Thay vì băn khoăn "Bao nhiêu tuổi kết hôn là vừa", bạn
nên tự trả lời các câu hỏi sau để xác định thời điểm kết hôn chính xác nhất
nhằm biết bản thân đã đến lúc sẵn sàng bước vào cuộc sống gia đình hay chưa?
Khi đã xác định rõ được thời điểm kết hôn của
mình thì dù bạn đang 18, 19 hay đã 30, 31 tuổi cũng không phải là điều lăn tăn
quá lớn. Chỉ cần bạn đảm bảo được những điều quan trọng dưới đây và chắc chắn
nó đủ để bắt đầu cho một cuộc hôn nhân bền vững trong tương lai.
Khi hai bạn đã thực sự ổn định về tài chính
Có thể người trong cuộc chưa nhận ra sự thay đổi của cuộc sống ngay sau đám
cưới. Nhưng đặt bút vào tờ giấy đăng kí kết hôn đồng nghĩa với việc bạn phải
gánh vác, chia sẻ thêm trách nhiệm tài chính với nửa kia của mình.
Bạn sẽ không còn nhận được sự "trợ cấp" của bố mẹ hàng tháng từ tiền
tiêu vặt, ăn sáng... cho tới các khoản chi tiêu lớn hơn. Thay vào đó, bạn buộc
phải "tự cung tự cấp" mọi khoản tiền cho bản thân và gia đình nhỏ của
mình. Chưa kể đến việc phải đảm nhận trách nhiệm tài chính đối với gia đình
chồng (tiền quà cáp, biếu xén, đóng góp ăn uống, chi tiêu hàng ngày)...
Chính vì lẽ đó, một trong những vấn đề hàng đầu bạn cần đảm bảo khi xem
xét thời điểm kết hôn đó là khả năng tự lo toan về
mặt tài chính. Muốn có được điều đó, ít nhất hiện tại bạn phải có một công việc
với thu nhập ổn định.
Đừng nghĩ đây chỉ là điều kiện dành cho cánh đàn ông mà cả cho phái nữ. Bởi khi
lập gia đình, nếu cả hai vợ chồng cùng có công việc ổn định thì đó sẽ là điều
kiện vật chất tốt nhất nhằm duy trì một cuộc hôn nhân bền vững.
Hai người có sự trưởng thành trong tình cảm
Tất nhiên độ tuổi kết hôn theo quy định riêng của pháp luật ở mỗi quốc gia
không liên quan đến sự trưởng thành trong tình cảm của bạn. Nhưng nếu việc ổn
định kinh tế là điều kiện cần về mặt vật chất thì sự chín chắn trong tình cảm
lại là điều kiện đủ về mặt tinh thần.
Bạn có thể tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, đi du lịch, hẹn hò vui vẻ cùng nhau.
Song để hai người có thể chung sống với nhau hạnh phúc như một cặp vợ chồng,
bạn cần phải có cảm xúc của người trưởng thành.
Khi còn độc thân, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn đóng chặt cửa và nằm dài trong
phòng cả ngày. Lý do chỉ vì bạn giận dỗi ai đó, đùng đùng bỏ đi trước mặt người
ở lại... Nhưng khi đã lấy chồng, nếu vẫn hành
động trẻ con thế, gia đình bạn sẽ khó tránh khỏi rắc rối.
Dù vấn đề bạn đang gặp phải nhỏ hay lớn, bạn cần phải đối mặt với thực tế. Sau
khi kết hôn, bạn không được phép hành động theo cảm tính, ý thích của mình nữa
mà cần đặt mình vào vị trí của người khác để giải quyết vấn đề một cách tích
cực nhất.
Bạn đã sẵn sàng để thỏa hiệp với người ấy
Chưa bước chân qua cánh cửa kết hôn, hẳn là nhiều người sẽ nghĩ hôn nhân thật
đẹp. Thực tế, một cuộc hôn nhân hoàn hảo cần xuất phát từ tình yêu nhưng gắn
liền với nó là sự thỏa hiệp. Và sự thỏa hiệp này nên đến một cách tự nhiên chứ
không ép buộc. Nói một cách khác, hôn nhân là sự ràng buộc trên tinh thần thoải
mái giữa cho và nhận.
Cũng phải nhấn mạnh, thỏa hiệp không phải là cố thay đổi hoàn toàn con người
mình để phù hợp với người ấy. Mục đích của sự thỏa hiệp trong hôn nhân là tự
nguyện và tự nhiên. Điều này làm hài lòng đối tác và mang lại hạnh phúc lâu dài
cho chính mình.
Bạn có thể xử lý những thiếu sót của người yêu
Vẫn biết chẳng con người nào được hoàn hảo, song lúc yêu người ta dễ dàng bỏ
qua khiếm khuyết của nhau. Nhưng khi xác định kết hôn, đó lại là trở ngại lớn
nếu bạn không biết chấp nhận điều đó.
Giả sử ngày nào bạn cũng phải chứng kiến người ấy "nấu cháo" hàng giờ
trên điện thoại trước khi đi ngủ, vứt đồ đạc lung tung khắp phòng, ngủ ngáy, ăn
đêm... thì bạn sẽ đối phó thế nào? Một là chấp nhận, hai là bắt người ấy chấm
dứt (dù điều này sẽ rất khó).
Đây chỉ là một số những thiếu sót nhỏ trong vô vàn điều còn tồn tại ở người ấy.
Một khi đã muốn kết hôn với người mình yêu, bạn cần chắc chắn mình có cách giải
quyết tốt nhất cho những sai lầm, thói xấu của chàng. Bởi vì những điều tưởng
như nhỏ nhặt này có thể là một trong các lý do phổ biến khiến hôn nhân thất
bại.
Bạn có thể dung hòa những điều thích và không thích giữa mình và
người ấy
Nếu lúc yêu nhau, sự khác biệt về sở thích của hai người tạo nên sự thú vị,
đáng yêu thì khi đã kết hôn, nó lại là nguyên nhân dẫn đến các cuộc va chạm,
tranh cãi nhau giữa hai người.
Chẳng hạn chàng thích xem bóng đá, trong khi bạn thích xem phim Hàn Quốc. Bạn
mê các món rán, chàng thì chỉ ăn được các món luộc...? Bạn sẽ đối mặt với sự
khác biệt này như thế nào nếu nó diễn ra với tần suất hàng ngày, hàng giờ?
Những người lập gia đình khuyên, một trong những bài học hôn nhân để nhà êm cửa
ấm đó là người trong cuộc biết cách điều chỉnh những điều thích và không thích
của bản thân cho phù hợp với đối tác và có sự thỏa hiệp về nhu cầu, sở thích
của nhau. Nếu chồng nhường bạn lúc xem ti vi thì khi nấu ăn, bạn phải biết dành
ưu tiên cho chồng hơn...
Sau khi tự bản thân mỗi người đã đưa ra được đáp án cho các câu hỏi trên thì
tức là bạn đã xác định được thời điểm kết hôn phù
hợp nhất cho mình rồi đấy.
Nguồn: xinhxinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét