21 tháng 2, 2017

Lý do gây vệt nước đỏ Vũng Áng là gì và sự thật clip ống xả?

Tác giả: BBC (theo TTXVH) và FB Hoàng Dũng
Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá từ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết ô nhiễm hữu cơ “không bao giờ là màu đỏ” mà thường có màu đen hay màu xanh đen. “Màu đỏ là màu của oxit sắt 3 
——————–
Ngay sau khi đưa bài viết này lên FB, bạn đọc gửi cho mình FB Hoàng Dũng, nói cụ thể hơn về hình ảnh cống xả (trong bài). Để rộng đường dư luận, xin đưa bài viết này như một sự phản biện: 
ẢNH 2012 WEIBO LÀ GIẢ MẠO! 
Mời xem hình và link: http://m.weibo.cn/u/1280463227
Hãy kéo xuống ngày 2-19 hồi 18:11 và so sánh nội dung chữ tiếng Trung và nội dung chữ tiếng Trung trong ảnh bên phải được cho là đăng ngày 5/11/2012. Giống hệt nhau mọi thứ, trừ bức ảnh :v 
Làm sao chèn được bức ảnh vào và sửa từ 2-19 (2017) thành 5/11/2012 thì quá dễ rồi ha! 
Kết luận: Cụ nào lỡ xin lỗi sớm thì rút xin lỗi lại đã :v Chưa khẳng định được video đó của Formosa xả thải nhưng khẳng định hình weibo là fake lởm :v 
Bổ sung, xem hình trong còm: 
Phân tích tiếp các điểm sơ hở trong hình weibo 2012 giả mạo nè: 
1. Phần 05/11/2012 là sai định dạng và thiếu giờ: phút và thừa chữ “from”
Nó nếu đúng phải là: 2012/11/05 xx:xx 来自 微博 weibo. 
2. Vòng tròn nhỏ bên trái chỉ cái hình và cái sọc thẳng mờ. Sọc thẳng mờ phải đúng vào viền của hình chứ không phải hình lòi ra ngoài khuôn sọc thẳng mờ. Ở hình weibo 2012 đã làm cho hình ghép lòi ra ngoài khuôn. 
3. Vòng tròn lớn bên phải: Tác giả làm giả mạo hình ảnh này đã chụp hình video từ facebook smartphone, làm cho lộ ra 3 cột âm thanh. Ở weibo nếu là hình ảnh thì sẽ không có 3 cột âm thanh như đăng video trên fb. Còn nếu là video thì sẽ có vòng tròn và hình mũi tên ở giữa video. 
Bạn nào làm hình fake ráng đọc và lần sau cần cố gắng hơn. 
————– 
Dải nước đỏ lạ xuất hiện ở vùng biển Vũng Áng. Ảnh: VNN 
Việc nói dải nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Vũng Áng “là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải”, như giải thích của UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là “không thuyết phục”, một chuyên gia độc học môi trường Việt Nam bình luận với BBC. 
Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá từ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết ô nhiễm hữu cơ “không bao giờ là màu đỏ” mà thường có màu đen hay màu xanh đen. “Màu đỏ là màu của oxit sắt 3”. 
Hai hiện tượng dải nước đỏ 
Một vệt nước đỏ dài khoảng 100 m đã xuất hiện tại bờ kè chắn sóng cảng Vũng Áng vào 19/1, truyền thông trong nước đưa tin. 
Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện vào sáng 18/2 tại khu vực cảng Sơn Dương thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sau đó, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh đã đến kiểm tra và lấy mẫu nước đi phân tích. 
Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay dòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển. 
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh được trang tin VietnamNet dẫn lời, nói hôm 19/2 về kết quả phân tích nước biển có váng đỏ xảy ra hồi tháng Một ở Vũng Áng: “Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ ở biển là do ô nhiễm hữu cơ, co con người sinh hoạt, xả thải.” Đây cũng là kết quả được Viện Công nghệ và Môi trường gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh. 
Một lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói “hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17.2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm”, và “hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường”, báo Lao động đưa tin. 
Hôm 20/2, BBC đã liên hệ qua điện thoại với ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh đồng thời là Trưởng ban Khu kinh tế Hà Tĩnh, nhưng ông từ chối bình luận. 
Dòng nước màu đỏ đổ ra từ miệng cống xả trong video clip được chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: YouTube. 
Nguyên nhân hiện tượng dải nước đỏ 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển đỏ, Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC. 
Chẳng hạn như hiện tượng này có thể xảy ra khi “đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ”, và trường hợp này, theo ông Bá, là “không đáng ngại”. 
Một hiện tượng tự nhiên khác có thể khiến nước biển chuyển màu đó là hiện tượng thủy triều đỏ (tảo biển nở hoa). Tuy nhiên, giáo sư Bá khẳng định hiện tượng này thường chỉ xảy ra vào tháng 8, tháng 9 chứ “không vào thời kỳ này”. 
Một nguyên nhân khác có thể có, là do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp, nhưng muốn khẳng định được nguyên nhân của hiện tượng này, các nhà khoa học phải được “tận mắt tận tay quan sát”, Giáo sư Bá nói. 
Ông Lê Xuân Thế, một ngư dân sống cách vùng biển Vũng Áng 3km, nói với BBC ông đi biển tới nay đã hơn 50 năm nhưng “chưa bao giờ thấy hiện tượng dải nước đỏ trên biển”. 
Chi tiết kết quả xét nghiệm nước biển mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nói đến dường như không được công bố một cách chính thức và rộng rãi. 
“Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem đâu,” Giáo sư Lê Huy Bá nói, và cho biết mình cũng chỉ biết theo dõi tin trên báo chí. 
Tuy nhiên, Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, bộ phận trắc quan của Bộ Tài Nguyên Môi trường và đại diện của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa đã kiểm tra các cống xả thải của Formosa và kết luận doanh nghiệp này “không có đường ống xả thải nào như clip phát tán trên mạng xã hội”, trang tin Zing tường thuật. 
Giới chức tới giờ chưa có bình luận nào về địa điểm có thể của cống xả thải quay trong video clip nói trên.

Không có nhận xét nào:

Trang