Nước miếng hay còn gọi là nước dãi và nước
bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, tiết ra từ các tuyến
nước miếng vào miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất là giúp
việc nhai và tiêu hoá thức ăn trướckhi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong
mồm giữ cho răng bớt sâu mòn.
Hàm lượng nước miếng
Trung bình mỗi ngày con người tiết ra 1,5 L nước miếng.
Na 2-21 mmol/L
K 10-36 mmol/L
Ca 1.2-2.8 mmol/L
Mg 0.08-0.5 mmol/L
Cl 5-40 mmol/L
HCO3 2-13 mmol/L
PO4 1.4-39
Dịch nhờn trong nước miếng gồm có mucopolysaccharide và
glycoprotein
Các chất kháng trùng: thiocyanate, hydrogen peroxide, và IgA tiết.
Các loại enzyme: alpha-amylase (EC3.2.1.1), lysozyme (EC3.2.1.17), và lingual
lipase (EC3.1.1.3).
Nước miếng con người còn có chất acid phosphatases A và B (EC3.1.3.2),
N-acetylmuramyl-L-alanine amidase (EC3.5.1.28), NAD(P)H dehydrogenase-quinone
(EC1.6.99.2), lactoperoxidase (EC1.11.1.7), superoxide dismutase(EC1.15.1.1),
glutathione transferase (EC2.5.1.18), aldehyde dehydrogenase – loại
3(EC1.2.1.3), glucose-6-phosphate isomerase (EC5.3.1.9), và kallikrein mô
(EC3.4.21.35). Những chất này làm nước miếng có mùi hôi.
Chức năng
Dịch nhờn làm cộng việc nhai và làm trơn miệngvà hầu để thức
ăn dễ trượt qua và nuốt dễ hơn.
Các enzynmes: Amylaza tiêu hóa tinh bột trong miệng, hoạt động tốt nhất tại pH
7,4. Lingual lipase tác động tốt nhất tại pH 4.0 nên có tác dụng khi theo thức
ăn vào dạ dày. Lysozyme có chức năng tiêu hủy vi khuẩn.
Nước bọt còn giúp giữ chất ngà cho răng. Sau khi ăn uống, chất acid được tạo ra
khi vi khuẩn gây men bằng các chất đường và tinh bột trong mồm. Khi acid khiến
pH của mồm xuống dưới 5 có thể làm hủy mòn chất khoáng bọc răng. Nước miếng
giúp trung hoà độ acid và khi pH lên trên 5.5 ngà răng có thể được bồi
khoáng.lúc không ăn nước bọt vẫn được tiết ra liên tục nhưng không nhiều .khi
ăn lượng nước bọt tiết rất nhiêù hoặc chỉ cần nhìn thấy, ngửi thấy, nghĩ
đên các món ăn thôi cũng làm cho nươc bọt tiết ra nhiêù(phản xạ có điều kiện)
Nước miếng có khả năng sát trùng không?
Có nhiều người cho rằng nước miếng có khả năng sát trùng –
và họ tin rằng khi có vết thương có thể dùng nước miếng liếm sạch; như thường
thấy trong một số động vật như mèo, chó,v.v…
Các nhà khảo cứu tại đại học Florida ở Gainesville Hoa Kỳ khám
phá ra chất đạm có tên gọi là yếu tố phát triển thần kinh (NGF – nerve growth
factor) trong nước miếng của chuột. Khi cho chất này vào vết thương, vết thương
lành chóng hơn hai lần những vết thương không được cho chất ấy. Tiếc thay, nước
miếng con người không có chất này. Tuy nhiên, nước miếng con người có các chất
giúp chống vi sinh trùng như IgA tiết, lactoferrin, và lactoperoxidase.
Chưa có cuộc khảo cứu nào cho thấy liếm vết thương có khả
năng sát trùng ở con người.
Nước bọt có công dụng gì?
Nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng do
tuyến nước bọt ở miệng tiết ra. Với nước bọt của mình thì không sao, nhưng với
nước bọt của người khác (chỉ trừ là của bạn đời) thì người ta thường có cảm
giác ghê ghê. Tuy nhiên ít người biết rằng đó là một thứ dịch có rất nhiều lợi
ích.
Tuyến nước bọt mang tai
Từ xa xưa, cổ nhân đã biết đến công dụng của nước bọt đối
với sức khỏe và bệnh tật. Theo dược học cổ truyền, nước bọt vị mặn, tính bình,
không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa
nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên
khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông
khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt
sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc… Y thư cổ viết: “Nước
bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm
con người trường sinh bất lão”. Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm
đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp “dưỡng sinh nước
bọt” làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời tiền Hán,
Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)… mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm tuổi. Các vị
này đều coi “nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh”. Bởi vậy, khi tạo ra chữ
“sống”, người Trung Quốc đã ghép bộ “thủy” với bộ “thiệt” với ý nghĩa là nước ở
bên lưỡi (nước bọt) với tác dụng quan trọng là tạo ra sự sống. Cũng với ý nghĩa
đó mà nước bọt còn được gọi là thần thủy (nước thần), quỳnh dịch, ngọc tương
(nước ngọc), kim tân ngọc dịch…
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt
buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ
5-10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác
dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi
đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác
dụng làm hết ngứa và sưng đau.
Theo nghiên cứu hiện đại, mỗi ngày mỗi người tiết ra khoảng
1.000-1.500ml nước bọt. Thứ dịch thể này có vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn
và virut xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng
phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virut. Ngoài ra, nước bọt còn có tác dụng
cầm máu, làm lành vết thương, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Theo
GS. Tây Đồng (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung
thư, bởi vậy, để đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt
chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ.
Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của
người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin. Các
nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động
vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn,
được đặt tên là SLPI. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có
nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng
của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.
Để phát huy cao nhất tác dụng của nước bọt,
theo cổ nhân có thể thực hành theo hai cách
1. Luyện công súc miệng: miệng mím, răng nghiến, dùng hai má
và lưỡi làm động tác như súc miệng, súc 36 lần. Khi trong mồm có nhiều nước bọt
thì chia làm 3 lần nuốt từ từ, trong khi nuốt tưởng tượng nước bọt được đưa tới
đan điền (vùng dưới rốn). Thông thường, lúc mới tập nước bọt còn ít, luyện
nhiều thì lượng nước bọt sẽ tăng lên. Bài ca bí quyết luyện công súc miệng là:
“Luyện công súc miệng dịch tự sinh, súc ba mươi sáu lượt chớ đừng quên, bước
này có thể trừ bệnh thận, huyết mạch lưu thông, thọ niên trường”.
2. Ngọc dịch dưỡng sinh, còn gọi là Quỳnh dịch dưỡng sinh:
trước khi đi ngủ làm vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ. Sáng dậy, đảo lưỡi từng
bên phải và trái ít nhất 10 lần rồi súc miệng cho ra nước bọt và nuốt dần.
Người xưa cho rằng, nếu thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ có công dụng làm
chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Kinh nghiệm dân gian thường dùng nước bọt buổi sáng bôi để
chữa mụn cơm, thường sau 5-10 lần mụn sẽ teo và rụng. Người ta còn dùng nước
bọt để chữa mụn nhọt, sưng đau, bỏng da nông và các vết muỗi đốt. Để có nước
bọt tốt thì sáng sớm khi thức dậy chưa ăn uống gì cần phải chải răng và súc
miệng thật sạch, tốt nhất là dùng nước chè đặc hoặc nước muối 0,9% để súc họng.
Nước bọt và bệnh tật
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học John Hopkins (Mỹ), nước
bọt là một “kho tàng dữ liệu” giúp vén bức màn sinh học bí mật của con người và
là một công cụ hữu ích trong công tác phòng và ngừa bệnh.
Báo hiệu bệnh tim mạch
1/3 số bệnh nhân tử vong vì đau tim không hề biết rằng trong
cơ thể mình chứa hàm lượng cholesterol cao bất thường. Do các xét nghiệm máu
nhằm phát hiện dấu hiệu căn bản của bệnh tim mạch thường gây đau đớn, mất thời
gian và nhiều công sức, nên phần lớn các bệnh nhân đều không tiến hành đủ các
xét nghiệm cần thiết.
Theo các nhà khoa học, nước bọt chứa một loại protein có tên
C-reactive protein, giúp phát hiện nguy cơ tim mạch nhanh chóng và chính xác
hơn nhiều so với xét nghiệm máu.
Mối quan hệ giữa cha- con gái
Nghiên cứu cho thấy con gái gần gũi với bố sẽ dậy thì muộn
hơn các bạn cùng trang lứa, yêu muộn hơn và có xu hướng chung thủy trong chuyện
tình cảm. Bí ẩn nằm trong tuyến nước bọt của người con.
Theo các nhà khoa học, nếu mối quan hệ giữa cha và con gái
không thuận hòa, hàm lượng hoóc-môn stress cortisol trong nước bọt của người
con gái sẽ thấp hơn mức thông thường vào buổi sáng và tăng cao khi cô chia sẻ
lo lắng với bạn bè. Hiện tượng thiếu cân bằng về hàm lượng hoóc-môn này biểu hiện
sự nhạy cảm quá mức đối với các tình huống căng thẳng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng
tiêu cực tới sự lựa chọn trong cuộc sống cũng như năng lực tiết chế stress.
Dấu hiệu của stress
Stress làm kích hoạt phản ứng “chống hoặc chạy” của cơ thể,
kéo theo một loạt các hiện tượng như tăng tiết adrenaline, tim đập nhanh
và tuyến nước bọt tăng cường hoạt động. Khi đó, nước bọt sẽ tiết ra enzyme
alpha- amylase (sAA), vốn được các nhà khoa học coi là dấu hiệu của stress.
Một nghiên cứu của Đại học John Hopkins cho thấy có thể dựa
vào việc điều tiết hàm lượng sAA để tiết chế ảnh hưởng từ stress của phụ nữ
mang bầu lên thai nhi.
Tăng cường hệ miễn dịch
Thói quen nhai và mớm cơm cho trẻ được chứng minh là một
cách hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch cho các bé.
Việc cho trẻ làm quen với các mầm bệnh từ nước bọt của người
mẹ sẽ kích hoạt cơ thể chúng sản sinh nhiều kháng thể, dạy cho hệ miễn dịch
cách xử lý khi bắt gặp những mầm bệnh tương tự sau này trong đời, đặc biệt giúp
trẻ giảm nguy cơ mắc hen suyễn.
Ngoài ra, nước bọt còn chứa một số những kháng thể nhất định, giúp làm giảm khả
năng lây nhiễm của vi khuẩn.
Bảng mã gene di truyền
Nước bọt không những chứa đầy đủ các yếu tố của gene trong
cơ thể mà mẫu ADN chiết xuất từ nước bọt còn dễ phân tích hơn các mẫu ADN thu
được từ các phương pháp khác.
Hơn nữa, các mẫu nước bọt có thể làm đông lại hoặc rã đông
rất nhiều lần, đồng thời cho phép chiết xuất ADN với số lượng lớn, chất lượng
cao.
Theo Thu Thương (Bee.net/Live Science)
Cách chữa ngủ ngáy đơn giản
Những người có tật ngủ ngáy nếu dành 20
phút trong ngày để ca hát thì sẽ giữ được im lặng trong suốt giấc ngủ đêm. Hiệu
quả của phương pháp này sẽ đến sau 3 tháng.
Nhiều bà vợ than thở rằng không có gì tồi
tệ hơn việc mất ngủ bởi tiếng ngáy của người chồng hằng đêm. Theo Hiệp
hội Bác sĩ Phẫu
thuật Nha Khoa Mỹ ước tính có 50% người dân nước này gặp vấn đề về tật ngủ
ngáy.
Tiến sĩ Manny Alvarez, Biên tập viên cao cấp trang Sức khỏe
của FoxNews đã đưa một số giải pháp để ngăn chặn ngủ ngáy được
cho là khá hiệu quả chẳng hạn: Thay đổi tư thế ngủ. Nằm nghiêng một bên
thay vì nằm ngửa có thể cải thiện tình trạng hơi thở của bạn hoặc thử đổi một
chiếc gối khác…
Bên cạnh đó, nên đi tắm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thông
mũi và dễ thở hơn, nhờ đó hạn chế tiếng “grừ” suốt đêm.. Đối với những người có
vấn đề nghiêm trọng hơn về ngủ ngáy, khi đến bệnh viện các nha sĩ can thiệp bằng
cách gắn một thiết bị điều trị chứng ngủ ngáy, hoặc dùng phương pháp giải phẫu,
chiếu tia laze…
Ngoài ra tiến sĩ Alvarez còn cung cấp thêm một phương pháp
trị ngáy đặc biệt, nghe có vẻ ly kỳ nhưng thực chất là kết quả của một cuộc
nghiên cứu khoa học. Cụ thể: những người có tật ngủ ngáy nếu dành 20 phút trong
một ngày để ca hát thì sẽ giữ được im lặng trong suốt thời gian ngủ ban đêm.
Hiệu quả của phương pháp này sẽ có trong vòng 3 tháng thực hiện.
Thừa cân có thể là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngủ
ngáy. Vì thế những người to béo có thói quen ngáy khi ngủ được khuyên nên giảm cân
có thể giảm áp lực thịt mỡ trong cổ họng, hạn chế phát ra tiếng ngáy.
Một số người khắc phục tình trạng ngủ ngáy bằng cách uống
rượu vang hoặc các loại đồ uống có cồn để chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. tuy
nhiên Tiến sĩ Alvarez khuyến cáo không nên dùng cách này bởi nó có thể giúp bạn
ngủ nhanh hơn, nhưng việc uống rượu trước lúc đi ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
các cơ ở mặt sau của cuống họng.
Ngọc Vĩnh (VNE)
Lá trầu không
Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần:
Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất
dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá
hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét.
Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri
Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi”
(từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế [1].
Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn
trong tục ăn trầu.
Thành phần
Thành phần hoạt hóa của tinh dầu trầu không, thu được từ
lá, là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo
ra hương vị như mùi khói), chavicol và cađinen.
Trầu cau
Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam v.v thì lá
trầu được nhai cùng với vôi tôi (hiđrôxít canxi) hay vôi sống (ôxít canxi) và
quả của cây cau. Vôi có tác dụng giữ cho thành phần hoạt hóa của trầu không nằm
ở dạng bazơ tự do hay chất kiềm, điều này cho phép nó đi vào trong máu thông
qua hấp thụ dưới lưỡi. Trong quả cau có chứa các ancaloit như arecolin,
arecain, guraxin. Chúng tăng cường tiết nước bọt (nước bọt bị nhuộm đỏ). Tổ hợp
của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là “miếng trầu”, đã được người dân
trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. Sợi thuốc lá hoặc thuốc lào đôi khi cũng
được thêm vào.
Chữa bệnh
Lá trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất
khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y
học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại
Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương
tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau
răng.Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc
kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng
như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị
chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Lá trầu thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn
uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn
khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao
chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết
thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong
sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt
lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp
không kể liều lượng.
Các nhà khoa học Ấn Độ khám phá ra rằng lá trầu có tác dụng
ngăn ngừa bệnh ung thư tủy xương, theo IANS. “Hợp chất hydroxychavicol (HCH) có
trong lá trầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư bạch cầu tủy xương mãn tính
(CML)”, Viện Sinh học Hóa chất Ấn Độ (IICB) cho biết. Người mắc bệnh CML
thường do các tế bào bạch cầu tích tụ nhiều trong máu và tủy xương. Vì vậy,
không còn chỗ cho các tế bào máu trắng khỏe mạnh, tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
Khi mắc bệnh này, hiện tượng nhiễm trùng, dễ chảy máu và thiếu máu có thể
xảy ra. Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Cancer Science (Nhật
Bản).
Sau đây là một số bài thuốc khác
từ lá trầu không:
- Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc chắp, lẹo:
Lấy 3 lá trầu không, 5-10 lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông
hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần. Thuốc giúp chóng hết viêm,
mắt dịu.
- Rửa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Lá
trầu không và phèn đen mỗi thứ 20 g vò hoặc giã nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1
lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần. Dùng nước sắc riêng lá trầu không cũng tốt.
- Đánh gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu
không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn
chân đến khi da đỏ ửng lên.
- Chữa rắn cắn: Lá trầu không 40 g, gừng tươi 80
g, quế chi 80 g, phèn chua 20 g, vôi 20 g. Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không
và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước,
làm thành viên khoảng 10 g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn,
đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân uống 1 viên, mài 1 viên đắp tại chỗ.
Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh
viện để được điều trị.
- Trị mụn cám bằng lá trầu không
Chuẩn bị:
- 3 lá trầu không
- 1 ly nước nóng sạch
Thực hiện:
Trầu không rửa sạch rồi vò nát, cho vào ly nước nóng sạch,
để nguội trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước trầu không rửa lên mặt
khoảng 3- 4 lần. Đặc biệt, phải rửa kỹ ở hai cánh mũi, trán và cằm- nơi chứa
nhiều dầu và mụn cám. Bạn sẽ có bất ngờ thú vị với cách trị mụn này. Ngoài
ra, rửa mặt với nước trầu không còn có một tác dụng tuyệt vời cho da đó là làm
thu nhỏ lỗ chân lông.
Bạn nên áp dụng phương pháp này hai tuần một lần rất hiệu
quả để giữ cho làn da sạch mụn.
Lưu ý: Nếu bạn không có lá trầu không thì có thể thay
bằng lá lốt. Lá lốt cũng có tac dụng trị mụn cám hiệu quả nhưng k bằng được lá
trầu không.
Bệnh đái giắt
Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1
chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.
Suy nhược thần kinh
Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy
nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia
làm 2 lần trong ngày.
Chữa đau đầu
Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá
trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
Các bệnh về phổi
Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi
hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.
Táo bón
Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn
làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co
bóp, hết táo bón.
Đau họng
Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu
không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu,
nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
Chống viêm nhiễm
Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp
và viêm tinh hoàn.
Làm lành vết thương
Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi
dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2
ngày.
Bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu
thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới.
Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không
gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Giảm đau lưng
Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với
dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
Bị tắc sữa
Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không
tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi,
miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi…
1 nhận xét:
Những bài thuốc đơn giản ít mất tiền mà hiệu quả ,ai cũng có thể vận dụng cho bản thân mình để chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe sống lâu ,hay thật
Đăng nhận xét