26 tháng 6, 2013

Làm thế nào để bút sắc? tâm sáng và không bị gãy???

Tinh túy của hoa sen có lẽ nằm ở câu ca dao: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, cái đẹp hoa sen nó thanh cao dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng thích hoa sen; không phải ai cũng thích hương hoa sen?!

Nói như vậy, có nghĩa là, trong cuộc sống này, có đủ dạng người khác nhau và những người khác nhau ấy lại có sở thích khác nhau. Người sống đạo đức, yêu cái chân, thiện, mỹ thì thích hương hoa sen. Còn người thích xỉa xói, sống không chân thật và chạy theo điều tiêu cực để trục lợi cho mình mà không suy nghĩ đến lợi ích tập thể thì mấy ai trong số này công nhận cái đẹp của hoa sen? Chắc chắn là rất ít, nếu như không muốn nói là “không có”…?
Điển hình cụ thể nhất là, trước hàng loạt hành động lãnh đạo đã làm cho đất nước, rất nhiều người “đặt bút” và phán vô tội vạ. Công tâm, đó là điều ai cũng nói nhưng hầu như khi nhận xét về lãnh đạo, một số blog vẫn chỉ moi khuyết điểm của nguyên thủ đất nước ra nói. Nếu như người có tri thức, có đạo đức thật sự thì phải biết dung hòa giữa khen và chê. Chứ không phải chỉ có mỗi chê. Mà đôi khi, chủ nhân còn thủ đoạn, tự vẽ ra câu chuyện và gắn cho lãnh đạo cái điều sai trái. Hành động ấy không khác nào, tự bôi bẩn “tường” nhà mình. Những người vào trang blog xem, có nhiều người “bợ” theo đó mà tạt thêm nước ô nhiễm vào. Làm thế thì được gì? Sống không thật như thế có uổng kiếp người không? Trời không cho những người như vậy khả năng thiên bẩm viết văn hay là viết nhiều quá rồi không biết viết gì, trở nên viết bừa?
Trong cuộc sống, không phải ai cũng đủ sáng suốt để nhận ra “bùn” xung quanh mình; Và quan trọng là, không phải ai thích hoa sen, ngưỡng mộ sen cũng có thể sống được như sen. Nhà báo, “nhà cầm bút” thì đầy trong xã hội, ai cũng muốn những điều mình viết được người đọc công nhận là đúng, là hay. Tuy nhiên, đâu phải muốn là được? Như một số trang blog phản động, kích động chống phá Nhà nước…, đâu phải lúc nào cũng “dụ” được người ít thông tin? Những cây bút như thế, lúc nào cũng nghĩ mình là “bút sắc, tâm sáng”, tuy nhiên nào phải vậy? Mực tàu mà pha với “bùn” chẳng thể nào mọc được “hoa sen”?!
Ngòi bút của nhà văn, nhà báo rất đa chiều, đa dạng, nói đúng hơn là muốn “bẻ” đường nào thì bẻ. Nhưng vấn đề là “bẻ” phải theo logic, phải đúng sự thật và phải thuyết phục lòng người. Chứ không phải là “bẻ” làm mất đi tính nhân văn, làm xấu đi cuộc sống như một số blogger tự xưng là đòi quyền “rân chủ”, tự cho suy nghĩ của mình là “đúng” rồi muốn phán gì thì phán. Thiết nghĩ, bất cứ ai đã là trí thức, trước khi đặt ngòi bút phải đặt câu hỏi viết cho ai? viết làm gì? viết có ý nghĩa gì?… chứ không phải dựa vào cái quyền “tự do ngôn luận” rồi muốn viết gì thì viết. Nếu bản thân mình không tôn trọng mình, thì làm sao người khác tôn trọng mình được!
Biết bao ngòi bút có thể nói là có tài, từng trụ tại nơi có tiếng tâm như báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An, Đại Đoàn Kết… nhưng không thể trụ được trong làng làm báo vì cái tôi của cá nhân quá lớn, xa rời với lợi ích chung của cộng đồng, đặc biệt là “không thích ai là phang… tới bến”. Như một chủ blog sử dụng tên miền .vn, bên quản lý tên miền .vn gửi thông báo yêu cầu gỡ bỏ một số bài nhạy cảm và xấu. Chủ blog đã gân họng, khiêu khích: “Nếu quý vị thấy bog của tôi là xấu, ảnh hưởng đến quý vị thì quý vị cho gọi tôi đến thanh lý hợp đồng. Quý vị không có quyền yêu cầu tôi bỏ bài này bài nọ, vì làm như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Ngay lập tức, blog ngang ngược đã bị quản lý tên miền loại ra khỏi server .vn. Thế mới nói, đâu phải ai đó lên giọng là người khác sợ đâu? Nên nhớ, người ta chỉ sợ mình trừ khi mình nói đúng và có lý lẽ; còn nếu không thì tất cả đều đi theo luật “sòng phẳng” cả…!
Một người cầm bút, nếu như không có tính “nhân văn, nhân đạo” mà chỉ toàn nói xạo để kéo ai đó về phía mình, ủng hộ mình và chống lại lãnh đạo, chống lại Đảng, Nhà nước… thì đó là những điều hết sức khả ố, hèn hạ. Là con người, khi ta đánh mất tiền, đánh mất tài sản, thậm chí mất công việc thì vẫn có thể tìm lại để vực dậy “kinh tế” cho bản thân, gia đình. Riêng mất danh dự, mất phẩm chất là rất khó lấy lại!
Có những người viết blog rất xảo ngôn, ranh mãnh khi núp mình dưới nhiều bút danh khác nhau như Phúc Lộc Thọ hay Hai Xe Ôm… nhưng tất cả đều “núp bóng” một người, văn phong và tư tưởng là của một người tạo nên. Cuối cùng thì sao? Nhân nào quả nấy, viết bừa – viết láo thì đều có chung kết quả như nhau mà thôi! Cái gì cũng có cái giá của nó vì dĩ nhiên, đối với ngòi bút ma lanh cũng có cái giá xứng đáng cho chủ bút “nặn” ra chúng?
Đạo đức nghề nghiệp là môn học mà bất cứ trường đào tạo, dạy nghề nào cũng giảng dạy cho sinh viên hiểu ngay từ những ngày đầu đến với nghề. Tuy nhiên, học, hiểu và hành như thế nào là tùy mỗi người. Thật ra, đào tạo 100 sinh viên, ra trường 60 bạn sống được với nghề, sống có ích cho xã hội, gia đình thì đã xem là thành công rồi. Vì sao như thế? Đơn giản, cuộc sống đầy cạm bẫy và con người ta nếu như nhẹ dạ, không sáng suốt tí thôi thì cũng đủ đặt bước chân đến bến bờ vực thẳm… Thế nên, dù già hay trẻ thì khi đặt bút, phải suy nghĩ thật kỹ. Một nhà báo, một nhà “cầm bút” giỏi đầu tiên phải là người biết và đoán trước được, khi viết ra bài, điều gì sẽ đến với chủ bút?
Nhưng hầu như “chủ bút đen” không bao giờ viết đúng với phiên bản thật, mà họ lại chọn cách thổi phồng, xuyên tạc phiên bản lên nhiều lần, đến lúc bị “gãy bút” mới tá hỏa và la lối ỏm tỏi, “bớ làng xóm” khắp nơi. Sự thật mãi là sự thật và không một điều sai trái nào mà không đưa ra ánh sáng, tất nhiên những kẻ núp “bóng cà sa” đến một lúc nào đó cũng sẽ phải lồi bộ mặt nham nhở, chịu tội trước công lý. Tên tuổi của những kẻ “gãy bút” sẽ được ghi vào sổ “bìa đen” và lịch sử dân tộc – thật “oai” và “oách” làm sao???
Một thực tế, người cầm bút sáng suốt, ai cũng biết rằng: “Viết sai sự thật, xuyên tạc thì có ngày cũng sẽ “gãy bút” và nhận được “phần quà” tương ứng!”. Tin vào điều ấy, mà rất nhiều cây bút trẻ, kể cả lão làng, có lương tri không bao giờ dám viết “bậy”, viết theo tiếng gọi “cái tôi” cá nhân – dựa trên sự thù giặc và đố kỵ, theo cái kiểu “ghen ăn, tức ở”…!
Hải Dương

Không có nhận xét nào:

Trang