17 tháng 6, 2013

Những cuộc phiêu lưu tình ái của bà cố vấn tổng thống

Người lính gác cổng bước vào thấy bà cố vấn tổng thống lõa lồ đang ôm một bên vai bê bết máu.

Sau khi anh trai Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống thì cậu ấm Ngô Đình Nhu ngày nào được lên chức cố vấn tổng thống. Bà Trần Lệ Xuân lúc ấy nghiễm nhiên trở thành đệ nhất phu nhân bởi Ngô Đình Diệm không có vợ. Trong khi đời sống tình dục của Trần Lệ Xuân lúc nào cũng nóng bỏng như ngọn núi lửa thì Ngô Đình Nhu gần như bất lực, không màng đến chuyện chăn gối.
Suýt chết vì bị đánh ghen
Sau khi lấy Nhu, Trần Lệ Xuân vẫn gian díu với nhiều người thuộc giai cấp “thượng lưu” như tướng tá trong quân đội, văn nghệ sĩ, cố vấn Mỹ....Trong số đó, cô nàng đa tình này có tình cảm đặc biệt và lén lút tư tình với tướng Trần Văn Đôn. Mặc dù cả hai rất kín kẽ nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cùng lòi ra. Chuyện Lệ Xuân ngoại tình rốt cuộc cũng đến tai Nhu, ông chồng tội nghiệp liên tục bị “cắm sừng”. Nhu giận đỏ mặt, lập tức thuyên chuyển Trần Văn Đôn ra Huế. Ông cố vấn tổng thống muốn nhờ tay ông em cố vấn miền Trung - Ngô Đình Cẩn giám sát và ngăn chặn ông tướng võ biền tiếp tục ái ân vụng trộm với vợ mình.
Trần Lệ Xuân thầm hiểu chồng muốn đưa nhân tình vào vòng phong tỏa của Ngô Đình Cẩn, người mà từ lâu có ác cảm với mình. Không thể làm gì khác, bà cố vấn tổng thống uất hận cam chịu kế ly gián của chồng. Tuy nhiên, nàng vẫn hẹn gặp tình nhân một lần trước lúc chia tay. Lưu luyến người tình, Trần Văn Đôn lập tức đồng ý.
Trước đó, Lệ Xuân đã kịp trang trí lại gian phòng ngủ của biệt điện cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt. Xuân đến Đà Lạt trước bằng máy bay rồi tướng Đôn sẽ đến chỗ hẹn bằng ô tô riêng ngày hôm sau. Đúng 10h đêm, Đôn ngồi trên xe vượt cửa biệt điện rồi chạy vòng quanh trên con đường rải sỏi và dừng lại trước thềm. Lệ Xuân từ trong chạy ra, tay bắt mặt mừng, rồi cả hai cùng dìu nhau vào bên trong.
Đang lúc cả hai quấn vào nhau như cặp rắn hổ mang thì bên ngoài một chiếc xe hơi gắn bảng đỏ hai sao lao nhanh qua cửa biệt điện. Chiếc xe hung dữ húc tung cả barie chắn cổng. Người lính gác không kịp trở tay thì chiếc ô tô đã phóng đến tận thềm. Một thiếu phụ ăn vận sang trọng nhanh chóng mở cửa xe bước xuống. Tay người này xách một chiếc ví lớn đi thẳng vào bên trong.
Mấy phút sau, người lính gác cổng bỗng nghe tiếng súng nổ chát chúa, rồi thấy thiếu phụ khi nãy tay cầm súng lục hớt hải chạy ra. Cô ta thúc giục tài xế cho xe lao đi. Người lính gác vội chạy vào bên trong, đến cửa phòng ngủ thì thấy một cảnh tượng bất ngờ. Bà cố vấn tổng thống gần như lõa lồ, một tay ôm vai bê bết máu. Trong khi đó, tướng Đôn thì mặt mày tái mét, đầu tóc rối bù, đang gọi bác sĩ. Vừa thấy người lính gác, Trần Văn Đôn căn dặn: “Mày có nghe thấy cũng không được nói lại với ai. Bất cứ ai hỏi cũng phải trả lời là không biết gì hết. Phải tuyệt đối giữ bí mật. Đây là mệnh lệnh”. Vừa lúc đó, xe cứu thương cũng vừa đến. Trần Lệ Xuân vừa đau đớn vì vết thương, vừa tức giận vì bị phá ngang cuộc hoan lạc.
Sau này, để giải thích cho vết thương trên tay người tình, trước mặt các bác sĩ quân y, Trần Văn Đôn nói rằng, bà cố vấn cưỡi ngựa tập bắn súng bị tai nạn. Bác sĩ khám rất kỹ rồi kết luận, vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên do đạn bị kẹt ở xương vai, phải mổ lấy ra. Cần có một nhà giải phẫu giỏi chuyên môn để tránh để lại sẹo cho phu nhân Lệ Xuân.
Lập “tòa án” gia đình để “xử” chị dâu
Tai nạn bất ngờ của Trần Lệ Xuân được thông báo ngay về văn phòng cố vấn chính trị phủ tổng thống. Thoạt tiên, Nhu ngỡ vợ mình bị rủi ro trong lúc tập bắn. Vì từ ngày phát động phong trào phụ nữ bán quân sự, Lệ Xuân thường xuyên tập bắn súng, cưỡi ngựa cùng cô con gái đầu lòng - Ngô Đình Lệ Thủy. Nhu lập tức ra lệnh đưa ngay một máy bay đặc biệt lên Đà Lạt chở vợ bay thẳng sang Manila, đến một bệnh viện hiện đại của Mỹ để cứu chữa.
Ngay hôm Xuân đáp máy bay đi Manila thì Nhu được thuộc hạ mật báo đầy đủ về chuyện Trần Lệ Xuân bị vợ của tướng Đôn bắn vì ghen. Nhu choáng váng như bị cái tát đau điếng. Một người có đầy mưu mô, trăm phương ngàn kế như Nhu, không hề nao núng trước mọi khó khăn thử thách trên chính trường nhưng đành phải bó tay bất lực với người vợ liên tục ngoại tình hết lần này sang lần khác. Chính vì chuyện này mà Nhu vùi đầu vào công việc, chìm đau khổ và nỗi nhục vào khói thuốc phiện.
Trong lúc Nhu cố tình giả điếc, không có phản ứng gì sau vụ Lệ Xuân bị đánh ghen ở Đà Lạt thì người em lãnh chúa miền Trung từ Huế tức tốc bay vào Sài Gòn. Cẩn đòi triệu tập hội nghị gia đình để từ bỏ người chị dâu dâm loạn đả làm ô danh dòng họ Ngô. Lúc ấy, Diệm cũng vừa ở Mỹ về và người anh cả tổng giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long cũng được mời lên Sài Gòn. Ngô Đình Cẩn chủ trì phiên “tòa” xử án vợ Ngô Đình Nhu, trước sự im lặng tuyệt vọng của ông chồng bị mọc sừng.
Tại buổi họp gia đình, Cẩn tuyên bố gia đình họ Ngô không thể để một người đàn bà tác yêu tác quái, bôi tro trát trấu lên mặt tất cả những người trong dòng họ. Đường đường là một dòng họ cầm quyền một nước mà để cho thiên hạ cười vào mặt vì một người đàn bà. Chẳng lẽ còn đức Cha (tức Ngô Đình Thục), anh tổng thống (Ngô Đình Diệm) cũng sợ Lệ Xuân?. “Hay là chị ta có bùa mê, thuốc lú làm cho ai nấy mụ người, mê mệt cả rồi? Các anh không nhớ lúc mới cưới chị Xuân về, anh cả tổng đốc Ngô Đình Khôi xem tướng đã nói: “Thứ đàn bà này rồi về sau phá hại cả họ Ngô cho mà coi.” Giờ nên cơ sự như này, chẳng lẽ chịu thua à?, Ngô Đình Cẩn nói.
Thấy mọi người không nói gì, lãnh chúa miền Trung tức tối nhổ bã trầu ra nền nhà rồi nói tiếp: Các anh có nghe ở ngoài người ta nói ra sao không? Tụi lực lượng đặc biệt miền Trung báo cáo với tôi rằng bà cố vấn muốn làm đệ nhất phu nhân Việt Nam nên quyến rũ cả anh tổng thống. Lúc này, Diệm đỏ mặt lên tiếng phủ nhận và khuyên Cẩn không nên nghe lời thiên hạ. Ngồi nghe các anh em nói, Nhu im lặng đứng lên buồn rầu bước đi.
Sau hội nghị gia đình, Nhu viết một bức thư dài cho Trần Lệ Xuân, kể lại những lời lẽ đã bàn bạc của anh em nhà họ Ngô. Nhu để phần kết luận cho vợ quyết định. Lúc này, Lệ Xuân đã được mổ lấy viên đạn ra và đang chờ vết thương lành lại. Đọc xong bức thư, bà cố vấn tỏ ý muốn đi Pháp một thời gian tĩnh dưỡng cho lại sức và để có thời giờ suy nghĩ rồi trả lời chồng. Từ Manila, Lệ Xuân đáp máy bay sang Paris. Sự vắng mặt của vợ gần một tháng khiến Nhu phần nào nguôi ngoai chuyện vợ ngoại tình. Rồi một bức thư khá dài từ Pháp được gửi về, với những lời thiết tha ân hận, van xin tha thứ và hứa sẽ không tái phạm. Nhu cảm động bỏ qua tất cả, đánh điện gọi vợ về.
Những điều chưa biết về “khúc phim đánh ghen”
Sau này bà phu nhân của tướng Đôn thuật lại: Biết ông tướng nhà tôi thế nào cũng hẹn hò với con mụ ấy trước ngày đi Huế, tôi đã để ý canh chừng. Rồi tôi thấy ông lấy xe nhà đi bảo là đi công tác. Tôi đoán ngay là hai người lén lút hẹn hò ở Long Hải hay Đà Lạt nên cho người lấy xe bám theo. Quả nhiên tôi đoán không sai. Khi tôi tông cửa bước vào thì hai người đang trần truồng cuốn vào nhau như đôi rắn hổ mang. Ngay lập tức, bà phu nhân tướng Đôn rút khẩu súng mang theo, chĩa thẳng vào Lệ Xuân và quát: “Muốn sống thì đứng im!”. Tướng Đôn sợ xảy ra đổ máu bèn lao đến toan tước lấy khẩu súng để cho người tình có dịp thoát thân. Tức giận, vợ tướng Đôn đưa tay siết cò. Súng nổ, Lệ Xuân ôm lấy một bên vai và gục xuống. “Thật tình tôi định nhắm bắn vào chỗ kín cho mụ ấy bỏ thói lang chạ với chồng người khác. Nhưng tại vì run tay để mũi súng chếch lên phía trên, đạn trúng vào vai. Số mụ ấy còn may lắm, đạn chếch xuống tim là coi như mụ ấy đi đời nhà ma. Nhìn thấy máu tôi hoa cả mắt, rồi bỏ mặc mụ ta cùng ông chồng bội bạc, chạy ra chỗ đậu xe và giục tài xế phóng đi thật nhanh”, phu nhân của tướng Đôn thuật lại.

Lệ Xuân và con gái Lệ Thủy

Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhạc sĩ thiên tài Mozart, chính quyền Sài Gòn tổ chức một tuần lễ âm nhạc với dàn nhạc đại hòa tấu Việt phối hợp với các nghệ sĩ ngoại quốc. Thấy đây là cơ hội để đánh bóng tên tuổi của mình, Trần Lệ Xuân lập tức đem chuyện này bàn bạc với chồng và người anh chồng tổng thống. Tại đây, bà cố vấn đã "săn" được một chàng "phi công trẻ" và tiếp tục cuộc phiêu lưu ái tình của mình.
Hành trình "săn phi công" của bà cố vấn
Ngay sau khi nghe ý tưởng của vợ, Nhu tỏ ra rất phấn khởi. Hắn nói với bà cố vấn, đây là một việc nên làm vì rất có lợi cho chính phủ. Các thành phố lớn trên thế giới như: Viena, Paris, Berlin, London, Tokyo... đều kỷ niệm long trọng ngày này. Điều khiến cho nhiều người ngạc nhiên đó là Ngô Đinh Diệm cũng tỏ ra rất tâm đắc với lời em dâu. Hắn khẳng định, với buổi lễ tổ chức nhạc này, nước ngoài sẽ nể phục chính quyền ngụy quyền. Uy tín của dòng họ Ngô vì thế mà tăng lên trong mắt bạn bè thế giới.
Được lời như cởi tấm lòng, Trần Lệ Xuân xăng xái bắt tay vào việc. Thật ra, việc tổ chức tuần lễ Mozart với bà cố vấn chỉ là phụ. Bởi mục đích chính của người đàn bà đa tình là chinh phục anh chàng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn, tên Hoàng. Nhạc sĩ này hiện đang sống độc thân mà Trần Lệ Xuân đã một lần nhìn thấy trong một buổi tập dượt tại rạp Thống Nhất.
Từ sau hôm dự buổi tập dượt của dàn nhạc hòa tấu "Tuần lễ Mozart”, thỉnh thoảng Lệ Xuân lại đi Long Hải hay Đà Lạt. Xuân bảo Nhu rằng do thời tiết Sài Gòn độ rày nóng quá, thấy trong người không được khỏe, cần đi đổi gió cho lại sức. Hơn nữa, trước ngày khai mạc "Tuần lễ Mozart", bà cần phải tút tát lại nhan sắc kẻo ngồi ghế chủ tọa mà mặt mũi phờ phạc quan khách ngoại quốc nhìn thấy cũng kỳ. Nhu vốn chiều vợ, không có ý nghi ngờ nên gật đầu đồng ý. Nhu không ngờ rằng, trong những lần Lệ Xuân vắng mặt ở Sài Gòn thì anh chàng nhạc trưởng cũng mất hút.
Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với anh chàng nhạc trưởng đẹp trai và tài hoa, Lệ Xuân đã cho người dò hỏi tên tuổi. Trong những lần gặp Hoàng, bà cố liên tục bộc lộ cảm tình. Lệ Xuân lớn tuổi hơn Hoàng nên họ chuyện trò bằng tiếng Pháp để hai người dễ dàng trong cách xưng hô. Nhìn vào ánh mắt của Hoàng, "bà cố" bảo: "Thấy anh vất vả quá tôi cũng ngại. Theo ý tôi, anh nên đi nghỉ mát ở Long Hải hay Đà Lạt để lấy lại sức". Sự quan tâm của bà cố vấn khiến anh nhạc trưởng cảm động. Bà cố vấn hẹn Hoàng thứ Bảy sẽ đi Long Hải tắm biển đến sáng thứ Hai về. Lệ Xuân sẽ cho ô tô đến rước Hoàng lúc 2h chiều ngày hôm sau. Thế rồi, mối tình của Lệ Xuân với nhạc trưởng Hoàng bắt đầu từ tối hôm thứ Bảy. Họ tay trong tay giữa khung cảnh sóng vỗ rì rào bên bãi biển ở Long Hải.
“Tuần lễ Mozart” diễn ra trong mối tình say đắm của Trần Lệ Xuân và chàng "phi công trẻ" tên Hoàng. Bà cố vấn dường như quên hết những người tình tướng tá đã từng gian díu với mình và quên cả người chồng bất lực sống bên cạnh. Sau những ngày đắm chìm trong hoan lạc với người tình ở Long Hải, ngay khi về đến Sài Gòn, Lệ Xuân lập tức cho người mời người tình vào dinh. Bà lấy cớ là người đứng ra tổ chức "Tuần lễ Mozart" nên cần trao đỏi ý kiến với nhạc trưởng. Và sự chiếu cố khá đặc biệt của Trần Lệ Xuân khiến những nhân viên thuộc phủ tổng thống bắt đầu xì xào bàn tán.
Ngày khai mạc "Tuần lễ Mozart" tại dinh Độc Lập, Trần Lệ Xuân ăn mặc lộng lẫy. Bà đang tươi cười tiếp bà đại sứ Nhật Bản, bỗng nhiên đanh mặt lại giận dữ khi thấy Hoàng cùng một người phụ nữ từ ngoài bước vào. Bà cố vấn thấy máu ghen bừng sôi lên khi Hoàng bước qua khẽ nghiêng đầu chào. Trưởng ban nghi lễ chạy đến, xem qua thiếp mời của Hoàng đưa ra để sắp chỗ ngồi cho người phụ nữ. Tuy nhiên, họ loay hoay mãi vẫn không tìm thấy. Những hàng ghế dành cho quan khách, Trần Lệ Xuân đã tự tay chỉ định từng chỗ ngồi cho mỗi người. Bà chủ định sắp xếp một chỗ ngồi đặc biệt dành cho nhạc trưởng bên cạnh chỗ của mình.
Thấy ban tổ chức chậm trễ tiếp đón, người phụ nữ đi cùng Hoàng tỏ vẻ không vui. Cô ta nói sẽ bỏ về nếu bà cố vấn xếp ở hàng ghế cuối cùng. Thấy "tình địch" tức giận, Lệ Xuân nói mát mẻ: "Tôi có biết anh đưa người đàn bà nào đi theo đâu mà sắp đặt trước". Tuy nhiên, biết được sự ghen tuông sục sôi của người đàn bà đa tình, nhạc trưởng Hoàng bẻ lái, giới thiệu người phụ nữ đi theo là chị ruột của mình. Nghe xong, bà cố vấn thở phào, đổi giận làm vui rồi thu xếp một chỗ tử tế cho "chị ruột" của người tình. Trước khi đi tiếp khách, Lệ Xuân không quên ghé sát tai tình nhân và hẹn sẽ gặp nhau ở Đà Lạt để viết cuộc phưu lưu tình ái. Tưởng như cuộc tiếp xúc của bà cố vấn với nhạc trưởng Hoàng không ai để ý đến. Tuy nhiên, Ngô Đình Nhu ngồi ở hàng đầu giữa các đại biểu, ngoại giao đoàn vẫn không bỏ qua một cử chỉ nào của vợ.
Phá "mưu bẩn" của ông cố vấn
Trần Lệ Xuân thừa hiểu rằng nhất cử nhất động của mình đều bị bọn tay chân của chồng theo dõi và báo lại. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bà cố vấn cũng âm thầm cho người theo dõi chồng. Và Trần Lệ Xuân bỗng phát hiện một chuyện động trời, Nhu đã kín đáo đặt máy ghi âm trong phòng riêng của vợ. Sau khi khám phá ra chiếc máy ghi âm giấu trong tường, phía sau ngọn đèn, Lệ Xuân vô cùng tức giận. "Bà cố" lập tức tìm chồng để hỏi cho ra lẽ. Lần này, không chỉ đặt máy ở riêng phòng vợ mà Nhu còn bố trí ở tất cả các phòng trong dinh. Hệ thống này giúp ông cố vấn tổng thống giám sát những người sống xung quanh.
Đêm biểu diễn nhạc Mozart tại dinh Thống Nhất kết thúc thành công, hôm sau, Trần Lệ Xuân và nhạc trưởng Hoàng hẹn gặp nhau tại Đà Lạt. Trong khi cả hai đang trải qua những giờ phút hoan lạc tại lầu Lâm Ngọc thì ở dinh Độc Lập, Ngô Đình Nhu được kẻ tâm phúc báo tin về chuyện Trần Lệ Xuân ngoại tình. Người này còn bày cho Nhu kế để "rửa nhục" cho người đàn ông bị "cắm sừng". Hắn bảo sẽ lợi dụng lúc nhạc trưởng Hoàng săn bắn rồi sẽ ra tay kết liễu. Tuy nhiên, Nhu đã trăn trở suy nghĩ rất nhiều. Bởi hắn thừa biết vợ mình là người như thế nào. Lệ Xuân thừa tinh quái biết ý đồ của chồng. Nếu chuyện này bị bại lộ thì uy tín của Nhu và cả dòng họ Ngô cũng không còn. Hơn nữa, cũng không thể gán cho Hoàng là chống đối chính quyền mà trừ khử như các đối thủ khác của họ Ngô. Chỉ có một giải pháp duy nhất là bắt cóc và bí mật thủ tiêu.
Trong lúc Nhu đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch thì bị Trần Lệ Xuân phát hiện. Bởi bà cố vấn cũng có một số tay chân làm tai mắt trong các tổ chức mật vụ của chồng. Biết được âm mưu sát hại tình địch, Trần Lệ Xuân đi tìm chồng làm cho ra lẽ. Lệ Xuân lớn tiếng hỏi: "Có phải anh định thủ tiêu Hoàng không? Nếu anh xem Hoàng là tình địch thì hãy thách đấu súng, đấu gươm hay gì gì cũng được. Anh cứ đường đường chính chính cho người ta phục, chớ giết người lén lút là hành động không mã thượng chút nào". Thế là kế hoạch trả thù tình địch của Nhu bị vợ phá vỡ từ đầu, và người chồng bất lực đành bỏ cuộc giữa chừng. Trần Lệ Xuân đem chuyện này kể cho nhạc trưởng Hoàng nghe. Và hứa sẽ bảo vệ Hoàng trước đòn thù của chồng. Cơ quan mật vụ của phủ tổng thống cũng ngưng hẳn âm mưu sát hại tình nhân của bà cố vấn.

Không biết bao nhiêu lần Trần Lệ Xuân khiến Nhu mất mặt

Xoa dịu nỗi đau "cắm sừng" bằng thuốc phiện
Tuy nhiên, không phải là người vừa, Trần Lệ Xuân cứ nằng nặc cho rằng chồng nghi ngờ mình. Đến lúc này, Nhu mới bực mình mà hét lên: "Em đã làm những gì khiến anh phải nghi ngờ?". Thấy chồng lớn tiếng, Lệ Xuân lúng túng, im lặng. Như vậy chuyện Lệ Xuân gian díu với nhạc trưởng Hoàng tại phòng riêng đã bị Nhu phát hiện. Tuy nhiên với bản tính ngang ngạnh và đang lúc say đắm người tình mới, khiến bà cố vấn bất chấp tất cả. Đáp trả lại, Lệ Xuân cũng nói cứng: "Anh tháo bỏ mấy cái máy ở phòng ngủ và phòng giấy của em đi. Em không chịu được cảm giác luôn bị rình rập, theo dõi. Nếu anh nghi ngờ em ngủ với trai thì cứ tông cửa xông vào bắt tại trận chứ đừng làm những trò tiểu nhân như thế". Cuối cùng Nhu đành nhượng bộ. Và trở về phòng riêng xoa dịu nỗi đau của người chồng bị cắm sừng bằng khói thuốc phiện.
                                                               Nguyễn Thanh Hoàng
Không biết bao nhiêu lần bà cố “cắm sừng” chồng

Mặc dù tỏ ra ăn năn với Nhu nhưng “bà cố” vẫn thường xuyên qua lại với người tình
Sau khi đi Paris về, mặc dù biết Trần Văn Đôn đã bị thuyên chuyển ra Huế và nằm trong vòng giám sát chặt chẽ bởi lãnh chúa miền Trung – Ngô Đình Cẩn nhưng bà cố vấn vẫn đêm ngày mong nhớ người tình. Chính vì thế, mỗi khi có dịp ra Huế, người đàn bà đa tình này lại tìm mọi cách để gặp Trần Văn Đôn. Và ở đây đã xảy ra một chuyện cười ra nước mắt mà sau này người ta vẫn nhắc đến như một sự trơ trẽn không tưởng của cặp đôi này.

Bỏ dở lễ mừng thọ mẹ chồng để đi gặp nhân tình

Mồng hai Tết năm ấy, cố đô Huế bỗng tưng bừng nhộn nhịp khác thường. Phi trường Phú Bài tấp nập những chuyến bay từ Sài Gòn ra, chở đầy những nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền họ Ngô. Những đoàn xe ô tô nối đuôi nhau hướng về trung tâm thành phố Huế. Những bộ trưởng, tướng lĩnh, dân biểu, tỉnh trưởng cùng các đảng viên đại diện đảng Cần Lao, các Phong trào Cách mạng Quốc gia, Phụ nữ Liên đới trịnh trọng mang lễ vật đổ xô về Phú Cam. Anh em họ Ngô cùng đại diện gia đình đã tề tựu đông đủ tại tư dinh bên bờ sông Bến Ngự.
Lễ “tế sống” bà thân sinh anh em nhà họ Ngô được bọn thuộc hạ tâng bốc là “quốc mẫu” được cử hành vào dịp đầu năm. Tất cả văn võ bá quan triều Ngô đều đủ mặt, đứng xếp hàng nối đuôi nhau ở hàng hiên tư dinh lãnh chúa miền Trung và lần lượt mang lễ vật vào đại sảnh. Cụ cố bà ngồi ngửa dựa lưng trên ghế bành bọc gấm lim dim mắt. Bà thỉnh thoảng lại thiếp đi vì đã ở cái tuổi chín mươi mà phải ngồi hàng giờ đồng hồ. Đứng bên cạnh đó là bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân và năm anh em họ Ngô xênh xang trong bộ đại lễ cổ truyền. Họ đứng nhận lễ quỳ lạy chúc thọ của văn võ bá quan.
Trong khi năm anh em nhà họ Ngô cùng đám thuộc hạ công thần tranh nhau tế sống “quốc mẫu” giữa không khí tưng bừng đại lễ thì Trần Lệ Xuân âm thầm rời khỏi vị trí. Bà cố vấn đi tìm Trần Văn Đôn. Hai người gặp nhau ở hành lang, tay bắt mặt mừng và đưa vào tư phòng để trò chuyện.
Trước đó, trong thời gian ở Huế, tướng Đôn không dại gì giữ lòng “chung thủy” với người đàn bà lúc nào cũng có cả tá nhân tình vây quanh. Trần Văn Đôn đã kịp cặp bồ với một nữ dược sĩ trẻ đẹp. Bà cố biết chuyện không khỏi sinh lòng ghen ghét. Nay có dịp gặp lại tình nhân, Lệ Xuân hẹn tướng Đôn mang quân hộ tống cho bà đệ nhất phu nhân tham quan khu lăng tẩm. Biết là không thể cãi lại ý muốn của bà cố vấn, tướng Đôn bèn huy động một tiểu đoàn bố trí canh phòng những nơi hiểm yếu để dọn đường cho đệ nhất phu nhân du ngoạn.
Chiều hôm ấy, Lệ Xuân lộng lẫy từ ô tô bước xuống. Lúc này tướng Đôn đã đứng đợi sẵn. Với tư cách tư lệnh vùng I chiến thuật, Trần Văn Đôn đích thân hộ tống bà cố vấn đi viếng lăng Gia Long. Họ ngồi bên nhau trên con thuyền xuôi dần về phía bên kia sông như đôi tình nhân đi ngắm cảnh mà quên hết những ràng buộc về địa vị và giai thứ. Thuyền cập bến, cả hai cùng sánh bước trên con đường rải sỏi có hai hàng cây bên đường. Lệ Xuân bảo Đôn tìm một nơi vắng vẻ để tâm sự. Tướng Đôn bèn ra lệnh cho mấy sĩ quan tùy tùng ở bên ngoài cửa lăng, để mình Đôn đưa Lệ Xuân vào thăm lăng miếu.
Khi chỉ còn có hai người, bà cố vấn nhìn người tình bằng ánh mắt tức giận hỏi thẳng: Nghe nói ông có cả cung điện đầy mỹ nữ để hưởng lạc có phải không?. Giật mình, tướng Đôn lập tức chối bay chối biến. Trần Lệ Xuân trỏ ngón tay vào trán tình nhân bảo: “Cẩn thận đấy! Tôi chỉ cho một mồi lửa là cả tam cung lục viện của ông cháy sạch sành sanh”. Để làm dịu bớt cái ánh mắt ghen tuông của người tình, tướng Đôn choàng tay qua vai bà cố vấn rồi kéo sát về phái mình.
Làm chuyện hoang dâm giữa chốn thiêng liêng
Lúc ấy, chốn u nghiêm lăng tẩm vị Cao hoàng sáng lập ra triều Nguyễn bỗng phải chứng kiến một chuyện bất ngờ. Người cung phi già giữ lăng thường ngày lo việc hương khói ở ngôi đền vừa đi mót lá thông khô về chợt nghe tiếng cười văng vẳng. Nhưng bà phi già ngước lên nhìn thì không thấy ai. Tuy nhiên, ngay sau đó, bà nhìn kỹ lại và nhận ra một tà áo đàn bà và đàn ông vắt ngang mình rồng. Hoảng hốt hơn nữa, giữa chốn linh thiên, bà thấy một đôi nam nữ đang quấn vào nhau...Biết mình già yếu không thể làm gì với những kẻ dám xúc phạm đến tôn lăng, bà phi tức giận vơ lấy hết quần áo vắt trên con rồng đá ôm vứt xuống hồ sen trước sân chầu.
Lúc sau, tướng Đôn đến lúc quay ra không tìm thấy quần áo đâu nữa, vụt đứng lên. Nhìn xung quanh, không một bóng người mà quần áo thì biến đâu mất. Thấy sự việc lạ, bà cố vấn tưởng người tình đùa. Tuy nhiên, khi nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của tướng Đôn thì bắt đầu chột dạ. Đôi tình nhân cứ thế tồng ngồng đi kiếm quần áo.
Cả hai tìm kiếm cả tiếng đồng hồ vẫn không thấy quần áo. Bà phi già sau khi vứt bỏ quần áo xuống hồ sen, đã lặng lẽ đi vòng trở về phía sau đền. Ngượng tái mặt, bà cố bắt tướng Đôn đi mượn quần áo của đám thuộc hạ mặc tạm. Bà sợ cái cảnh tượng tồng ngồng như thế này sẽ bị người khác bắt gặp và đến tai Nhu. Mặc dù không mảnh vải che thân nhưng Trần Văn Đôn đành phải gật đầu đồng ý. Đôn đi vòng quanh lăng mộ và tiến về phía đền thì gặp bà phi già đang nấu cơm. Thấy một người đàn ông trần như nhộng từ xa bước tới, một tay che lấy hạ bộ, bà già này hiểu ngay đây là kẻ vừa làm chuyện xúc phạm ở chốn tôn nghiêm. Mặc dù ngượng đến đỏ mặt nhưng Đôn vẫn phải mở miệng mượn quần áo. Nhìn tướng Đôn bằng con mắt không mấy thiện cảm, bà phi già từ chối thẳng thừng. Cuối cùng tướng Đôn kể lại việc mất quần áo vừa rồi. Bà phi già vẫn giữ vẻ mặt tỉnh khô: “Thôi, quần áo của ông bị con ngựa hầu của đức Cao Hoàng trừng phạt rồi. Con ngựa đá ở sân chầu trước lăng đó. Nó thiêng lắm, ai mà tới đây làm chuyện bậy bạ thì sẽ bị nó phá. Phải lạy nó mới được tha”.
Nói xong, bà phi bèn thắp mấy nén hương đưa cho Đôn và bảo Đôn theo mình. Đến giữa sân chầu bà phi chỉ vào con ngựa đá đứng phía sau tượng một quan văn bảo Đôn vái. Trần Văn Đôn vì muốn lấy quần áo nên đành làm theo. Lúc đó, Trần Lệ Xuân thò đầu ra ở thành vòng lăng trên cao nhìn xuống, không khỏi ngạc nhiên và buồn cười khi thấy tình nhân của mình trần như nhộng một tay bụm bộ hạ, một tay cầm mấy nén nhang tỏa khói, đứng nghiêm cúi đầu trước con ngựa đá. Khi tướng Đôn vái xong, bà phi nói: Thần mã thường giấu đồ đạc ở trên ngọn cây hoặc quăng xuống hồ. Bây giờ ông đi tìm ở những chỗ đó thì chắc thấy.
Sau một hồi sục sạo tìm kiếm, cuối cùng tướng Đôn cũng tìm thấy bộ quân phục của mình và quần áo của bà cố vấn nổi bập bềnh trên mấy chiếc lá sen. Trước cửa lăng Gia Long, mấy sĩ quan tùy tùng không khỏi ngạc nhiên khi thấy vị tướng chỉ huy và bà cố vấn viếng lăng trở về với bộ quần áo ướt đầm. Sau này để giải thích cho cái ngày vụng trộm ấy, Trần Văn Đôn nói với mấy sĩ quan hầu cận là bà cố vấn hái hoa hụt tay ngã xuống hồ nên ông phải nhảy xuống vớt lên. Chính vì thế, cả hai ướt cả quần áo. Sự thật về cuộc dạo xuân của đệ nhất phu nhân và người tình võ biền đến tai lãnh chúa miền Trung một tháng sau. Chính bà phi già trong chuyến cậu Cẩn đi câu ở hồ lăng Gia Long.
Cố vấn tổng thống “hết chỗ” để “cắm sừng”
Ngô Đình Cẩn sẵn có ác cảm với chị dâu, bèn đem chuyện này nói lại cùng người anh cố vấn. Trong lúc này, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đang bị các báo Mỹ đả kích về đường lối chính trị độc đoán của mình và đang tìm cách đối phó nên không còn chú tâm đến chuyện của em trai. Mặc dù anh em họ Ngô cố giấu kín chuyện xấu xa của Trần Lệ Xuân nhưng không hiểu sao chuyện đó cũng lan ra khắp thiên hạ. Và bỗng chốc trở thành đề tài đàm tiếu của các sĩ quan, tướng lãnh và các mệnh phụ phu nhân những lúc nhàn rỗi. Có người bảo đầu của Ngô Đình Nhu không còn chỗ để cho vợ cắm sừng.
                                                                                  Nguyễn Thanh Hoàng


3 nhận xét:

Nặc danh nói...

dung la mot mu dan ba dam dang

van dai nói...

khong dam sao lai lam tinh voi cac tuong linh vnch roi con an nam voi hang chuc ga my [ vua co van vua ky gia ] vao thoi do dan mien trung goi tran le xuan la con di trng dinh doc lap , mot thu gai diem cao cap mot con me my chinh hieu

Nặc danh nói...

bao chi tay phuong goi ba nhu la rong cai [dragon lady ] vn co nguoi goi la ba rong ...neu goi cho dich xac thi chinh la [rong lon ]..vi ba nay lang cha voi du hang nguoi viet co my co khong rong moi la la

Trang