Không chỉ những đại án tham nhũng mà ngay
cả tham nhũng vặt cũng lộng hành khắp nơi. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho
biết ông cũng rất khó chịu: "cái gì cũng phải tiền, không tiền không
trôi".
Có tham nhũng
trong lực lượng chống tham nhũng
Tại buổi tiếp xúc cử tri ở quận Ba Đình (TP
Hà Nội) chiều 27/9 trước khi diễn ra kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII dự kiến
khai mạc ngày 21/10 tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ĐBQH thành phố Hà
Nội nhận được nhiều chia sẻ về việc chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) bày tỏ sự bức xúc khi
tham nhũng, tiêu cực xuất hiện ngay trong cả những mũi tiêm vắc-xin, “nhân bản”
phiếu xét nghiệm… hay “nhân bản” nhà tình nghĩa.
Ông Nguyễn Khắc Thịnh không ngại ngần nói:
“Con sâu đầy quyền lực đã liên kết với nhau trong “lợi ích nhóm” và trở thành
thành một thế lực rất mạnh, nó đã trở thành những con bạch tuộc mà những chiếc
vòi của nó đã bám chặt vào các cơ quan công quyền của chúng ta”.
Trong khi đó hàng nghìn vụ thanh tra, kiểm
tra mới có vài vụ bị đưa ra hình sự. Rồi khi đưa ra hình sự thì hầu hết là án
treo. Không có loại tội phàm nào mà tỷ lệ án treo lại nhiều như tham nhũng.
“Chính đồng chí Nguyễn Sinh Hùng cũng phải
đặt câu hỏi: Phải chăng tham nhũng đã len lỏi vào ngay cả lực lượng chống tham
nhũng của chúng ta? Cử tri chúng tôi thấy rằng, giơ thì cao mà đánh thì khẽ”,
cử tri Nguyễn Khắc Thịnh nói thẳng.
Chia sẻ với cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng nói vui "về tham nhũng tôi có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ".
Tổng bí thư sốt ruột và bức
xúc vì nạn tham nhũng
"Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy
năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm
soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng", ông Nguyễn Phú Trọng nói. "Lãng
phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền
bạc..."
Theo Tổng bí thư, phải chống nhiều thứ như
lợi ích nhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ. "Cái gì cũng phải
tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu", ông
Trọng chia sẻ.
Tổng bí thư trấn an cử tri không phải tất cả án tham nhũng đều xử treo, nhưng
thừa nhận có một số khâu có thể tiêu cực như nhận định "có tham nhũng
trong lực lượng chống tham nhũng".
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc
điều tra tham nhũng vô cùng gian khổ, nhất là khâu giám định. “Còn có ý nói:
“Không cẩn thận trong cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng?”, tôi hiểu ý đó
là một số khâu, ví như khâu giám định, giờ điều tra phát hiện ra rồi mới khởi
tố và đi điều tra.
Điều tra thì phải giám định xem vụ việc thế
nào. Không cẩn thận khâu khám nghiệm dễ bị bôi trơn, méo mó, kéo dài, làm giá…
Không cẩn thận đầu là con trâu còn cuối cùng lại là con chuột. Không cẩn thận
nó tiêu cực, sẽ méo mó”, Tổng Bí thư cảnh báo.
Ông Nguyễn Bá Thanh: tham nhũng lớn, nhỏ
"xử tất"
Cũng trong cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn
Bá Thanh nhận được nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến công tác nhạy cảm này.
Một số cử tri khác lo lắng các cơ quan công
quyền hô hào rất mạnh trong việc xử lý tham nhũng, nhưng vẫn chưa thấy xử lý
được vụ nào.
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng
Ban Nội chính T.Ư, cho biết thời gian tới sẽ tiến hành xử lý tất cả các vụ tham
nhũng từ nhỏ đến lớn chứ không chỉ có lớn mới đưa ra xử.
Tuy nhiên ông Thanh cũng thừa nhận một số
vụ án được cho là tham nhũng hiện tại cũng rất khó xử lý cho thỏa đáng vì luật
pháp vẫn chưa hoàn thiện.
“Mua con tàu 30 tỉ rồi cùng nhau đưa lên
tới 40-50 tỉ để chia chác nhau nhưng chúng ta không bắt được tận tay thì khó mà
xử lý họ với tội tham nhũng. Vì không bắt được tận tay như vậy nên mới phải xử
lý theo tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng”, ông Thanh nói.
Mặc dù vậy ông Thanh cũng cho biết thêm,
tới đây, phòng chống tham nhũng sẽ được các cấp làm quyết liệt, đối với những
vụ kiểu như trên sẽ được xem xét là vụ án và tội phạm tham nhũng để xử lý.
Khi bị truy về từng vụ cụ thể như vụ bầu
Kiên, vụ Dương Chí Dũng, rồi Vinashin, Vinalines… hay những “đại án” tham nhũng
như báo chí nói, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng, cần phải bình tĩnh giải quyết
mọi vấn đề.
“Trong năm nay sẽ đưa ra một vài vụ lớn để
xử, có thể vụ bầu Kiên chẳng hạn. Cố gắng từ nay đến tháng 6/2014 sẽ làm xong
những vụ tham nhũng lớn, sau đó từ từ đưa ra xử hết. Xử từ giai đoạn 1, sau đó
mở rộng ra giai đoạn 2”.
Theo ông Thanh, những vụ án tham nhũng lớn không hề đơn giản, bắt buộc phải bỏ
nhiều công sức điều tra. Quan trọng nhất là phải có lộ trình.
“Phải làm hết sức công phu, chặt chẽ để khi ra tòa không thể cãi lại được. Bây
giờ nhiều thầy cãi lắm. Vụ Dương Chí Dũng chẳng hạn, nếu làm công phu, đàng
hoàng có thể mất 3 – 4 năm chứ chẳng chơi”.
Theo Trưởng Ban Nội chính Trung trong thời gian tới, thiếu trách nhiệm, quản lý
lỏng lẻo để xảy ra tham nhũng cũng sẽ bị xử lý. Các vụ như Dương Chí Dũng nếu
xử cũng mất mấy năm, vụ Bầu Kiên thì cuối năm sẽ đưa ra. Các vụ án lớn vừa qua
dự kiến đầu tháng 6/2014 sẽ kết thúc và đưa ra xét xử công khai. Có những vụ
phức tạp thì xét xử qua nhiều giai đoạn.
Tiêu cực, tham nhũng vẫn còn dung túng, bao
che
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội,
nhiều ý kiến của cử tri cũng xoay quanh chuyện tham nhũng, tiêu cực.
Sau khi nghe cử tri Đoàn Xuân Miễn (quận
Hai Bà Trưng) nói về phòng chống tham nhũng và lãng phí, nhưng kết quả xử lý về
tham nhũng, lãng phí chưa đúng với mức độ, diễn biến hiện nay, Bí thư Thành Ủy
Phạm Quang Nghị đồng tình với điều này.
Ông còn cho rằng ngay trên địa bàn Hà Nội
thời gian qua cũng có những vụ việc bức xúc tới mức dư luận phẫn nộ như ăn bớt
văc-xin, “nhân bản” phiếu xét nghiệm huyết học.
Song để trả lời có làm được ngay hay không
xem ra mình ông Nghị không thể trả lời. Trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố
Hà Nội thành thật: “Những gì có thể trả lời ngay, chúng tôi hết sức cố gắng để
đáp ứng yêu cầu đó. Còn có những vấn đề chúng tôi phải tổng hợp, phản ánh lên
trên nữa chứ chưa thể trả lời ngay. Thậm chí có những vấn đề cả kỳ họp Quốc hội
cũng chưa thể giải quyết được ngay các đồng chí ạ”.
Mặc dù vậy trước những gì cử tri đang chờ
đợi và kỳ vọng, xem ra cả hệ thống đang dốc lực và thể hiện quyết tâm cao trong
công cuộc phòng chống tham nhũng.
Nói như ông Huỳnh Nghĩa, Phó chủ tịch HĐND
TP kiêm trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng, thì: “xử lý tham nhũng
thời gian qua chưa đáp ứng lòng tin của nhân dân. Chưa biết sắp tới xử lý như
thế nào. Vừa qua, tiếp xúc cử tri, trước nhiều ý kiến bức xúc về tham nhũng đã
được đồng chí Nguyễn Bá Thanh giải đáp. Theo đồng chí Bá Thanh sắp tới thì tham
nhũng lớn nhỏ đều “xử tất”, nhưng phải chờ xem".
Phương Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét