31 tháng 3, 2013

Tâm thế người lính:


Chuyện tiểu lâm nói về tâm thế người lính:Vị tướng TQ muốn khoe với vị tướng Mỹ về sự dũng cảm của người lính mình, bèn nói: Này anh lính, trước mặt anh là một đồn địch kiên cố, anh thể hiện lòng dũng cảm mình thế nào?
Thưa chỉ huy, tôi sẽ liều chết xông vào, nhằm thẳng quân thù nhả đạn, tôi nguyện hi sinh cho tổ quốc.
Vị tướng Mỹ quay sang người lính mình hỏi: Này anh lính, anh thể hiện lòng dũng cảm của mình thế nào trong tình huống trên.
Thưa ngài, tôi sẽ kiện ngài ra tòa án binh vì tội lạm dụng xương máu người lính.
Người tướng Mỹ quay sang nói với vị tướng TQ: Ngài thấy đấy, đây là một người lính dũng cảm thật sự. Người biết hành động theo lý trí và dám kiện cả cấp tướng của mình.
Đây có thể là câu chuyện tiểu lâm, tuy nhiên nó phản ánh tâm thế của người lính. Tuy là người thực hiện theo mệnh lệnh của chỉ huy nhưng không phải vô điều kiện. Anh ta là một con người phải biết suy nghĩ xem lệnh đó có đúng luật không? Anh ta phải được luật pháp bảo vệ để tránh bị lạm dụng biến thành một con robot, giật dây bởi cấp trên, gây nguy hiểm cho xã hội. Tên diệt chủng Polpot không thể có ba đầu sáu tay để tàn sát 2 triệu dân Camphuchia trong vài năm, hắn hoàn toàn nhờ vào đội quân robot này. Kẻ độc tài dù có uy quyền đến đâu nhưng không có tay chân vâng lệnh vô điều kiện thì không thể trở thành kẻ khát máu được.
Muốn vậy ngoài việc có một hệ thống pháp luật qui định cụ thể chức năng và quyền hạn của anh ta thì anh ta phải là người am hiểu pháp luật và phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Anh ta thực thi mệnh lệnh là để chấp pháp chứ không phải vì quyền uy cấp trên.Anh phải biết từ chối thực hiện những mệnh lệnh sai trái.
Chúng ta sống hàng ngàn năm trong chế độ quân chủ chuyên chế, nơi mà người lính chỉ có một công việc duy nhất là làm theo lệnh quan tướng, sai đâu làm đó, sai giết dân, đàn áp dân cũng làm. Nếu có thể thì cũng chỉ qui trách nhiệm cho quan tướng còn lính thì vô can. Ngày nay chúng ta sống trong thời đại dân chủ, việc như vậy là không thể chấp nhận được. Nhân dân dân không thể chấp nhận việc phân bua của người lính là “hãy hiểu cho tôi, tôi chỉ là lính, là lính thì phải thực hiện lệnh của cấp trên, tôi còn mẹ già, con dại để nuôi”. Mọi người lính phải chịu trách nhiệm hành vi của mình trước quốc pháp. Pháp luật là công bằng cho mọi người. Đây là một nhận thức mới mà mỗi người chấp pháp nên có và người dân cũng nên biết.
Vấn đề của đất nước:
Thời gian qua, nước ta nổi lên nhiều vấn đề về luật pháp và thực thi luật pháp. Nhiều vụ việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do của công dân, đẩy nhiều công dân vào oan khiên, tan nhà nát cửa. Họ khốn khổ đệ đơn kêu oan, đa số là nhắm vào cấp ra quyết định, mà cấp này thường là quan to nên khó khăn muôn phần. Ta thấy đến liên hợp quốc cũng không xử nổi bọn cầm đầu diệt chủng Polpot huống chi một thảo dân ở xứ này.

Một ví dụ nổi trội là bà Bùi Thị Minh Hằng, một công dân đang sống tại Vũng Tàu. Năm 2011 vì thực hiện quyền công dân trong việc nói lên tiếng nói phản kháng lân bang xâm phạm bờ cõi, ức hiếp ngư dân-xin nhắc lại biểu tình là một quyền chính đáng của công dân-bà bị chủ tịch HN ra quyết định cưỡng chế đi học tập cải tạo 6 tháng. Đây là một quyết định vi hiến vì hiến pháp đã ghi rõ “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (điều 72 HP 1992). Người thực thi quyết định cũng vi phạm nghiêm trọng qui định của luật tố tụng hình sự, họ bắt cóc bà, đưa lên máy bay, cho vào trại giam (dù có gọi là trại giáo dục thì bản chất nó không thay đổi), hành động như một băng đảng chứ không phải là nhân viên chấp pháp quốc gia.
Từ một người làm ăn thành đạt, hành động sai trái của nhân viên công lực đã đưa bà đến ngã rẽ oan nghiệt: danh tiếng bị hủy hoại, công ăn việc làm phá sản, gia đình tan nát. Hàng năm trời lênh đênh đi đòi công lý. Cánh cửa công đường luông đóng chặt trong im lặng. Công dân điêu đứng, nhân viên chấp pháp vô can. Đây là một lỗ hổng lớn đưa đến bất công. Điều này là không thể chấp nhận được.
Kết luận:
Để có cuộc sống bình yên, tinh thần thượng tôn pháp luật được tôn trọng, thực thi thì cần phải có chế tài tất cả những cá nhân có liên quan đến những hành động sai luật. Từ người ra quyết định, đến người thực thi. Tất cả đều phải có trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thỏa đáng cho thiệt hại do mình cùng gây ra. Đây cũng là một hình thức phân lập quyền lực để tránh lạm quyền.
Bà Bùi Hằng không chỉ kiện người đứng đầu ra quyết định mà cần phải kiện tất cả những người có liên quan đã tiếp tay xâm phạm, làm thiệt hại đến cuộc sống của bà. (Tương tự anh Vươn không chỉ kiện người ra quyết định cưỡng chế sai mà tất cả nhân viên công lực đi phá nhà anh cũng phải có trách nhiệm bồi thường). Hành động này của bà không chỉ đòi công lý cho mình mà còn góp phần trừ một hậu họa to lớn mà dân tộc có thể gặp phải trong tương lai. Đó là kịch bản đen tối: nhà cầm quyền ra lệnh xả xúng vào dân, người lính thực thi mệnh lệnh với lý do là chấp hành mệnh lệnh cấp trên! (Thiên An Môn TQ là một bài học nhỡn tiền mà ta cần chiêm nghiệm).

 Thượng bất chính, hạ tất loạn. Việt Nam hiện nay loạn lạc khắp nơi. Loạn vì những cấp có thẩm quyền của nhà nước cộng sản hiện tại đã bất chấp luật pháp đã làm tổn thương nghiêm trọng đến tài sản, đất đai, sự sống, và mạng sống của dân chúng đồng bào, vì thế nhân dân cả nước phải nổi lên chống lại như mọi người chúng ta đang thấy.

Loạn lạc khắp nơi mà “nhà nước” này đã không giải quyết được có nghĩa là cấp “lãnh đạo” hoàn toàn bất lực! Việt Nam trong tình thế bị Trung cộng vây chặt bên ngoài, bên trong kẻ thù xâm lăng ráo riết bành trướng nhân sự để thu tóm quyền cai trị, từ trung ương đến địa phương, mà nhà nước đã chẳng những không phản ứng mà còn tình nguyện làm tay sai cho Trung cộng thì đất nước này thực sự đã mất nước! 

Những vấn đề như tham nhũng mà lãnh đạo quốc gia không giải quyết được thì vấn đề trọng đại hơn là đối phó với một kẻ thù mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, thâm hiểm hơn cộng sản Việt Nam 10 lần, làm sao những kẻ này đối phó được?
Sự có mặt của những kẻ này trong chức vụ hiện thời chỉ là để tháng tháng lĩnh lương, quan trọng hơn hết là tiếp tục giữ lại chức vụ để bảo vệ quyền lợi tài chính, vật chất cá nhân, mặc cho Trung cộng thao túng, cai trị, đồng hóa Việt Nam (!) với hậu quả đương nhiên là 90 triệu người dân Việt Nam phải mất nước với tốc độc càng lúc càng nhanh!
Việc người Việt Nam mất nước nay đã thành đương nhiên, một chuyện đã rồi! Người Việt Nam có ra khỏi được sự cai trị hiện nay của Trung cộng hay không là do ở quyết định, hành động chung của toàn dân Việt Nam. Nhân dân không còn có thể trông cậy bất cứ điều gì vào bộ phận “lãnh đạo quốc gia” hiện nay!
Những kẻ này giờ đây chỉ là bù nhìn trong tay Trung cộng. Thực quyền của những kẻ này đã không còn gì nữa. ý chí bảo vệ quốc gia, bảo vệ đồng bào nơi những kẻ này không phải là không còn nữa mà là hoàn toàn không có trong đầu óc của những kẻ này! Nếu có, họ đã không hành động như họ đã và đang hành động từ bấy lâu nay! Điều lo nghĩ trong đầu của những kẻ này hiện nay chỉ có thể là:

1- Làm sao tiếp tục giữ được chổ ngồi.
2- Làm sao bảo vệ được tài sản cá nhân.
3- Làm sao chạy trốn ra khỏi nước an toàn cùng với tài sản cá nhân đã vơ vét được !

Ngoài những nổi lo cụ thể này, trong đầu của những kẻ này không có nổi lo nào khác lớn hơn!
 Nhân dân Việt Nam cả nước phải có phản ứng. Không phản ứng là phải chấp nhận thân phận nô lệ cho Trung cộng. Chấp nhận nô lệ cho Trung cộng là phải chấp nhận số phận thảm khốc mà Trung cộng đang và sẽ mang đến cho mình, mọi người dân Việt Nam!
Tám mươi sáu triệu người Việt nam trong nước, dù là đảng viên cộng sản hay dân chúng bình thường, trước Trung cộng thân phận nô lệ không có gì khác nhau. Có khác chăng là những đảng viên cộng sản có chức, có quyền, có tài sản sẽ chết vì tay Trung cộng trước hơn ai hết, vì Trung cộng bắt buộc sẽ phải tiêu diệt những thành phần này trong khi củng cố bộ máy nhân sự cai trị Việt Nam bằng người địa phương để việc cai trị Việt Nam của Trung cộng ngày một thêm vững chắc; sự khác nhau đơn giản chỉ là thế! 





30 tháng 3, 2013

Cách chức Phó Giám đốc Công an Hải Phòng


Đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, đã bị cách chức do vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành, xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân… Ông Kiên là em rể của 2 ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng.



Chiều 29-3, Công an TP Hải Phòng đã công bốquyết định của Bộ Công an xử lý kỷ luật cách chức Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng đối với Đại tá Nguyễn Bình Kiên. Cùng với đó là quyết định cho ông Kiên nghỉ công tác chờ hưu từ 1-4 tới.
Trước đó, ngày 18-1, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã công bố Quyết định số 949-QĐ/TU thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đảng viên Chi bộ PA88 thuộc Đảng bộ Công an TP với hình thức khai trừ Đảng.
Ông Kiên bị khai trừ Đảng do vi phạm qui định công tác nghiệp vụ của ngành, xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân, vi phạm tư cách đảng viên và vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Ngày 7-11-2012, Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ TP Hải Phòng có Quyết định số 117/QĐUBKTTU, kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đại tá Nguyễn Bình Kiên. Kết quả kiểm tra cho thấy trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, ông Kiên đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành công an; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và vi phạm những điều cán bộ, chiến sĩ công an không được làm.
Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Bình Kiên đã không nghiêm túc nhận thấy những sai phạm khuyết điểm của mình, không nghiêm túc kiểm điểm. Đoàn kiểm tra đánh giá vi phạm của ông Nguyễn Bình Kiên là rất nghiêm trọng, cần thi hành kỷ luật nghiêm khắc.
Được biết, ông Nguyễn Bình Kiên là em rể của 2 anh em ông Dương Chí Dũng - nguyên Cục Trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và ông Dương Tự Trọng - nguyên Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng.




ĐÀN ÔNG

          Thơ vui tặng các chàng trai lấy vợ muộn.



Nếu mà biết sướng thế này
Thì Ta lấy vợ từ ngày thiếu niên
Bao lời mẹ bảo ,cha khuyên
Không làm đổi ý,ngả nghiêng mềm lòng
Bạn bè có đứa lên ông
Còn mình mới được động phòng hôm nay
Biết mà sung sướng thế này
Nghe Bà lấy vợ từ ngày mười ba
Mai này được gọi bằng cha
Nuối tiếc hối hận, chỉ là nghĩ thôi
Giờ đây!Lấy vợ xong rồi
Thế là ta đã thành người ĐÀN ÔNG.
                                  Buôn ma thuột,30-03-2013

29 tháng 3, 2013

KHI QUYỀN LỰC BÓNG TỐI LẠI TRỖI DẬY


Mấy tháng  nay, cả báo chí “lề đảng” lẫn “lề dân” đều bình luận rôm rả về sự kiện Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được giao chiếc ghế Trưởng ban Nội chính TW và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ được đặt vào vị trí Trưởng ban Kinh tế TW.
Cả hai ban mới tái lập này xem ra đều nhằm một mục đích: chia sẻ và giám sát quyền lực của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Ban Nội chính TW thì “gánh đỡ” trọng trách “phòng chống tham nhũng” của Thủ tướng trước đây, còn Ban Kinh tế TW thì đóng vai trò “tham mưu cho BCHTW mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Hơn 5 năm trước, Ban Kinh tế TW, Ban Nội chính TW và Ban Tài chính - Quản trị TW được sáp nhập vào Văn phòng TW Đảng theo  Quyết định số 45-QĐ/TW ngày 11/4/2007 của Bộ Chính trị. Lúc đó, quyết định quan trọng này đã phát đi một tín hiệu tích cực về tiến trình cải cách thể chế của hệ thống theo hướng tinh giản bộ máy đảng, tránh sự dẫm chân hay can thiệp quá sâu của các cơ quan đảng vào bộ máy chính quyền, tiến tới nhất thể hoá bộ máy đảng - chính quyền.
Tuy nhiên, lẽ ra cùng với việc tinh giản bộ máy đảng, Quốc hội phải được trao quyền hạn thực chất để giám sát bộ máy hành pháp thì ngược lại, suốt nhiều năm qua, “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” lại bị khống chế và thao túng một cách rất bài bản và tinh vi.
Sự kiện Ban Kinh tế TW và Ban Nội chính TW được tái lập, trước hết, thể hiện sự trỗi dậy của quyền lực bóng tối của đảng trong mối tương quan với thứ quyền lực chính danh hơn của Quốc hội và Chính phủ.
Gọi quyền lực của đảng là “quyền lực bóng tối” bởi lẽ mặc dù Điều 4 Hiến pháp quy định “Đảng CSVN … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” song cho đến nay điều này vẫn chưa được luật hoá, chưa có một (bộ) luật cụ thể nào điều chỉnh hoạt động của bộ máy “siêu nhà nước” cồng kềnh từ trung ương xuống đến tận thôn xóm này.
Một hiện tượng mà ai cũng có thể nhận thấy là người dân có thể biết thời gian Quốc hội họp trước hàng tháng nhưng thời điểm diễn ra các hội nghị của Ban Chấp hành TW - thiết chế quyền lực cao nhất của hệ thống chính trị (nếu không tính Đại hội Đảng phải 5 năm mới diễn ra một lần) - thì luôn nằm trong màn bí mật, chỉ đến khi hội nghị diễn ra thì nhân dân mới biết (Hội nghị TW 6 khoá XI vừa qua là một ví dụ điển hình). Quy trình ra quyết định của Quốc hội và Chính phủ thì đã được luật hoá, ai cũng biết, và ở mức độ nào đấy còn được giám sát; trong khi đó, chẳng ai hình dung ra nổi thực chất quy trình ra quyết định của đảng là thế nào, từ Ban Chấp hành TW cho đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và, quan trọng hơn, xem ra chẳng có ai đủ “tư cách” để “giám sát” cả.

 

Nhân dân chỉ được thấy hoạt động của các thiết chế “siêu quyền lực” trên qua hình ảnh ngài Tổng Bí thư trịnh trọng đọc diễn văn khai mạc và bế bạc Hội nghị BCHTW (thường mỗi năm hai kỳ) mà người ta phát lại trên chương trình thời sự VTV vào buổi tối của ngày diễn ra sự kiện, những gì còn lại như diễn ra trong bóng tối. (Các “ông chủ” thì cứ việc oằn lưng đóng thuế để nuôi đủ các loại “đầy tớ” vẫn không ngừng sinh sôi nẩy nở trong cả bộ máy đảng lẫn bộ máy nhà nước. Ai mà có “ý kiến ý cò” gì thì đích thị là “phản động” hay “thế lực thù địch”, hoặc không khéo lại phạm tội “trốn thuế” như trường hợp luật sư Lê Quốc Quân mới đây.)
Sự kỳ vọng của dư luận vào hai nhân vật này, đặc biệt là vị tân Trưởng ban Nội chính, cho thấy một thực tế phũ phàng: sự bất lực của cả hệ thống, cũng như của gần 90 triệu người dân Việt Nam, trước “đồng chí X” cùng phe nhóm của ông ta. Tuy nhiên, đằng sau sự kiện gây xôn xao dư luận nói trên lại là một thực tế còn đáng lo ngại hơn – đó là sự trỗi dậy của “quyền lực bóng tối” và sự bế tắc, thậm chí thụt lùi, của hệ thống trong giai đoạn quyết định hiện nay của nước nhà./.

                                                      Lê Anh Hùng -Hà Nội





Cầu Rồng khạc lửa ngày khánh thành


Sáng nay (29/3) tròn 38 năm Ngày giải phóng thành phố, lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành cùng lúc hai cây cầu độc đáo bắc qua sông Hàn là cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý.

Như vậy, cùng với cầu Thuận Phước (cây cầu dây võng lớn nhất Việt Nam) và cầu Sông Hàn (cầu quay duy nhất của Việt Nam), nay cầu Rồng (đang trong giai đoạn làm thủ tục để được công nhận con rồng lớn nhất thế giới) và cầu Trần Thị Lý (cầu có gối trụ cầu lớn nhất thế giới) đang được chính thức hoàn tất bộ sưu tập những cây cầu “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Thậm chí, nhiều hạng mục của hai cây cầu này còn được xếp vào vị trí số 1 của thế giới về quy mô lẫn công nghệ thi công.



Đứng nghe điện thoại bị sét đánh


Nghe điện thoại trong khi trú mưa, anh Trị bất ngờ bị sét đánh dẫn đến tử vong


Sự việc xẩy ra chiều 25/3/2013 tại thôn 9, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông). AnhPhạm Quốc Trị (37 tuổi), trong lúc đang bón phân cho cây hồ tiêu thì trời đổ mưa. Anh Trí vội chạy vào đứng trú mưa dưới cây thông gần đó thì bất ngờ bị sét đánh chết.
Theo nguyên nhân xác định ban đầu, cơ quan chức năng đã nhận định anh Trị có khả năng bị sét đánh chết do đứng nghe điện thoại dưới trời mưa lớn. Tại hiện trường phát hiện nhiều mảnh điện thoại bị vỡ vụn.
Hiện tại bà con chòm xóm đã đứng ra quyên góp tiền giúp gia đình nạn nhân lo mai táng, vì hoàn cảnh gia đình anh Trị hết sức khó khăn. Mùa mưa giông sét nhiều bà con dùng điện thoại hãy chú ý đề phòng để tránh ra tai nạn.


Giá đỗ lớn nhanh do thuốc kích thích

Chuyên mụcĐời Sống|Sức Khỏe


Theo quan sát tại các cơ sở sản xuất giá đỗ tại huyện Từ Liêm(Hà Nội), hộ sản xuất nhiều có thể có tới hàng trăm hũ giá đỗ, hộ sản xuất ítkhoảng vài chục hũ. Đây là lượng được tiêu thụ hàng ngày trên thị trường HàNội.
Trong vai người đi đặt hàng mua buôn giá đỗ với số lượng lớnđể phân phát cho các chợ đầu mối, chủ cơ sở sản xuất giá đỗ tại huyện Từ Liêmtiết lộ nếu nuôi giá đỗ bằng phương pháp truyền thống thì không thể đáp ứngđược nhu cầu của thị trường.



“Nuôi giá theo phương pháp truyền thống phải ủ hạt đỗ xanhtrong thúng hoặc hũ có lót lá chuối/tre bọc ở trên, dưới và xung quanh, sau đó úp ngược xuống. Hàng ngày lại phải lật lên để tưới nước giữ ẩm. Khi mầm hạt dài3-4cm có thể lấy ra sử dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn nước và đợi thân giá đỗ dàira 3-4 cm thì rất lâu. Mặt khác, dài được 3-4 cm thì thân giá không còn mậpmạp, trắng và đặc biệt là có nhiều rễ”, chủ cơ sở sản xuất giá đỗ này cho biết.

Vì thế, để kích thích giá đỗ tăng trưởng, người nuôi giá đỗcó thể sử dụng một loại thuốc kích thích có tên SHS.

Loại thuốc này có thể mua được ở các chợ bán đỗ xanh, ngườibán đỗ xanh biết nhu cầu của người làm giá đỗ nên thường bán kèm cả loại thuốcnày.

Theo hướng dẫn, chỉ cần một lượng thuốc SHS nhỏ (20ml) hòanước dùng được cho khoảng 10kg đỗ xanh, ủ kín 3 tiếng, sau đó quy trình làm giáđỗ vẫn giữ như phương pháp truyền thống. Hoặc có cáchkhác là khi giá đỗ mọc dài khoảng 2 cm thì phun rượu cùng dung dịch pha loãng 1lần, khi giá đỗ mọc dài 5 cm thì phun rượu có pha thuốc thêm một lần nữa là thuhoạch được.

Bằng cách sử dụng thuốc SHS, thời gian nuôi giá đỗ rút ngắnđược 2 ngày, thân giá mập, trắng, không có rễ, mầm xanh và trọng lượng giá cũngtăng lên cao hơn do thuốc này có khả năng tích nước trong thân giá rất tốt.

Loại thuốc này được ưa chuộng vì ngoài khả năng kích thíchnhanh, giá thành của nó rất rẻ, chỉ 900 đồng/ống.

Loại thuốc trên có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhãn thuốc chỉghi: Vô căn giá đậu tố (chất kích thích giá đậu sạchkhông rễ)- chữ viết tắt SHS. Ngoài hộp thuốc có ghi tác dụng là điều tiết phốichế bằng nhiều loại thực vật sinh trưởng, rất công hiệu, không độc hại. Sau khitác dụng vào đậu sẽ có khả năng ức chế không cho giá mọc rễ, làm cho giá đậuto, mập, trắng nõn, nâng cao được chất lượng, tăng được sản lượng.

PGS.TS Trịnh Như Hùng, chuyên gia hóa học chobiết nhãn ống thuốc SHS không ghi rõ thành phần nên ông không thể khẳng định táchại của nó đến đâu nếu người tiêu dùng ăn loại giá đỗ được kích thích theo kiểutrên. Tuy nhiên, ông cho rằng không có chuyện thuốc SHS không độc hại như nhữnggì nhà sản xuất ghi trên nhãn vì đây là loại thuốc không được sử dụng trên thựcvật (theo quy định của Bộ Y tế).

“Cũng như những loại thuốc được dùng để bảo quảnhoa quả, thuốc SHS cũng sẽ có những tác dụng lâu dài đối với sức khỏe con người.Nhất là giá đỗ lại là loại rau được ăn thẳng, ít khi qua chế biến nấu chín”,ông Hùng nói.

Ông Hùng cho rằng làm giá đỗ rất đơn giản. Cácgia đình có điều kiện nên chuẩn bị 2 hũ để tự làm giá đỗ phục vụ gia đình. Nhưvậy sẽ an toàn hơn.
Theo Ngọc Anh tổng hợp



Su su "tắm" thuốc kích thích dài cả chục cm mỗi đêm

Thứ 4, 27/03/2013 09:37:53- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày 


Không ít hộ trồng rau su su trên địa bàn huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc đã phun, tưới chất kích thích hàng ngày để cây mau lớn.

Có mặt tại chợ rau su su nằm ngay cạnh cây xăng ở thị trấn Hợp Châu (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vào sáng sớm và đặt vấn đề nhập rau về Hà Nội, một thương lái tên Vân cho biết, rau ở đây ngọn non và mập, muốn lấy bao nhiêu hàng cũng có. Chị này tiết lộ: rau su su phát triển rất nhanh, chỉ qua một đêm ngọn có thể dài thêm 20 phân. Thế nên, người dân trồng rau ở vùng dưới chân núi này mỗi ngày cắt bán một lần. Thương lái này cho biết thêm: “Về đêm soi đèn quan sát có thể nhìn thấy được ngọn su su dài ra bằng mắt thường”.


Theo tìm hiểu của phóng viên, tại xóm 6 (thị trấn Hợp Châu), dân ở đây thường cắt rau từ sáng sớm (khoảng 3 – 4 giờ sáng). Nhà nào trồng nhiều còn phải cắt từ 2 giờ đêm để kịp đem ra chợ bán cho các mối buôn.
Trong vai người đi bán thuốc kích thích rau mau lớn và ngỏ ý muốn bán một loại thuốc mới, một người dân ở Hợp Châu cho biết, ở đây mọi người chỉ quen phun thuốc kích thích sinh học gói nhỏ. “Là thuốc sinh học không độc hại, được mua tại cửa hàng ngoài thị trấn ngay cạnh chợ rau, phun chiều hôm trước hôm sau có thể cắt rau bán liền được. Dùng loại này phun sẽ giúp ngọn rau dài được cả ngang tay mỗi đêm" - chị nói và tỏ ý e ngại không muốn dùng thử loại thuốc mới.
Tại cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật duy nhất ở thị trấn Hợp Châu, người bán hàng giới thiệu ở đây có gần chục loại thuốc phun kích thích sinh trưởng khác nhau cho rau (dạng bột đóng gói và dạng nước đóng chai).
Sau đó, người bán hàng chìa ra một gói thuốc nhỏ, mặt trước có ghi dòng chữ “nhanh đến không ngờ” còn mặt sau đọc hướng dẫn sử dụng có ghi “thời gian cách ly 7 ngày” và cho biết đây là loại được người dân hay sử dụng nhất để phun cho rau su su. Thuốc có giá 3.000 đồng/gói, mỗi một bình bơm thuốc sâu chỉ cần hòa một gói bơm cho một sào ruộng.
Vì rau su su thích hợp phát triển với thời tiết mát mẻ nên vào những lúcthời tiết rét đậm hay nắng nóng như hiện tại, rau bị nhiều sâu bệnh, kém phát triển hơn nên người dân mua thuốc nhiều và phun liên tục. Thuốc không độc hại, là loại giúp ngọn su su dài ra nhanh nhất, phun hôm trước, hôm sau có thể cắt rau bán bình thường, người bán hàng này cho hay.


Lợi nhuận gấp 3 - 4 lần
Phun chất kích thích kéo dài ngọn rau su su với tốc độ chóng mặt đã giúp người dân ở đây thu được mức lợi nhuận gấp 3 - 4 lần bình thường. Su su là loại cây trồng ưa lạnh, nhiệt độ lý tưởng để rau sinh trưởng và phát triển tốt vào hoảng 15 - 25 độ C. Ở vào nhiệt độ này cộng với quá trình chăm bón tốt ngọn rau sẽ dài thêm được 8 - 10 phân. Theo đó, thời gian thu hoạch mỗi lứa rau thường cách nhau từ 3 - 4 ngày là nhanh. Còn nếu rét dưới 12 độ C và nắng trên 32 độ C ngọn rau hầu như sẽ ngừng sinh trưởng.
Các chuyên gia nông nghiệp ở địa phương khẳng định, không thể có chuyện ngọn rau su su dài ra được 20 phân mỗi đêm, nhất là vào thời điểm hiện tại khi thời tiết đang nóng dần lên.
Thông thường, mỗi sào su su thường cho thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng một vụ, mức lợi nhuận này cao hơn nhiều khi người dân khi trồng lúa.
Thế nhưng, theo ghi nhận trên thực tế đa phần người dân trồng rau thu được mức lợi nhuận lớn nhiều bởi khi thời tiết nắng nóng như hiện nay, họ vẫn cắt rau bán đều đặn mỗi ngày một lần nhờ công nghệ “tắm” chất kích thích.
Chị L tại xã Hồ Sơn cho biết mỗi ngày nhà chị cắt được 40 - 50kg rau với diện tích trồng là hơn 2 sào. Tính ra với giá 5.000 đồng/kg (giá tại chợ ngày 20/3) cũng thu được từ 200.000 – 250.000 đồng/ngày. Hôm nào được giá, dân có thể bán rau với mức giá trên 10.000 đồng/kg xuất cho lái buôn.
Ông Đinh Xuân Thường, Phó chi cục trưởng cục quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản Vĩnh Phúc cho biết, tại các vùng trồng rau su su dưới núi như: Hồ Sơn, Hợp Châu, Đại Đình… nhiều hộ dùng thuốc kích thích có nguồn gốc Trung Quốc nhưng khó phát hiện xử lí.
“Vì không có lực lượng bám trên địa bàn nên không thể bắt quả tang khi người dân trực tiếp tiến hành phun thuốc. Chỉ khi tiến hành kiểm tra ngoài đồng ruộng phát hiện thấy có các vỏ bao bì thuốc kích thích nằm ngoài danh mục, thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, kể cả thuốc trừ sâu bệnh... vứt la liệt thì mới biết họ sử dụng.
Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra tại các cửa hàng bán thuốc trên địa bàn huyện, các mặt hàng thuốc kích thích, thuốc cấm không được sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc thường được chủ cửa hàng giấu kín, chỉ bỏ ra khi người bán hỏi mua. Thế nên chuyện người dân dùng thuốc kích thích giúp rau ngọn rau su su dài nhanh chóng chỉ sau một đêm nhằm rút ngắn thời gian cắt bán là chuyện có thể xảy ra”, ông Thường cho hay.




Rau “ngon” nhờ... tắm phân tươi



Nhiều ruộng rau chỗ nào cũng ngập đến mắt cá chân, có nơi phân heo nổi lềnh bềnh, rau cần, cải xoong “bò” trên ô nhiễm để sống. Tất cả số rau này đều được đem ra tiêu thụ tại Hà Nội.


"Người đẹp vì lụa, rau tốt nhờ phân"


Ở xã Nguyệt Đức (Thuân Thành, Bắc Ninh) có rất nhiều gia đình trồng rau đem bán. Để giảm thiểu chi phí chăm sóc, hầu hết họ sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, đó là phân lợn, phân gà và thậm chí cả... phân người.

Theo giới thiệu của người dân trong xã, PV tìm đến nhà bà Hảo. Trong vai người muốn thu mua rau đem ra Hà Nội bán, PV được bà Hảo tiếp đón một cách niềm nở và không ngần ngại đưa PV đến một trong số những ruộng rau bà canh tác.

Nơi bà Hảo trồng rau là con mương nhỏ ngay sát nghĩa địa của thôn. Một dòng nước đen kịt, hôi thối bao vây vạt rau bên dưới. Những luống rau được uống "dinh dưỡng" trở nên xanh mượt, phổng phao, mập mạp. Chỉ tay vào chỗ tốt tươi nhất, bà Hảo chia sẻ kinh nghiệm: "Rau cần mà có nước tiểu, phân heo thì tốt phải biết. Cô thấy không, chỗ nào gần "dinh dưỡng" nhất là tốt lút cả lên, hai ba hôm phải cắt một lần".

Thấy chúng tôi nhăn mặt, bịt mũi, bà Hảo giọng hồn nhiên: "Nhìn thì nhớp vậy thôi chứ rau hái lên tươi ngon lắm, chả việc gì phải sợ. Rau nhà tôi được các mối chở rau ra Hà Nội bán rất thích, sáng nào tôi cũng phải dậy từ 5-6h sáng cắt rau để kịp giao cho họ. Ruộng rau này gia đình tôi đã canh tác cả chục năm nay rồi". Theo hướng tay chỉ của bà Mật, đúng là so với một số thửa phía trên không được "uống" nước tiểu, phân heo hàng ngày thì thân nhỏ, lá vàng, cằn cỗi hơn.

Tuy nhiên khi được hỏi "gia đình bà có hái rau dưới ruộng ngập nước đen này ăn không?", bà Hảo cười trừ: "Thực tình là chúng tôi trồng để bán chứ chưa khi nào ăn. Rau ăn được trồng ngay trong vườn của nhà rồi. Không chỉ riêng nhà tôi, những nhà xung quanh đây đều trồng để bán, phần đông họ tự chuyên chở ra các chợ trên Hà Nội bán, số còn lại thì đem bán ở các chợ nhỏ lẻ trong thôn, xã.".

Người trồng không bao giờ ăn


Tạm biệt bà Hảo, PV đi vòng qua khu rau cần, rau cải xoong rộng mênh mông của gia đình anh Tưởng. Ruộng rau nhà anh ở ngay cạnh chuồng nuôi lợn nên phân và nước thải trong quá trình nuôi lợn được dẫn trực tiếp ra ruộng bằng những cái rãnh nhỏ.

PV được anh Tưởng nhiệt tình dẫn đi coi hết ruộng này đến thửa khác. Vừa dẫn chúng tôi đi, anh Tưởng "nổ" ngút trời: "Ở đây đất đai màu mỡ, lại được tưới phân liên tục nên rau cứ gọi là ngon-bổ-rẻ. Nhà tôi đất đai không nhiều, chủ yếu thuê lại ruộng của họ để trồng nên rau xanh không khi nào thiếu để giao cho lái buôn đem ra Hà Nội. Trồng rau lãi hơn trồng lúa nhiều lần...".

Quan sát ruộng rau nhà anh Tưởng, PV thấy chỗ nào cũng ngập đến mắt cá chân, có nơi phân heo nổi lềnh bềnh, rau cần, cải xoong "bò" trên ô nhiễm để sống. Theo anh Tưởng thì cứ cắt kiểu cuốn chiếu, khoảng một vài tuần khi quay lại chỗ cũ, xoay vòng như thế mà rau lớn nhanh như thổi, luôn có bán cho các lái buôn.

Khi chúng tôi đề cập: "Rau trồng nơi nước bẩn thế này bán cho người ta ăn có bị đau bụng, ngộ độc không?". Anh Tưởng trợn mắt: "Đau là đau thế nào, tôi trồng rau bán gần cả chục năm nay có ai kêu than gì đâu. Cứ cho vào nước rửa là sạch tuốt, chả chết ai mà sợ. Ở mấy nơi người ta còn phun cả thuốc kích thích, nhà tôi làm ăn lương thiện, phân thải từ những con lợn khỏe mạnh thì có sao. Nhiều nhà còn không xây nhà vệ sinh tự hoại để "gom" phân lại có cái bón cho rau, khoai tây, khoai lang . Làm ăn nhỏ lẻ như chúng tôi mà đi mua phân bên ngoài về bón cho rau thì còn gì lãi lời nữa".

Nói là vậy nhưng khi hỏi một người dân sống gần cạnh nhà anh Tưởng thì họ lắc đầu, nhăn mặt: "Anh ta nói vậy thôi chứ có khi nào cho con xuống hái về ăn đâu. Ở đây nhà nào cũng trồng rau để bán, nhưng để gia đình sử dụng thì trồng riêng ra ở một thửa khác, không tưới nước thải ô nhiễm hay phun thuốc gì cả".



28 tháng 3, 2013

Đầu năm đi hội chùa Hương


Cứ vào dịp ra Giêng, chùa Hương Tích lại dập dìu tao nhân mặc khách. Khi đời sống và văn hoá tâm linh phát triển thì dòng người đến cửa chùa ngày càng nhiều. Đi chùa không chỉ vãn cảnh mà bằng tấm lòng thành kín, tôn nghiêm ai cũng mong được Đức Phật độ trì một năm mới an lành thịnh vượng nhất.
Chùa Hương Tích qua truyền thuyết
Đi chùa ít ra cũng hiểu được đôi nét về chùa, tôi lại người Hà Tĩnh mà cứ đứng như phỗng khi bạn bè hỏi về sự tích Chùa Hương Tích thì thật “rỗng ruột” những kiến thức lịch sử quê nhà. Biết vậy nhưng thú thật nhiều lúc đến chùa được tiếp cận với ông từ nọ, sư thầy kia rất khó “đạo diễn” cuộc phỏng vấn trọn vẹn, bởi họ có đâu thời gian để giải đáp. Rồi một sự tình cờ giúp tôi khai thác được thông tin khi tôi ghé vào thăm nhà một đồng đội cũ, gặp cụ Loan cư trú gần đường vào chùa Hương Tích xã Thiên Lộc (Can Lộc). Cụ Loan một nông dân thực thụ, chữ nghĩa đâu có nhiều, nhưng trời phú cho cụ có một bộ óc siêu phàm về nhớ các điển tích, chuyện cổ tích truyền thuyết mà ông bà và bậc cao niên hàng xóm kể lại từ thưở chăn trâu trên núi...

CẢNH CHÙA HƯƠNG

Theo cụ Loan cho biết, chùa Hương Tích toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc hiện nay được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII. Vào mùa hạ năm 1885, một sự cố bất ngờ, hoả hoạn xẩy ra làm cháy rụi toàn bộ khu chùa. Tuy nhiên với sự tôn trọng tín ngưỡng người dân và tấm lòng mộ đạo của mình nên ông Đào Tấn là Tổng đốc An Tĩnh hồi ấy đã đứng ra huy động nhiều người góp công, góp sức, góp của xây dựng lại chùa.
Chùa Hương Tích từ khi được hồi sinh đến nay đã mở cửa đón không biết bao nhiêu tăng ni, phật tử và du khách đến vãn cảnh chùa và cầu nguyện. Chùa thờ Phật Quan Âm và có cả một am thờ Đức thánh Mẫu. Cùng với những tư liệu khá chuẩn mực về chùa Hương Tích thưở xưa, ông Loan còn kể thêm cho tôi một huyền thoại về sự tích chùa Hương Tích. Chuyện rằng “Thuở ấy, Vua Sở Trang Vương sinh hạ được ba người con gái đẹp là Diệu Ân, Diệu Duyên và Diệu Thiện. Hai người chị được vua và hoàng hậu chọn cho hai chàng rể đều có chức sắc quan lớn trong triều đình. Riêng cô con gái út Diệu Thiện vua cha muốn cho con kết hôn với một ông quan võ thì nàng phản ứng gay gắt. Nàng quỳ lạy trước vua cha và mong cha lượng thứ, bởi nàng không thể ăn đời ở kiếp với kẻ đốn mạt và tham tàn như viên quan này.
Van xin không được, nàng Diệu Thiện đâm ra sầu não, bèn tìm chốn nương thân gửi phận tại chùa. Biết thế vua cha giận lắm, bèn sai viên quan võ kia trừng phạt nàng. Viên quan võ răm rắp tuân lệnh vua, hắn huy động cả một bầy lâu la dùng rơm khô, củi mục đốt chùa. Nhưng Diệu Thiện được Đức Phật chở che nên thoát nạn.
Để giúp nàng khẩn trương thoát khỏi nanh vuốt quỷ dữ, ngay trong đêm ấy, Đức Phật đã sai Bạch Hổ chuẩn bị đủ người, ngựa để giúp nàng chạy vào Ngàn Hống. Tại đây, nàng tìm được một đỉnh núi cao nhất của dãy núi Hồng Lĩnh và dựng am tu hành. Chỉ một thời gian ngắn, tin lành Diệu Thiện được Phật độ trì giúp dân làm điều thiện đã loan truyền khắp hạ giới. Giữa lúc ấy vua cha bị lâm bệnh nặng. Thầy thuốc bảo phải có tròng mắt và bàn tay một cô gái tự nguyện hiến dâng mới chữa lành bệnh vua.
Hai người chị của Diệu Thiện không đủ tình thương cốt nhục sinh thành để dũng cảm cứu cha. Biết bệnh tình mỗi ngày một nặng, nhà vua phán các hạ thần lặn lội tìm đến nhờ ni cô cầu cứu, thì lòng đức hạnh của đấng từ bi Diệu Thiện trỗi dậy. Nàng vui lòng móc mắt, chặt cánh tay mình dâng cho cha. Trang Vương uống đúng thuốc, khỏi bệnh, bèn sai các cận thần đưa cỗ lễ và đám rước linh đình để tạ ơn, mới vỡ lẽ rằng người cứu vua lại là cô con gái út bị cha ruồng bỏ. Trước tấm lòng nhân đức lớn của Diệu Thiện đã làm cho Đức Phật cảm phục khôn xiết, bèn hoá phép cho mắt nàng sáng lại, tay nàng mọc lại. Sau lần hoá phép đó, Diệu Thiện đã thành Phật quan âm.

Chuyện kể dọc đường đi

Dẫu câu chuyện xưa chỉ là huyền thoại nhưng lại tạo nên sức mạnh tinh thần về văn hoá tâm linh của mọi người, từ đời này truyền sang đời khác khi bước chân tới chùa Hương Tích. Sáng nay, một ngày trời quang mây tạnh, cả gia đình tôi lại dắt díu nhau tới chùa Hương Tích để cầu Phúc, cầu Tài, cầu May. Cầu tất cả những điều gì tốt đẹp nhất cho tâm hồn con người luôn vươn tới khát vọng Chân - Thiện - Mỹ.
Vừa bước chân tới Ban quản lý Khu du tích chùa Hương Tích, tôi đã choáng ngợp trước dòng người dày đặc từ khắp nơi đổ về. Sân bãi giữ xe là một khu đất được san bằng dưới chân một quả đồi, đủ sức chứa hàng ngàn phương tiện giao thông, nhưng nhìn đâu cũng đặc kín xe máy và ô tô, có cả những chiếc ô tô không vào được đã xếp hàng rồng rắn ngay tại “biển cấm”... Tôi bảo vợ con nép ngay vào một góc khuất còn mình vào mua vé gửi xe máy và vé đi thuyền sang phía chùa Hương Tích. Tiếng hành khách chen lấn xô đẩy, lực lượng công an và lực lượng bảo vệ khu di tích huýt còi inh ỏi. Tôi thoáng thấy gương mặt họ ướt nhoè mồ hôi nhưng vẫn dẻo tay “múa gậy” và chốc chốc lại lôi xềnh xệch những chàng thanh niên “choai” ra khỏi hàng. Hành khách thở phào khi đến lượt được vào đội hình nằm trong cổng sắt mua vé.
Khi cầm chiếc vé trên tay cho cả gia đình, đứa con nhỏ của tôi khoái quá cười tít mắt. Tôi ngẫm nghĩ giá gửi xe máy 3000 đồng/chiếc, giá đi thuyền 10.000 đồng/người, với mức giá này chứng tỏ Ban quản lý Khu di tích đã biết “thu dung” hành khách thời kinh tế thị trường, tránh tình trạng “loạn giá” và để tư nhân "chặt chém” như nhiều địa phương khác. Nhìn vào chiếc vé đi thuyền lần này dường như cũng “hào hoa phong nhã” hơn khi cảnh quan chùa Hương Tích được in trên nền vé… Những băng gôn, khẩu hiệu, chào mừng hành khách và quảng bá “Hương Tích Tự – Hoan Châu đệ nhất danh thắng” càng “ bơm căng” sức nóng ngày hội nồng nàn hơn...
HỒ NHÀ ĐƯỜNG
Ngồi trên chiếc thuyền máy phóng tầm mắt nhìn hồ nhà Đường, một cảm giác như mình đang bước vào xứ sở thần tiên. Trên mặt hồ mênh mông thăm thẳm kia chốc chốc lại có những đàn chim trắng bay qua. Mặt nước đậm màu xanh thuỷ ngọc, trùng trùng bóng cây, bóng núi suốt ngày soi gương. Gió tung tẩy trong nắng vàng, nắng đẩy gió vào khoang thuyền khiến du khách như thả hồn mình theo mây, theo gió… Cảm giác mơ hồ ấy của tôi phút chốc vụt biến, bởi con thuyền kia chưa đầy mười phút đã tới bờ... Một con đường nhỏ đã được bê tông cách đây dăm năm, hai bên bờ đầy lau lách cây dại và suối róc rách chảy.

Gần khu vực Trại Dê bây giờ dịch vụ phục vụ cho người đi lễ chùa mọc lên như nấm.. Những nhà nghỉ được xây khá khang trang dành cho khách đi đường trọ qua đêm. Tiếng mỡ rán từ bếp ăn xèo xèo, mùi thịt bò nướng, gà nướng từ các quán nhậu bay ra thơm phức... Dọc đường la liệt các hàng hoa quả, cam, chuối, dưa chuột, xoài, rau xanh, cà chua, đậu, lạc.. được bày ra... Nhiều nhất là hành tăm, những rổ hành tăm của người dân Can Lộc sau một mùa làm lụng vất vả, nó chính là liều thuốc “tăng lực” cho hành khách leo núi… Hầu hết những gánh hàng rong này đều của người nghèo, họ tranh thủ kiếm thêm ít tiền vào lúc nhàn rổi. Kiểu mời mọc khách cũng không đưa đẩy hay dành giật nhau...
Quầy bán hàng hành của một phụ nữ với hai người đàn ông “lùn” bẩm sinh được nhiều khách hàng chú ý. Họ mua và trả tiền cao hơn vì thêm chút từ thiện cho hoàn cảnh đáng thương. Một nhóm “xe ôm” không biết tự thành lập bao giờ nhưng người nào cũng nhanh chân, nhanh miệng: “Bác có ngồi xe ôm bọn em chở cho, giá vào 50 ngàn đồng và giá ra cũng thế”. Tuy giao tiếp nhẹ nhàng lịch sự vậy nhưng lượng người đi xe ôm rất ít, bởi người đi chùa thường thích thư thả dạo bộ để tận mắt nhìn cho đã cảnh vật, cảnh người... Một bà cụ mặc áo nâu sồng nói giọng Nam Bộ tâm sự: “Tui vô Nam từ nhỏ, quê tôi ở Thanh Chương, năm mô cứ đến ra tết tôi về quê và đi chùa Hương Tích…Con cháu cho tui tiền để đi cáp treo nhưng tôi vẫn đi bộ để mình “thành tâm” hơn với Phật...”.
Tôi nhìn cụ năm nay đã ngoài tuổi bảy mươi, vậy mà bước đi vẫn đang xăng xái. Đến gần khu bán vé cáp treo lên Chùa Hương tích thì cụ già kia vẫn nhập trong đám người hồ hởi leo núi thật...
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy cụ già ấy “khôn” thật, nếu cụ chen vào mua vé cáp treo như tôi chắc có lẽ cụ dễ “quy tiên” lắm, bởi sự lộn xộn có một không hai ở điểm bán vé này... Giá vé đi cáp treo 70 ngàn đồng/người/lượt, vé khứ hồi 120 ngàn đồng/người. Theo sự chỉ dẫn của đội bảo vệ chúng tôi lặng lẽ đứng vào đội hình để mua vé thì đã nghe tiếng kêu thất thanh “Mẹ ơi cứu con với con nghẹt thở mất”. Bà mẹ nói vọng sang phía con: “Thuỷ con cố ra khỏi hàng đi, mẹ cũng ra ngay đây..”. Nhưng cả hai mẹ con nhà nọ cũng không lách ra khỏi hàng được, bởi dòng người phía sau cứ “tấn công” dồn dập vào dòng người phía trước..
Tôi đứng vào hàng hết kẻ này thúc vào mạng sườn, kẻ khác lại trèo lên đầu để đứng chen vào phía trước mình.. Vợ tôi lúc này mồ hôi đã chảy đầm đìa, mặt xanh như tàu lá chuối, ngạt thở tới mức kêu không thành tiếng nhưng vẫn cố bám sát lưng người cùng hàng… Bỗng có một người lên tiếng quát “Mày làm trò gì thế định giở trò ăn cắp hả ?.”. Gã thanh niên mặc quần bò nhàu nhĩ, đôi mắt đầy gian xảo đáp lại “Ông ăn nói cẩn thận, không tôi bẻ gãy răng bây giờ…”. Một bà mẹ lên tiếng hoà giải: “Chốn chùa chiền linh thiêng, các chú nói năng thế Phật bà nghe đau lòng lắm đấy”. Không ít người kêu rơi đổ lễ vật, có người kêu mất vì … Những tiếng còi dẹp trật tự của lực lượng bảo vệ dường như trở nên bất lực và vô nghĩa trước cảnh chen lấn quá vô văn hoá này. Cuối cùng sau gần hai tiếng đồng hồ bị xô đẩy bầm dập, gia đình tôi và một số người khác cũng được ngồi vào “chiếc xe di động” trên đường cáp để lên tới quần thể khu di tích chùa Hương Tích. Ngồi trông hộp cáp , anh Nguyễn Hoàng (Thị xã Cửa Lò) và đứa bé lên hai kia vẫn chưa hết hoàn hồn vì đứa con thơ dại này suýt bị đám đông dẫm nát..
Lên đỉnh chùa Hương
Quần thể di tích chùa Hương Tích vào thế kỷ thứ XVIII đã có một ký giả ghi lại rằng: “Trên đỉnh núi có bức thành đá với 99 bậc, bậc nào cũng được ghép bằng loại đá mài phẳng. Trước cửa thành có hai cây thông đối xứng nhau, vỏ cây thông già cổi màu đen thẫm, tán thông sum suê trải bóng phủ kín cả đất chùa.. Dưới chân thành có am đá trắng, ngoảnh ra phía đông. Hai bên tả, hữu vách đá dựng dựng đứng. Bên trên có tảng đá che phủ đứng nhìn như động sâu, có nơi uốn lượn như hàm rồng. Trong am đặt tượng quan âm, nộm đá tượng trưng cho đồng nam, tay cầm chuỳ đuổi quỷ, nộm gỗ tượng trưng cho đồng nữ tay cầm kính chiếu yêu.. Am này là am Đức Thánh Mẫu.. Bên phải am có chùa Phật, bên phải chùa có dòng khe nước chảy mạnh từ trong vách đá ra, quanh năm không cạn. Nước khe ấy có máng dẫn ra bể nước trước chùa. Bên trái chùa có đền thờ Đại vương núi Hồng. Trong đền có tấm biển vua ban chữ thiếp vàng. Phía dưới một nếp nhà ở và sinh hoạt của các nhà sư…Một dãy suối xanh, sóng tùng vạn khoảnh. Theo bậc đá đi lên mỗi bước là một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương đúng là nơi đệ nhất ở Châu Hoan ta..”.
Nhà chờ đi cáp treo
Những dòng sử ký này ai đọc cũng muốn bước chân tới chùa Hương Tích để được hưởng thụ những giây phút tỉnh tâm, thư thái nhất nơi cửa Phật. Nhưng hiện tại cảnh cũ với những nét huyền diệu của đời xưa đã bị biến dạng đi nhiều… Thời kinh tế thị trường, chẳng hiểu địa phương hay ngành văn hoá lại có "cơ chế thoáng” cho những ngôi nhà lá mọc lên nhiều đến thế... Những những ngôi nhà rất tạm bợ dựng lên bằng cộc gỗ chống mong manh, chứa biết bao nhiêu người khách làm quán trọ để cầu kinh niệm phật, xoá tội vong ân nghĩ mà khiếp đảm....Chắc chắn kiểu nhà kinh dị này chuyện tai ương về sập nhà hay hoả hoạn sẽ xẩy ra. Nhưng hầu như cả chủ và khách đều không ai nghĩ tới điều này và cứ thế họ mặc sức sinh hoạt theo những gì họ thích…
Chỉ đi vài bước, tôi đã bị bủa vây trong sự ô nhiễm môi trường, ở đâu tôi cũng bắt gặp rác. Rác nằm ngổn ngang dưới chân nhà lá đơn sơ, rác dính trên đầu ngọn cây, rác nằm ở ngay sảnh đường.. Những thứ rác do hành khách vô thức tự ý gây nên.. Buồn nhất nhà vệ sinh, ai vào cũng cảm giác khó chịu bởi nặc mùi xú uế... Một anh bạn nói với tôi rằng: “Bẩn thế này phải phun vài ngàn lít hoá chất tẩy uế may ra mới rửa sạch được”. Buồn về cảnh quan chưa hết, lại rầu rỉ thêm khi nghe nhiều người khuyên: “Chú cẩn thận đấy, vào chùa này bây giờ cũng xuất hiện nhiều giới lưu manh và kẻ ăn xin đểu..”.
Người đi lên người xuống chùa cứ nối đuôi nhau dài dằng dặc. Tôi và cả gia đình không thể nào vào được trong am Đức Thánh Mẫu và chỗ thờ Đức Phật để các con lạy tạ được vì cửa trong cửa ngoài chật kín người. Biết thế tôi cũng như số phận bao người vãn cảnh chùa Hương Tích, thành kính thắp một nén hương được cô nhân viên phục vụ đưa cho. Không hiểu ý Phật thế nào có giận tôi không?. Nhưng tôi tin rằng Phật không giận vì quanh tôi vô số người không quen thói “chui luồn” để được việc mình. Đức Phật đã dạy phải sống Chân, Thiện, Mỹ cơ mà.
A di Đà phật! tôi cầu mong Phật độ trì cho Ban quản lý di tích chùa Hương và du khách có ý thức xây dựng và bảo vệ hơn nữa để chữ “Hương Tích” (chứa mùi thơm) trường tồn mãi mãi
                                                                            Tháng 3/2013
                                                                                          PHAN THẾ CẢI





Một đêm 'xõa', cậu ấm, cô chiêu 'đốt' tiền tỷ


Tận mắt nhìn thấy dân chơi "xõa đêm" mới biết rằng, số tiền họ tiêu trong 3 - 5 tiếng bằng tổng thu nhập của nhiều người cặm cụi làm cả chục năm...
"Cú đêm"mới... đẳng cấp

Dù đang là sinh viên một trường đại học dân lập tại Hà Nội nhưng mỗi tuần, Tiến Vinh vào bar 2-3 lần để xả stress. Vinh bảo, ở Hà Nội cậu chỉ thích đi hai quán bar, một ở ngõ Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, hai là bar ở đường Kim Mã, Hà Nội. Theo Vinh, hai quán bar này được dân chơi Hà thành rất chuộng bởi nó nằm trong ngõ sâu, ít người để ý tới và nó mở đến 5h sáng cho những cậu ấm, cô chiêu, dân chơi "xõa" hết mình, "xoã" đến quằn quại.

23h đêm tối thứ 7, trong khi những thanh niên "nhà lành" đưa nhau về nhà sau buổi đi chơi phố nhẹ nhàng, lãng mạn thì nhóm của Tiến Vinh mới "rục rịch" lên hai chiếc xe bốn bánh hiệu BMW và Audi A5 mới coóng ra khỏi nhà. Vinh vẩy tay: "Con Audi này là quà sinh nhật bố mẹ mua tặng em đấy, mẹ em bảo, vì thi vào trường dân lập nên quà chỉ... thế thôi. Một tuần hai lần em và đám bạn lên bar để "giải ngố". "Nghiện" rồi chị ạ, giờ không "bay" không chịu được".


Hai chiếc xe lao vun vút trên phố đêm khuya, Hoài Anh - người yêu của Vinh ghé tai tôi nói nhỏ: "Hôm nay để tìm cảm giác lạ, xe của mình sẽ lên phố Lý Thường Kiệt, ở đấy có bar mới mở, nghe nói nhạc bốc lắm, toàn DJ (người chơi nhạc - PV) nước ngoài thôi. Sành điệu bây giờ là phải đi bar qua đêm, đến những nơi có DJ, vũ nữ nước ngoài, trả tiền qua thẻ mới đẳng cấp...".

Chúng tôi có mặt tại phố Lý Thường Kiệt khi đồng hồ đã chỉ sang ngày mới được 30 phút. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh nhiều ô tô đắt tiền xếp hàng dài trên phố. Quán bar này không chỉ có dân chơi Hà thành mà nhiều người nước ngoài cũng tới đây để "xõa". Lần đầu tiên tôi được vào một bar mà có sự kiểm soát nhiều cửa như thế. Ngay cửa vào là ba vệ sĩ măc đồng phục hướng dẫn khách vào quán, tại cửa quán, hai vệ sĩ nữ yêu cầu chúng tôi dừng lại để kiểm tra túi xách, xem có mang đồ ăn, rượu và máy ảnh không. Sau vài câu chào hỏi, chúng tôi được đích thân quản lý bar ra đón, vì Tiến Vinh đã "chi đậm" và đẹp để chúng tôi được chào đón như khách VIP.

Trong ánh sáng mờ mờ, ảo ảo của những chùm đèn nhấp nháy, tôi nhận thấy trong quán có trên chục bàn rượu, bia với nhiều dân chơi là giới trẻ đang nhún nhảy theo tiếng nhạc "sống" chát chúa mà DJ nước ngoài đang chơi. Nhiều nhóm bạn trẻ "quá khích" theo tiếng nhạc đã cởi cả áo để lên sân khấu nhảy, trong đó có cả những cô gái trẻ. Sau khoảng 5 phút, bốn chai rượu ngoại mang nhãn hiệu Macallan cùng một đĩa hoa quả được bày biện tại bàn chúng tôi với cái nháy mắt rất "tình" của cô phục vụ.

Trong âm thanh chát chúa, ồn ã, giật cục của tiếng nhạc vũ trường, tôi thấy lực lượng vệ sĩ của quán bar này rất đông. Ngoài vệ sĩ, mỗi bàn còn có hai cô gái phục vụ mặc đồ sexy. Nhạc đổi bài vang lên, nhóm của Tiến Vinh ùa lên sân khấu "adua" theo những động tác của những vũ công nữ như màn múa cột, nhảy "Body". Thấy tôi giơ điện thoại lên chụp ảnh, cô tiếp viên đứng bên cạnh "nhắc nhở": "Trong vũ trường không được chụp ảnh chị ạ. Bọn em có quy định rồi, nếu chị chụp ảnh, ra ngoài cửa sẽ bị vệ sĩ thu lại và yêu cầu xóa ảnh...".

Trên sân khấu, ba cô gái mặc bikini nhảy nhót theo tiếng nhạc House, không hiểu do say rượu hay say "nhạc" mà nhóm của Vinh và Hoài Anh cũng lắc lư theo các vũ công. Giữa sân khấu, một cái cột được dựng lên cho cô gái có thân hình bốc lửa nhất nhảy, đến đoạn cao trào, cô leo lên cột, uốn éo những động tác khêu gợi, sexy trong tiếng vỗ tay của những "con thiêu thân" bên dưới. Bài múa hoàn thành, không chỉ Tiến Vinh, mà dân chơi các bàn khác đều túa lên giữa sân khấu, bỏ những đồng 500.000 mới cứng vào... áo ngực của vũ công nữ.

Cô gái trẻ khoảng 17 tuổi ấy cầm lấy chai rượu ở bàn gần nhất, tu một hơi dài, sau đó đổ phần còn lại vào người mình trong tiếng hò hét cổ vũ của những cậu ấm, cô chiêu xung quanh. Vân blue - một người trong nhóm của Vinh cho tôi biết: "Chai rượu tây mà vũ công "tắm" lên người kia khoảng 5 triệu đồng, cộng với tiền "boa" cho vũ công, cho DJ, tiền dịch vụ... nếu không có 20 triệu đồng thì đừng bao giờ vào những quán bar "đẳng cấp" như thế này".


Rời quán bar, ra... khách sạn

Thấy nhiều người trẻ cũng vào quán bar để xả stress, Tiến Vinh bảo tôi: "Học sinh cấp 3 đấy chị ạ. Ở nước ngoài nếu đến các vũ trường, quán bar họ đều phải đưa chứng minh thư ra, nhưng ở Việt Nam thì "vô tư" đi, có tiền là ok hết. Toàn các "cục cưng" của đại gia đấy, chị nhìn cách chúng tiêu tiền mới thấy tụi em chỉ là "con tép" thôi...".

Nhìn theo tay Vinh chỉ, tôi thấy một nhóm bạn trẻ đang túm tụm lại một góc bàn để hút shisha - đó là một loại điếu thuốc hút qua ống  nước, có xuất xứ từ các nước Ả Rập. Tuy nhiên, ở bar này, rượu được cho vào shisha để hút trực tiếp. Không biết có phải do ảo giác của shisha đem lại hay không mà cả nhóm năm người trẻ kia đều lắc lư điên cuồng theo tiếng nhạc sau khi hút hết năm điếu "cỏ thơm". Cứ thế, hòa theo tiếng nhạc House chơi theo kiểu Nonstop, ba chai rượu ngoại, những điếu shisha cứ thế vơi dần. Không chỉ một bàn, mà những bàn khác trong vũ trường cũng ngập tràn khói thuốc, mùi rượu, tiếng la hét, tiếng nhạc... Nhiều người trẻ không trụ được, lả ngay trên ghế, tuy nhiên tay vẫn vẫy theo tiếng nhạc xập xình.

Càng về khuya, độ "hăng máu" của dân chơi càng dâng cao khi DJ chơi một bản nhạc mang hơi hướng rock, những người khi nãy "trót" lả vì rượu, nghe thấy tiếng nhạc liền bật dậy nhảy tưng tưng như "ăn phải thuốc". Họ không những xóa tan khoảng cách của các bàn mà còn túm lấy nhau nhảy trên sân khấu. Từng cặp bám vào nhau để nhảy, cả vũ trường hỗn độn, náo động cho đến khi hết bản nhạc. Vân blue cho tôi biết: "Ai chưa đến bar lần nào sẽ rất "hốt hoảng" trước cách sống như thế này, nhưng bọn em thì quen rồi, bố mẹ cứ cho tiền, mình cứ tiêu thôi. Có người uống rượu, hút shisha xong nhảy điên loạn, không kiểm soát được hành vi, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu chị ạ. Nhưng đã nghiện rồi thì khó dứt lắm, ở nhà làm con ngoan chỉ được vài ngày là cuồng chân, lại muốn "bay" thôi".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều quán bar đẳng cấp tại Hà Nội còn thuê cả vũ công nước ngoài để khuấy động sân khấu, vào những quán này thì giá cả rất "chát", bởi vũ công nhảy rất bài bản, vừa theo động tác, vừa đi mời rượu các bàn và nếu có nhu cầu "tới z" thì chủ các quán bar cũng ok, bởi "khách hàng lúc nào cũng là thượng đế". Sau những giờ "điên cuồng" vì nhảy, "vật vã" trong rượu và khói thuốc, nhiều nhóm đã  chuẩn bị ra về.

4h sáng, tiếng nhạc House inh ỏi được thay vào dòng nhạc "xế lô" - dòng nhạc nhẹ nhàng mà các bar thường chơi khi gần đến giờ đóng cửa. Cầm hóa đơn hơn 15 triệu đồng cho gần 4 tiếng "xõa đêm", tôi thấy Tiến Vinh tửng tưng như không, người vệ sĩ đi theo ra đến cửa bảo tôi: "Chị xóa mấy tấm ảnh lúc nãy đi nhé, không ông chủ quán bar biết thì phiền lắm, ngày trước có người vào chụp ảnh, ông ấy biết, bắt xóa đi mới cho ra khỏi bar đấy, sợ bị phát tán lên mạng chị ạ...".

"Bến đỗ" sau những giờ "bay" trong quán bar thường là... khách sạn. Nhiều nhóm sau khi "phê" rượu, "phê" thuốc, "phê" nhạc... liền rủ nhau sống theo kiểu bầy đàn, thuê phòng trong khách sạn để... "quần hôn", theo một chu trình khép kín: Ngày ngủ, đêm "xõa", hết tiền về xin bố mẹ. Họ cứ sống và trượt dài theo những cám dỗ mà không cách nào "phanh" được, để đến khi tỉnh lại, nhiều cậu ấm, cô chiêu mới thấy hối tiếc cho những bồng bột của mình.

Như Tiến Vinh từng tâm sự với tôi: "Bố mẹ em mải làm ăn nên không bao giờ quan tâm đến con cái. Cả tuần em ở nhà với bà giúp việc, còn bố mẹ theo những chuyến hàng xách tay bên Thái Lan, vì thế em có ở nhà hay không cũng thế thôi. Em đi bar nhảy, hét để không cảm thấy bị cô độc trong căn nhà bốn tầng lạnh lẽo trên phố Trường Chinh kia".


Theo Người Đưa Tin


Trang