28 tháng 8, 2015

TS. Lê Đăng Doanh: “Nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại”

Tác giả: Vũ Minh (BizLive)

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng, từ thực tế nền kinh tế nửa đầu năm 2015 cho thấy, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.
Trong cuộc trao đổi ngắn với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hơn bao giờ hết Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Ông có đánh giá gì về những chỉ số kinh tế 7 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là con số tăng trưởng GDP?
Tốc độ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao nhất kể từ năm 2009 đến nay là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục.
Tăng trưởng đạt được chủ yếu nhờ công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 9,1% có đóng góp quan trọng của khai thác dầu khí; Đơn đặt hàng tăng cao chủ yếu ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như điện thoại thông minh của Samsung, lĩnh vực dệt may, da giày.
Lạm phát thấp, tiêu dùng trong nước có cải thiện. Mặt khác, nông nghiệp tăng rất thấp và gặp nhiều khó khăn từ khô hạn, nhiễm mặn đến xuất khẩu có nhiều trở ngại.
Khu vực kinh tế dân doanh có dấu hiệu hồi phục yếu ớt với số doanh nghiệp mới đăng ký tăng nhẹ nhưng đa số doanh nghiệp đang hoạt động chưa có lợi nhuận.
Khá nhiều ý kiến cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại những rủi ro tiềm ẩn rất đáng quan ngại, nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?
Thực tế nền kinh tế nửa đầu năm nay cho thấy, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.
Cụ thể như bội chi ngân sách tăng cao, vượt chỉ tiêu cho phép của Quốc Hội; Bộ Tài Chính phải đề nghị vay tới 30.000 tỷ đồng của Ngân Hàng Nhà Nước, tăng thu các loại phí; Nợ công tiếp tục tăng nhanh…
Tỷ giá chịu sức ép đáng kể sau khi đã điều chỉnh tăng tới 3%. Xuất khẩu giảm sút, nhập siêu lên đến -3,1 tỷ USD, đầu tư nước ngoài giảm sút cả về số dự án lẫn số vốn đăng ký tuy số vốn thực hiện vẫn duy trì ở mức ổn định. Tín dụng tăng cao, lên đến 8%.
Nghị Quyết 19 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện quá chậm và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do quá kém, doanh nghiệp chưa đạt được chuyển biến cần thiết.
Vậy theo dự báo của ông, trong những tháng còn lại, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng nào, thưa ông?
Sáu tháng cuối năm sẽ không dễ dàng tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục do đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm tê liệt ngành than.
Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ảnh hưởng nhiều mặt đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã vượt 19 tỷ USD.
Hơn bao giờ hết nước ta cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn ông! USD, đầu tư nước ngoài giảm sút cả về số dự án lẫn số vốn đăng ký tuy số vốn thực hiện vẫn duy trì ở mức ổn định. Tín dụng tăng cao, lên đến 8%.
Nghị Quyết 19 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện quá chậm và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do quá kém, doanh nghiệp chưa đạt được chuyển biến cần thiết.
Vậy theo dự báo của ông, trong những tháng còn lại, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng nào, thưa ông?
Sáu tháng cuối năm sẽ không dễ dàng tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục do đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm tê liệt ngành than.
Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ảnh hưởng nhiều mặt đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã vượt 19 tỷ USD.
Hơn bao giờ hết nước ta cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Trang