BÙI VĂN BỒNG
Đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về Sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, một tin vui làm phấn chấn lòng người: Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo
cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh
cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương
án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh
thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng
trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Việc này, Myanmar đã làm cách đây
25 năm. Tên gọi đầu tiên của nước này là Liên bang Myanmar: 1948-1974. Đến
năm 1974, theo hướng mà Trung Quốc “vạch ra” và cũng tin vào mô hình Trung Quốc
đã ‘chỉ giáo”, Liên bang Myanmar đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên
bang Myanmar: 1974-1988 (trước Việt Nam với tên gọi như thế này 2 năm). Chỉ 14
năm sau, thấy mô hình phát triển XHCN theo “hướng đạo” của Trung Quốc làm cho
đất nước ngày càng chậm phát triển, Myanmar lại quyết định đổi lại
tên gọi như cũ là: Liên bang Myanma: 1988-2010, rồi Cộng hòa Liên bang Myanma:
2010-nay
Kể từ khi lên làm Tổng thống Myanmar vào ngày 30/3/2011, ông Thein Sein đã thực
hiện nhiều biện pháp cải cách khá mạnh dạn: trả tự do cho hàng trăm tù nhân
chính trị, tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung cho phép lãnh tụ đối lập Suu Kyi
tham gia, nới lỏng sự kiểm soát của công an, bãi bỏ luật kiểm duyệt báo chí,
các công dân có quyền đình công và biểu tình…
Ngày 19/6/2012, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra một chương trình cải cách mới,
đặt kinh tế vào trọng tâm. Giới quan sát gọi nó là “làn sóng cải cách lần thứ
hai”, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7% trong 5 năm tới bằng cách thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ sẽ tư nhân hóa một số lĩnh vực kinh tế hiện
nay do nhà nước kiểm soát 100%.
Tổng thống Thein Sein - gương mặt “thiện” mà giới quân nhân lựa chọn - đang nỗ
lực đưa chương trình cải cách của ông đi đúng quỹ đạo bằng một cuộc cải tổ nội
các ngày 27/8, đã có sự thay đổi 6 thành viên nội các, nhiều nhân vật theo xu
hướng cách tân được cử vào những vị trí then chốt, đặc biệt liên quan hai lĩnh
vực kinh tế và giải quyết các xung đột sắc tộc. 2 nhân vật bảo thủ từ chức.
Chưa kể trước đó, một phó tổng thống đã từ chức. Một số người thuộc xã hội dân
sự được đưa vào chính phủ, trong đó bao gồm một người được bổ nhiệm làm cố vấn
kinh tế để đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, chính phủ nước này đã quyết định xóa tên 2.082 trong tổng số 6.165
người khỏi “danh sách đen”, gồm các nhân vật thuộc các công ty và cộng đồng
truyền thông, vốn bị chính phủ cấm hoạt động trước đây. Trong số này còn có
những người Myanmar đang sinh sống ở nước ngoài nhằm khuyến khích và
tạo điều kiện để họ về nước tiếp sức cho cải cách.
Việc Myanmar trả tự do cho các tù nhân chính trị và đưa nhân vật đối lập Suu
Kyi tham chính là động thái thuyết phục Liên minh châu Âu (EU) ngừng áp đặt
nhiều lệnh cấm vận chống Myanmar kể từ hồi tháng 4. Ngày 11/7, Mỹ tuyên bố nới
lỏng các lệnh trừng phạtMyanmar, qua đó cho phép các công ty của Mỹ đầu tư và cung
cấp các dịch vụ tài chính cho quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, Tổng thống
Thein Sein kêu gọi các nước bãi bỏ những hạn chế tài chính đối
với Myanmar để tạo ra cú huých cho nền kinh tế điêu tàn của nước này.
*
* *
Sau
đây là bài đăng trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm qua, Thứ Bảy
– 13/4/2013:
Thêm phương án về tên nước:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
* Nghĩa
Nhân
Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm
phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc
lập.
Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự
thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với
nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai
phương án.
Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương
án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc
về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên
cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu
dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên
nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh
chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ:
“(1) Nước Việt Nam là một
nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
(2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa”.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu
tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên
bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí
Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946,
1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm
này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước
hiện nay.
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với
Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng
về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể
hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa
vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng,
cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải
sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều
70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là
giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc
và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản
Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng
tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định
quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong
trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe
cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Dự
thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà
nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn,
quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho
đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ
tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong
các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được
thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là
vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình
đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy
định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng
xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển
giới.
-----------------
*** Trên cơ sở báo
cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến.
Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn
thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý
trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn
đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng
phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận
cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.
*** Liên quan đến vấn đề
thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự
án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi
thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
N.N (Theo Pháp luật T.p HCM)
N.N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét