, Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm Lập Quyền Dân đã liên tục ra tuyên bố và viết bài vận động cho một nhóm 4 yêu sách – là (1) kiện Trung Quốc ra tòa PCA; (2) chính thức đặt quan hệ “đối tác chiến lược” với Mỹ;
(3) ngừng hợp tác, học hỏi Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị và an ninh quốc gia; (4) mở rộng quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông
tin, quyền biểu tình của người dân trong vấn đề “chống Trung Quốc”. 
Sau khi CarlThayer đưa tin hồi cuối tháng 8 rằng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ
để hội đàm với Tổng thống Donald Trump, hai nhóm vừa nêu đã tăng tốc tuyên truyền trong 2 tuần kế tiếp 
Trong tuần đầu
tiên của tháng 9, họ huy động thêm ông Vũ Ngọc Hoàng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Nam, cựu Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) tham gia viết
bài trên trang Viet-studies để đòi 4 yêu sách.
Sang tuần thứ hai
của tháng 9, họ huy động thêm ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ Việt Nam tại Thái
Lan và CHLB Đức) viết bài trên trang Viet-studies, và ông Đinh Hoàng Thắng (cựu
đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) trả lời phỏng vấn trên trang Tạp chí Văn hóa Nghệ
An.
Cụ thể, ông Nguyễn Trung đề xuất rằng trong Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các cấp lãnh đạo cần mạnh dạn thay đổi thể chế chính trị theo Mỹ và các nước phương Tây, để được phương Tây hỗ trợ, đồng thời thoát khỏi việc bị ràng buộc với Trung Quốc về ý thức hệ.
Trong khi đó, ông Đinh Hoàng Thắng kêu gọi áp dụng “công thức Bí Đao” (P&DOWN) để bảo vệ chủ quyền Biển Đông, mà ông Thắng và ông Hoàng Việt từng quảng bá nhiều lần trên các diễn đàn chính thống vào những năm 2013, 2014, 2015. Cụ thể, công thức này bao gồm 5 nội dung:
_ P (Partnership):
Trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ để được hỗ trợ.
_ D (Democracy):
Dân chủ hóa để phát huy sức mạnh của người dân, của xã hội dân sự trong việc giữ
nước.
_ O (Organising):
Đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông).
_ W (Wisdom): Bảo
vệ Biển Đông bằng “Minh triết” đúc rút từ 2 câu trong sấm Trạng Trình. Theo đó,
các nước ASEAN sẽ ứng xử với nhau bằng một “tư duy mới”, là “bảo vệ chủ quyền của
mình và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trên cơ sở hòa bình, hợp tác
thân thiện”.
_ N (Networking):
Tham gia các mạng lưới kết nối Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bằng cách ký kết
các hiệp ước.
Bài trả lời phỏng vấn của ông Đinh Hoàng Thắng có nội dung ôn hòa, không mang dấu hiệu vi phạm
pháp luật. Dù vậy, có 3 lý do để nghi ngờ rằng ông Thắng hành động chung với Diễn đàn Xã hội Dân sự của Chu Hảo và nhóm Lập Quyền Dân của Nguyễn Khắc Mai.
Thứ nhất, ông Thắng
là một thành viên Trung tâm Minh triết Việt (tổ chức do Nguyễn Khắc Mai đứng đầu, đồng thời trực thuộc NXB Tri thức của Chu Hảo).
Thứ hai, công thức P&DOWN vốn xuất phát từ Trung tâm Minh triết Việt (thể hiện qua chi tiết
“Wisdom”), đồng thời khá giống bộ yêu sách mà Diễn đàn Xã hội Dân sự và nhóm Lập Quyền Dân đang sử dụng.
Thứ ba, ông Hoàng Việt, người cùng ông Thắng đề xuất công thức P&DOWN vào năm 2013, cũng là một
trong những người đầu tiên đề xuất phương án “kiện Trung Quốc” trong năm nay. 
Cũng trong tuần qua, các nhóm của Chu Hảo và Nguyễn Khắc Mai ra thêm một lời kêu gọi “kiện Trung Quốc” và đặt quan hệ “đối tác chiến lược” với Mỹ (dù họ đã công bố những văn bản có nội dung tương tự vào ngày 24/07 và ngày 16/08). Ngoài ra, cả bài của ông Vũ Ngọc Hoàng lẫn bài của ông Nguyễn Trung đều được ông Chu Hảo viết lời bình luận dài, với nội dung kêu gọi cải cách thể chế trong Đại hội Đảng XIII
(trong khi trước đây, ông Hảo không viết bài tuyên truyền với cường độ dày như vậy). 
Qua các dấu hiệu đó, có thể thấy các nhóm của Chu Hảo và Nguyễn Khắc Mai khá quan tâm đến chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi xem xét vấn
đề, chúng tôi đồng ý rằng Việt Nam cần cân đối lại quan hệ đối ngoại để đảm bảo nền độc lập của mình, đồng thời có thêm cơ hội học hỏi và giao thương với thế giới. Trên tinh thần đó, nhiều đề xuất mà ông Đinh Hoàng Thắng đưa ra là có giá trị. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thấy có 3 điểm chưa hợp lý trong “công thức Bí Đao”
của ông.
Thứ nhất, khi ông Thắng đề nghị “dân chủ hóa để phát huy sức mạnh của người dân, của xã hội dân sự trong việc giữ nước”, không rõ ông đang đề cập đến “xã hội dân sự” nào. Nếu ông ám chỉ các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” kéo dài từ năm 2011 đến nay, xin nhớ rằng các cuộc biểu tình năm 2014 và 2018 đã bùng phát thành bạo động, gây thiệt hại nặng về kinh tế và thể diện cho Việt Nam, chứ không hề giúp ích cho việc “giữ nước”.
Thứ hai, trong công thức P&DOWN, mục D (Dân chủ) và mục W (Minh triết) khá mâu thuẫn với nhau. Khi Trung tâm Minh triết Việt soạn đường lối chính trị dựa trên sấm TrạngTrình, họ gần với tư tưởng Nho giáo thần quyền hơn là với tư tưởng dân chủ thế quyền.
Thứ ba, chúng tôi
không đồng ý với quan điểm của ông Thắng, rằng mục P (thắt chặt quan hệ với Mỹ) và mục D (dân chủ hóa) có quan hệ mật thiết với nhau. Thể chế chính trị của Việt Nam phải được quyết định bởi các đặc điểm của người Việt Nam, chứ không phải bởi quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Nếu làm ngược lại, ông Thắng sẽ thiết lập một chế
độ “Mỹ chủ”, tương tự chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ, chứ không tạo ra một chế độ “dân chủ”. Nếu muốn “dân chủ”, ông Thắng nên kêu gọi Trung tâm Minh triết Việt bỏ sấm Trạng Trình, và kêu gọi Diễn đàn Xã hội Dân sự tổ chức bầu Ban Đại diện một cách dân chủ, công khai, trước khi đòi những người Việt Nam khác thay đổi.
Chúng tôi mong ông
Đinh Hoàng Thắng xem xét lại 3 điểm trên của “công thức Bí Đao”, trước khi tiếp tục quảng bá nó.
Ngoài ra, chúng
tôi mong ông Chu Hảo nhớ rằng gần 1 năm trước, chính ông đã vùng vằng rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, khi ông nghe tin Đảng sắp khai trừ mình. Việc ông cố tác động đến kết quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII, dù không còn tư cách Đảng viên, cho thấy “khí tiết” mà ông thể hiện năm ngoái hơi đáng ngờ, và ông vẫn còn khá nhiều tham vọng chính trị.

Nguồn: Loa phường

Không có nhận xét nào:

Trang