Trong một chuyến đi thực tế
về, Phùng Quán đã viết bài thơ “Chống tham ô lãng phí”. Bài thơ tự sự dài 76
câu như một tiếng thét đau đớn, một lời hiệu triệu chống tham ô, lãng phí lay
động lòng người...Năm
1954, nhà thơ Phùng Quán, chiến sĩ Vệ Quốc đoàn, chiến sĩ Điện Biên được điều
về Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ Quân đội, thuộc Tổng cục Chính trị, tiền thân của
tạp chí Văn nghệ Quân đội hiện nay, với vai trò như một phóng viên.Với chất lửa hừng
hực sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Phùng Quán đã xung phong vào Sầm Sơn, Thanh
Hóa trong dịp đón tiếp tù nhân Côn Đảo.Sau chuyến đi ấy, anh
đã hoàn thành tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” và trường ca về liệt sĩ Võ Thị Sáu
“Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo”, cùng với tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” viết
sau này, thành bộ ba tác phẩm nổi tiếng được trao tặng giải thưởng VHNT Nhà
nước năm nay.Thời gian đó, miền
Bắc đang hàn gắn vết thương chiến tranh. Phùng Quán đã lặn lội trong cuộc sống
bộn bề của đất nước. Nhà thơ cùng với nhân dân thắt lưng buộc bụng, chịu đựng
gian khổ để làm nên hạt lúa, củ khoai. Trong đó một số ít cán bộ nhà nước lại
sống xa hoa trên mồ hôi nước mắt của đồng bào.Năm 1956, trong một
chuyến đi thực tế về, Phùng Quán đã viết bài thơ “Chống tham ô lãng phí”. Bài
thơ tự sự dài 76 câu như một tiếng thét đau đớn, một lời hiệu triệu chống tham
ô, lãng phí lay động lòng người.51 năm rồi, đọc lại
“Chống tham ô lãng phí” ta vẫn nghe sục sôi, nóng bỏng như vừa mới viết hôm
qua. Trong cao trào chống tham nhũng đang được Đảng phát động hiện nay, mỗi cán
bộ, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nên đọc to lên bài thơ “Chống tham ô, lãng
phí” của cố nhà thơ Phùng Quán để tiếp thêm niềm tin, sức mạnh trong cuộc chiến
đấu chống “nạn nội xâm” khốc liệt này.Bài thơ mở đầu bằng
những hình ảnh đau khổ, đói kém của người dân sau chiến tranh:
Tôi đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt
Tôi đã gặp
Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen đúa như củ cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng
Bởi đồn giặc, trồng ngô trỉa lúa…
Điệp từ “Tôi đã
đi…” và “Tôi đã gặp” là những hình ảnh “quay” trực tiếp từ thực tế cuộc sống
không hề hư cấu, không vu khống ai, nhưng không thể làm ngơ, mà tác giả muốn
báo động với mọi người.
Tôi đã đi qua/ Những xóm làng vùng Kiến An,
Hồng Quảng/ Nước biển dâng cao ướp muối các cánh đồng/ Hai mùa rồi lúa không có
một bông/ Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ…
“Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ” là chi
tiết rất xúc động, đắt giá. Con người không có cơm ăn, chỉ ăn toàn khoai. Đó là
thôn quê, còn giữa Hà Nội thì: Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm/
Chị em công nhân đổ thùng/ Run lẩy bẩy chui hầm xí thối/ Vác những thùng phân/
Thuê một vạn một thùng/ Mấy ai dám vác/ Các chị suốt đêm quần quật/ Sáng ngày
vừa đủ nuôi con…
Trong lúc nhân dân
thì “một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn…/ Đang buộc bụng, thắt lưng để
sống/ Để dựng xây kiến thiết nước nhà/ Để yêu thương, nuôi nấng chúng ta…” như
thế, còn một số cán bộ là “Những con chó sói quan liêu/ Nhe răng cắn rứt thịt
da Cách mạng”:
Các đồng chí ơi
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
“Đài xem lễ” họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa giãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu…
Tính thời giá 1956,
số tiền 11 triệu đồng là vô cùng lớn, có thể hơn 11 tỷ đồng hiện nay. Nhưng hồi
đó vừa kết thúc chiến tranh, đất nước đang rất nghèo, thì 11 triệu đồng đó càng
có giá trị gấp bội phần.Chưa hết: Tôi đã dự những phiên tòa
xử tội/ Có con chuột mặc áo quần bộ đội/ Đục cơm khoét áo chúng ta/ ăn cắp máu
dân đổi chác đồng hồ/ Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói/ Những mẹ già, em
trai, chị gái… / Còng lưng rỏ máu lấn vành đai!”.
“Con chuột mặc áo
quần bộ đội đó” là đại tá Cục trưởng Cục quân nhu quân đội Trần Dụ Châu, do
tham nhũng, đã bị Bác Hồ ra lệnh xử bắn. “Chứng cớ rành rành” mà Phùng Quán nêu
ra là thực tế không thể cãi được.Đó chỉ là những kẻ bị phát hiện. “Còn
bao tên chưa ai biết ai hay?/ Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy…/ Chúng nảy
nòi sinh sôi như dòi bọ/ Khắp đất nước đâu đâu chẳng có!”. Đau đớn lắm. Xót
xa lắm.Phùng Quán tiên đoán: Đến một ngày
Đảng muốn phê bình tất cả/ E phải nghìn số báo Nhân dân!.
Rõ ràng đến nay, không chỉ nghìn số
báo Nhân Dân mà cả nhiều nghìn tờ báo lớn như Tiền
phong, Lao động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… lên tiếng chống tham nhũng suốt
ngày, tham nhũng vẫn không thuyên giảm !
Thưa nhà thơ Phùng
Quán kính yêu, 51 năm sau, bọn “dòi bọ” đó còn sinh sôi dữ dội hơn, đục khoét
dữ dội hơn. Chúng đánh bạc một đêm hết cả triệu “đô” tiền Nhà nước vay nước
ngoài; chỉ một chữ ký, chúng biến biệt thự triệu “đô” của Nhà nước thành nhà
riêng, chúng lấy đất của dân cấp cho nhau mỗi đứa năm bảy trăm mét vuông.v.v…
Đến nỗi Quốc hội đã phải ban hành “Luật chống tham nhũng”.Là một chiến sĩ
Điện Biên vừa từ mặt trận về, nỗi đau đớn căm tức của Phùng Quán trước bọn tham
ô, lãng phí và tâm trạng chung của người dân. Nhưng lúc đó mọi người đang hân
hoan chiến thắng sau 9 năm “trường kỳ kháng chiến”, chỉ có tâm hồn nhạy cảm,
trung thực của người lính, không khoan nhượng với cái xấu, nhà thơ Phùng Quán
mới làm bài thơ dõng dạc tuyên chiến với nạn tham nhũng .
Vì những lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa
Những vần thơ trang kim vàng mã
Dán lên quân trang đẫm mồ hôi và máu tươi
Cách mạng!
Đó là thái độ sống
“thái độ thơ” cực kỳ Con Người. Thơ là tiếng hát của cái đẹp, thơ là hoa, là
bướm, nhưng khi cần, thơ cũng là nắm đấm, là tiếng thét căm hờn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Thơ xưa
yêu cảnh thiên nhiên đẹp/Mây gió trăng hoa tuyết núi sông/ Nay ở trong thơ nên
có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Phùng Quán đã “xung phong”
bằng ngòi bút nhân văn cao cả của mình. Bức xúc trước vấn nạn tham ô đến độ,
anh khẩn thiết đề nghị:
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng cần lập những đội quân trừ diệt
Có tôi
Đi trong hàng ngũ tiên phong!
Đó là đoạn kết bài
thơ rất có hậu, rất bản lĩnh và trách nhiệm. Nhà thơ chiến sĩ mới 22 tuổi mà có
tầm cao về tư tưởng thật quý hiếm. Nhà thơ không chỉ đề nghị “Lập đội quân trừ
diệt tham nhũng”, mà còn “Có tôi/ Trong hàng ngũ tiên phong”. Đó là thái độ
chính trị kiên quyết, “Một mất một còn”, không khoan nhượng với tham nhũng.Mới đây, Quốc hội
đã lập “đội quân trừ diệt” tham nhũng như Phùng Quán đề nghị, do Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, gọi là “Ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng”. Và một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm, toàn những chiến sĩ công an giỏi
đã ra mắt, làm lễ tuyên thệ dưới cờ ! Chứng tỏ bài thơ “Chống tham ô, lãng phí”
của Phùng Quán là lời tiên tri kỳ diệu! Tầm nhìn của nhà thơ xa rộng biết bao
nhiêu.Đáng tiếc là lời
cảnh báo vô cùng tâm huyết này đã gây cho Phùng Quán biết bao điều oan khiên
cay đắng.Trong thơ ca cách
mạng Việt Nam, thơ châm, thơ đả kích thì nhiều, còn thơ trữ tình về đề tài
chính trị xã hội như chống tiêu cực thì rất hiếm. Có lẽ “Chống tham ô, lãng
phí” của Phùng Quán là bài thơ chống tiêu cực đầu tiên xuất hiện trên văn đàn
Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.Mỗi lần đọc lại bài
thơ “Chống tham ô lãng phí” tôi vẫn nghe nóng rần rật trong từng li ti huyết
quản!
Nhà thơ Ngô Minh
Chống tham ô lãng phí (Phùng Quán)
Ta đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm
dứt:
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng
Bởi đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng vùng Kiến An Hồng Quảng.
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
Hai mùa lúa không có một bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp
Những đứa em còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu.
Cơm thòm thèm độn cám với rau
Mới tháng ba đã ngong mong đến Tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày…
Tôi đã đi
Giữa Hà Nội những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xắn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con.
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để xây dựng kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta.
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng loà
Như trang giấy kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem.
Đài xem lễ [5] họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở.
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.
Những con chó sói lãng phí quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ “đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gày
Khắp mặt đất
Như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít
Những người này không bao giờ họ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ!
Tôi đã đến dự những phiên toà
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mặc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng, rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đội quân trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong.
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng
Bởi đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.
Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
Hai mươi? Ba mươi?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng vùng Kiến An Hồng Quảng.
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
Hai mùa lúa không có một bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.
Tôi đã gặp
Những đứa em còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu.
Cơm thòm thèm độn cám với rau
Mới tháng ba đã ngong mong đến Tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày…
Tôi đã đi
Giữa Hà Nội những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xắn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân
Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con.
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để xây dựng kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta.
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng loà
Như trang giấy kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem.
Đài xem lễ [5] họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở.
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.
Những con chó sói lãng phí quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ “đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gày
Khắp mặt đất
Như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!
Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân dân!
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít
Những người này không bao giờ họ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ!
Tôi đã đến dự những phiên toà
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mặc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng, rỏ máu lấn vành đai!
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đội quân trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét