Đây là một tư tưởng của nho
giáo xưa nhưng giá trị của nó vẫn còn đúng cho đến ngày nay .Tu thân: Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân, tạo lập một nghề nghiệp, một chỗ đứng dù nhỏ
bé nhưng vững chắc để con người ở trong hoàn cảnh nào cũng đều có thể sống
được .Tề gia: không có nghĩa là gia trưởng, coi mình là số 1, là người
quyết định trong gia đình mà tề gia có nghĩa là mình xây dựng một gia đình sao
cho ấm no, hạnh phúc, có luân thường đạo lý ,con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn, vợ chồng thuận hoà,
cùng 1 ý chí .Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội nên gia đình có hạnh phúc,
có ấm no thì xã hội mới phát triển vững mạnh được .Trị quốc không có nghĩa là
chúng ta phải làm tổng thống, làm chủ tịch, làm công an mới trị quốc được .Trị
quốc chính là chúng ta phải làm thật tốt công việc của mình ,sống chân thật với mọi người ,không ích kỷ tham lam thì cũng đã góp phần
trị quốc rồi .Nếu chúng ta là công nhân giỏi, giáo viên tốt, là kỹ sư tài ba, nông
dân xuất sắc, v...v.... Tất cả việc làm tốt đẹp đó của chúng ta đều đã góp phần vào việc
trị quốc rồi phải không các quý vị .Bình thiên hạ không lẽ là chúng ta đi đánh nhau khắp thế
giới để giành đất đai sao, không lẽ nếu chúng ta làm chủ thế gian này là chúng
ta đã bình thiên hạ sao .Không bình thiên hạ không có nghĩa là như vậy đâu mà bình thiên hạ theo tôi hiểu nghĩa là nếu có giặc ngoại bang đến xâm lược đất nước thì chúng ta phải đứng lên chống lại bảo về đất nước và nhân dân của mình đồng thời với việc hoàn thành tu thân, tề gia, trị quốc như trên thì chúng ta đã góp phần vào bình thiên hạ rồi .
Tu thân là tự bồi dưỡng bản
thân sống tốt với mọi người .
Tề gia là điều hành một gia đình thuận hòa ấm no,hạnh phúc .
Trị quốc là điều hành một đất nước thịnh vượng,bình yên
Bình thiên hạ là thống nhất một thế giới hòa bình văn minh .
Tư tưởng của nho giáo xưa không hề lý tưởng hoá, không hề cao siêu mà thực chất
nó rất mộc mạc, chân thành .Dù thời đại có thay đổi, khoa học có phát triển
nhanh như thế nào đi nữa thì tư tưởng trên vẫn luôn đúng và nó dẫn con người ta
tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của một con người tốt đẹp hoàn hảo trong thế giới cộng đồng .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét