5 tháng 6, 2013

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải...phong bì (?)

“Nhiều trường hợp phải như đi xin, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đang bị hạn chế. Một số tổ chức và cá nhân đang làm ngược lại”.

ĐBQH Trương Thị Huệ: Quyền lực nhà nước thuộc vệ nhân dân nhưng nhiều trường hợp phải phong bì mới được giải quyết

Đồng tình với điều 2 dự thảo sửa đổi hiển pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân, song ĐBQH Trương Thị Huệ, đoàn Thái Nguyên còn băn khoăn làm thế nào để nội dung này thực sự đi vào cuộc sống?

Trên thực tế người dân – người chủ của quyền lực nhà nước lại đang gặp rất nhiều khó khăn, phiền hà trong khám chữa bệnh, học hành, trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, khiếu nại tố cáo đúng thời hạn…
“Nhiều trường hợp phải như đi xin, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đang bị hạn chế. Một số tổ chức và cá nhân đang làm ngược lại”.
ĐB Chu Sơn Hà, đoàn Hà Nội: Trong một quốc gia không thể nơi thì có nơi lại không có HĐND. Để phân biệt quản lý đô thị với quản lý nông thôn thì chỉ cần thiết kế các chức năng nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, UBND từng vùng lãnh thổ phù hợp với mô hình đô thị, mô hình nông thôn khi sửa đổi luật tổ chức HĐND và UBND. Thực hiện như vậy vẫn đảm bảo cải cách thể chế của nhà nước mà vẫn giữ được quyền cơ bản của người dân khi thực hiện quyền đại diện. Tôi đề nghị giữ nguyên chương HĐND, UBND như hiến pháp hiện hành 1992.
ĐB Huệ đề nghị dự thảo hiến pháp cần quy định rõ “cơ chế và trách nhiệm của người đứng đầu, chế tài xử phạt nghiêm minh” đối với những hành vi ,vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Có như vậy quy định về bản chất tốt đẹp của nhà nước ta mới thực sự đi vào cuộc sống. Đồng thời bà cũng đề nghị “tất cả các hành vi ,vi phạm quyền làm chủ của nhân dân phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật”.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam tại Điều 4, song ĐB Huệ cũng đề nghị bổ sung vào khoản 2, đó là: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước pháp luật.
“Sở dĩ tôi bổ sung Đảng chịu trách nhiệm trước pháp luật vì trong những năm qua bên cạnh những thành tựu to lớn chúng ta đạt được do có sự lãnh đạo của Đảng là điều không thể phủ nhận, song cử tri còn nhiều ý kiến băn khoăn về những thiết sót, khuyết điểm trong sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng. Nếu chỉ ghi trách nhiệm trước nhân dân mà không ghi trách nhiệm trước pháp luật thì rất không cụ thể” – bà Huệ nói.
Đề cập đến điều 7 về quyền lực của Quốc hội là: quyền lập hiến, lập pháp; quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước theo ĐB Huệ những khóa Quốc hội gần đây đã thực hiện tốt 2 quyền đầu tiên. Còn quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của nhà nước, nhất là trong việc ban hành và tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp luật của các bộ, chính quyền địa phương thì chưa đáp ứng được yêu cầu.
La Ngọc Thoáng, đoàn Cao Bằng: Những vấn đề liên quan đến quyền con người, kiểm soát quyền lực, xử lý vi phạm cần được tôn trọng. Việc xem xét xử lý các văn bản trên thực tế không được tiến hành đầy đủ và thường xuyên. Tôi đề nghị Quốc hội ủng hộ phương án thành lập Hội đồng Hiến pháp, người đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch nước.
Nhiều văn bản còn chưa đảm bảo tính thống nhất, mâu thuẫn chồng chéo, thậm chí còn trái luật. Những tồn tại trên có chiều hướng ngày càng gia tăng, không những gây cản trở cho sự phát triển mà còn gián tiếp gây thất thoát lãng phí, tạo kẽ hở cho tiêu cực phát sinh mà lớn hơn là làm cho pháp luật không được thực hiện nghiêm minh. Điều này không loại trừ khả năng tham nhũng, lợi ích nhóm đứng đằng sau, gây mất lòng tin cho nhân dân mà công tác kiểm tra giám sát chưa được chấp hành tốt.
Theo bà Huệ việc giám sát của QH đã có đổi mới, cố gắng song trước hàng nghìn văn bản thì QH không thể nào giám sát hết được. “Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao, không phải là kiểm tra. Nếu có thì chỉ làm chứng minh cho một thực trạng”.
Để khắc phục tình trạng trên trong sửa đổi hiến pháp lần này, ĐB Huệ đề nghị Quốc hội cần thành lập một cơ quan độc lập giúp Quốc hội giám sát việc thanh tra pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu không nên trao lại chức năng này cho VKS như trước đây.

Thành Nam



Không có nhận xét nào:

Trang