Bài học đầu tiên được
chuyên gia tâm lý đưa ra là hình ảnh về cái mặt: "Mặt CSGT khác mặt cảnh
sát hình sự như thế nào?".
1.500 chiến sĩ cảnh sát
CSGT TP. HCM vừa được dự lớp tập huấn về văn hoá ứng xử và đạo đức tác phong.
Bài học đầu tiên được chuyên gia tâm lý đưa ra là hình ảnh về cái mặt:
"Mặt CSGT khác mặt cảnh sát hình sự như thế nào?".
Không có ai trả lời trúng. Chuyên gia giải thích: Cảnh sát hình sự được phép
có... nét mặt hình sự vì phải đối mặt với những tên tội phạm hung hãn, còn CSGT
phải có nét mặt đôn hậu, nụ cười thân thiện vì chủ yếu tiếp xúc với dân, là
công bộc phục vụ nhân dân.
Tất nhiên, để "luyện" được gương mặt đôn hậu và nụ cười thân
thiện không đơn giản. Nhiều CSGT tâm sự, việc khó luyện nhất là kìm chế
bản thân mình, nhất là gặp những đối tượng say xỉn, hung hăng, nóng tính. Chữ
Nhẫn này, nhiều CSGT phải học thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Khi mẹ Nam khóc hết nước mắt vì con mình bị ném đá vô lý, thì cậu bé 12 tuổi
lại có thái độ bình tĩnh đến lạ kỳ. Không những không hốt hoảng, ủ dột mà Nam
còn là chỗ dựa tinh thần cho người lớn. Cậu bé nhắn tin cho mẹ:
"Đồng chí
ấy ơi, hôm nay đồng chí tôi không muốn ôm đồng chí ấy nữa, vì sao, vì người
đồng chí toàn mùi...nước mắt. Tôi muốn "đặt thực" đơn mùi vị cho ngày
mai là: mùi tiếng cười..."
Nếu trước khi ra đường, mỗi CSGT đều chuẩn bị cho mình một "thực đơn tiếng
cười" như bé Nhật Nam; nếu trước những thái độ khó chịu của người vi phạm,
mỗi CSGT có được tâm thế tĩnh tại, nhẹ nhàng như bé Nhật Nam...thì chắc chắn
hình ảnh của người CSGT sẽ đẹp hơn nhiều trong mắt người dân.
Nhưng cũng nên nhắc lại rằng: Nụ cười và sự thân thiện cũng phải sử dụng đúng
chỗ. Bởi sẽ rất đáng lo, nếu cảnh sát giao thông gặp dân thường với thái độ hằm
hằm như gặp tội phạm, nhưng lại tươi cười, thân thiện với những kẻ vi phạm
thường xuyên nhưng rất biết quyền năng của hai từ "làm luật".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét