6 tháng 5, 2018

Đây chính là lý do bản đồ Quy hoạch Thủ Thiêm biến mất

Tác giả: theo FB Hoàng Hải Vân
Bản đồ quy hoạch gốc này đương nhiên phải có, bởi nếu không có thì Thủ tướng phê duyệt cái gì. Nhưng khi dân kiện, yêu cầu phải đối chiếu bản đồ quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tấm bản đồ này đã biệt tích. Nó biệt tích một cách triệt để, chứng tỏ rằng nó đã được những người rất có quyền lực tổ chức cho nó “bỏ trốn”, trốn khỏi các bộ ngành ở Trung ương, trốn luôn khỏi Văn phòng (Hoàng Hải Vân) 
KD: Dư luận XH các trang mạng và báo chí đang ồn ào vụ này. XH mình rất lạ, cứ đụng tới vụ việc gì thì hồ sơ vụ đó biến mất. Vụ TXT ư, vụ Hot Girl Thanh Hóa ư? Nay đến vụ Thủ Thiêm, đều biến mất… đúng quy trình- cái khái niệm của guồng máy chính trị các cơ sở đưa ra 
“Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư những anh Tào Tháo”!
                                            —————–
Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cho biết bản đồ gốc năm 1996 quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm đến giờ này vẫn chưa tìm ra.
Vào tháng 10-2007, Báo Đại đoàn kết do anh Lý Tiến Dũng, một nhà báo nổi tiếng chính trực làm Tổng Biên tập đã cho đăng loạt bài “Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Ai phá nát quy hoạch?”. Báo Tuổi Trẻ do anh Lê Hoàng, cũng nổi tiếng là một nhà báo chính trực làm Tổng Biên tập, đã cho đăng lại trên Tuổi Trẻ online. Không rõ các kỳ tiếp theo có đăng trên Đại Đoàn Kết hay không (nhờ anh Đào Tuấn kiểm tra lại nhé), hiện chỉ còn kỳ 1 “Giấy thông hành cho quá trình phá nát” nằm trên Tuổi Trẻ online :
Bài báo này cho thấy, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (ĐTMTT) được Chính phủ phê duyệt (QĐ 367/TTg) 930ha, trong đó: khu trung tâm 770ha và 160ha để tái định cư cho dân. Sau 6 năm án binh bất động, đến ngày 22-3-2002, văn phòng UBND TP.HCM ban hành một lúc hai thông báo truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải đến Kiến trúc sư trưởng và Giám đốc Sở Địa chính nhà đất.
Thông báo thứ nhứt, số 77/TB-VP, yêu cầu cắm mốc giao đủ 770 ha cho khu trung tâm. Điều đáng nói là trong 770h theo quy hoạch thì có đến 130ha mặt nước, có nghĩa là muốn cắm mốc giao đủ thì hoặc là phải lấp 130 ha mặt sông Sài Gòn hoặc là phải lấy 130 ha dành cho tái định cư, nhưng vì lấp sông Sài Gòn là điều không thể nên phải làm theo cách thứ hai.
Thông báo thứ hai là công văn hỏa tốc số 78/TB-VP, yêu cầu xác định 160 ha tái định cư không nhất thiết tập trung 1 địa điểm mà có thể bố trí 3-4 địa điểm trên địa bàn quận 2. Có nghĩa là, diện tích khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt đã bị ông Lê Thanh Hải tự tiện cho “sáng tác” thêm một diện tích khá lớn nữa. Đáng chú ý là, bản đồ quy hoạch sau đó được UBND TP “cho vẽ một đường dích zắc, lắt léo, thò lên, thụt xuống theo ranh giới của các dự án tư nhân, đang được phân lô, bán nền và coi đó là ranh quy hoạch của khu trung tâm. Đưa 28 dự án tư nhân ra khỏi ranh quy hoạch mà thực tế đây chính lại là đất để TĐC cho dân”. Để bảo kê cho 28 dự án phân lô bán nền của tư nhân đáng lẽ phải được thu hồi đó, UBND TP đã thu hồi đất một cách phi pháp của dân để bù vào.
Đó là tóm tắt nội dung mà bài báo đã đề cập. Từ đó đến nay, nghe nói quy hoạch Thủ Thiêm tiếp tục thò ra lấn tới nữa, dân tiếp tục bị giải tỏa một cách phi pháp nữa, nhưng đâu còn bản quy hoạch gốc mà đối chiếu.
Bản đồ quy hoạch gốc này đương nhiên phải có, bởi nếu không có thì Thủ tướng phê duyệt cái gì. Nhưng khi dân kiện, yêu cầu phải đối chiếu bản đồ quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tấm bản đồ này đã biệt tích. Nó biệt tích một cách triệt để, chứng tỏ rằng nó đã được những người rất có quyền lực tổ chức cho nó “bỏ trốn”, trốn khỏi các bộ ngành ở Trung ương, trốn luôn khỏi Văn phòng Chính phủ là nơi lưu giữ Quyết định của Thủ tướng. Bằng chứng là, theo báo Tuổi Trẻ, khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trực tiếp giải quyết khiếu nại của dân liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm cũng không tìm thấy tấm bản đồ quy hoạch này.
Đọc bài trên Đại Đoàn kết xin một lần nữa nghiêng mình trước anh linh của nhà báo Lý Tiến Dũng. Tôi biết một trong những lý do khiến anh bị cho thôi chức Tổng Biên tập là đã can trường cho đăng bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối việc dỡ bỏ Hội trường Ba Đình để xây dựng nhà Quốc Hội mới, bức thư đã bị các báo từ chối vì Ban Tuyên giáo Trung ương cấm đăng (hình như theo lệnh miệng của người đứng đầu Chính phủ lúc đó), giờ còn biết thêm anh đã đương đầu từ rất sớm với các nhóm lợi ích vô cùng thế lực ở TP.HCM nữa.

Không có nhận xét nào:

Trang