21 tháng 11, 2015

Trần Độ phân tích về ‘sự nguy hại bám giữ quyền lực’

BVB - Từ năm 2002, ông Nông Đức Mạnh và ông Phan Diễn đều phát ngôn ‘rất kêu’ rằng: Dân chủ là ‘bửu bối’ và là biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề Chính trị-Xã hội của Việt Nam, như tệ tham nhũng…Đúng, dân chủ là bửu bối cho đảng cộng sản đối phó với tình hình mới để đất nước thoát khỏi tình trạn hèn kém hiện nay (!?). Nói thì hay và có vẻ đúng vậy, nhưng chỉ là mị dân, thực té cho thấy cái ‘phòng khánh tiết’ vàng chóe tại tư dinh của Nông Đức Mạnh đã hiện hữu chứng minh: Lãnh đạo ‘nói dzậy mà hổng phải dzậy’, đạo đức, lối sống, việc làm càng trái ngược với lời nói! Thực chất họ vẫn rất sợ dân chủ, bởi thực hiện dân chủ thì khó mà tham nhũng được, sẽ mất cả quyền thế, vị thế và quyền lợi.
* * *
Từ bao năm qua tên tuổi của trung tướng Trần Độ - vị anh hùng của cuộc Cách mạng và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà, và nhiều năm gần đây, ông là vị anh hùng của cuộc tranh đấu đòi dân chủ, tự do và tôn trọng phẩm giá con người, đòi canh tân quê hương xứ sở được rộng rãi công luận trong và ngoài nước biết đến.
Ông là một tấm gương sáng, là ngọn hải đăng soi đường cho rất nhiều các vị lão thành Cách mạng, cựu chiến binh, trí thức tiến bộ và thanh niên noi theo. Với ông Tổ quốc và dân tộc luôn luôn là nỗi niềm trăn trở, suy tư và cũng là nỗi đau khắc khoải khôn nguôi trong lòng. Ông đặt Tổ quốc và nhân dân cao hơn hết thảy, hơn cả tính mạng và cuộc sống của chính bản thân mình. Vì những phát biểu công khai đòi dân chủ tự do, dân quyền và nhân quyền, ông liên tiếp bị những hoạn nạn, tai ương do chính cái Nhà nước, cái chế độ mà ông góp một phần xây dựng nên và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời của mình giáng xuống. Từ tuyên truyền bôi nhọ ông đến canh chừng, rình rập ngày đêm cuộc sống riêng tư như một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm.
Từ huy động cả một hệ thống tuyên truyền đồ sộ để đả phá và công kích quyết liệt những quan điểm tiến bộ vì đất nước của ông đến thủ đoạn đê tiện tổ chức cướp cuốn nhật ký ghi chép những riêng tư. Đe dọa và khủng bố, mua chuộc và lung lạc, bôi nhọ và xuyên tạc đều không khuất phục hoặc làm sờn lòng được tiếng nói và tấm lòng của ông với đất nước. Mọi thủ đoạn đê hèn và dơ bẩn đều trở nên vô nghĩa, ông vẫn ngẩng cao đầu với khí phách của một nhân cách lớn và một lương tri lớn.
Suy tư và nỗi trăn trở thường trực của ông là Đất nước và nhân dân, đổi mới và dân chủ. Ông sắn sàng trả bằng mạng sống của mình để được phát biểu vì đất nước, vì ngày mai tự do của dân tộc. Từ sau sự kiện bị cướp nhật ký tháng 06 năm 2001, tướng Trần Độ bị ngã bệnh rất nghiêm trọng, sức khỏe rất suy yếu. Dù khi còn nằm trên giường bệnh bị hôn mê và những cơn đau dày xé, hay khi phải trở về nhà vì tuổi quá cao, bệnh tình trầm trọng, nhưng không một phút giây nào ông không nghĩ đến sự lột xác thật sự của Đảng và sự đổi mới thật sự của đất nước. Tuy hoàn cảnh hiểm nghèo, tính mạng chỉ còn được tính từng ngày, từng giờ nhưng đầu óc ông vẫn thông tuệ, anh minh. Ông vẫn tranh thủ thời gian để suy tư và nghĩ về đất nước, về Đảng cộng sản mà 60 năm qua ông đứng trong hàng ngũ đó. Ông cùng nhân dân đã thấy rõchính sự bám giữ quyền lực lì lợm, và ngoan cố cùng với não trạng bảo thủ nặng nề của Đảng chính là nguyên nhân chủ yếu, chủ đạo, cơ bản kìm hãm toàn bộ sự phát triển chung của đất nước và xã hội. Sự kiện bị cướp tập nhật ký giữa Sài Gòn sẽ là một vết nhơ mãi mãi với lịch sử và thủ phạm là những kẻ đã gây ra nó sớm muộn cũng bị vạch mặt, lên án. Trí nhớ và sức khỏe giảm sút nhiều không cho phép ông có thể viết lại một cách đầy đủ toàn bộ cuốn nhật ký ghi chép đã mất đó. Nhưng vượt lên bệnh tật, tuổi tác ông vẫn cố gắng viết thiên Bút ký và tiểu luận tựa đề là: "Đảng cộng sản và vấn đề dân chủ ở Việt Nam", mà trong đó có một số ý chính của tập nhật ký ông còn giữ lại được theo trí nhớ một cách không đầy đủ và trọn vẹn.
Thiên bút ký và tiểu luận này chắc chắn sẽ không đầy đủ những tư liệu, cảm xúc, nghĩ suy bằng tập nhật ký quý giá 83 trang đã bị cướp. Nhưng đọc nó chúng ta thấy được vẫn hiển hiện một Trần Độ hiên ngang, dũng mãnh, xông xáo đi vận động làm Cách mạng cùng nhiều bậc tiền bối khác từ khi Đảng, chế độ Nhà nước này còn phôi thai trong trứng nước, chưa đủ hình hài thời kỳ hoạt động bí mật đến một Trần Độ xông pha trước trận mạc của cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ, và tôn trọng Quyền Được Làm Người hiện nay. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông giãi bày những suy nghĩ triệt để nhất, thành thật nhất của mình với thời cuộc, với Đảng cộng sản, với công luận. Ông đã công khai đòi Đảng cộng sản phải dân chủ hoá toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá nước nhà, phải thực sự đổi mới. Phải thực hành chế độ đa nguyên đa Đảng, phải thực hiện tự do dân chủ hóa, phải đổi mới triệt để thể chế chính trị. Phải từ bỏ chế độ Đảng trị độc tài thành một chế độ dân chủ đa nguyên và xây dựng một xã hội công dân. Phải thực sự thực hành chính sách hoà hợp và hoà giải dân tộc đoàn kết mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, xoá bỏ hận thù, chia rẽ sau bao nhiêu năm chiến tranh loạn lạc "huynh đệ tương tàn". Chắc chắn rằng phát biểu này của ông sẽ là một thách thức, thách đố rất lớn, rất hệ trọng đối với Đảng và chế độ hiện tại, nhưng đồng thời nó cũng chính là thông điệp của những lực lượng đang tranh đấu đòi dân chủ trong và ngoài nước hiện nay gửi tới giới cầm quyền Hà Nội. Trong tương lai không xa nữa, nhất định lịch sử sẽ phán xét công minh sự đúng, sai; công và tội của Trần Độ, của Đảng cộng sản Việt Nam và của tất cả những con người đang dấn thân tranh đấu cho một nước Việt Nam mới sáng lạn, dân chủ và tự do.
Bằng cách duy trì một thể chế chính trị độc tài toàn trị hết sức độc đoán, phản Cách mạng, phản động, chống lại nhân dân và trào lưu tiến bộ của thời đại và được một lực lượng khổng lồ cảnh sát và quân đội cùng bộ máy tuyên truyền dối trá vĩ đại hỗ trợ. Đảng và Nhà nước có thể còn tồn tại thêm một thời gian nữa trước khi sụp đổ hoàn toàn. Phong trào tranh đấu đòi dân chủ ở trong nước có thể bị đàn áp và khủng bố khốc liệt, nhưng cuối cùng ngọn cờ dân chủ và tự do sẽ phấp phới tung bay trên toàn cõi Tổ quốc đau thương của chúng ta. Tấm lòng thuỷ chung son sắt với Tổ quốc của Trần Độ sẽ còn bền mãi với thời gian và non sông đất nước.
Hy vọng rằng lão tướng Trần Độ còn sống ngày nào còn đi đầu và tiếp tục hiến dâng sức mình cho Tổ quốc ngày ấy. Là người Việt Nam yêu nước chúng ta có quyền tự hào lịch sử đã sản sinh ra những anh hùng đương đại gánh vách trách nhiệm nặng nề mà lịch sử và giang sơn đã giao phó. Cùng với Trần Độ những Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, La Văn Lâm, Bùi Công Trừng, Lê Giản, Dương Bạch Mai, Hoàng Hữu Nhân, Phạm Thị Tề, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Hồ Tấn Anh, Nguyễn Thị Thu, Thích Tuệ Sĩ, Thích Trí Siêu, Nguyễn Đình Huy, Phạm Thái, Võ Thanh Liêm, Nguyễn Đan Quế, Linh Mục Chân Tín, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Cố tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Quang Châu, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Minh Quốc, Vũ Cao Quận, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Phạm Hồng Sơn, Bùi Ngọc Tấn, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Minh, Trần Bá, Trần Đại Sơn, Lê Hồng Hà, Nguyễn Trung Thành, Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh, Trần Dũng Tiến, Đông Nam Hải, Vũ Minh Ngọc… và các trí thức trẻ như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình v.v… cùng hàng ngàn, hàng vạn những con dân của đất Việt đang âm thầm lặng lẽ góp sức mình cho một nước Việt Nam mới nhất định sẽ trở thành một phần lịch sử oai hùng của Đất nước.
Cựu chiến binh Trần Minh Tâm
(25 Phan Đình Phùng, phường Quan Thánh – Quận Ba Đình – Hà Nội)

Không có nhận xét nào:

Trang