Tin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính
Trung ương trong buổi làm việc giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn
Bình với hơn 70 lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng và doanh nghiệp tại Đà Nẵng vào
sáng 20/3.
Tại buổi làm việc, các lãnh đạo chi nhánh NH cùng các DN tại Đà
Nẵng đều đưa ra những khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn cũng như đưa nguồn
vốn đến DN.
Theo ông Lê Văn Minh - Giám đốc CN Seabank tại Đà Nẵng, tuy lãi
suất đã giảm từ 21% xuống còn từ 10 - 13% nhưng các DN vẫn không hấp thụ được
vốn. Điều đó bắt nguồn từ đầu ra của sản phẩm khiến các NH lo lắng với phương
án kinh doanh của DN không khả thi. Ông sợ rằng nếu chỉ tập trung giải quyết chính
sách tiền tệ thì chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề nên đề nghị cần phải
có thêm chính sách tài khoá nữa.
Ông Minh phát biểu: Giá bán sản phẩm bao
gồm giá thành sản xuất và thuế VAT. Nếu lãi suất NH 13% thì chỉ tương ứng
khoảng 5% trong giá thành sản xuất. Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kéo lãi suất
xuống thêm 3% thì chỉ giảm thêm được khoảng 1,5% trong giá thành sản phẩm bán
ra. Nhưng nếu mạnh dạn giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5% cho các sản phẩm đầu
ra thì sẽ giúp được rất nhiều cho DN.
Ông Minh cũng cho rằng, nếu lo ngại giảm 50% thuế VAT sẽ ảnh
hưởng đến nguồn thu thì cần quay lại việc giảm thuế thu nhập DN đang được bàn
thảo. Theo ông Minh, nếu giảm thuế thu nhập DN cũng không giúp được gì nhiều
cho DN trong lúc này vì các DN đều không có lãi để giảm thuế nữa.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng,
trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, Chính phủ hoàn toàn tin tưởng vào chính
sách tiền tệ, còn nhiều giải pháp khác hiệu quả không cao, nghe thì rầm rộ
nhưng đi vào cuộc sống của DN chẳng được gì.
Ông Bình nói: “Thà chúng ta thu với tỉ lệ ít nhưng lại thu được
nhiều DN còn hơn là thu cao nhưng lại được ít DN đóng thuế”. Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước cũng cho rằng, nếu giảm thuế mà khuyến khích được sản xuất, làm
cho khối lượng giá trị sản phẩm tăng lên thì vẫn đảm bảo nguồn thu. Vì thế ông
ghi nhận đề nghị giảm thuế VAT để trình với Chính phủ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, để xử
lý vấn đề nợ
xấu, năm nay sẽ có hai chương trình lớn mà theo ông sẽ có hiệu
quả; đó là NHNN đã xây dựng xong dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay để hỗ trợ
thị trường bất động sản và đang chờ Nghị định của Bộ Xây dựng quy định cụ thể
về lĩnh vực này để thông tư có thể đi vào cuộc sống. Nội dung thứ 2 rất quan
trọng là sau khi được Bộ Chính trị thông qua chủ trương, NHNN đã phối hợp với các
bộ, ngành trình lên Chính phủ. Thống đốc hy vọng trong tuần này Chính phủ sẽ
phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành Nghị định về thành lập Công ty Quản lý
tài sản quốc gia.
Sau khi nghe Thống đốc NHNN cùng gần 10 lãnh đạo CN NH cùng các
DN tại Đà Nẵng trình bày, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng, lãi suất ở nước ta vẫn
cao hơn so với các nước xung quanh như như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…Lãi
suất cao cộng với năng suất lao động thấp nên giá thành sản phẩm tăng cao vì
thế DN gặp khó khăn.
Ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Giải quyết bài
toán kích cầu để kích thích kinh tế sôi động cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ
không chỉ ngân hàng”. Ông cũng cho rằng giữa cuộc sống và các nhà hoạch định
chính sách vĩ mô không gặp nhau, không hiểu nhau nên không thúc đẩy cuộc sống.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng lưu ý lãnh đạo
các Chi nhánh Ngân hàng phải chú ý cấp dưới của mình. Ông nói thẳng: “Giá trị
thật của cái nhà ở thời điểm vay chỉ 10 tỉ nhưng ổng định giá lên 50 - 70 tỉ
rồi cho vay 50 tỉ. Khi nhà xuống giá chỉ còn 5 tỉ thì họ lấy cái gì để đưa lại,
hay chỉ đưa cái mạng ra chịu trận?"
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng lưu ý tình trạng "báo cáo
láo" của các ngân hàng. Một con số chỉ để biết nội bộ với nhau, một con số
để báo cáo với ông Võ Minh (Giám đốc NHNN Chi nhánh Đà Nẵng – PV), một con số
để báo cáo Thanh tra NHNN. Ông nói: "Ở các nước, hệ thống của người ta rất
hiện đại, văn minh, báo cáo láo, báo cáo sai là chết liền, pháp luật trừng phạt
liền. Còn ở mình nói dối cũng tương đối quen rồi".
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng cho rằng trong lúc khó khăn này, các NH
và DN phải ngồi lại với nhau bàn cách tháo gỡ như thế nào. "Chi nhánh NHNN
trên địa bàn phải chủ xị. Chứ lâu lâu họp cho uống thuốc an thần như thế này
rồi tăng thêm một số kiến thức NH thì không giải quyết được vấn đề mà phải đi
vào những cái cụ thể", lời ông Thanh.
Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị với NHNN đối với
các DN đang nợ thì giãn nợ ra sao, khoanh nợ như thế nào để tạo điều kiện cho
DN vượt qua khó khăn. Nếu không cẩn thận sẽ đẩy đến chỗ một số DN mệt mỏi và dễ
phát sinh tiêu cực trong vấn đề xử lý nợ xấu.Ở Việt Nam hiện nay thuốc an thần có ở khắp mọi nơi ,mọi lúc dùng bậy bạ ,không chịu sự hướng dẫn của thầy thuốc đến một lúc nào đó chắc chắn sẽ không cấp cứu nổi .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét