Thành viên Chính
phủ thừa nhận số liệu thiếu chính xác
Không ít ý kiến thảo luận của các ĐBQH
tỏ sự nghi ngờ về những số liệu thống kê tồn kho bất động sản, nợ xấu, tỷ lệ
thất nghiệp và giảm nghèo.
Tại phiên thảo luận hội trường về kinh tế xã hội sáng 30/5, ĐB
Nguyễn Văn Hiến, Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc: ‘Những con số thiếu độ tin cậy có
thể do kỹ thuật, phương pháp, trách nhiệm, do thiếu minh bạch và do cả bệnh
thành tích nữa. Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng
tình hình, không thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết
sách, chủ trương đúng’.
Biết tin vào số nào?
Dẫn ý kiến về việc không thể đặt niềm tin vào các con số ông Hiến bày tỏ sự hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu không sát với tình hình thực tế, số liệu không có tính thuyết phục.
Theo ĐB Hiến, đã từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu GDP của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia. Mấy năm gần đây vấn đề sinh tử của nền kinh tế chúng ta là giải quyết cục máu đông, nợ xấu và tồn kho bất động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này là rất thấp.
Cuối năm 2012 Thống đốc ngân hàng nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10% trong khi thanh tra ngân hàng nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này là 7,8%. Cùng thời gian Ủy ban giám sát tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3 năm 2013 ngân hàng nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%.
Cách đây vài ngày ngân hàng nhà nước quyết định lùi áp dụng thực hiện Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho đến ngày 1/6/2014 mà lẽ ra đến ngày 1/6/2013 là phải áp dụng. Để nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng làm lành mạnh, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như Thống đốc nói: " áp dụng Thông tư 02 là để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu". Nhưng vấn đề ở đây nếu áp dụng Thông tư 02 thì nợ xấu hiện tại của 1 ngân hàng có thể chỉ từ 3-4% sẽ tăng lên 10-15% hoặc hơn nữa như ý kiến của các chuyên gia kinh tế đã phân tích.
Dẫn ý kiến về việc không thể đặt niềm tin vào các con số ông Hiến bày tỏ sự hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu không sát với tình hình thực tế, số liệu không có tính thuyết phục.
Theo ĐB Hiến, đã từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu GDP của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia. Mấy năm gần đây vấn đề sinh tử của nền kinh tế chúng ta là giải quyết cục máu đông, nợ xấu và tồn kho bất động sản. Nhưng mức độ tin cậy của các số liệu này là rất thấp.
Cuối năm 2012 Thống đốc ngân hàng nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10% trong khi thanh tra ngân hàng nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này là 7,8%. Cùng thời gian Ủy ban giám sát tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3 năm 2013 ngân hàng nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%.
Cách đây vài ngày ngân hàng nhà nước quyết định lùi áp dụng thực hiện Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho đến ngày 1/6/2014 mà lẽ ra đến ngày 1/6/2013 là phải áp dụng. Để nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng làm lành mạnh, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như Thống đốc nói: " áp dụng Thông tư 02 là để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu". Nhưng vấn đề ở đây nếu áp dụng Thông tư 02 thì nợ xấu hiện tại của 1 ngân hàng có thể chỉ từ 3-4% sẽ tăng lên 10-15% hoặc hơn nữa như ý kiến của các chuyên gia kinh tế đã phân tích.
‘Như vậy, con số thực bản chất nợ xấu nghiêm trọng hơn nhiều những
gì đã công bố. Cho đến giờ này, chúng ta thực sự không biết lượng tồn kho bất
động sản là bao nhiêu. Các số liệu của cơ quan quản lý và của Hiệp hội bất động
sản của các tổ chức nghiên cứu là rất khác nhau 200.000 căn hay 40.000 căn,
83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng, nợ công bao nhiêu? 55% GDP hay 95% như
nghiên cứu của Ủy ban kinh tế của Quốc hội và liệu có an toàn?’, ĐB Hiến băn
khoăn.
ĐB Hiến đặt hàng loạt các câu hỏi: ‘Tin vào con số nào? khi trong 10 ngày tết
Bộ Y tế báo cáo có 25.000 người bị tai nạn, còn Ủy ban an toàn giao thông quốc
gia là 700. Có nên vui mừng khi lần đầu tiên sau rất nhiều năm số người chết do
tai nạn giao thông dưới 10.000 người. Có nên phấn khởi khi theo thống kê có
6,85 triệu lượt khách quốc tế đến v.v... Điện lực, xăng dầu lúc nào cũng bảo
lỗ, ai biết thực hư thế nào?’.
'Không có số liệu đúng và đủ, không thể đưa ra đánh giá đúng tình hình, không
thể dự báo chính xác các xu hướng, không thể đưa ra các quyết sách, chủ trương,
giải pháp đúng được và như thế chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Không thể chấp
nhận "người dân thấy sao thì cứ biết vậy đi" như ông Chủ tịch Hội
thống kê nói. Tôi nghĩ Quốc hội phải biết người dân có quyền được biết chuyện
gì đang thật sự xảy ra ở đất nước mình’ ĐB Hiến bức xúc.
Sự chênh lệch quá lớn
Dẫn báo cáo của Chính phủ, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,64%, chuẩn nghèo tính
toán từ năm 2010, công bố thực hiện từ năm 2011 là 400 nghìn đồng/tháng đối với
nông thôn và 500 nghìn đồng/tháng đối với thành thị ĐB Lê Thị Nguyệt, Vĩnh
Phúc nói Chính phủ cần làm rõ kết quả giảm nghèo đã tính đến số hộ phi
nông nghiệp và số lao động bị mất việc làm đã tính vào đây chưa.
‘Chỉ tiêu giảm nghèo không tính đến trượt giá, phản ảnh không thực chất. Tỷ lệ
hộ nghèo ở huyện nghèo khó khăn năm 2012 giảm trên 7%, sau gần 5 năm thực hiện
chính sách với huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, số huyện nghèo xã đặc biệt
khó khăn không giảm mà lại tăng dần 45% từ 62 huyện lên 85 huyện, 7 xã lên 311
xã là không hợp lý.
Năm 2012, cả nước có gần 70% số doanh nghiệp bị lỗ, trên 54 ngàn doanh nghiệp
phải giải thể, số lao động đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với năm 2011 nhưng
tỷ lệ thất nghiệp chung và riêng ở thành thị hơn năm 2011.
‘Các nước trên thế giới suy thoái kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp đều cao hơn
bình thường mà Việt Nam chúng ta lại ngược lại. Kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất
nghiệp vẫn giảm như vậy là trái với quy luật chung của kinh tế thế giới. Đây là
chỉ tiêu cần được đánh giá và xem xét lại một cách chính xác’ bà Nguyệt đề
nghị.
Chủ tịch Quốc hội từng cho
rằng bản quyết toán ngân sách còn nhiều con số chưa biết nói.
Thành viên Chính phủ thừa nhận số liệu thiếu chính xác
Trong phiên buổi chiều 30/5, giải trình về các con số Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp 2% được đưa ra là phù hợp.
Theo bà Chuyền, dù số doanh nghiệp giải thể nhiều nhưng phần đông các doanh
nghiệp mới thành lập và hoặc DN vừa và nhỏ. Khi doanh nghiệp này phá sản, người
lao động mất việc lại trở về nông thôn làm những việc phi chính thức, nên vẫn
có việc làm.
‘Giữa số doanh nghiệp giải thể và DN thành lập mới, số giải thể là DN nhỏ nhưng
DN mới lại thu hút nhiều lao động. Tỷ lệ thất nghiệp 2% là phù hợp’, bộ trưởng
Chuyền nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh tỏ ra đồng cảm chia
sẻ về những đánh giá của các đại biểu hơn.
Bộ trưởng Vinh cho rằng, các số liệu không chỉ là số liệu thống kê. Trong báo
cáo tình hình KT-XH được lấy từ Tổng cục thống kê và cả các ngành dọc. Trong
tổng số 15 chỉ tiêu QH thông qua, tổng cục thống kê chỉ làm có 6 chỉ tiêu, còn
lại 9 chỉ tiêu là do các ngành dọc cung cấp. Nguồn số liệu khác nhau nên độ
chính xác khác nhau vì cách tính khác nhau.
‘Cơ bản số liệu có thể chưa chính xác nhưng độ tin cậy có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên độ chính xác chưa cao, nhiều con số độ chính xác phụ thuộc nhiều vào
độ chủ quan của cơ sở. Nhiều số liệu còn khép kín nên cơ quan tổng hợp rất vất
vả’, ông Vinh nói.
Thừa nhận có sự thiếu trùng hợp, thiếu chính xác từ các con số, song ông Vinh
cho rằng để thay đổi cũng cần có thời gian. ‘Hiện Chính phủ đã đồng ý để Bộ
thiết lập hệ thống để đánh giá bộ chỉ tiêu. Đến năm 2015 sẽ thay đổi bộ chỉ
tiêu đánh giá tốt hơn như đại biểu mong muốn’, Bộ trưởng Vinh hứa.
TS Trần Đình
Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:
Số liệu thống kê không chuẩn mực như kỳ vọng
Hiện nay nổi lên một vấn đề là các số liệu thống kê của mình xưa nay tính
đáng tin cậy hay tính chuẩn mực không thực sự đầy đủ như kỳ vọng. Tất nhiên
sự cải thiện độ chính xác của thống kê cũng khá rõ ràng nhưng bảo rằng đáp
ứng được yêu cầu cho việc phân tích hoạch định chính sách, làm cơ sở để đưa
ra những kết luận của chính sách chuẩn thì chưa thể được.
Nhiều khi số liệu đo theo chuẩn của Việt Nam nên rất khó so sánh. Khi chuẩn
đo lường khó thì làm chính sách trong điều kiện toàn cầu hóa để đáp ứng được
yêu cầu nhiều khi cũng bị lệch lạc.
Tất cả con số với các nước được xem là bình thường, công khai thì ta lại chưa
công khai, chưa rõ ràng. Như thế khi làm lượng tính về triển vọng hay rủi ro
đều không rõ ràng. Lòng tin của cộng đồng thế giới vào môi trường đầu tư của
Việt Nam cũng thiếu cơ sở.
Bản thân điều này đòi hỏi phải từ hai tuyến. Thứ nhất là hệ thống thống kê
quốc gia phải cung cấp tính chuyên nghiệp trong việc xác lập bộ số liệu.
Ví dụ làm ra một bộ số liệu doanh nghiệp để soạn chiến lược phát triển
công nghiệp hỗ trợ của ta rất thiếu. Khi cần không biết doanh nghiệp của ta
có năng lực gì, trình độ ra sao, làm những sản phẩm, công nghệ thế nào. Khi
năng lực không biết, không đánh giá được thì chiến lược phát triển công nghiệp
hỗ trợ của Việt Nam cực kỳ mong manh. Hiện nay trong cấu trúc công nghiệp 80%
sản lượng công nghiệp là do công nghiệp phụ trợ sản xuất ra. Trong khi chúng
ta không biết được thì làm sao có một chiến lược phát triển đúng. Không biết
được thì làm chọn được ngành cho chuẩn.
Cách đo lường để xác định được năng lực thực sự, thực trạng của nền kinh tế
thì năng lực thống kê phải cải thiện hơn rất nhiều. Đồng thời tính công khai,
minh bạch cũng phải xem xét lại.
Nhiều khi sự che dấu số liệu, thiếu minh bạch dẫn đến khi báo chí hay ai đó
có được một con số trở thành tin giật gân. Nó quý và giật gân được nhiều
người quan tâm vì vốn nó bị bí mật.
ĐIều này có thể dẫn đến cách nhìn nhận sai lệch. Vấn đề minh bạch, công khai
thông tin là điều kiện cơ bản và cũng là tối thiểu của kinh tế thị trường.
Hai yếu tố này rất quan trọng.
|
Bích Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét